Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Tổ Ưu-ba-cúc-đa

12/03/201102:44(Xem: 4360)
4. Tổ Ưu-ba-cúc-đa

TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

V. Chư Tổ sư Tây Thiên

4.

TỔ ƯU-BA-CÚC-ĐA

優婆掬多祖

Tổ sư là người thông minh từ rất sớm, đã phát huệ khi mới mười hai tuổi. Về sau, nhờ có Tổ đời thứ ba truyền dạy, ngài tu học rất mau tiến bộ. Chẳng những về đạo lý ngài tiến rất nhanh, mà về đức hạnh ngài cũng nêu gương sáng chói, không một chỗ tỳ vết.

Theo Kế Đăng Lục, quyển nhất, ngài Ưu-ba-cúc-đa là người nước Trá-lỵ, họ Thủ-đà, cha tên là Thiện Ý. Ngài xuất gia hồi mười bảy tuổi, đến hai mươi tuổi thì chứng quả. Ngài hóa độ được rất nhiều đệ tử và tín đồ.

Sách còn chép lại rằng, lúc nhỏ ngài đã khéo dùng một phương pháp để thống trị tâm trí, kiểm điểm tự tâm và trau dồi đức hạnh. Ngài lấy những viên đá trắng làm biểu trưng cho tư tưởng tốt và những viên đá đen biểu trưng cho tư tưởng xấu. Mỗi ngày, khi có nghĩ đến việc gì xấu thì ngài đặt một viên đá đen. Ngược lại, khi nghĩ đến việc tốt thì đặt một viên đá trắng. Lúc đầu, đá đen vượt hơn đá trắng rất nhiều, ngài nhờ đó mà chú tâm kiểm điểm những tư tưởng xấu để gạt bỏ. Dần dần về sau, đá đen ngày một ít đi, và đá trắng mỗi ngày mỗi nhiều. Cho đến khi chỉ còn đá trắng mà không có đá đen nữa. Cũng chính nhờ sự rèn luyện, tu tập đức hạnh từ nhỏ như vậy, nên về sau ngài trở thành một bậc đại đức, nối tiếp sự nghiệp do Phật truyền phó mà làm Tổ sư đời thứ tư.

Vì ngài Ưu-ba-cúc-đa rất tinh tấn làm Phật sự, nên người đương thời còn xưng tụng ngài bằng danh hiệu là Vô Tướng Hảo Phật.

Khi ngài còn chưa xuất gia, tại xứ Ma-đột-la có một cô gái làng chơi nổi tiếng tên là Hoa-xá-hoa-đà. Con hầu của cô này thường đến mua hương phấn tại hiệu của Ưu-ba-cúc-đa. Cô biết chuyện, hỏi rằng: “Chắc em ưa thích cậu ấy lắm, nên mới thường đến mua đồ chỗ ấy phải không?” Con hầu đáp rằng: “Thưa cô, không phải thế. Cậu ấy là một người khôi ngô tuấn tú, hiền lành, tài trí, lại thường noi theo đạo lý mà cư xử, nên ai gặp rồi cũng đều mến phục.” Cô Hoa-xá-hoa-đà nghe nói, đem lòng yêu chàng. Cô sai con hầu đến nói với Ưu-ba-cúc-đa rằng: “Cô tôi muốn gặp cậu và mong rằng sẽ được giao duyên với cậu.” Ưu-ba-cúc-đa liền bảo con hầu về thưa lại với cô chủ rằng chưa phải lúc gặp nhau.

Hồi ấy, khách làng chơi mỗi lần đến với cô Hoa-xá-hoa-đà đều phải mất đến năm trăm đồng tiền vàng. Cô nghĩ rằng chàng Ưu-ba-cúc-đa từ chối hẳn là vì không muốn tốn năm trăm đồng tiền vàng. Cô liền sai con hầu đến lần nữa, nói rằng: “Cô tôi không lấy tiền cậu đâu, chỉ muốn được chung vui với cậu mà thôi.” Nhưng chàng Ưu-ba-cúc-đa cũng đáp lại như lần trước, rằng chưa phải lúc cô có thể gặp chàng.

Ngày kia, có người con của một ông nhà giàu lớn đến nghỉ chơi ở chỗ cô Hoa-xá-hoa-đà. Cùng lúc ấy, lại có một đại thương gia từ miền Bắc mới đến, đem theo năm trăm con ngựa vào thành Ma-đột-la để bán, hỏi thăm muốn tìm những chỗ làng chơi nổi tiếng trong xứ. Người ta chỉ đến cô Hoa-xá-hoa-đà. Người thương gia liền đến viếng cô, chịu trả cho cô đủ năm trăm đồng tiền vàng với rất nhiều quà tặng quý giá. Vì lòng tham, cô liền giết chết chàng trai con ông nhà giàu kia, mang xác ra giấu dưới đống đồ dơ sau nhà, để có thể giao tình với khách mới. Vài hôm sau, cha mẹ chàng kia cho người tìm được xác con mình dưới đống đồ dơ sau nhà cô, liền đi tố cáo việc con mình bị giới. Vua tra xét ra chính cô Hoa-xá-hoa-đà là kẻ giết người, liền xử phạt chặt đứt tay chân, cắt lỗ tai, lỗ mũi, rồi mang bỏ cô nơi nghĩa địa.

