Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Seatle, ngày 16 tháng 7 năm 1950

01/07/201100:59(Xem: 3556)
4. Seatle, ngày 16 tháng 7 năm 1950

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ THƯỢNG ĐẾ
Nguyên tác: ON GOD - Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2008

BÀN VỀ THƯỢNG ĐẾ

Seatle, ngày 16 tháng 7 năm 1950

Người hỏi: Có nhiều ý tưởng về Thượng đế trong thế giới ngày nay. Suy nghĩ của ông về Thượng đế là gì?

Krishnamurti: Trước hết, chúng ta phải tìm ra chúng ta có ý gì qua từ ngữ một ý tưởng. Chúng ta có ý gì qua qui trình suy nghĩ? Bởi vì, rốt cuộc, khi chúng ta hình thành một ý tưởng, chúng ta hãy nói ví dụ như ý tưởng về Thượng đế, công thức hay ý tưởng của chúng ta là kết quả của tình trạng bị quy định của chúng ta, phải không? Nếu chúng ta tin tưởng Thượng đế, chắc chắn niềm tin của chúng ta là kết quả của môi trường sống của chúng ta. Từ niên thiếu có những người được dạy bảo để phủ nhận Thượng đế và những người được dạy bảo để tin tưởng Thượng đế, giống như hầu hết các bạn. Vì vậy chúng ta hình thành một ý tưởng về Thượng đế theo sự dạy dỗ của chúng ta, theo nền tảng quá khứ của chúng ta, theo cá tính riêng của chúng ta, những ưa thích và không ưa thích, những hy vọng và những sợ hãi. Vậy thì rõ ràng là, chừng nào chúng ta còn chưa hiểu rõ qui trình suy nghĩ riêng của chúng ta, thuần túy những ý tưởng về Thượng đế không có giá trị gì cả, phải không? Bởi vì tư tưởng có thể chiếu rọi bất kỳ điều gì nó thích. Nó có thể sáng chế và phủ nhận Thượng đế. Mỗi người có thể sáng chế hay hủy diệt Thượng đế tùy theo những khuynh hướng, những vui thú, và những đau khổ của anh ấy. Vì vậy chừng nào tư tưởng còn năng động, đang hình thành, đang sáng chế, cái vượt khỏi thời gian không thể được khám phá. Thượng đế, hay sự thật, được khám phá chỉ khi nào tư tưởng kết thúc.

Bây giờ, khi bạn hỏi, “Suy nghĩ của ông về Thượng đế là gì?” bạn đã hình thành sẵn tư tưởng riêng của bạn, phải không? Tư tưởng có thể tạo ra Thượng đế và trải nghiệm cái đó mà nó đã sáng chế. Nhưng chắc chắn đó không là trải nghiệm thực sự. Nó chỉ là sự chiếu rọi riêng của chính nó mà tư tưởng trải nghiệm, và vì vậy nó không thực sự. Nhưng nếu bạn và tôi thấy sự thật của điều này, vậy thì có lẽ chúng ta sẽ trải nghiệm một cái gì đó lớn lao hơn một chiếu rọi thuần túy của tư tưởng.

Vào thời điểm hiện nay, khi có sự mất an toàn mỗi lúc một nhiều hơn ở bên ngoài, rõ ràng có một khao khát tìm ra an toàn ở bên trong. Bởi vì chúng ta không thể tìm được an toàn ở bên ngoài, chúng ta tìm kiếm nó trong một ý tưởng, trong tư tưởng, và thế là chúng ta tạo ra cái đó mà chúng ta gọi là Thượng đế, và ý tưởng đó trở thành sự an toàn của chúng ta. Bây giờ một cái trí tìm kiếm an toàn chắc chắn không tìm ra sự thật, chân lý. Muốn hiểu rõ cái vượt khỏi thời gian, những giả tạo của tư tưởng phải kết thúc. Tư tưởng không thể tồn tại mà không có những từ ngữ, những biểu tượng, những hình ảnh. Và chỉ khi nào cái trí yên lặng, tự do khỏi những sáng chế riêng của nó, mới có thể tìm ra điều gì là sự thật. Vì vậy chỉ hỏi liệu có hay không có Thượng đế là một phản ứng không chín chắn đến vấn đề, phải vậy không? Hình thành những quan điểm về Thượng đế là rất ngây ngô.

