Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20. Tổ Bà-tu-bàn-đầu

12/03/201102:44(Xem: 5047)
20. Tổ Bà-tu-bàn-đầu

TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

V. Chư Tổ sư Tây Thiên

20.

TỔ BÀ-TU-BÀN-ĐẦU

婆修盤頭祖

Bà-tu-bàn-đầu, cũng phiên âm là Phật-tô-bàn-độ, thường gọi theo những tên khác nữa là Thiên Thân hay Bồ-tát Thế Thân, là Tổ sư đời thứ hai mươi mốt.

Ngài sanh vào đầu thế kỷ thứ năm Dương lịch, nơi xứ Càn-đà-la, tại thành Purushapura là nơi rất thạnh về Phật pháp. Anh ruột ngài là A-tăng-già, cũng gọi Bồ-tát Vô Trước. Lúc ban đầu, cả hai anh em đều theo học giáo lý Tiểu thừa, nhưng về sau thấy Tiểu thừa không thích hợp với mình, và nhận ra được sự cao siêu, thâm diệu của Đại thừa, hai ngài bèn chuyển sang tu theo Đại thừa.

Bồ-tát Vô Trước nhập Đại thừa trước, sau mới hóa độ cho em cùng vào theo.

Ngài Thế Thân lúc nhỏ có sang xứ Khắc-thập-mễ-nhĩ, thọ giáo một học giả thông thái của Tiểu thừa tên là Tăng Hiền. Ngài học trong mấy năm, và sau khi đã thành một vị Pháp sư, ngài qua xứ Oudh ở một thời gian. Bấy giờ, ngài theo phái Tát-bà-đa-bộ của Tiểu thừa, thường dùng tài biện luận của mình mà kích bác triết lý Du-già của Đại thừa một cách hùng hồn lắm.

Ngài Vô Trước lúc ấy đã tin theo Đại thừa rồi, có ý muốn hóa độ cho em. Ngài hẹn với Thế Thân đến một ngôi chùa ở xứ A-du-đà. Khi Thế Thân đến, vị trụ trì liền mời tiếp rất tử tế và cùng trò chuyện mấy việc tầm thường qua loa. Rồi sau khi ăn, ngài đưa Thế Thân lên một căn phòng cất trên đồi cao, nhìn ngay xuống sông Hằng. Đêm ấy nhằm mùa thu, trời thanh cảnh tốt, không có một cụm mây. Đứng trên nhìn xuống, thấy mấy cây da, mấy cây dừa đưa cành, rọi bóng xuống hồ sen, nước sông đầy tràn, bóng trăng soi sáng cả mặt sông. Có một tỳ-kheo đứng nơi cửa sổ phòng bên dưới, giả vờ như vô tình ngâm nga một bài kệ hàm chứa ý nghĩa rất cao siêu. Ngài Thế Thân vừa nghe liền chú ý, cảm nhận ngay được ý nghĩa bài kệ, sau lại càng hiểu sâu hơn, bừng ngộ ra ý nghĩa đại thừa. Ngài cảm động đến chảy nước mắt. Bấy giờ, ngài mới thấy giáo lý Tiểu thừa là nhỏ hẹp, hạn cuộc. Nhớ lại lúc trước đã từng hết lòng công kích giáo lý Đại thừa, ngài lấy làm ân hận, định tự tay cắt lưỡi mình. Khi ấy ngài Vô Trước liền xuất hiện, cản lại và nói rằng: “Không nên cắt lưỡi, từ đây nó sẽ giúp em rộng truyền chân lý vậy.”

Quả thật, sau khi theo giáo lý Đại thừa, ngài Thế Thân trở thành một bậc học giả uyên thâm, thông thái hơn hết ở Ấn Độ. Ngài đến làm giảng sư tại viện Na-lan-đà, cùng chung sức với ngài Vô Trước soạn nhiều kinh sách rất giá trị. Viện Na-lan-đà là trường Phật học lớn hơn hết ở Ấn độ, rèn đúc các vị cao tăng, và chư vị Tổ sư nối nhau mà truyền Đạo, phần nhiều đều giảng dạy tại trường ấy. Đệ tử của hai ngài Vô Trước và Thế Thân vẫn nối tiếp nhau mà làm thượng tọa tại Na-lan-đà. Khi ngài Huyền Trang từ Trung Hoa sang Ấn Độ vào năm 633, có đến viện Na-lan-đà này học đạo với luận sư Giới Hiền. Ngài Giới Hiền chính là đệ tử của hai vị Vô Trước và Thế Thân, lúc ấy đã hơn trăm tuổi, nhưng vì một điềm mộng báo trước việc ngài Huyền Trang từ Trung Hoa sang cầu pháp, nên ngài vẫn chưa viên tịch, chính là muốn nán lại để truyền dạy cho vị tăng sĩ người Trung Hoa này.

