Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20. Trí nhớ

12/03/201102:44(Xem: 6852)
20. Trí nhớ

TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

II. Một cuộc vấn đáp đạo lý

20. TRÍ NHỚ

“Bạch đại đức, do nơi đâu mà người ta có thể nhớ được những việc đã qua, những việc đã làm từ trước kia?”

“Đó là nhờ có trí nhớ.”

“Thế không phải là do suy tưởng sao?”

“Có khi nào bệ hạ quên mất một việc gì bệ hạ đã từng làm không?”

“Có.”

“Vậy lúc đó bệ hạ có bị mất suy tưởng không?”

“Không, lúc đó trẫm mất trí nhớ.”

“Vậy bệ hạ không thể nói rằng người ta nhớ là do suy tưởng chứ không phải do trí nhớ.”



“Bạch đại đức, khi người ta ghi nhớ một việc gì, ấy là bởi nội lực tự nhiên hay do có sự kích thích từ bên ngoài?”

“Do bởi sức mình, và cũng do sự kích thích từ bên ngoài nữa.”

“Nếu người ta không thể nhớ hết thảy mọi việc, thì không thể nói là nhớ được do nơi sự kích khích.”

“Nếu không có sự nhớ do nơi kích thích, thì những nhà mỹ thuật chẳng cần học hỏi chuyên môn, kỹ thuật, và người ta cũng không cần cầu học nơi thầy, vì như vậy đều vô ích.”



“Bạch đại đức, có bao nhiêu cách khiến người ta nhớ được việc đã qua?”

“Đại vương, có mười sáu cách khiến người ta nhớ được việc đã qua. Đó là:

1. Do tự nhiên mà ghi nhớ. Như trường hợp ngài A-nan, Cưu-thù-đan-la và nhiều vị thánh tăng khác, các vị có khả năng tự nhiên ghi nhớ những gì đã được nghe, thấy.

2. Do sự nhắc nhở từ bên ngoài. Như trường hợp người hay quên, phải nhờ những kẻ khác nhắc nhở thường xuyên thì mới nhớ.

3. Do ảnh hưởng của một sự việc vinh quang. Như trường hợp nhà vua nhớ ngày lên ngôi, người tu nhớ ngày quy y thế độ của mình.

4. Do ảnh hưởng một dịp may. Người ta nhớ những lúc nào người ta được may mắn lớn lao.

5. Do ảnh hưởng một dịp rủi ro. Người ta nhớ lúc nào người ta bị khốn đốn.

6. Do sự mường tượng giống nhau giữa một sự vật với sự vật khác mà mình đã nhớ. Như trường hợp nhìn thấy người giống cha, mẹ, chị, em... mình thì mình nhớ.

7. Do ảnh hưởng của một việc nổi bật. Người ta nhớ đến những sự vật nào nổi bật hơn hết trong cùng nhóm của nó. Như thầy giáo nhớ đứa học trò giỏi nhất lớp.

8. Do ảnh hưởng của lời nói. Như người ta nhớ những điều thường nghe những người quanh mình nhắc đến.

9. Do những dấu hiệu đặc biệt. Như người đến một thành phố lạ, ghi nhớ những nơi thắng tích, đều là nhờ những dấu hiệu đặc biệt.

10. Do có sự thúc giục. Như trường hợp người ta bị thúc bách, buộc phải nhớ một điều gì đó, vì nó gây ảnh hưởng lớn cho họ, hoặc do những người chung quanh muốn như vậy nên thúc giục họ. Như trường hợp người đi thi phải ghi nhớ bài học.

11. Do ảnh hưởng của thói quen. Như người tập viết, nhờ luyện tập nhiều lần mới quen thuộc các đường nét của chữ viết.

12. Do sự suy tính theo nguyên tắc. Như người học toán, ghi nhớ những công thức nhờ áp dụng để tính toán theo nguyên tắc.

13. Do học thuộc lòng. Như khi cần ghi nhớ một điều gì, người ta học cho thuộc lòng những điều ấy, rồi thì có thể ghi nhớ được một thời gian sau nữa.

14. Do sự chuyên tâm chú ý. Như những người tu hành nhờ thiền định mà nhớ ra nghiệp đời trước của mình. Người ta chuyên tâm chú ý vào chuyện gì thì có thể ghi nhớ được chuyện ấy.

15. Do đọc thấy trong sách vở. Như người siêng năng tụng đọc kinh điển có thể nhớ được những lời dạy trong kinh.

16. Do sự cất giấu trước đây, nay nhìn thấy lại cho nên nhớ. Như người nhìn thấy một vật cất giấu, liền nhớ lại lúc mang cất giấu nó.

