Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20. Trí nhớ

12/03/201102:44(Xem: 6839)
20. Trí nhớ

TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

II. Một cuộc vấn đáp đạo lý

20. TRÍ NHỚ

“Bạch đại đức, do nơi đâu mà người ta có thể nhớ được những việc đã qua, những việc đã làm từ trước kia?”

“Đó là nhờ có trí nhớ.”

“Thế không phải là do suy tưởng sao?”

“Có khi nào bệ hạ quên mất một việc gì bệ hạ đã từng làm không?”

“Có.”

“Vậy lúc đó bệ hạ có bị mất suy tưởng không?”

“Không, lúc đó trẫm mất trí nhớ.”

“Vậy bệ hạ không thể nói rằng người ta nhớ là do suy tưởng chứ không phải do trí nhớ.”



“Bạch đại đức, khi người ta ghi nhớ một việc gì, ấy là bởi nội lực tự nhiên hay do có sự kích thích từ bên ngoài?”

“Do bởi sức mình, và cũng do sự kích thích từ bên ngoài nữa.”

“Nếu người ta không thể nhớ hết thảy mọi việc, thì không thể nói là nhớ được do nơi sự kích khích.”

“Nếu không có sự nhớ do nơi kích thích, thì những nhà mỹ thuật chẳng cần học hỏi chuyên môn, kỹ thuật, và người ta cũng không cần cầu học nơi thầy, vì như vậy đều vô ích.”



“Bạch đại đức, có bao nhiêu cách khiến người ta nhớ được việc đã qua?”

“Đại vương, có mười sáu cách khiến người ta nhớ được việc đã qua. Đó là:

1. Do tự nhiên mà ghi nhớ. Như trường hợp ngài A-nan, Cưu-thù-đan-la và nhiều vị thánh tăng khác, các vị có khả năng tự nhiên ghi nhớ những gì đã được nghe, thấy.

2. Do sự nhắc nhở từ bên ngoài. Như trường hợp người hay quên, phải nhờ những kẻ khác nhắc nhở thường xuyên thì mới nhớ.

3. Do ảnh hưởng của một sự việc vinh quang. Như trường hợp nhà vua nhớ ngày lên ngôi, người tu nhớ ngày quy y thế độ của mình.

4. Do ảnh hưởng một dịp may. Người ta nhớ những lúc nào người ta được may mắn lớn lao.

5. Do ảnh hưởng một dịp rủi ro. Người ta nhớ lúc nào người ta bị khốn đốn.

6. Do sự mường tượng giống nhau giữa một sự vật với sự vật khác mà mình đã nhớ. Như trường hợp nhìn thấy người giống cha, mẹ, chị, em... mình thì mình nhớ.

7. Do ảnh hưởng của một việc nổi bật. Người ta nhớ đến những sự vật nào nổi bật hơn hết trong cùng nhóm của nó. Như thầy giáo nhớ đứa học trò giỏi nhất lớp.

8. Do ảnh hưởng của lời nói. Như người ta nhớ những điều thường nghe những người quanh mình nhắc đến.

9. Do những dấu hiệu đặc biệt. Như người đến một thành phố lạ, ghi nhớ những nơi thắng tích, đều là nhờ những dấu hiệu đặc biệt.

10. Do có sự thúc giục. Như trường hợp người ta bị thúc bách, buộc phải nhớ một điều gì đó, vì nó gây ảnh hưởng lớn cho họ, hoặc do những người chung quanh muốn như vậy nên thúc giục họ. Như trường hợp người đi thi phải ghi nhớ bài học.

11. Do ảnh hưởng của thói quen. Như người tập viết, nhờ luyện tập nhiều lần mới quen thuộc các đường nét của chữ viết.

12. Do sự suy tính theo nguyên tắc. Như người học toán, ghi nhớ những công thức nhờ áp dụng để tính toán theo nguyên tắc.

