Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Địa ngục

12/03/201102:44(Xem: 5392)
12. Địa ngục

TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

II. Một cuộc vấn đáp đạo lý

12. ĐỊA NGỤC

“Bạch đại đức, sa-môn các ngài thường dạy rằng: Lửa địa ngục nóng hơn lửa thường nhiều lắm. Một cục đá nhỏ ném vào lửa thường trọn một ngày vẫn không tiêu đi, nhưng khối đá lớn bằng cái nhà ném vào lửa địa ngục trong chốc lát thì tiêu mất. Trẫm lấy làm hoài nghi điều này, khó tin lắm vậy.

“Các ngài lại dạy rằng: Những kẻ mắc đọa trong địa ngục, bị thiêu cả ngàn năm mà không tiêu mất. Đối với cái lý nầy trẫm lại càng hoài nghi hơn nữa. Xin đại đức giảng giải cho.”

“Này đại vương, có những loài rắn biển, rồng biển, rùa biển, cua biển rất lạ, khi con cái có thai thì dùng cả cát đá làm thức ăn. Ngài có nghe nói đến điều ấy hay không?”

“Bạch đại đức, trẫm có nghe.”

“Những cát đá ấy, vào trong bụng chúng có tiêu hóa được không?”

“Bạch đại đức, chúng được tiêu hóa hết.”

“Đại vương, còn trứng trong bụng các loài ấy có tiêu đi không?”

“Bạch đại đức, không.”

“Vì sao vậy?”

“Vì là cùng một loại với nhau, nên đương nhiên là không thể tiêu hóa đi.”

“Người bị ác nghiệp phải bị thiêu ở địa ngục cũng như vậy đó. Dù bị thiêu trong lửa dữ cả ngàn năm mà vẫn không tiêu, là vì lửa ấy vốn cũng do nghiệp lực sanh ra. Những nghiệp ác chưa trả dứt thì chưa thể tiêu mất đi được.”

“Xin ngài so sánh thêm cho trẫm hiểu.”

“Những loài sư tử, cọp, beo, chó cái, khi có thai ăn xương thịt các loài khác vào bụng, những món ấy có tiêu trong bụng của chúng nó không?”

“Bạch đại đức, chúng được tiêu hóa hết.”

“Đại vương, còn cái thai trong bụng các loài ấy có tiêu đi không?”

“Bạch đại đức, không.”

“Vì sao vậy?”

“Vì là cùng một loại với nhau, nên đương nhiên là không thể tiêu hóa đi.”

“Người bị ác nghiệp phải bị thiêu ở địa ngục cũng như vậy đó. Dù bị thiêu trong lửa dữ cả ngàn năm mà vẫn không tiêu, là vì lửa ấy vốn cũng do nghiệp lực sanh ra. Những nghiệp ác chưa trả dứt thì chưa thể tiêu mất đi được.”

“Xin ngài so sánh thêm cho trẫm hiểu.”

“Các phụ nữ nhà giàu có, trưởng giả, mỗi khi có thai đều ăn nhiều thịt cá. Vậy những thứ ấy có tiêu trong bụng họ không?”

“Bạch đại đức, chúng được tiêu hóa hết.”

“Đại vương, còn cái thai trong bụng các phụ nữ ấy có tiêu đi không?”

“Bạch đại đức, không.”

“Vì sao vậy?”

“Vì là cùng một loại với nhau, nên đương nhiên là không thể tiêu hóa đi.”

