Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chết An Lạc, Tái Sinh Hoan Hỷ

08/04/201320:14(Xem: 25950)
Chết An Lạc, Tái Sinh Hoan Hỷ


Chết an lạc, tái sinh hoan hỷ

Lời đầu sách

Thích Như Điển và Thích Nguyên Tạng

Nguồn: Thích Nguyên Tạng - Thích Như Điển



chetanlac


 

 

Lời đầu sách


Cuốn sách này gạn lọc trí tuệ hàng ngàn năm của Phật Giáo Tây Tạng, được chuyển tải bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người. Mục đích chính yếu của tôi là trình bày những giáo lý không chỉ có tính cách chữa trị sự đau khổ và vô minh của chúng ta về sự chết và sự hấp hối mà còn giúp chúng ta chứng đạt mục tiêu an lạc vô thượng, không những cho đời này mà còn cho sự chết và cõi bên kia nữa.

Đức Phật đã dạy chúng ta những cách sửa soạn bản thân cho sự chết bí ẩn và tận dụng những trạng thái của sự chết để tu tập. Nhiều vị Thầy đã viết sách về đề tài này. Phật Giáo Tây Tạng đã có những giáo lý chi tiết nhất về sự chết và sau khi chết, cuốn “ Tử Thư Tây Tạng” (Bardo Thodrol) chỉ là một trong những cuốn sách thuộc loại này. Sự thật là tất cả giáo lý Phật Giáo đều nói về cách nhận thức và phát triển những tình trạng của đời sống, sự chết và sự sống ở kiếp sau. Như vậy, nguồn tài liệu của tôi cho cuốn sách này bao gồm rất nhiều văn bản khác nhau cũng như những lời dạy trực tiếp của các bậc Thầy của tôi và những kinh nghiêm bản thân của tôi trong khi xử lý những cái chết của các bậc đạo sư, của những người bạn thân và của những người xa lạ.

Giáo lý trí tuệ của Tây Tạng
Giáo lý Phật Giáo Tây Tạng chia hành trình luân hồi của chúng ta thành bốn giai đoạn:
1/ Giai đoạn đời sống thế gian
2/ Giai đoạn hấp hối
3/ Giai đoạn thoáng thấy chân tánh và ánh quang minh
4/ Giai đoạn trung ấm thân hay giai đoạn chuyển tiếp giữa lúc chết và lúc tái sinh

Bốn chương đầu sẽ trình bày tóm tắt bốn giai đoạn này. Để minh họa những chứng nghiệm về sự chết và cõi Trung Ấm, tôi trích dẫn nhiều tài liệu của các “ delog”, tức là những người có khả năng thẩm thấu về tâm linh tới một mức độ nào đó đã trở về từ cõi chết và kể lại những gì họ đã trải qua, rất giống kinh nghiệm cận tử (near death) trong những cuốn sách của người Tây Phương ngày nay. Vì những chuyện về cõi Bardo này dài nên tôi dành trọn một chương (chương 5, những chuyện về cõi Trung Ấm) cho những lời kể về những cõi đáng sợ hoặc những cõi phúc lạc ở bên kia cái chết.

Vào cuối giai đoạn Trung Ấm chúng ta sẽ tái sinh về cõi nào, tại sao và như thế nào ? Chương 6 “ Tái Sinh” sẽ giải đáp những câu hỏi này và cung cấp một bản đồ giúp chúng ta tránh tái sinh vào những cõi thấp và biết cách chọn lựa những cõi lành để tái sinh như Cõi Cực Lạc hoặc các cõi Trời.

Cõi tịnh là những trụ xứ của các vị Phật nguyên thủy vốn là những sự thể hiện trí tuệ và từ bi. Những nghi thức của Phật Giáo Tây Tạng cho người chết và người hấp hối, thường bao gồm các pháp quán tưởng về các vị Phật này và trụ xứ của các Ngài, vốn là nguồn ban phúc lạc và sức mạnh tâm linh.