13. Do học thuộc lòng. Như khi cần ghi nhớ một điều gì, người ta học cho thuộc lòng những điều ấy, rồi thì có thể ghi nhớ được một thời gian sau nữa.

14. Do sự chuyên tâm chú ý. Như những người tu hành nhờ thiền định mà nhớ ra nghiệp đời trước của mình. Người ta chuyên tâm chú ý vào chuyện gì thì có thể ghi nhớ được chuyện ấy.

15. Do đọc thấy trong sách vở. Như người siêng năng tụng đọc kinh điển có thể nhớ được những lời dạy trong kinh.

16. Do sự cất giấu trước đây, nay nhìn thấy lại cho nên nhớ. Như người nhìn thấy một vật cất giấu, liền nhớ lại lúc mang cất giấu nó.

17. Do sự tương hợp. Như khi ngửi một mùi hương, nhìn thấy một màu sắc, nghe một âm thanh... có sự tương hợp, giống nhau với những mùi hương, màu sắc, âm thanh... mà mình đã nếm trải trước đây, liền nhớ lại.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/08/2019(Xem: 13657)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương phápgiảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau. Chúng sanh có vô lượng trần lao, phiền não, thì Phật pháp có vô lượng pháp môn tu. Nếu sử dụng đúng phương pháp thì hiệu quả giảng dạy sẽ đạt được kết quả tốt. Tri thứcPhật học là nguồn tri thức minh triết, là giáo lý để thực hành, lối sống, do đó phương pháp giảng dạy là vấn đề vô cùng cần thiết để giới thiệu nguồn tri thức minh triết ấy.
05/06/2019(Xem: 19205)
Niệm Định Tuệ Hữu Lậu & Niệm Định Tuệ Vô Lậu Phật Đản 2019 – Phật lịch 2563 Tỳ kheo Thích Thắng Giải , Ngôn ngữ là một phương tiện để diễn tả đạo lý, nhưng thể thật của đạo thì vượt ra ngoài ngôn ngữ và tất cả ý niệm. Vì vậy, một khi chúng ta liễu tri được nghĩa chân thật của đạo thì lúc đó sẽ thấu tỏ được sự diệu dụng của phương tiện ngôn ngữ. Nếu xét về nghĩa thật của đạo, đó chính là chân tâm không sinh diệt hay chánh kiến vô lậu.
27/05/2019(Xem: 5774)
Tác giả William Edelglass là tân giám đốc về nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Học Barre và là giáo sư triết học và môi trường tại Trường Cao Đẳng Marlboro College tại tiểu bang Vermont. Công việc của ông đã đưa ông tới Dharamsala, Ấn Độ, nơi ông dạy cả triết học Tây Phương cho chư tăng Tây Tạng tại Học Viện Institute of Buddhist Dialectics và triết lý Phật Giáo cho các sinh viên đại học Mỹ về chương trình nghiên cứu Tây Tạng. Bài này trích dịch từ Quý San năm 2019 có chủ đề “Buddhadharma: The Practitioner’s Quarterly,” đăng ngày 14 tháng 5 năm 2019 trên trang mạng Lion’s Roar.
02/05/2019(Xem: 7217)
Vì thương xót hết thảy hữu tình phải chịu phiền não, đau thương do tham ái mà bị trôi dài trong bể khổ sinh tử luân hồi, Đức Phật hiện ra ở đời để lại cho thế gian vô số pháp môn tu tập, tùy theo căn cơ, sở trường và hoàn cảnh của mỗi chúng sanh mà chọn lựa pháp hành thích ứng để tu tập nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Chư pháp của Thế Tôn được ví như những thang thuốc tùy bệnh mà bốc thuốc. Trong số đó, Tuệ quán vô thường, khổ và vô ngã của tất cả pháp, qua đó hành giả quán tánh ly tham, quán tánh đoạn diệt, quán tánh xả ly của tất cả pháp, là pháp “tối thượng” và vi diệu ‘nhất’ vì nếu hành giả thường xuyên hành trì sẽ ‘chứng đạt’ Tuệ Giải Thoát, vị ấy sẽ đoạn tận mọi kiết sử, không còn khổ đau, phạm hạnh đã thành, chánh trì giải thoát, là bậc A-La-Hán.