“Người bị ác nghiệp phải bị thiêu ở địa ngục cũng như vậy đó. Dù bị thiêu trong lửa dữ cả ngàn năm mà vẫn không tiêu, là vì lửa ấy vốn cũng do nghiệp lực sanh ra. Những nghiệp ác chưa trả dứt thì chưa thể tiêu mất đi được.”
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/04/2012(Xem: 15139)
Đối với Đức Phật thì tất cả mọi hiện tượng đều không ngừng hình thành, không có một ngoại lệ nào cả, vì thế chúng không hàm chứa bất cứ một thực thể cố định hay bất biến nào.
19/03/2012(Xem: 7985)
Nỗi khổ đau suốt trăm năm trong cõi người ta vẫn hoài đè nặng lên kiếp người như một người mang đôi gánh nặng trĩu trên vai và đi mãi trên con đường dài vô tận, không khi nào đặt xuống được. Nhưng ngàn xưa vẫn chưa có bậc xuất thế nào tìm ra con đường thoát khỏi khổ đau của sanh, lão, bệnh, tử nên trong tiền kiếp Đức Phật cũng đã từng xông pha lăn lộn trong cuộc đời đầy cát bụi và đã trải qua biết bao khổ đau, thương tâm cũng như nghịch cảnh để tìm ra người thợ xây ngôi nhà ngũ uẩn và dựng lên những tấm bi kịch thường diễn ra trên sân khấu cuộc đời.
04/03/2012(Xem: 54808)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
18/02/2012(Xem: 18497)
Những cuộc chiến tranh khốc liệt, nhân loại tàn sát lẫn nhau, máu chảy thành sông, xương chất thành núi, phải chăng là do sân hận gây nên? Sân hận là một trong ba nguyên nhân căn bản làm con người khổ đau. Trong kinh, Phật mệnh danh là ba độc: Tham, Sân, Si.
14/02/2012(Xem: 3625)
Chúng tôi cho rằng, một người khi quyết định thực hành Đạo Phật thì trước hết là nghĩ đến viễn ly. Có phát tâm viễn ly mới thật sự là một hành giả Phật Giáo. Nếu không phát tâm viễn ly thì chúng ta thực hành Đạo Phật để làm gì? Dĩ nhiên ngày nay, người ta đã áp dụng những phương pháp thực hành của Đạo Phật trong tâm lý trị liệu, thiền quán để nâng cao sức khỏe, nhưng ngay cả việc thực tập Phật Pháp để được tái sinh trong cõi người lẫn cõi trời đều không phải là cứu kính của Phật Giáo, đó chỉ là những phương tiện nhất thời, hay đó không phải là Phật Pháp chân thật, không phải là mục tiêu tối hậu của Đạo Phật
08/02/2012(Xem: 3979)
Đạo Phật là đạo khế lý và khế cơ, cho nên khi du nhập vào quốc độ nào cũng có thể vừa giữ được nội dung cốt lỗi căn nguyên của mình vừa khế hợp với tâm tình và sắc thái đặc dị của quốc độ ấy. Đây có thể nói là đặc tính ưu việt của đạo Phật mà quá trình hiện hữu sinh động trên hai mươi lăm thế kỷ qua là niềm xác tín kiên định.
17/01/2012(Xem: 8956)
Vô tận trong lòng bàn tay, Sự dị biệt giữa tôn giáo và khoa học được đánh dấu khởi đầu từ luận đề của Galilée và từ đó đã khiến nhiều người cho là hai thế giới này không thể nào gặp nhau được. Einstein khi đối chiếu Phật Giáo với các tôn giáo khác đã cho là: nếu có một tôn giáo có thể đáp ứng được những nhu cầu đòi hỏi của khoa học, thì chính đó là Phật giáo. Einstein muốn nói tới tính cách thuần lý và thực tiển của Phật Giáo, khi ông so sánh thấy các tôn giáo khác chỉ dựa trên kinh điển và giáo điều. Đúng như điều Einstein cảm nhận, Ph
15/01/2012(Xem: 10723)
Sự thể hiện đích thực về đờisống của người Phật tử không phải là ngôn ngữ, kiến thức mà là hành động. Tọathiền là quan trọng; giữ tâm điềm tĩnh, lắng dịu và nghiêm túc trong quá trìnhhành thiền là cần thiết, nhưng đấy không phải là nhiệm vụ khó khăn nhất. Nhiệm vụ khó khăn nhất ấy là đem tâm nghiêm túc ấy vào trong đời sống thường nhật... Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
15/01/2012(Xem: 7671)
Phật đã bỏ loài người…(1) Điệp khúc ấy lâu lâu lại thấy đâu đó trên những đoạn đường đi qua. Nó đếnvà đi như bao chuyện khác trong đời. Chuyện phiếm trong đời quá nhiều, đâu đángbận tâm. Cho đến cái ngày, nó được thổi vào trong thơ của một ai đó như một bài“Thiền ca”… Thiền tông, nói mây, nói cuội, nói chuyện nghịch đời… chẳng qua đối duyên khai ngộ, để phá cho được cái dòng vọng tưởng tương tục của người, hy vọng ngay đó người nhận ra “chân”...
07/01/2012(Xem: 7900)
Chúng ta hãy đừng lừa dối chính mình, điều này tưởng chừng như không khó khăn nhưng thật sự đó là điều khó nhất trong tất cả các trạng thái mà chúng ta có thể đạt được. Bằng cách "Không lừa dối chính mình", nghĩa là tôi muốn nói chúng ta hãy ngưng vẽ một bức tranh của thế giới ngày nay bằng những sai lầm với các màu sắc khoái lạc, vì tiện nghi và an toàn cho riêng mình. Chúng ta, toàn thế giới, phải đương đầu với sự sai lầm này, thật là tệ. Chúng ta phải thật sự lưu tâm đến hoàn cảnh của chúng ta đang sống. Chúng ta cần phải truy nguyên tận căn để của tất cả các mối nghi ngờ và hiểu lầm của mình, và chúng ta có thể bắt đầu như thế nào để loại trừ nó một cách tốt nhất. Và chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng, nếu chúng ta không thực hiện điều này, chúng ta phải đối đầu với các trở ngại đó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]