Trong cuốn sách này dạy chúng ta tập trung vào vị Phật nguyên thủy và phổ quát, đó là Phật A Di Đà, tức là Phật Vô Lượng Quang. Việc niệm danh hiệu và cầu nguyện Phật A Di Đà sẽ giúp người chết tái sinh trong cõi Cực Lạc của Ngài. Chương 7 nói về Phật Vô Lượng Quang và Cõi Cực Lạc, trình bày một cách sinh động nguồn phúc lạc này, dựa theo lời mô tả trong kinh sách.

Những người sống có vai trò rất quan trọng giúp người hấp hối và người chết đi sang cõi bên kia. Chương 8 “cách giúp đỡ người hấp hối và người chết”, hướng dẫn việc này cho những người thân, bạn bè và những người cần giúp đỡ khác, dù họ là tín đồ Phật Giáo hay ngoài Phật Giáo.

Đi sâu hơn vào truyền thống Phật Giáo Tây Tạng, chương 9 “Nghi thức cho người hấp hối và người chết”, mô tả những nghi thức truyền thống mà các vị Lạt Ma hộ niệm cho người hấp hối và người chết trong những cộng đồng ở miền đông Tây Tạng, nơi tôi trưởng thành và tu tập trong tông phái : Nyingma của Phật Giáo Tây Tạng. Chương 10 “ kết luận”, cũng là chương cuối tổng kết của tập sách.

Một số điều suy nghĩ riêng tư

Có thể nói cuốn sách này là đứa con cưng của tôi, bởi vì những giáo lý mà tôi đã trình bày ở đây rất là quý báu. Đối với một số người có thể cuốn sách này có vẻ không giống như một tác phẩm truyền thống của văn học Tây Tạng, vốn thường có đầy những thuật ngữ và những giả định triết lý. Đối với người khác, cuốn sách này thiếu xót về những khám phá mà các học giả Tây Phương xem là không thể thiếu được. Nhưng mục đích của tôi ở đây không phải là đáp lại những điều phản đối đó, mà là làm cho cuốn sách có tính chất thông tin này càng dễ tiếp cận càng tốt đối với tất cả độc giả, dù là tín đồ Phật Giáo hay ngoài Phật Giáo, trong khi vẫn bảo tồn tinh túy của những giáo lý nguyên thủy.

Tôi đã nghĩ tới việc viết cuốn sách này với một lý do, hai mươi năm trước, khi tôi tới Hoa Kỳ, nhiều bạn bè người Tây Phương của tôi đang cố gắng lấy văn bằng đại học, tìm việc làm và tìm người bạn đời, nhưng bây giờ một số những người này đang phải đối phó với bệnh tật và cái chết có vẻ đang tới gần, và tôi cũng vậy. Lý do riêng tư này là một phần của động lực khiến tôi viết cuốn sách này.

Là một Phật tử, tôi được dạy là phải học và tu tập để phát triển phẩm chất của đời sống và cái chết của chính mình cũng như của người khác. Hai cuốn sách trước đây của tôi : “the healing power of mind” và “Boundless healing” chính yếu nói về việc chữa trị những điều xấu ở đời. Cuộc đời là quan trọng và quý báu, và chúng ta phải chăm sóc nó, nhưng vì cái chết là cửa ngõ dẫn vào vô số kiếp tương lai nên chúng ta cũng cần phải chú ý tới nó. Như vậy cuốn sách này được biên soạn để hướng dẫn chúng ta đối diện với cái chết với sự tự tin và đạt đến sự tái sinh hoan hỷ, cũng như giúp người khác đạt được những điều này. Đây cũng là một loại công việc chữa trị.

