Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20. Trí nhớ

12/03/201102:44(Xem: 6229)
20. Trí nhớ

TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

II. Một cuộc vấn đáp đạo lý

20. TRÍ NHỚ

“Bạch đại đức, do nơi đâu mà người ta có thể nhớ được những việc đã qua, những việc đã làm từ trước kia?”

“Đó là nhờ có trí nhớ.”

“Thế không phải là do suy tưởng sao?”

“Có khi nào bệ hạ quên mất một việc gì bệ hạ đã từng làm không?”

“Có.”

“Vậy lúc đó bệ hạ có bị mất suy tưởng không?”

“Không, lúc đó trẫm mất trí nhớ.”

“Vậy bệ hạ không thể nói rằng người ta nhớ là do suy tưởng chứ không phải do trí nhớ.”



“Bạch đại đức, khi người ta ghi nhớ một việc gì, ấy là bởi nội lực tự nhiên hay do có sự kích thích từ bên ngoài?”

“Do bởi sức mình, và cũng do sự kích thích từ bên ngoài nữa.”

“Nếu người ta không thể nhớ hết thảy mọi việc, thì không thể nói là nhớ được do nơi sự kích khích.”

“Nếu không có sự nhớ do nơi kích thích, thì những nhà mỹ thuật chẳng cần học hỏi chuyên môn, kỹ thuật, và người ta cũng không cần cầu học nơi thầy, vì như vậy đều vô ích.”



“Bạch đại đức, có bao nhiêu cách khiến người ta nhớ được việc đã qua?”

“Đại vương, có mười sáu cách khiến người ta nhớ được việc đã qua. Đó là:

1. Do tự nhiên mà ghi nhớ. Như trường hợp ngài A-nan, Cưu-thù-đan-la và nhiều vị thánh tăng khác, các vị có khả năng tự nhiên ghi nhớ những gì đã được nghe, thấy.

2. Do sự nhắc nhở từ bên ngoài. Như trường hợp người hay quên, phải nhờ những kẻ khác nhắc nhở thường xuyên thì mới nhớ.

3. Do ảnh hưởng của một sự việc vinh quang. Như trường hợp nhà vua nhớ ngày lên ngôi, người tu nhớ ngày quy y thế độ của mình.

4. Do ảnh hưởng một dịp may. Người ta nhớ những lúc nào người ta được may mắn lớn lao.

5. Do ảnh hưởng một dịp rủi ro. Người ta nhớ lúc nào người ta bị khốn đốn.

6. Do sự mường tượng giống nhau giữa một sự vật với sự vật khác mà mình đã nhớ. Như trường hợp nhìn thấy người giống cha, mẹ, chị, em... mình thì mình nhớ.

7. Do ảnh hưởng của một việc nổi bật. Người ta nhớ đến những sự vật nào nổi bật hơn hết trong cùng nhóm của nó. Như thầy giáo nhớ đứa học trò giỏi nhất lớp.

8. Do ảnh hưởng của lời nói. Như người ta nhớ những điều thường nghe những người quanh mình nhắc đến.

9. Do những dấu hiệu đặc biệt. Như người đến một thành phố lạ, ghi nhớ những nơi thắng tích, đều là nhờ những dấu hiệu đặc biệt.

10. Do có sự thúc giục. Như trường hợp người ta bị thúc bách, buộc phải nhớ một điều gì đó, vì nó gây ảnh hưởng lớn cho họ, hoặc do những người chung quanh muốn như vậy nên thúc giục họ. Như trường hợp người đi thi phải ghi nhớ bài học.

11. Do ảnh hưởng của thói quen. Như người tập viết, nhờ luyện tập nhiều lần mới quen thuộc các đường nét của chữ viết.

12. Do sự suy tính theo nguyên tắc. Như người học toán, ghi nhớ những công thức nhờ áp dụng để tính toán theo nguyên tắc.

13. Do học thuộc lòng. Như khi cần ghi nhớ một điều gì, người ta học cho thuộc lòng những điều ấy, rồi thì có thể ghi nhớ được một thời gian sau nữa.

14. Do sự chuyên tâm chú ý. Như những người tu hành nhờ thiền định mà nhớ ra nghiệp đời trước của mình. Người ta chuyên tâm chú ý vào chuyện gì thì có thể ghi nhớ được chuyện ấy.

15. Do đọc thấy trong sách vở. Như người siêng năng tụng đọc kinh điển có thể nhớ được những lời dạy trong kinh.

16. Do sự cất giấu trước đây, nay nhìn thấy lại cho nên nhớ. Như người nhìn thấy một vật cất giấu, liền nhớ lại lúc mang cất giấu nó.