Tác phẩm nổi tiếng nhất của ngài Thế Thân để lại là A-tỳ-đạt-ma Câu-xá-luận. Câu-xá tông cho rằng bộ luận này là do đức Di-lặc truyền dạy cho ngài. Ngài còn soạn rất nhiều sách khác nữa, trong mỗi quyển, đều có phần giảng giải về giáo lý Đại thừa. Quyển Duy thức luận của Pháp tướng tông cũng do ngài soạn.



LÀM THẾ NÀO ĐƯỢC BỒ ĐỀ TÂM?

… Chư Phật trong mười phương, ba đời, khi mới bước chân lên đường đạo để đến cõi toàn giác, đều không tránh khỏi những chỗ lầm lỗi như ta bây giờ. Nhưng đến sau, các ngài đều được Giác ngộ hoàn toàn và thành những Đấng cao thượng hơn hết trong chúng sanh.

Chư Phật nhờ dùng hết nghị lực trong tâm nên mới có thể đạt được sự toàn giác. Nếu các ngài có thể đạt được sự toàn giác, thì ta sao chúng lại không thể được?

Trong khi chư Phật đưa đuốc huệ lên cao để dắt dẫn chúng sanh ra khỏi nơi hắc ám vô minh và giữ lòng từ bi hỷ xả, thì các ngài cam chịu biết bao khổ hạnh, rồi mới thoát khỏi nghiệp chướng trong Tam giới. Bây giờ ta cứ bước lần theo chân Phật, rồi đây ta cũng sẽ được giải thoát vậy.

Chư Phật đều lướt qua biển khổ não sanh tử, chúng ta đây là những bậc trí giả, ta cũng có thể lướt qua biển trầm luân, sao lại không được?

Chư Phật dùng sức mạnh trong nội tâm mà dứt bỏ những của cải, thân danh, hy sinh cả mạng sống để đạt đến chỗ khoát nhiên đại ngộ, thấy biết mọi việc. Ta đây cũng có thể noi các gương vẻ vang ấy vậy, để cùng được khoát nhiên đại ngộ như các ngài…

Đời sống xác thịt của thân Ngũ uẩn và Tứ đại này của ta, đã phạm biết bao nhiêu việc xấu. Ta cần phải dứt bỏ nó đi. Đời sống bằng xác thịt với chín lỗ đưa ra những món uế trược tanh hôi, ta cần phải dứt bỏ nó đi. Đời sống bằng xác thịt chất chứa những sự giận hờn, tham lam, ngạo mạn và biết bao tánh xấu khác. Nó làm cho tâm ta bỏ việc lành theo việc ác, ta cần phải dứt bỏ nó đi. Cái mạng sống bằng xác thịt của ta tựa hồ như một chút hơi, một bọt nước, nó ngày càng mòn mỏi đi dần. Ta quí gì nó mà chẳng bỏ nó đi? Cái xác thịt của ta chìm đắm trong cõi dốt nát vô minh, nó cứ gây nghiệp xấu làm cho ta quanh lộn mãi trong sáu đường luân hồi.

… Các chúng sanh đều làm nô lệ cho sự vô minh. Họ ham mê theo tánh ngu dại và kiêu căng của họ, nên bị đau khổ rất nặng nề. Không tin theo luật nghiệp báo, họ cứ làm ác thêm hoài. Tách xa đường ngay nẻo chánh, họ cứ theo đạo tà. Say đắm trong vòng tình dục, họ cứ chìm mất trong bốn biển tội ác.

Họ bị các sự đau khổ hành hạ. Họ sợ mãi những nỗi sanh, lão, bệnh, tử. Cái sợ đó đâu có đỡ cho họ chút nào, vì họ không tìm theo đường giải thoát. Họ những đau ốm mỏi mòn, vì sầu ưu, xao xuyến, mà nào họ có chừa bỏ những việc gian ác đâu. Tham muốn được gần gủi với kẻ yêu thương và lấy làm sợ những cuộc biệt ly, họ nào có hiểu cuộc sống là giả dối, tạm bợ. Cuộc sống giả ấy há đáng để ý sao? Họ muốn tránh những sự tham lam, sân hận, si mê và khổ não, nhưng họ cứ gieo thêm những sự ấy mãi mãi…

Chư Phật Như Lai hạnh đức đủ đầy, có những vẻ nghiêm trang đoan chánh, khiến cho những kẻ trông thấy liền tưởng việc hiền lành mà lánh xa nạn khổ. Pháp thân của chư Phật và trường tồn không hoại mất, thanh bạch, không bận những nỗi luyến ái thấp hèn. Chư Phật Như Lai đều hiền đức, thanh tịnh, có đủ trí huệ và thoát khỏi trần tục. Tâm trí các ngài không phải xao xuyến vì những lý thuyết thành kiến, mà là những ngôi đền chứa những đức quí hóa tinh sạch. Các ngài có đến mười lực thần trí, bốn đức oai hùng chẳng sợ. Các ngài đại từ bi và có đủ ba phép thiền định. Các ngài thấy biết mọi việc, và lòng thương những sanh vật đau khổ tràn trề khiến cho những chúng sanh lầm lạc đều trở lại đường ngay.