Tôi đã trải qua thời thơ ấu tuyệt vời ở Tu Viện Dodrupchen thuộc miền đông Tây Tạng, học Phật Pháp dưới sự chỉ dạy của Kyala Khenpo và các vị Thầy thông thái khác. Các vị đã hướng dẫn tôi học và tu theo các pháp môn truyền thống lâu đời mà chính các ngài đã hành trì hàng ngày. Trong khi sống cuộc đời của mình một cách trọn vẹn, các ngài vẫn luôn luôn chuẩn bị cho cái chết, nhận thức rằng cuộc đời này là phù du, cái chết là điều chắc chắn và những gì xảy ra sau khi chết là rất quan trọng cho tương lai. Các Ngài cũng luôn luôn vui lòng giúp đỡ người khác phát triển đời sống và sửa soạn cho cái chết của họ.


Tu Viện Dodrupchen nơi tác giả tu tập

Là một trong những địa điểm dân cư hoang vu nhất thế giới, tu viện của chúng tôi nằm trong một thung lũng sâu giữa những rặng núi cao hùng vĩ. Với tâm trí của một đứa trẻ, tôi đã nghĩ rằng Tu Viện của mình là nơi an lạc vĩnh cửu. Tôi đã tin rằng không có một sức mạnh nào có thể đụng chạm vào sự hiện hữu thiêng liêng của Tu viện này. Nhưng tôi đã lầm, bởi vì sức mạnh tham lam chính trị đã biến đổi đời sống yên tĩnh của chúng tôi.

Đại Sư Kyabje Dodrupchen Rinpoche (bên trái)

Truyền thống đời sống tu hành của chúng tôi ở Tu Viện đột ngột chấm dứt, và chúng tôi bắt buộc phải chạy trốn, dưới sự hướng dẫn của Kyabje Dodrupchen Rinpoche, một trong những vị Thầy cao cả của Tu Viện và là người có trí tuệ tự nhiên đặc biệt, môt số ít chúng tôi trốn đến Ấn Độ như những người tỵ nạn sau khi vượt qua xứ tuyết Tây Tạng, môt hành trình dài gần hai ngàn cây số.

Khi phải chịu đau khổ về tâm trí và thể xác do những tranh chấp và bạo động chính trị, quân sự hay xã hội, người ta thường bắt lỗi hay buộc tội người khác. Điều này làm cho ngưòi ta hài lòng và cảm thấy mình được biện minh, nhưng Phật Giáo dạy rằng tất cả những đau khổ của cuộc đời đều là những hậu quả của những hành động bất thiện mà chúng ta đã tạo ra trong quá khứ, vì vậy nếu chỉ bắt lỗi người khác thì sẽ không làm cho sự việc tốt đẹp hơn. Đây không phải là thói tự buộc tội mình, sự giận ghét chính mình thay vì tìm hiểu nguyên nhân thật, mà là chịu trách nhiệm về đời sống của mình để lèo lái cuộc đời đúng hướng trong hành trình luân hồi của chúng ta.

Ở Ấn Độ, giống như nhiều người tỵ nạn khác, tôi đã được người dân Ấn Độ giúp đỡ một cách tử tế và chia sẻ bất cứ cái gì họ có. Sự tiếp đãi này là một nghĩa cử lớn để chúng tôi ghi nhớ cho đến tận hôm nay, sau hơn bốn mươi năm. Sự tự do tín ngưỡng đã có ý nghĩa đặc biệt an ủi những người đau khổ trong tâm hồn.

Sau những năm tháng nỗ lực, tôi đã tự điều chỉnh để thích ứng với nền văn hóa đa dạng và những giá trị của thế giới mới. Tâm trí của những người trẻ tuổi cũng như những vết thương thể xác của họ, dễ hồi phục nếu họ muốn. Vì vậy tôi vẫn sống khỏe mạnh mà không có những hư hại lâu dài nào.

Tôi rất biết ơn và trân trọng vì đã sống ở Ấn Độ trong hai mươi năm như một người tỵ nạn và rồi như một giáo sư đại học. Sau đó hơn hai mươi bốn năm ở Hoa Kỳ đã giúp tôi nghiên cứu và viết về giáo lý Phật Giáo với những tiện nghi hiện đại. Tất cả những cơ hội lớn nhỏ trong thế giới tự do không chỉ làm phong phú đời sống hàng ngày của tôi mà còn làm sâu rộng thêm hành trình tâm linh của tôi nữa.

