Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Tổ Đề-đa-ca

12/03/201102:44(Xem: 4982)
5. Tổ Đề-đa-ca

TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

V. Chư Tổ sư Tây Thiên

5.

TỔ ĐỀ-ĐA-CA

提多迦祖

Tổ sư thứ năm là người nước Ma-già-đà. Tên thật của ngài là Hương Tượng, đến khi thọ giới xuất gia thì Tổ thứ tư là ngài Ưu-ba-cúc-đa mới ban cho pháp danh là Đề-đa-ca.

Khi ngài Đề-đa-ca mới sanh ra, cha ngài nằm chiêm bao, thấy điềm mộng thế này. Ông thấy một vành mặt trời màu vàng ròng, từ trong nhà hiện ra, chiếu sáng trời đất. Phía trước có một hòn núi lớn bằng các món báu trang sức xinh đẹp. Từ trên đỉnh núi, có bốn nguồn suối phun nước ra và chảy xuống mãi.

Sau đó, ông gặp Ưu-ba-cúc-đa, Tổ đời thứ tư. Ông đem điềm mộng trên kể với Tổ, Tổ giải thích rằng: “Hòn núi bằng các món báu, tức là thân người. Dòng suối chảy mãi, tức là Pháp giáo vô tận. Mặt trời từ trong nhà hiện ra, tức là người con của ông sau này sẽ xuất gia nhập đạo. Mặt trời ấy chiếu sáng trời đất, tức là người con ấy sau sẽ chứng đắc trí huệ sáng suốt.” Đó là điềm ứng trước về Tổ Đề-đa-ca vậy.

Lúc ngài cầu xuất gia, Tổ thứ tư có hỏi ngài rằng: “Thân ngươi xuất gia hay tâm ngươi xuất gia?”

Ngài đáp rằng: “Con đến xuất gia, đều chẳng phải thân, chẳng phải tâm. Tâm chẳng sanh, chẳng diệt, tức là thường đạo, chư Phật cũng là thường. Tâm không hình tướng, thân cũng như vậy.”

Về sau, trước khi tịch, ngài phó chúc đạo pháp cho Tổ thứ sáu là ngài Di-già-ca, có truyền bài kệ rằng:

Thông đạt bổn pháp tâm,

Vô pháp, vô phi pháp;

Ngộ liễu đồng vị ngộ,

Vô tâm diệc vô pháp.

通達本法心

無法無非法

悟了同未悟

無心亦無法。

Dịch nghĩa

Nếu thông nguồn cội pháp, tâm,

Pháp và phi pháp chẳng cầm làm chi.

Ngộ và chưa ngộ đồng ghi,

Cả tâm và pháp hai bề đều không.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/04/2013(Xem: 5546)
Cũng giống như trong Phật giáo, vạn pháp không hiện hữu, chỉ có mối liên hệ của chúng là hiện hữu... Trịnh Xuân Thuận
06/04/2013(Xem: 5062)
Tăng Triệu cho rằng vạn vật không dời đổi, không biến chuyển. Tất cả đều yên tĩnh bất động: "Bản tính của mỗi sự vật ở yên nơi một thời, có vật nào để mà khả dĩ đi lại được ?
05/04/2013(Xem: 3644)
Đạo Phật là một tôn giáo lớn của nhân loại; ảnh hưởng của đạo Phật đối với con người và xã hội, mang ý nghĩa rất lớn trong quá trình tiến bộ của con người, và đã tạo nên nền văn hóa nhân bản theo tinh thần của xã hội Á Đông hơn 2.000 năm qua ...
05/04/2013(Xem: 3917)
Lễ bái không có nghĩa là van vái thần linh để mong cầu điều gì có lợi cho mình, mà là sự khiêm cung biết hạ mình để học hỏi chân lý.
05/04/2013(Xem: 4157)
“Bộ mặt nguyên thủy” là một bài giảng của Đại Đăng Quốc Sư cho hoàng hậu Hanazono.
04/04/2013(Xem: 2256)
Trong cuộc sống hằng ngày, có ai tránh khỏi những hoàn cảnh trái ý nghịch lòng, khiến ta phải khổ đau, phiền não. Ðó là vì tâm yếu đuối của chúng ta không thể xem chướng ngại như cơ hội để ta rèn giới hạnh ...
04/04/2013(Xem: 7201)
Lời người dịch: " Khái luận tư tưởng Phật học Ấn độ" là một tác phẩm nghiên cứu Phật học của học giả người Trung Hoa Lữ Trưng . Quan điểm của ông đối với việc nghiên cứu Phật học là chính đáng, vì phương pháp nghiên cứu của ông gắn liền với sử học, nghĩa là tư tưởng và bối cảnh xã hội không thể tách rời nhau.
02/04/2013(Xem: 3517)
Lâu nay, đa số Phật tử quan trọng ngày Phật Đản Sinh hơn là ngày Phật Thành Đạo.
01/04/2013(Xem: 6704)
Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các người chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta ...
01/04/2013(Xem: 6493)
Bài pháp này đã được Đức Phật thuyết cho ẩn sĩ Subhadda ngay vào lúc sắp viên tịch Níp Bàn giữa hai cây Sàlà (vườn Ingyin) gần thành Kusinãra, xin trích đoạn sau ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]