Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Nghiệp báo

12/03/201102:44(Xem: 4546)
10. Nghiệp báo

TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

I. Những chuyện tích triết lý

10. NGHIỆP BÁO

Trích từ cuốn “Một trăm chuyện tích nhân duyên”


Lúc ấy, Phật ở gần thành Xá-vệ, trong vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc. Trong thành có một nhà buôn lớn, cùng với 500 người khác cùng chở hàng hóa đi buôn xa bằng đường biển. Thuyền ra biển cả bị sóng đánh chìm, may mắn sống được mà về. Người ấy liền ngày đêm cầu khấn, cúng vái các vị thần linh để cầu sự che chở. Rồi sắp xếp ra biển, lại bị chìm thuyền. Đến ba lần như vậy, cũng không có lần nào an ổn.

Khi ấy, người thương chủ nhờ may mắn mà sống sót mấy lần, trở về được nơi thành Xá-vệ, trong lòng sanh ra âu sầu áo não, liền suy nghĩ rằng: “Ta nghe có đức Phật Thế Tôn là bậc sáng suốt, trong cõi trời người chẳng ai bằng, lòng thường thương xót cứu hộ hết thảy chúng sanh. Nay ta nên chí thành xưng danh hiệu ngài, nguyện rằng nếu được đi về bình an thì sẽ lấy một nửa số châu báu kiếm được mà cúng dường ngài.”

Nghĩ như vậy rồi, liền sắp đặt thuyền ra khơi lần nữa. Lần này, ông chí thành niệm danh hiệu Phật mà cầu được an ổn trở về. Quả nhiên, lần ấy ông đi về bình an vô sự, mang về được rất nhiều trân bảo, châu báu.

Về nhà rồi, ông mang những của báu kiếm được ra ngắm nghía, tâm tham lam nổi lên, không thể dứt lòng mà mang phân nửa số châu báu đi cúng Phật. Ông liền nghĩ rằng: “Nếu không mang phân nửa số châu báu này đi cúng Phật thì trái lời đã hứa. Chi bằng ta mang phân nửa số châu báu này mà bán cho vợ ta, lấy hai đồng bạc, rồi mang hai đồng bạc ấy mua hương mang đến tinh xá Kỳ Hoàn mà đốt lên cúng dường Phật, cũng xem như giữ được lời hứa trước.”

Nghĩ rồi làm y như vậy. Người ấy mua hai đồng bạc hương và đi đến tinh xá Kỳ Hoàn, đốt hương cúng dường Phật. Khi ấy, Phật dùng thần lực làm cho khói hương bay lên hóa thành những đám mây hương lớn, che phủ khắp vùng tinh xá Kỳ Hoàn.

Người thương chủ ấy thấy sự thần biến như vậy, lòng tự hối trách, suy nghĩ rằng: “Đức Như Lai Thế Tôn thật có thần biến, hiện phép mầu nhiệm xưa nay ta chưa từng được thấy. Nhờ sức thần hộ niệm của ngài mà ta được yên ổn đi về, thâu hoạch nhiều châu báu. Nay ta lại sanh lòng tham tiếc nhỏ nhen, không muốn mang châu báu đến cúng dường ngài, thật đáng xấu hổ.”

Nghĩ như vậy rồi, ông liền quỳ xuống chí thành thỉnh Phật và chư tăng cùng đến thọ lễ cúng dường ở nhà ông. Phật nhận lời.

Ngày hôm sau, ông chuẩn bị mọi thứ chu đáo, lại sai người đến mời thỉnh một lần nữa. Phật và chư tăng cùng đến nhà ông thọ lễ cúng dường. Xong lễ, Phật lại vì ông mà thuyết pháp cho nghe. Ông nghe pháp rồi lòng tham lam trừ dứt, liền mang những trân bảo quý báu ra mà ném lên hư không để cúng dường Phật. Những trân bảo quý báu ấy bỗng nhiên tụ lại trên hư không thành một cái lọng báu rất lớn, bay che bên trên đức Phật.