Bài thuyết pháp của Bồ-tát Thế Thân


PHÓ PHÁP VÀ TRUYỀN KỆ

Theo quyển “Phật Tổ chánh tông Đạo ảnh”, khi Tổ sư đời thứ hai mươi mốt, Bà-tu-bàn-đầu vào đến nước Ma-đề của vua Thường Tự Tại, thì vua thỉnh vào đền. Tổ nói rằng: “Đức Phật có nói trước rằng: Chưa được một ngàn năm sau khi ta nhập Niết-bàn, sẽ có hai vị đại sĩ ra đời ở xứ Na-đề, làm lợi lạc cho chúng sanh nhiều vô kể. Hai người ấy, một người là Ma-noa-la, con thứ của bệ hạ. Người thứ hai là ta đây, tuy đức bạc nhưng cũng đang nắm giữ giềng mối Chánh pháp mà hóa độ chúng sanh.”

Vua nghe Tổ sư nói vậy, khẩn khoản cầu xin cho hoàng tử xuất gia. Tổ Bà-tu-bàn-đầu thâu nhận hoàng tử làm đệ tử. Về sau, truyền pháp lại cho Ma-noa-la nối tiếp làm Tổ sư thứ hai mươi hai. Nhân đó, ngài có truyền cho bài kệ dưới đây:



Bào, huyễn đồng vô ngại,

Như hà bất liễu ngộ?

Đạt pháp tại kỳ trung,

Phi kim diệc phi cổ.

泡幻同無礙

如何不了悟

達法在其中

非今亦非古。

Dịch nghĩa

Bào với huyễn: vô ngại mà,

Tại sao không hiểu rõ ra lẽ này?