Muốn trải nghiệm, muốn nhận ra cái vượt khỏi thời gian, rõ ràng chúng ta phải hiểu rõ qui trình của thời gian. Cái trí là kết quả của thời gian, nó được đặt nền tảng trên những kỷ niệm của ngày hôm qua. Và liệu có thể được tự do khỏi vô số kỷ niệm của những ngày hôm qua mà là qui trình của thời gian hay không? Chắc chắn đây là một vấn đề rất nghiêm túc; nó không là vấn đề của niềm tin hay không niềm tin. Tin tưởng và không tin tưởng là qui trình của dốt nát, trái lại hiểu rõ chất lượng gây trói buộc vào thời gian của tư tưởng mang lại tự do mà tự trong chính nó có thể có khám phá. Nhưng hầu hết chúng ta muốn tin tưởng bởi vì nó thuận tiện hơn nhiều; nó cho chúng ta một ý thức của an toàn, một ý thức của thuộc về một nhóm. Chắc chắn chính niềm tin này cô lập chúng ta; bạn tin tưởng một sự việc và tôi tin tưởng một sự việc khác. Vì vậy niềm tin hành động như một chướng ngại; nó là một qui trình của không hội nhập.

Vậy thì, điều quan trọng là, không phải sự vun quén niềm tin hay không niềm tin, nhưng hiểu rõ qui trình của cái trí. Chính cái trí, chính tư tưởng tạo ra thời gian. Tư tưởng là thời gian, và bất kỳ điều gì tư tưởng chiếu rọi phải thuộc thời gian; vì vậy, tư tưởng không thể vượt khỏi chính nó. Muốn khám phá cái gì vượt khỏi thời gian, tư tưởng phải kết thúc, và đó là một sự việc khó khăn nhất bởi vì sự kết thúc tư tưởng không xảy ra qua kỷ luật, qua kiểm soát, qua phủ nhận hay đè nén. Tư tưởng kết thúc chỉ khi nào chúng ta hiểu rõ toàn qui trình của suy nghĩ, và muốn hiểu rõ suy nghĩ phải có hiểu rõ về chính mình. Tư tưởng là bản ngã, tư tưởng là cái từ ngữ mà gắn kết chính nó như cái “tôi” và, dù bản ngã được đặt ở bất kỳ mức độ nào, cao hay thấp, nó vẫn còn trong lãnh vực của tư tưởng.

