Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Bombay, ngày 6 tháng 1 năm 1960

01/07/201100:59(Xem: 4341)
1. Bombay, ngày 6 tháng 1 năm 1960

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ THƯỢNG ĐẾ
Nguyên tác: ON GOD - Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2008

BÀN VỀ THƯỢNG ĐẾ

Bombay, ngày 6 tháng 1 năm 1960

Cái trí là cái đã được biết – cái đã được biết là những điều đã được trải nghiệm. Với sự đo lường đó, chúng ta cố gắng biết cái không biết được. Nhưng chắc chắn cái đã được biết không bao giờ có thể biết cái không biết được; nó chỉ có thể biết cái gì nó đã trải nghiệm, cái gì nó đã được dạy bảo, cái gì nó đã thâu lượm. Liệu cái trí có thể thấy sự thật rằng nó không có khả năng riêng để biết cái không biết được hay không?

Chắc chắn nếu tôi thấy rất rõ ràng rằng cái trí của tôi không thể biết cái không biết được, có sự tĩnh lặng tuyệt đối. Nếu tôi cảm thấy rằng tôi có thể nắm bắt cái không biết được bằng những khả năng của cái đã được biết, tôi tạo ra vô số nhiễu loạn; tôi nói chuyện, tôi khước từ, tôi chọn lựa, tôi cố gắng tìm ra một phương cách dẫn đến nó. Nhưng nếu cái trí thấy rằng nó hoàn toàn không có khả năng riêng để nhận biết cái không biết được, nếu nó trực nhận rằng nó không thể dùng bất kỳ phương cách nào để tìm ra cái không biết được, vậy thì điều gì xảy ra? Vậy thì cái trí trở nên tĩnh lặng tuyệt đối. Nó không bị vô vọng; nó không còn đang tìm kiếm bất kỳ điều gì nữa.

Chuyển động của tìm kiếm chỉ có thể từ cái đã được biết đến cái đã được biết, và mọi việc mà cái trí có thể làm là tỉnh thức rằng chuyển động này sẽ không bao giờ khai phá cái không biết được. Bất kỳ chuyển động nào được thực hiện bởi cái đã được biết vẫn còn trong lãnh vực của cái đã được biết. Đó là điều duy nhất tôi phải trực nhận; đó là điều duy nhất cái trí phải thấy. Vậy thì, nếu không có bất kỳ kích động, nếu không có bất kỳ mục đích nào, cái là tĩnh lặng.

Bạn không thấy tình yêu là tĩnh lặng hay sao? Nó có lẽ như vậy khi nắm tay một người khác, hay nhìn đầy thương yêu một đứa trẻ, hay quan sát vẻ đẹp của một chiều tối. Tình yêu không có quá khứ hay tương lai, và vì vậy nó ở trong trạng thái lạ thường của tĩnh lặng này. Và nếu không có tĩnh lặng này, mà là trống không trọn vẹn, không có sáng tạo. Bạn có lẽ rất khôn ngoan trong khả năng của bạn, nhưng nơi nào không có sáng tạo, có hủy diệt, thoái hóa, và cái trí tàn tạ.