Người thương chủ thấy sự biến hóa kỳ diệu như vậy, liền chí thành lễ Phật, phát lời nguyện lớn rằng: “Nhờ công đức cúng dường hôm nay, trong đời vị lai tôi nguyện sẽ có thể vì những chúng sanh mù lòa mà cứu giúp cho được sáng mắt, vì những chúng sanh chẳng quy y Phật mà độ cho quy y, những chúng sanh không người cứu hộ sẽ được cứu hộ, những chúng sanh không được an ổn sẽ được an ổn, những chúng sanh chưa nhập Niết-bàn sẽ được nhập Niết-bàn.”

Phát nguyện vừa xong, đức Phật liền mỉm cười, từ nơi trán, giữa hai lông mày phóng ra một đạo hào quang năm sắc, bay quanh Phật ba vòng rồi lại theo chỗ trên trán Phật mà bay trở vào.

Khi ấy, A-nan bạch Phật rằng: “Như Lai là đấng tôn quý, chẳng vô cớ mà cười bao giờ. Nay vì nhân duyên gì mà Phật mỉm cười, xin giảng giải cho được biết.”

Phật bảo A-nan: “Ngươi có nhìn thấy người thương chủ đây phát tâm hối hận, tự trách rồi cúng dường ta chăng?” A-nan thưa: “Bạch Thế Tôn, con đã thấy.”

Phật nói: “Người thương chủ này nhờ công đức cúng dường ta, không còn phải đọa vào trong ba nẻo ác: địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ. Thường sanh nơi cõi trời, hưởng nhiều sự khoái lạc. Trải qua ba a-tăng-kỳ kiếp nữa sẽ thành Phật hiệu là Bảo Thạnh, hóa độ chúng sanh nhiều vô số. Vì nhân duyên ấy mà ta mỉm cười.”

Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/10/2010(Xem: 3320)
Sau Lục Tổ Huệ Năng (638-713), Thiền Tông phương Nam của ngài chia làm hai hệ phái do hai đệ tử của ngài đứng đầu là Nam Nhạc Hoài Nhượng (677-744) và Thanh Nguyên Hành Tư (?- 740). Về sau, hệ phái Thanh Nguyên gồm ba dòng là Tào Động, Pháp Nhãn và Vân Môn, còn hệ phái, còn hệ phái Nam Nhạc truyền ra hai dòng là Lâm Tế và Quy Ngưỡng. Lâm Tế Nghĩa Huyền (?-867) đã mở ra một dòng thiền lớn kéo dài cho đến ngày nay, có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo Trung Quốc, Việt Nam, Cao Ly và Nhật bản. Riêng tại Việt Nam, Thiền Lâm Tế có mặt và phát triển liên tục đến nay kể cũng đã hơn bảy thế kỷ.
18/10/2010(Xem: 16500)
Đây không phải là một sáng tác. Tài liệu nhỏ này chỉ trích soạn những lời hay ý đẹp trong các bài giảng của chư Tôn Đức, sách báo của Phật giáo đã xuất bản từ trước đến nay, hệ thống lại thành một bài giảng chuyên đề. Công việc của chúng tôi là lượm lặt những bông hoa thơm đẹp để kết thành một tràng hoa đẹp. Phổ biến tập tài liệu này, ước mong nó sẽ cung cấp một vài kiến thức cần thiết cho quý vị “Tân Giảng Sư” và cũng là tài liệu nghiên cứu cho những người học Phật sơ cơ.
18/10/2010(Xem: 3501)
Tuy đức Phật không đề cập nhiều về chính trị, Ngài chỉ thuần chỉ dạy cho hàng đệ tử tu tập con đường giải thoát nhưng tất cả lời dạy của ngài đều vì lợi ích cho chư thiên và loài người.
17/10/2010(Xem: 4751)
Giáo lý Phật giáo thiết lập trên nền tảng đau khổ của con người. Mặc dầu nhấn mạnh vào hiện hữu của sự khổ, nhưng Phật giáo không bao giờ là một giáo lý bi quan.
16/10/2010(Xem: 4213)
1. Kinh Đại bản [Tương đương Pāli: Mahānpadānasutta, D 14] Cũng được gọi là Đại bản duyên. Hán dịch Đại bản, tương đương Pāli là mahāpadāna. Pāli nói apadānahay Sanskrit nói avadānalà một thể loại văn học Thánh điển nguyên thủy, được kể trong chín loại gọi là cửu phần giáo, sau này phát triển thành mười hai phần giáo. Hán dịch âm là a-ba-đà-na, và dịch nghĩa thông dụng là "thí dụ"
15/10/2010(Xem: 3828)
Lý tưởng giáo dục và những phương pháp thực hiện lý tưởng này, hiển nhiên Phật giáo đã có một lịch sử rất dài. Phạm vi hoạt động của nó không chỉ giới hạn chung quanh những tàng kinh các, hay những pháp đường của các Tăng viện; mà còn ở cả nơi triều đình, công sảnh, và bấtcứ nơi nào mà mọi người có thể tụ tập ít nhất là hai người, trong tấtcả sinh hoạt nhân gian. Thêm vào đó là những biến chuyển qua các thời đại, sự dị biệt của các dân tộc...
13/10/2010(Xem: 5808)
Các Luận sư A-tì-đàm đã thấy rõ những nạn đề đặt ra cho nhận thức về quan hệ nhân quả, cho nên họ đưa ra một khung đề nghị là có năm loại kết quả khác nhau...
11/10/2010(Xem: 6532)
Trong lịch sử tư tưởng của Tánh Không luận, khởi đầu là sự tranh luận về điểm: có nên thừa nhận có một Bản ngã (Pdugala) hay không? Sự tranh luận này được khởi đầu...
11/10/2010(Xem: 5385)
Trong khi Phật giáo càng ngày càng trở nên một cao trào triết học và tâm linh (spirituality) cho giới trí thức Tây phương thì Phật giáo Việt Nam (PGVN) đang đi vào thoái trào trên phương diện tín ngưỡng (religion) đối với quần chúng Việt Nam. Sự thoái trào, hay “mạt pháp”, này được biểu lộ qua hai hiện tượng: 1. Trí thức Phật tử Việt ở hải ngoại bỏ chùa để theo tu học các giáo phái khác, và 2. quần chúng ở trong nước, ở các vùng thôn quê vốn có ảnh hưởng Phật giáo, nay đi theo đạo Tin lành ngày càng đông.
08/10/2010(Xem: 12448)
Phật nói : Lấy Tâm làm Tông, lấy không cửa làm cửa Pháp. Đã không cửa làm sao đi qua ? Há chẳng nghe nói : “Từ cửa vào không phải là đồ quý trong nhà. Do duyên mà được, trước thì thành, sau thì hoại.” Nói như thế giống như không gió mà dậy sóng, khoét thịt lành làm thành vết thương. Huống hồ, chấp vào câu nói để tìm giải thích như khua gậy đánh trăng, gãi chân ngứa ngoài da giầy, có ăn nhằm gì ? Mùa hạ năm Thiệu Định, Mậu Tý, tại chùa Long Tường huyện Đông Gia, Huệ Khai là Thủ Chúng nhân chư tăng thỉnh ích bèn lấy công án của người xưa làm viên ngói gõ cửa, tùy cơ chỉ dẫn người học. Thoạt tiên không xếp đặt trước sau, cộng được 48 tắc gọi chung là “Cửa không cửa”. Nếu là kẻ dõng mãnh, không kể nguy vong, một dao vào thẳng, Na Tra tám tay giữ không được. Tây Thiên bốn bẩy (4x7=28) vị, Đông Độ hai ba (2x3=6) vị chỉ đành ngóng gió xin tha mạng. Nếu còn chần chờ thì giống như nhìn người cưỡi ngựa sau song cửa, chớp mắt đã vượt qua.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567