Muốn tìm được Thượng đế, cái vượt khỏi thời gian, chúng ta phải hiểu rõ qui trình của tư tưởng – đó là, qui trình của chính mình. Bản ngã rất phức tạp, nó không ở một mức độ, nhưng được tạo thành bởi nhiều tư tưởng, nhiều thực thể, mỗi một cái đối nghịch với những cái khác. Phải có một tỉnh thức liên tục được tất cả chúng, một tỉnh thức trong đó không chọn lựa, không chỉ trích hay so sánh; đó là, phải có thể thấy những sự vật như chúng là mà không làm biến dạng hay diễn giải chúng. Khoảnh khắc chúng ta nhận xét hay diễn giải cái gì được thấy, chúng ta làm biến dạng nó tùy theo nền tảng quá khứ của chúng ta. Muốn khám phá sự thật hay Thượng đế, không thể có niềm tin bởi vì chấp nhận hay phủ nhận là một ngáng trở cho sự khám phá. Tất cả chúng ta đều muốn được an toàn cả bên trong lẫn bên ngoài. Và cái trí phải hiểu rõ rằng sự tìm kiếm an toàn là một ảo tưởng. Chỉ có cái trí không an toàn, hoàn toàn được tự do khỏi bất kỳ hình thức nào của sở hữu mới có thể khám phá – và đây là một công việc gian nan. Nó không có nghĩa là rút lui vào rừng rú, hay đến một tu viện, hay tự cô lập chính mình trong một niềm tin đặc biệt nào đó; trái lại không cái gì có thể tồn tại trong tách rời. Tồn tại là liên hệ; chỉ trong những liên hệ ngay đó chúng ta mới khám phá được chính chúng ta như chúng ta là. Chính sự khám phá được chính chúng ta như chúng ta là này, mà không có bất kỳ ý thức của chỉ trích hay khen ngợi, mới mang lại một thay đổi cơ bản trong cái gì chúng ta là. Và đó là khởi đầu của thông minh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/05/2013(Xem: 4202)
Theo Phật giáo, sự thay đổi nào cũng đều có thể truy về quy luật nhân quả. Do đó, truy tìm nguyên nhân đưa đến sự thịnh suy và tìm kiếm giải pháp để duy trì sự cường thịnh và tránh sự suy vong của Phật giáo là một việc đáng làm, nhất là trong giai đoạn Phật giáo đang đối mặt với nhiều thách thức mới.
16/05/2013(Xem: 13965)
Triết học Trung quán kêu gọi sự chú ý của chúng ta, như một hệ thống đã tạo nên cuộc cách mạng trong đạo Phật và qua đó, toàn lĩnh vực triết học Ấn Độ.
09/05/2013(Xem: 8265)
Những Điều Phật Đã Dạy - Nguyên tác: Hòa thượng Walpola Rahula - Người dịch: Lê Kim Kha
05/05/2013(Xem: 8907)
Bộ là sự tập hợp các kinh luận dài ngắn, có nội dung quy về một chủ đề.Đó là các bộ: Bộ Bản duyên(tạng kinh), Bộ Thích kinh luận, Bộ A-tỳ-đàm(Tạng luận). BộBản duyênlà tập hợp các kinh dài, ngắn, vừa, có chung chủ đề là viết về lịch sử Đức Phật, tiền thân Phật, Bồ-tát, Pháp cú v.v… Bộ Thích kinh luận là tập hợp các luận dài ngắn,… có chung chủ đề là giải thích, luận giảng về kinh (tác giả là chư vị Bồ-tát, Luận sư của Phật giáo Ấn Độ, tác phẩm đã được Hán dịch. Nếu các tác phẩm giải thích, luận giảng về kinh luận do các Đại sư, học giả của Phật giáo Trung Hoa viết thì được tập hợp ở phần sớ giải). Bộ A-tỳ-đàmthì tập hợp các luận dài ngắn vừa thuộc mảng A-tỳ-đàm của phái Thuyết nhất thiết hữu bộ, phần lớn do Pháp sư Huyền Trang dịch ra Hán ngữ (dịch lại hoặc dịch mới). Như các luận A-tỳ-đạt-ma lục túc, luận A-tỳ-đạt-ma phát trí, luận A-tỳ-đạt-ma Đại Tỳ-bà-sa, luận A-tỳ-đạt-ma câu-xá…
02/05/2013(Xem: 3787)
Nghiên Cứu Triết Học Trung Quán
23/04/2013(Xem: 25632)
H.T.Thích Mãn Giác, sanh năm Kỷ Tỵ tại Cố Đố Huế. Nguyên quán Làng Phương Lang, Quận Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Xuất gia nhập đạo năm 11 tuổi. Thọ Đại Giới năm 1948 cùng một lần với Hòa Thượng Thiện Siêu, cố Hòa Thượng Thiện Minh, cố Hòa Thượng Thiên Ân…
22/04/2013(Xem: 3189)
Sự chọn lựa kỹ càng người để chúng ta giao tiếp thân mật, gần gũi là điều cực kỳ quan trọng trong giáo lý của Đức Phật đối với người cư sĩ.
09/04/2013(Xem: 10555)
Có hai hình ảnh quen thuộc gợi lên ý tưởng biến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt. Trời đất như đã thay loài người nói lên ý nghĩa của sự sống, . . .
09/04/2013(Xem: 6605)
Buổi sáng, trời hơi se lạnh và ẩm ướt âm u, hồi đêm hình như rất gió và ầm ì những tiếng sấm gợi lại những lo sợ xa xôi của thời còn chinh chiến. Nhìn ra khung cửa, đồi cỏ vẫn trải dài thoai thoải, những khu vườn xung quanh đã rực rỡ những đóa hoa xuân.
09/04/2013(Xem: 1066)
Ngược dòng thời gian năm 1984, tôi viết quyển sách đầu tiên ‘Chìa Khóa cho người Tỵ Nạn’ dành cho những người tỵ nạn Đông Nam Á, giúp họ giữ vững niềm tin và hiểu biết tường tận hơn về tôn giáo của mình để đối đầu với các hành động có hậu ý của các nhà truyền giáo Ki tô muốn họ cải đạo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567