Tuy nhiên những cám dỗ của thế giới hiện đại lại quá nhiều và quá mạnh  khó để chống lại. Ngày tháng trôi qua nhanh như tia chớp, trước khi tôi có thể nhận ra điều gì đang xảy ra hay nắm lấy cơ hội đạt được nó. Rất nhiều cơ hội bằng vàng của cuộc đời quý báu này đã đi qua, không bao giờ gặp lại nữa. Nhưng mỗi giai đoạn của cuộc đời là một thách thức quan trọng, và mỗi khoảng khắc quý báu là một nguồn phúc lạc đích thực. Tôi cũng đã có thể giữ lại được nhiều thành quả lao động quý báu và sự cống hiến của mình cho tương lai, chỉ vì đã được giúp đỡ một cách tử tế từ các vị Thầy và các bè bạn của tôi.

Trong cuốn sách này tôi ghi nhận những giáo lý trí tuệ thâm diệu mà tôi đã được dạy ở Tây Tạng cũng như những gì mà tôi đã học được qua những sự kiện đau đớn mà mình đã trải qua. Nhưng nếu không có đời sống ở thế giới bên ngoài Tây Tạng, với sự phong phú về vật chất và kiến thức đa dạng cũng như nỗ lực của đời sống đó chống lại những cám dỗ, thì cuốn sách này đã không bao giờ thành hình. Tôi hy vọng cuốn sách sẽ trở thành ánh sáng hướng dẫn hành trình đến cõi bí ẩn của tôi cũng như hướng dẫn nhiều người khác nếu họ chấp nhận.

Những lời khen về tập sách của các tác giả khác:

"Đây là một quyển sách quý của Tulku Thondrup, một bản hướng dẫn rõ ràng, đầy đủ và từ bi về hành trình qua đời sống, lúc hấp hối, chết và bên kia cái chết. Vẫn rất dễ hiểu và chính xác như thường lệ, Ngài cung cấp sự hiểu biết về thế giới hiện đại một cách sâu xa và hiền hòa của mình đối với giáo lý cổ truyền của Phật Giáo. Tham khảo rất nhiều nguồn tài liệu, gồm cả những chứng nghiệm cận tử của người Tây Tạng, Ngài cho thấy đời sống, sự chết và sự tái sinh đều tùy thuộc vào tâm trí của mỗi người. Bằng cách làm theo những lời hướng dẫn ở đây, bất cứ người nào trong chúng ta cũng có thể học được cách chuyển hóa, không chỉ đời sống của mình, không chỉ sự hấp hối và sự chết của mình, mà còn cả những kiếp tương lai của mình và cả tương lai của loài người".

Sogyal Rinpoche, tác giả của " Tạng Thư Sống Chết" (The Tibetan Book of Living & Dying).

" Bản tính của người Tây Tạng là vui vẽ, đó là vì họ đã được học những giáo lý về đời sống và sự chết”, Tulku Thondrup đã mở kho tàng tri thức rộng lớn này một cách rõ ràng, đơn giản, và mạnh mẽ cho người đọc ngày nay"

Sakyong Mipham Rinpoche
Tác giả sách " Turning the Mind into an Ally" 

" Từ sự phong phú của truyền thống PG Tây Tạng và từ kinh nghiệm sâu xa của mình như một hành giả và đạo sư, Tulku Thondrup rọi sáng những bí mật của sự chết và sự tái sinh trong cuốn sách mới được đón chào nồng nhiệt nhất này. Ngài giải thich đầy đủ và rõ ràng mỗi giai đoạn của tiến trình dẫn từ kiếp này đến kiếp sau, minh họa chúng với những câu chuyện của “ delog”, tức là những người có khả năng thẩm thấu về tâm linh tới một mức độ nào đó đã trở về từ cõi chết và kể lại những gì họ đã trải qua. Cuốn sách này có một phần giá trị nói về việc chăm sóc và hỗ trợ những người đang đi tới cái chết, và gồm cả những pháp hành thiền và những nghi thức có thể được dùng để giúp đỡ người hấp hối và người chết, và sẽ có ích lợi lớn cho nhiều người. Điều quan trọng nhất là ở mỗi đoạn, Tulku Thondrup trình bày những phương pháp thực hành tu tập tâm trí, sửa soạn cho cuộc hành trình mà cuối cùng tất cả chúng ta sẽ phải trải qua”.