17. Do sự tương hợp. Như khi ngửi một mùi hương, nhìn thấy một màu sắc, nghe một âm thanh... có sự tương hợp, giống nhau với những mùi hương, màu sắc, âm thanh... mà mình đã nếm trải trước đây, liền nhớ lại.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/10/2010(Xem: 3914)
Bất biến tùy duyên. Trong Tinh Hoa Triết học Phật giáo (Essentials of Buddhist Philosophy), Tuệ Sỹ dịch, Junjiro Takakusu tóm lược bốn thuyết duyên khởi sắp hạng theo thứ tự từ thời Pháp Tạng từ Nghiệp cảm duyên khởi, đến A-lại-da duyên khởi, Chân như duyên khởi, và cuối cùng, Pháp giới duyên khởi.
29/09/2010(Xem: 5800)
Đối tượng của nhận thức không phải là cái cụ thể, mà là cái trừu tượng. Một sự thể, nếu không được biểu thị bằng những thuộc tính, không thể hiện hữu như một đối tượng.
29/09/2010(Xem: 8672)
Tác-phẩm của Trần-Thái-Tông còn lưu truyền đến nay chỉ gồm có Bộ-Khóa-Hư-Lục và hai bài thơ sót lại của quyển Trần-Thái-Tông ngự-tập đã thất-lạc.
28/09/2010(Xem: 6065)
Sinh trưởng tại miền Đông Tây-Tạng vào năm 1936, Trưởng Lão Đại Sư Garchen Rinpoche thuộc giòng Drikung Kagyu là hoá thân của một vị đại thành tựu giả tên Siddha Gar vào thế kỷ 13 -- đệ tử tâm truyền của ngài Kyobpa Jigten Sumgon, vị Tổ lừng danh của giòng phái Drikung Kagyu của Phật Giáo Tây Tạng. Trong thời đại Cổ Ấn, Đại Sư Garchen Rinpoche chính là hoá thân của đại thành tựu giả Thánh Thiên (Aryadeva), vị đệ tử đản sanh từ bông sen của ngài Long Thọ Bồ Tát. Vào thế kỷ thứ 7, Đại Sư Garchen Rinopche là Lonpo Gar tức vị khâm sai đại thần của Pháp vương Songsten Gampo, vị vua lừng danh trong lịch sử Tây-Tạng
28/09/2010(Xem: 5175)
Vũ trụ bao la rộng lớn với vô vàn những hình thù khác nhau, nhưng kỳ diệu thay, tất cả chúng đều được hình thành nên từ đơn vị vật chất cơ bản là nguyên tử.
27/09/2010(Xem: 4131)
“Sự vô thường, tuổi già và bệnh tật không bao giờ hứa hẹn với chúng ta. Chúng có thể đến bất cứ lúc nào mà không một lời báo trước. Bởi vì cuộc sống là vô thường, nên chúng ta không biết chắc rằng chúng ta có còn sống ở sát-na kế tiếp hay không. Nếu một tai nạn xảy đến, chúng ta sẽ biến mất khỏi thế giới này ngay tức khắc. Mạng sống của chúng ta ví như hạt sương đọng lại trên đầu ngọn cỏ trong buổi sáng mùa xuân. Nó sẽ bị tan biến ngay khi ánh mặt trời ló dạng. Những ý niệm của chúng ta thay đổi rất nhanh trong từng sát-na. Thời gian rất ngắn ngủi. Nó chỉ kéo dài trong một sát-na (kṣaṇa), giống như hơi thở. Nếu chúng ta thở vào mà không thở ra, chúng ta sẽ chết”. Đấy là bài học học đầu tiên mà tôi học được từ thầy của mình cách đây 39 năm, vào cái ngày đầu tiên sau khi tôi trở thành một chú tiểu.
23/09/2010(Xem: 4992)
Duyên khởi có nghĩa là hết thảy hiện tượng đều do nhân duyên mà phát sinh, liên quan mật thiết với nhau, nương vào nhau mà tồn tại. Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính”, không có yếu tính quyết định. Với lời tuyên thuyết của Bồ tát Long Thọ: “Các pháp do duyên khởi nên ta nói là Không” (Trung luận, XXIV.18), đa số học giả sử dụng Không và Duyên khởi như đồng nghĩa.
22/09/2010(Xem: 6020)
Giáo Pháp Tứ Y trong đạo Phật là giáo lý nói về 4 phương phápthực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ, giải thoát. Bốn phươngpháp thực tập sự nương tựa này không phải là một hành vi gì cao siêu,hoặc phải “tu luyện” lâu xa, mà chỉ là những hành vi rất thường nhật như đói ăn, khát uống… nhưng nó cũng là một trong những thiện pháp nuôi lớn phúc đức và trí tuệ cho mỗi con người, đem đến sự an lạc thântâm, cũng từ đó cảm hoá được quần chúng ở mọi lúc, mọi nơi... Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Pháp là giảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
18/09/2010(Xem: 3795)
Khi mỗi cá nhân có cái nhìn chánh tri kiến trong vấn đề giới tính, ắt hẳn họ sẽ xây dựng một gia đình tốt đẹp. Mỗi gia đình đều có một đời sống như vậy sẽ góp phần thiết lập đời sống hạnh phúc cho toàn xã hội, cho mỗi quốc gia dân tộc.
11/09/2010(Xem: 3345)
Phác họa “Chân Như duyên khởi” Chân Như duyên khởi là một “học thuyết” có mặt trong hầu hết các tông phái Đại thừa như Không tông (Trung Quán, Trung Đạo), Duy Thức tông, Hoa Nghiêm tông, Thiên Thai tông, Mật tông… Sở dĩ chúng ta dùng chữ “học thuyết”, như một lý thuyết triết học, vì khi chỉ nghiên cứu trên bình diện tư tưởng và khái niệm - và đó là việc chúng ta đang làm - thì nó là một học thuyết (chân lý tương đối, tục đế). Còn ngày nào chúng ta thật sự thể nghiệm được Chân Như thì đó không còn là một học thuyết, một ngón tay chỉ mặt trăng, mà đó chính là chân lý tuyệt đối, chân đế, là chính mặt trăng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567