Khi cái trí trống không, tĩnh lặng, khi nó ở trong một trạng thái tiêu cực hoàn toàn – mà không là trơ trơ, cũng không là đối nghịch của tích cực, nhưng một trạng thái hoàn toàn khác hẳn mà trong đó mọi tư tưởng đã kết thúc – chỉ lúc đó mới có thể cho cái không thể đặt tên hiện diện.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 6896)
“Trước sự Nô Lệ của Con Người” là nhan đề chúng tôi dùng để gọi tập sách này, gồm những bài viết và những bài thảo luận quan trọng mà chúng tôi đã trình bày trong những hội nghị quốc tế và quốc nội. Những vấn đề đặt ra trong tập sách đều nhắm vào một trọng tâm độc nhất: tìm lại con đường của văn hoá Việt Nam trước sự nô lệ của con người để khai quan một chân trời cho ý thức tự do của nhân tính
04/09/2010(Xem: 8960)
Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn, nhà nghiên cứu và giảng dạy Phật học đã viết: « Chúng tôi là kẻ hậu học, tuy kiến thức chữ nghĩa và thực lực hành trì chẳng bao nhiêu, cũng đem hết sức mình dịch cuốn Vô Môn Quan này ra Việt ngữ, gọi là để đóng góp vào công cuộc chấn hưng Thiền học hiện nay. »
28/08/2010(Xem: 63006)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 59157)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
27/08/2010(Xem: 24309)
Còn nghĩ rằng “Đời là thế, vốn dĩ đời là thế”, “giữa cuộc đời cũng chỉ thế mà thôi”. Trước hiên nhà, lá rụng đầy sân, Chớm lộc mới, ngát hương đường cũ. Vậy nên: Hương xưa còn đọng trên đường, Ngàn lau lách ấy xem dường trinh nguyên. Âm ba tiếng hát đỗ quyên, Lung linh trăng nước xe duyên sơn hà.
19/08/2010(Xem: 7085)
Có thể vay mượn những lời như vậy để khởi đầu cho sự chờđợi tiếng vọng đáp ứng của những gì đó đang ẩn mình trong bóng tối. Những lờiđược vay mượn ấy không nhất thiết phải là đồng thanh với những cái sắp đáp ứng.Sự tựu thành của những cái đáp ứng này sẽ không xuất hiện trong những tiếngđộng náo nhiệt. Đây là sự tựu thành của một cơn mưa như thác lũ, khi con bướmmùa hè đã chịu khép lại đôi cánh mỏng để lắng nghe trong thầm lặng hơi thở củacỏ nội.
18/07/2010(Xem: 14127)
Bất cứ người nào có nghiên cứu Phật học, có kiến thức về giáo lý đạo Phật như được ghi trong ba tạng kinh điển, đều thừa nhận đang có một khoảng cách lớn, phân biệt đạo Phật trong kinh điển (mà tôi tạm gọi là đạo Phật lý thuyết) với đạo Phật ở ngoài đời, trong cuộc sống thực tế. Đạo Phật lý thuyết là đạo Phật lý tưởng. Khoảng cách giữa lý tưởng và thực tế là chuyện tất nhiên và tất yếu. Bởi lẽ nếu không có khoảng cách đó giữa đạo Phật lý tưởng và đạo Phật thực tế thì mọi người chúng ta đều thành Phật cả rồi, và cõi đất này là cõi Phật rồi.
18/07/2010(Xem: 14602)
Chúng ta không ai không hấp thụ một nền giáo dục, hay ít ra tiếp nhận một hình thức giáo dục. Thế nhưng chắc chúng ta không khỏi lúng túng khi gặp câu hỏi bất ngờ như trên và khó trả lời ngay một cách vắn tắt trọn nghĩa và trôi chảy.
11/07/2010(Xem: 10842)
Có nhiều bài báo, nhiều công trình khảo cứu công phu viết về con số 0 cả từ thế kỷ trước sang đến thế kỷ này. Quả tình, đó là con số kì diệu. Có những câu hỏi tưởng chừng ngớ ngẩn, chẳng hạn, “số không có phải là con số?”, nhưng đó lại là câu hỏi gây nên những trả lời dị biệt, và ở mỗi khuynh hướng tiếp cận khác nhau, những câu trả lời khẳng hoặc phủ định đều có những hợp lý riêng của chúng. Thế nhưng, hầu như ngoài những nhà toán học thì chẳng mấy ai quan tâm đến con số không; có thể nói người ta đã không cần đến nó từ các nhu cầu bình nhật như cân đo đong đếm.
16/06/2010(Xem: 7734)
"Vô Ngã" là vấn đề tương đối hơi khó và khiến cho nhiều người nghiên cứu về Đạo Phật phải tốn nhiều công sức để truy cứu, tìm hiểu. Nhưng Vô Ngã lại là vấn đề quan trọng trong giáo lý của Đạo Phật. Tại sao Đạo Phật lại chủ trương "Vô Ngã"?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]