Bấy giờ, Ưu-ba-cúc-đa nghe biết việc ấy. Chàng suy nghĩ rằng: “Ngày trước, người đàn bà ấy muốn gặp ta đẻ thỏa lòng dục vọng, nhưng ta không muốn cho gặp. Bây giờ cô ta đã mất hết tay chân, lỗ tai, lỗ mũi rồi. Chính là lúc mà người ấy phải gặp ta vậy.”

Chàng liền cùng một đứa tiểu đồng đi thẳng đến nghĩa địa. Con hầu của nàng Hoa-xá-hoa-đà là người có nghĩa, nhớ ơn chủ nên vẫn theo đến nghĩa địa mà đuổi không cho loài diều quạ đến gần làm hại nàng. Khi thấy chàng Ưu-ba-cúc-đa đến, con hầu liền nói với nàng rằng: “Thưa cô, chính là người mà trước đây cô đã nhiều lần sai tôi đến mời nhưng không chịu đến, giờ đây đang đi chỗ chúng ta đó.” Nghe con hầu nói, cô than rằng: “Em ơi, giờ đây ta đã mất hết nhan sắc xinh đẹp ngày nào, trở thành một cục thịt nhầy nhụa ghê tởm nằm trên chỗ đất dơ nơi nghĩa địa này, có còn chút lạc thú nào có thể mang lại cho người mà người tìm đến đây?”

Lúc ấy, chàng Ưu-ba-cúc-đa đi tới đứng ngay trước mặt nàng Hoa-xá-hoa-đà. Nàng thấy vậy, nói rằng: “Chàng ơi, ngày trước thân thể em còn xinh đẹp, khỏe mạnh, em rất thích sự khoái lạc ái tình với chàng, đã nhiều lần sai người tìm chàng, nhưng chàng đều từ chối, bảo rằng chưa phải lúc. Giờ đây em đã bị chặt mất hết chân tay, lại bị cắt mất cả lỗ tai, lỗ mũi, khác nào một đống thịt nhầy nhụa, máu me ghê tởm, lẽ nào chàng lại cho là phải lúc mà đến đây sao?”

Chàng Ưu-ba-cúc-đa đáp rằng:

“Này cô, tôi không phải vì ham thích tình ái mà đến với cô. Bởi vậy, khi cô còn tràn đầy lòng dục, thật là chẳng phải lúc cho tôi đến gặp. Nay thân thể cô đã không còn đầy đủ, xinh đẹp như xưa, chính là lúc tôi có thể đến để nhắc nhở cô về sự giả tạm, không thật và nhơ nhớp của thân thể con người. Nay cô đã thấy được điều đó, lẽ nào còn mê đắm trong những ý nghĩ về dục lạc?”

Được nghe lời thuyết giảng của chàng Ưu-ba-cúc-đa đúng vào lúc ấy, cô gái hoàn toàn tỉnh ngộ, hết sức hối hận. Ngay khi ấy, lòng cô dứt bỏ hết các mối tình ái, tham dục, tâm hồn được an lạc, thoát khỏi mọi phiền não ràng buộc trong tâm trí.



Về sau, ngài chọn được một vị đệ tử tài đức là Đề-đa-ca, người rất thông đạt. Ngài truyền lại cho Đề-đa-ca làm Tổ đời thứ năm, có bài kệ truyền pháp như dưới đây:

Tâm tự bổn lai Tâm,

Bổn Tâm phi hữu Pháp;

Hữu Pháp hữu bổn Tâm,

Phi Tâm phi bổn Pháp.

心自本來心

本心非有法

有法有本心

非心非本法。



Dịch nghĩa

Tâm là vốn tự xưa nay,

Bổn Tâm chẳng có pháp này pháp kia.