Một khi đạt pháp nơi đây,

Chẳng xưa lại cũng chẳng nay nữa là.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/11/2017(Xem: 10760)
Tứ Diệu Đế, 3 Chuyển 12 Hành ------------------------------------------------- Thich-Nu-Hang-Nhu Thích Nữ Hằng Như NGUỒN GỐC Dựa theo "Tiến Trình Tu Chứng và Thành Đạo của Đức Phật", chúng ta biết rằng sau khi Đức Phật từ bỏ pháp tu từ hai vị đạo sĩ Alàra Kàlama và Uddaka Ramàputta đã dạy Ngài bốn tầng Định Yoga là: "Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ", đồng thời từ bỏ luôn pháp tu khổ hạnh kéo dài 6 năm, là một pháp tu đã khiến Ngài suýt mất mạng mà không đạt được thượng trí và Niết Bàn. Sau đó Đức Phật tự chọn pháp Thở để tu tập.
21/11/2017(Xem: 11252)
Từ Kinh Phật Sơ Thời Đến Thiền Đốn Ngộ Giới Thiệu Tác Phẩm “Thiền Tông Qua Bờ Kia” Của Cư Sĩ Nguyên Giác--Trong tác phẩm mới xuất bản “Thiền Tông Qua Bờ Kia” tác giả Cư Sĩ Nguyên Giác kể chuyện buổi đầu ông học Thiền với Hòa Thượng Bổn Sư Thích Tịch Chiếu ở Chùa Tây Tạng tại Tỉnh Bình Dương, Việt Nam như sau: “Tôi nhớ lại buổi đầu gặp Hòa Thượng Tịch Chiếu, hỏi Thầy rằng con nên tập Thiền thế nào, Thầy nói rằng, “Phải Thấy Tánh đã.” Lúc đó, Thầy bảo đứa em kế tôi phải niệm Phật sáng trưa chiều tối, và quay sang đứa em gái kế sau nữa của tôi, bảo nhỏ này là con hãy về đọc bài Bát Nhã Tâm Kinh tối ngày sáng đêm. Tôi hỏi, rồi con cần niệm hay đọc gì hay không, Thầy đáp, con không có một pháp nào hết.”[1]
19/11/2017(Xem: 5777)
Chris Impey là Phó Khoa Trưởng của Đại Học Khoa Học, và là một Giáo Sư Xuất Chúng của Khoa Thiên Văn Học thuộc Đại học Arizona (Hoa Kỳ). Công trình nghiên cứu của ông đặt trọng tâm vào việc phát triển và cung cấp năng lượng của những lỗ đen khổng lồ trong các thiên hà.Ông đã viết hai cuốn sách giáo khoa, một tiểu thuyết, tám cuốn sách khoa học phổ thông, và hơn 250 bài nghiên cứu và bài báo.Khiêm Tốn TrướcHư Không(Humble Before the Void ), một cuốn sách dựa trên những khóa hội thảo được mô tả trong bài báo này, do Templeton Press xuất bản năm 2014
01/11/2017(Xem: 10386)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn[2] nên trong các hình tượng bồ tát chỉ có tượng của ngài duy nhất được tạc vẽ với nhục kế (uṣṇīṣa), vốn tượng trưng cho trí tuệ viên mãn như hình tượng Đức Phật chúng ta thường thấy. Truyền thống Phật giáo xuy tôn ngài là người thành lập Phật giáo Đại thừa không phải vì theo truyền thuyết nói rằng ngài đã mang kinh điển Đại thừa từ Long Cung về phổ biến mà vì ảnh hưởng thật sự tư tưởng của ngài trong các tông môn. Cho đến ngày nay, tám tông môn Phật giáo lớn từ Thiền đến Mật của Trung Hoa Triều Tiên Nhật Bản Tây Tạng Mông Cổ nhận ngài là tổ đều truyền bá đến Việt Nam từ lâu. Ở nhiều nước như Tây Tạng, Nepan, Mông Cổ chùa viện tư gia còn đắp tượng vẽ hình thờ phượng ngài như Đức Phật. Ngay tại Ấn Độ, đất nước đã tiêu diệt Phật giáo, người ta vẫn còn tiếp tục hãnh diện phổ biến các nghiên cứu về ngài và tôn kính ng
25/08/2017(Xem: 23092)
Bản Giác (sách pdf) tác giả: Tiến sĩ Lâm Như Tạng
21/06/2017(Xem: 8380)
* Trong vũ trụ có trùng trùng thế giới. Toàn Giác là bậc câu thông cùng vũ trụ, họ cùng một thể tánh với vũ trụ, thấu suốt quy luật vận hành của vũ trụ rồi “truyền thần” lại sự thấy biết đó. Để thấy rằng Đức Bổn sư không sáng tạo ra vũ trụ, không chế định ra luật nhân quả luân hồi, mà vũ trụ vốn sống động từ vô thỉ dù Phật có ra đời hay không.
25/04/2017(Xem: 9564)
Đức Phật đôi khi có đề cập tới tính chất và các thành phần của vũ trụ. Theo Ngài, có nhiều hình thức đời sống hiện hữu ở các nơi khác trong vũ trụ. Với đà tiến bộ nhanh chóng của khoa học ngày nay, có lẽ không bao lâu nữa chúng ta sẽ khám phá ra các loài sinh vật khác đang sống ở các hành tinh xa nhất trong dãi thiên hà của chúng ta. Có thể các chúng sanh nầy sống trong những điều kiện và qui luật vật chất khác, hay giống như chúng ta. Họ có thể hoàn toàn khác chúng ta về hình thể, thành phần và cấu tạo hoá học
24/04/2017(Xem: 10043)
Lời giới thiệu: Chúng tôi viết quyển sách này với mong muốn được trình bày theo cái hiểu và suy nghĩ của riêng mình. Kính mong rằng các bậc cao Tăng thạc đức niềm tình tha thứ nếu có chỗ nào sai xót. Chúng con hàng hậu học, vừa học, vừa tu vừa hướng dẫn lấy Kinh luật luận làm nền tảng. Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu biết rõ ràng về Phật giáo và ứng dụng lời Phật dạy trong đời sống hằng ngày. Chuyển nghiệp là quá trình nỗ lực làm cho phàm tính trong con người trở thành Thánh tính của bậc hiền.
18/04/2017(Xem: 8137)
Hai năm về trước, ngẫu nhiên đọc được bài diễn văn ‘Giá Trị của Khoa Học’ (The Value of Science) bởi Dr. Richard Feynman, Mùa Thu, 1955, (in Volume XIX, ENGINEERING AND SCIENCE, December 1955) rất nổi danh ở trên internet nhưng lúc đó tôi chưa đủ trình độ để hiểu nổi cái trí tuệ thậm thâm viên diệu của ông ta dù lúc đó tôi cảm thấy rất hấp dẫn.
18/04/2017(Xem: 7146)
Bài viết này được trình bày qua công trình nghiên cứu, suy luận, tham khảo, sáng tác và phóng dịch từ những nguồn gốc tài liệu giá trị bởi những khối óc vĩ đại của các khoa học gia Tây Phương cũng như của những cao tăng và những thiện tri thức, đã được tôi tư duy hóa, đồng cảm hóa, và Phật Giáo hóa để chứng minh vài công án nan giải của khoa học. Nó được xem như là một phương tiện trí tuệ của Phật Thừa để giải thích những gì khoa học hiện đại chưa thể vượt qua được.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]