17. Do sự tương hợp. Như khi ngửi một mùi hương, nhìn thấy một màu sắc, nghe một âm thanh... có sự tương hợp, giống nhau với những mùi hương, màu sắc, âm thanh... mà mình đã nếm trải trước đây, liền nhớ lại.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 12816)
Quyển “Quan Niệm Triết Học Của Duy Thức” được dịch ra từ nơi Tác Phẩm “DUY THỨC SỬ QUAN DỮ KỲ TRIẾT HỌC” của tác giả Pháp Sư Pháp Phảng. Nội dung tác phẩm DUY THỨC SỬ QUAN DỮ KỲ TRIẾT HỌC” của Pháp sư Pháp Phảng sáng tác gồm có hai phần: phần sử học và phần triết học. “Duy Thức Sử Quan” thì thuộc về phần sử học và “Dữ Kỳ Triết Học” thì thuộc về phần triết học. Tôi tách hai phần này ra thành hai quyển sách riêng biệt với hai danh xưng khác nhau.
08/04/2013(Xem: 11289)
Nghiên cứu về triết học Ấn Độ, chúng ta thấy rằng, không phải vì sự nhận định hay công nhận của toàn thể học giả, duy chỉ là do dựa vào ý kiến của một số đông mà triết học Ấn Độ được chia làm 6 phái. Danh từ Sïadïarsùana là chỉ cho 6 phái triết học, tức 6 tư tưởng hệ của 6 triết thuyết được kể như sau: Pùrva-Mìmàmïsà (tiền Di Man Tác), Sàmïkhya (Số Luận), Yoga (Du Già), Vaisùesïika (Thắng Luận), Nyàya (Chánh Lý) và Vedànta (Phệ Đàn Đa).
08/04/2013(Xem: 3271)
Phật giáo (PG) là một thành tố quan trọng hỗn hợp các triết lý khác của tiểu lục địa Ấn Độ trong hơn một ngàn năm qua. Từ phần đầu khá lặng lẽ vài thế kỷ trước Tây lịch, nền học thuật PG gia tăng sức mạnh cho tới khi đạt đến đỉnh cao ảnh hưởng và tính chất độc đáo trong nửa sau thiên niên kỷ thứ nhất. Từ thế kỷ thứ mười một trở đi, PG dần dần suy thoái và cuối cùng biến mất ở miền Bắc Ấn Ðộ. Mỗi nhà tư tưởng chú trọng vào những đề tài khác nhau, nhưng khuynh hướng chung của đa số họ là trình bày một hệ thống triết lý nhất quán, bao gồm đạo đức học, tri thức học và siêu hình học. Phần lớn những đề tài mà các triết gia PG Ấn này viết là phát xuất trực tiếp từ những giáo lý được xem là của Sĩ-đạt-ta Cồ Ðàm
08/04/2013(Xem: 3305)
Khi Phật giáo (PG) du nhập vào Trung Hoa (TH) lần đầu tiên từ Ấn-độ và Trung Á thì những TH theo PG có khuynh hướng coi tôn giáo này là một phần hay một phái của Ðạo Giáo Hoàng Lão, một hình thức Ðạo Giáo bắt nguồn từ kinh sách và pháp thực hành được coi là của Hoàng Ðế và Lão Tử. Những người khác chấp nhận ít hơn tôn giáo “ngoại lai” xâm nhập từ các xứ Tây Phương “man rợ” này PG là xa lạ và là một sự thách thức nguy hiểm cho trật tự xã hội và đạo đức TH.
08/04/2013(Xem: 18990)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”.
08/04/2013(Xem: 15234)
Trimsika là luận văn cuối cùng của Bồ tát Vasubandhu. Bộ luận nầy gồm có ba mươi bài tụng, nên được dịch sang tiếng Trung Hoa là "Tam Thập Tụng", đây chính là nghĩa của Trimsika. Ngài Huyền Trang Pháp sư khi dịch nó ra Hán văn có thêm vào hai chữ "Duy Thức", gọi là "Duy Thức Tam Thập Tụng"; vì trong ba mươi bài tụng ấy Bồ tát Vasubandhu đã tóm thâu toàn vẹn tinh ba của Duy Thức Học.
08/04/2013(Xem: 17383)
Theo truyền thống của Phật giáo Nguyên thủy thì Tạng Vi Diệu Pháp (A tỳ Ðàm) được Ðức Phật thuyết vào hạ thứ bảy tại cung trời Ðạo lợi (Tàvatimsa) với tác ý trả hiếu cho thân mẫu.
08/04/2013(Xem: 8878)
Như Lai (Tathagata) một trong 10 hiệu của Phật “không từ đâu đến, không đi về đâu”, là tính thường trụ thường hằng của các pháp, như như bất động không sinh không diệt, không tới không lui, là bản thể, là thực tướng là pháp tánh của mọi sự vật. “Nếu lấy sắc để nhìn ta, lấy âm thanh để cầu ta, đó là kẻ hành tà đạo, chẳng thể thấy Như Lai” Như lai được hiểu là thực tướng của các pháp đó là vô ngã tướng không còn các tướng (Ngã, nhơn chúng sanh, thọ giả).
08/04/2013(Xem: 10482)
Bản dịch quyển "The Buddha and His Teachings -- Đức Phật và Phật Pháp" được tu chỉnh và bổ túc lần thứ ba theo bản Anh ngữ cuối cùng của Ngài Narada, xuất bản ...
08/04/2013(Xem: 14434)
Một Tôn Giáo Hiện Đại (nguyên tác Anh ngữ: "What is this Religion? - Tôn giáo này là gì ?", ấn hành tại Đài Loan vào năm 1992), là một trong mấy mươi tác phẩm...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]