24/04/2019(Xem: 4441)
Cuộc sống, nhìn quanh đâu cũng thấy Thật. Bạo động cũng có thật, giả dối cũng là thật, tham dục cũng hiện hữu thật,sợ hải cũng có thật ,nhiếp phục uế trược cám dỗ cũng thật, tài sản, vợ con, tình yêu, danh vọng, địa vị …đều thật hết. Chính cái Thật đó mà khổ đau phát sanh cũng là Thật.
01/03/2019(Xem: 5942)
Triết Học Phật Giáo Ấn Độ, Hayes Richard, Thích Nguyên Tạng (dịch), Phật giáo (PG) là một thành tố quan trọng, hỗn hợp các triết lý khác của tiểu lục địa Ấn Độ trong hơn một ngàn năm qua. Từ phần đầu khá lặng lẽ, vài thế kỷ trước Tây lịch, nền học thuật PG gia tăng sức mạnh cho tới khi đạt đến đỉnh cao ảnh hưởng và tính chất độc đáo trong nửa sau thiên niên kỷ thứ nhất. Từ thế kỷ thứ mười một trở đi, PG dần dần suy thoái và cuối cùng biến mất ở miền Bắc Ấn Độ. Mỗi nhà tư tưởng chú trọng vào những đề tài khác nhau, nhưng khuynh hướng chung của đa số họ là trình bày một hệ thống triết lý nhất quán, bao gồm đạo đức học, tri thức học và siêu hình học. Phần lớn những đề tài mà các triết gia PG Ấn này viết, là phát xuất trực tiếp từ những giáo lý được xem là của Sĩ-đạt-ta Cồ Đàm (Siddhartha Gautama), thường được tôn xưng bằng danh hiệu là Đức Phật.
16/02/2019(Xem: 6938)
Những câu văn không chuẩn văn phạm vì thiếu những chủ từ [subjects] trong những bài triết luận về Phật Giáo mà tôi đã, đang, và sẽ viết không phải là tôi cố ý lập dị như những triết gia danh tiếng trên thế giới khi họ hành văn chương và viết về triết học nhưng mà tôi không có thể làm cách nào khác hơn khi viết về ý vô ngã [không Tôi] để không bị mâu thuẫn với ý phá ngã.
01/02/2019(Xem: 8643)
Những câu văn không chuẩn văn phạm vì thiếu những chủ từ [subjects] trong những bài triết luận về Phật Giáo mà tôi đã, đang, và sẽ viết không phải là tôi cố ý lập dị như những triết gia danh tiếng trên thế giới khi họ hành văn (chương) và viết về triết học nhưng mà tôi không có thể làm cách nào khác hơn khi viết về ý vô ngã [không Tôi] để không bị mâu thuẫn với ý phá ngã.
08/01/2019(Xem: 6545)
Kinh Duy Ma Cật, tôi đã có duyên được học với Hòa thượng Thích Đôn Hậu, tại Phật Học Viện Báo Quốc - Huế, sau năm 1975 Tôi rất thích tư tưởng “Tịnh Phật Quốc Độ” của kinh này, khi nghe đức Phật gọi Bồ tát Bảo-tích mà dạy: “Trực tâm là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật chúng sinh không dua nịnh sẽ sinh về cõi ấy. Thâm tâm là Tịnh Độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, những chúng sinh nào có đầy đủ công đức sẽ tái sinh về cõi ấy. Bồ đề tâm là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, hết thảy chúng sinh tầm cầu Đại thừa sẽ sinh vào cõi ấy.
04/01/2019(Xem: 109942)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]