Framcesca Fremantle
Tác giả sách " Emptiness: Understanding the Tibetan Book of the Dead"

Đôi nét về tác giả:
Đại Sư Tulku Thondrup Rinpoche sinh ra ở miền đồng Tây Tạng, tu học ở Tu Viện Dodrupchen danh tiếng, là một vị Thầy và một tác giả có uy tín. Năm 1958, Ngài đến định cư ở Ấn Độ và dạy ở các trường đại học Ấn Độ trong nhiều năm. Ngài đến Hoa Kỳ năm 1980 như là một học giả giảng dạy tại Đại Học Harvard. Trong hai mươi năm qua, Ngài sống ở Cambridge, tiểu bang Massachusetts, dịch thuật và viết sách về Phật Giáo Tây Tạng, đặc biệt là giáo lý của tông phái Nyingma (một trong 4 tông phái chính của PG Tây Tạng), với sự bảo trợ của Buddhaya Foundation. Trong số những quyển sách của Ngài, cuốn “ The Healing power of mind” đã được xuất bản bằng mười bảy thứ tiếng, và cuốn “ Boundless healing” đã dịch và xuất bản mười hai ngôn ngữ khác nhau.

 


Source: http://www.tulkuthondup.com
http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Tulku_Thondup_Rinpoche