Nếu có pháp, tâm chẳng lìa,

Không tâm thì pháp chẳng hề hiện ra.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/10/2010(Xem: 3472)
Tuy đức Phật không đề cập nhiều về chính trị, Ngài chỉ thuần chỉ dạy cho hàng đệ tử tu tập con đường giải thoát nhưng tất cả lời dạy của ngài đều vì lợi ích cho chư thiên và loài người.
17/10/2010(Xem: 4727)
Giáo lý Phật giáo thiết lập trên nền tảng đau khổ của con người. Mặc dầu nhấn mạnh vào hiện hữu của sự khổ, nhưng Phật giáo không bao giờ là một giáo lý bi quan.
16/10/2010(Xem: 4158)
1. Kinh Đại bản [Tương đương Pāli: Mahānpadānasutta, D 14] Cũng được gọi là Đại bản duyên. Hán dịch Đại bản, tương đương Pāli là mahāpadāna. Pāli nói apadānahay Sanskrit nói avadānalà một thể loại văn học Thánh điển nguyên thủy, được kể trong chín loại gọi là cửu phần giáo, sau này phát triển thành mười hai phần giáo. Hán dịch âm là a-ba-đà-na, và dịch nghĩa thông dụng là "thí dụ"
15/10/2010(Xem: 3817)
Lý tưởng giáo dục và những phương pháp thực hiện lý tưởng này, hiển nhiên Phật giáo đã có một lịch sử rất dài. Phạm vi hoạt động của nó không chỉ giới hạn chung quanh những tàng kinh các, hay những pháp đường của các Tăng viện; mà còn ở cả nơi triều đình, công sảnh, và bấtcứ nơi nào mà mọi người có thể tụ tập ít nhất là hai người, trong tấtcả sinh hoạt nhân gian. Thêm vào đó là những biến chuyển qua các thời đại, sự dị biệt của các dân tộc...
13/10/2010(Xem: 5779)
Các Luận sư A-tì-đàm đã thấy rõ những nạn đề đặt ra cho nhận thức về quan hệ nhân quả, cho nên họ đưa ra một khung đề nghị là có năm loại kết quả khác nhau...
11/10/2010(Xem: 6472)
Trong lịch sử tư tưởng của Tánh Không luận, khởi đầu là sự tranh luận về điểm: có nên thừa nhận có một Bản ngã (Pdugala) hay không? Sự tranh luận này được khởi đầu...
11/10/2010(Xem: 5365)
Trong khi Phật giáo càng ngày càng trở nên một cao trào triết học và tâm linh (spirituality) cho giới trí thức Tây phương thì Phật giáo Việt Nam (PGVN) đang đi vào thoái trào trên phương diện tín ngưỡng (religion) đối với quần chúng Việt Nam. Sự thoái trào, hay “mạt pháp”, này được biểu lộ qua hai hiện tượng: 1. Trí thức Phật tử Việt ở hải ngoại bỏ chùa để theo tu học các giáo phái khác, và 2. quần chúng ở trong nước, ở các vùng thôn quê vốn có ảnh hưởng Phật giáo, nay đi theo đạo Tin lành ngày càng đông.
08/10/2010(Xem: 12369)
Phật nói : Lấy Tâm làm Tông, lấy không cửa làm cửa Pháp. Đã không cửa làm sao đi qua ? Há chẳng nghe nói : “Từ cửa vào không phải là đồ quý trong nhà. Do duyên mà được, trước thì thành, sau thì hoại.” Nói như thế giống như không gió mà dậy sóng, khoét thịt lành làm thành vết thương. Huống hồ, chấp vào câu nói để tìm giải thích như khua gậy đánh trăng, gãi chân ngứa ngoài da giầy, có ăn nhằm gì ? Mùa hạ năm Thiệu Định, Mậu Tý, tại chùa Long Tường huyện Đông Gia, Huệ Khai là Thủ Chúng nhân chư tăng thỉnh ích bèn lấy công án của người xưa làm viên ngói gõ cửa, tùy cơ chỉ dẫn người học. Thoạt tiên không xếp đặt trước sau, cộng được 48 tắc gọi chung là “Cửa không cửa”. Nếu là kẻ dõng mãnh, không kể nguy vong, một dao vào thẳng, Na Tra tám tay giữ không được. Tây Thiên bốn bẩy (4x7=28) vị, Đông Độ hai ba (2x3=6) vị chỉ đành ngóng gió xin tha mạng. Nếu còn chần chờ thì giống như nhìn người cưỡi ngựa sau song cửa, chớp mắt đã vượt qua.
08/10/2010(Xem: 3848)
Tôi hành thiền Vipassanà không theo cách rập khuôn một bài bản cố định, có điều kiện của các thiền sư, thiền viện hay thiền phái nổi tiếng nào, dù biết rằng những phương pháp vận dụng quy mô ấy đều đem lại lợi lạc nhất định cho rất nhiều hành giả và bản thân tôi cũng đã học hỏi từ đó rất nhiều.
07/10/2010(Xem: 10287)
Tác phẩm “Triết học có và không của Phật giáo ở Ấn Độ” mà độc giả đang cầm trên tay là tác phẩm gồm nhiều bài viết ngắn, được viết trong thời gian tác giả còn đang du học tại Đài Loan (Taiwan), với nội dung chủ yếu phân tích giải thích tư tưởng có(bhŒva) và không(Sènyatˆ) là hai hệ thống tư tưởng lớn của Phật giáo ở Ấn Độ, đặc biệt thuyết minh về mối quan hệ thiết thân giữa hai học thuyết này. ..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567