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/05/2015(Xem: 11609)
Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối. LDKG có liên hệ chặt chẽ với giáo lý duyên khởi nổi tiếng trong đạo Phật. Cho những ai chưa quen thuộc nhiều với những lời Phật dạy, lý duyên khởi là một chuỗi mười hai yếu tố nhân quả kết nối với nhau. Yếu tố cuối cùng trong chuỗi nhân quả này là khổ. Bởi vì là một chuỗi nhân quả, nó cho ta thấy khổ phát sinh như thế nào. Yếu tố thứ nhất của mười hai nhân duyên là vô minh – không có khả năng thấy được thế gian như nó là, và nó thật sự hoạt động như thế nào. Như thế, bắt đầu với vô minh, yếu tố này dẫn đến yếu tố sau, tiếp luôn cho đến khổ đau. Do vậy, lý duyên khởi chỉ cho ta thấy khổ đau chính là hậu quả của vô minh.
16/05/2015(Xem: 24039)
Hãy nôn ra lòng sân hận độc hại khỏi cõi lòng bạn. Sự sân hận đầu độc và bóp nghẹt tất những gì thiện mỹ nơi bạn. Tại sao bạn phải hành động chỉ vì con quái vật độc hại dấu mặt này? Hãy nôn nó ra, vứt hết đi, không chừa lại một chút gì cả. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu khi vứt bỏ nó đi. Rồi cõi lòng bạn tràn ngập tình bi mẫn vị tha, thẩm thấu qua từng lỗ chân lông bạn. Hãy hiển lỗ tâm từ vô nhiễm trào dâng thương yêu. Hãy để những ai đến với bạn đều nhận được vầng quang hảo tâm không thể chối từ, cũng như khi rời xa, họ cảm thấy được cảm thông và can đảm hơn để đối mặt với cuộc đời đầy gian truân và nghiệt ngã này.
15/05/2015(Xem: 25993)
Thể theo lời yêu cầu của các bạn Đạo, tôi chọn một số bài nói chuyện về Phật pháp của tôi tại Tổ Đình Từ Quang ở Montréal và một vài nghi thức tụng niệm để in thành cuốn sách này, với hy vọng phổ biến Phật pháp. Cuốn sách được hình thành trong dịp Tết Canh Thìn, nhưng phải đợi đến Tết Dương Lịch 2001 mới đánh máy xong. Trong thời gian chờ đợi này, tôi đã cẩn thận kiểm điểm lại nội dung từng bài, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, những mong các bậc cao minh từ bi chỉ điểm cho. Montréal, Tết Dương lịch 2001 Hiển Mật, Đỗ Hữu Trạch
12/05/2015(Xem: 22225)
Video: Những Hiểu Lầm về Đạo Phật
01/05/2015(Xem: 30159)
Một tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với Kito giáo tại Việt Nam, cũng là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách nầy nằm trong hai lĩnh vực: 1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói qua vấn đề nầy, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay. 2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là giòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
05/04/2015(Xem: 13940)
Cái Tâm là cái chi chi, có chi chi củng cứ chi chi với Tâm. Theo quan niệm của Phật Giáo, Duy Thức Luận: Tâm thức tạo ra thế giới vạn vật, "tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức" hay "nhất thiết duy tâm sở tạo." Tất cả đều nói lên một ý rằng cả thế giới chúng ta đang sống đều do tâm thức tùy theo nhân duyên mà sanh ra muôn sự, muôn vật rồi cũng tùy theo nhân duyên mà diệt đi. Không có việc gì, vật gì, có thực tướng ngay cả chư pháp, tồn tại vĩnh viễn ngoại trừ Tâm Bồ Đề là vô sinh, vô diệt đó chính là Tâm Phật.
27/03/2015(Xem: 7609)
Hình ảnh tâm như đài gương, như tấm kính sáng… thường được nhắc tới trong Thiền Tông Trung Hoa, Việt Nam và Nhật Bản. Thực sự không phải là những hình ảnh mới do người đời sau sáng tạo nên. Đức Phật đã từng nói như thế. Lời của Đức Phật cô đọng, rất mực cô đọng khi nói tới các hình ảnh này, như dường chỉ nói cho một số ít người và không cần giảỉ thích nhiều.
16/03/2015(Xem: 8620)
Con đường luận pháp nhứt là trực chỉ nhân tâm hay trở về chân nguyên, tức là phải rõ đệ nhất nghĩa các kinh Phật dạy mà hành đúng pháp, là một việc cần liễu tri và tinh thông thành phần và mục đích pháp học mới có thể mở ra lối đi chân chánh giác ngộ niết bàn. Giải thoát khỏi dòng tâm thức vẩn đục (vô minh) để được minh tâm kiến tánh là hướng đi của mọi tu sĩ. Phổ Nguyệt mong mỏi pháp Phật nhiệm mầu được soi sáng bằng tuệ quán của mỗi người chúng ta cố gắng thâm cứu và thực hiện hoàn mỹ hơn đem lại nhiều lợi ích hơn trong việc tu học.
21/01/2015(Xem: 9711)
Nguyên văn emai của một cư sĩ: Con có một thắc mắc bấy lâu không biết hỏi ai, con kính xin Thầy giải thích dùm cho con. Câu hỏi này có liên hệ tới bài kệ cô đọng của Lý Duyên Khởi: "Cái này có, cái kia có Cái này sinh, cái kia sinh Cái này không cái kia không Cái này diệt cái kia diệt" Theo chỗ con hiểu, bài kệ này là công thức rốt ráo tóm tắt sự vận hành của Lý Duyên Khởi. Theo như Thế Tôn nói, nó luôn đúng và cho dù Phật có ra đời hay không có ra đời thì nguyên lý này vẫn đứng vững, không thể nào khác hơn được và không có ngoại lệ.
15/01/2015(Xem: 12961)
Con xin thành kính đảnh lễ và tri ân: -Đức Đạt Lai Lạt Ma,và Hòa Thượng Lhakor cùng Thư Viện Tây Tạng đã hoan hỷ cho phép con được chuyển dịch nguyên tác “The Way to Freedom” từ Anh Ngữ sang Việt Ngữ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]