Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Không có ta

12/03/201102:44(Xem: 4573)
1. Không có ta

TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

II. Một cuộc vấn đáp đạo lý

Những nội dung vấn đáp sau đây được trích ra từ cuốn Kinh Na-tiên tỳ-kheo. Đây là những nội dung hỏi và đáp giữa một vị quốc vương tài trí hơn người và một bậc cao tăng đạo cao đức trọng. Hai người đã đề cập đến hầu hết các vấn đề thiết thực, cốt lõi nhất trong giáo lý đạo Phật. Qua những nội dung vấn đáp này, độc giả có thể thấy được những cách diễn đạt rất sinh động, với nhiều ví dụ minh họa rất cụ thể và sâu sắc, giúp người ta dễ dàng tiếp thu được những ý nghĩa sâu xa huyền diệu. Vì là lược trích, nên chúng tôi không thể trình bày đầy đủ mọi vấn đề. Quý vị nào quan tâm, có thể tìm đọc bản kinh Na-tiên tỳ-kheo mà chúng tôi đã có dịch và xuất bản.



Vua Di-lan-đà tuy chưa từng được gặp tỳ-kheo Na-tiên trước đó, nhưng ngài Na-tiên phong thái khác thường, nổi bật lên trong cả nhóm đông người, vua từ xa nhìn thấy đã có thể ngầm đoán biết ai là Na-tiên. Vua lại tự nghĩ rằng: “Ta xưa nay đã từng gặp qua rất nhiều hạng người, đã từng đến dự rất nhiều cuộc thuyết giảng, nhưng chưa từng tự thấy sợ sệt, lo lắng như giờ đây sắp đối mặt với vị tỳ-kheo Na-tiên này. Hôm nay Na-tiên nhất định là sẽ thắng ta rồi, nên trong lòng ta mới bồn chồn không an ổn như vậy.”


Khi ấy, vị cận thần là Triêm-di-lỵ đến trước mặt vua tâu rằng: “Na-tiên đã đến.”

Na-tiên đến rồi, vua liền hỏi: “Người nào là Na-tiên?” Triêm-di-lỵ liền giới thiệu với vua. Vua vui mừng nói: “Quả là đúng như ta đã nhận biết.”

Hai bên gặp nhau chào hỏi xong, vua rất lấy làm hoan hỷ, mời Na-tiên cùng ngồi xuống. Na-tiên bảo vua rằng: “Kinh Phật có dạy: Mối lợi lớn nhất của người ta là được yên ổn. Sự giàu sang lớn nhất của người ta là biết chán, biết đủ. Niềm vui lớn nhất của người ta là đạt đến Niết-bàn.”

1. KHÔNG CÓ TA

Vua hỏi Na-tiên: “Bạch đại đức, tên ngài là gì?”

Na-tiên đáp: “Cha mẹ đặt tên tôi là Na-tiên, nhân đó mọi người đều gọi là Na-tiên. Nhưng cho dù cha mẹ có đặt cho là Duy-tiên, Thủ-la-tiên hay Duy-ca-tiên... cũng chỉ là một phương tiện dùng để nhận biết, phân biệt mà thôi. Tên gọi của mọi người ở thế gian cũng đều chỉ là có ý nghĩa như vậy mà thôi.”

Vua liền hỏi: “Nếu đại đức nói thế, xin hỏi tên gọi Na-tiên ấy thật ra là chỉ vào cái gì? Cái đầu là Na-tiên chăng?”

Na-tiên đáp: “Không phải, đầu chẳng phải là Na-tiên.”

Vua lại hỏi: “Mắt, tai, mũi, lưỡi là Na-tiên chăng?”

Na-tiên đáp: “Mắt, tai, mũi, lưỡi chẳng phải là Na-tiên.”

Vua lại hỏi: “Thế thì cổ, gáy, vai, cánh tay, tay chân, đó là Na-tiên chăng?”

Na-tiên đáp: “Không phải Na-tiên.”

Vua lại hỏi: “Thế thì như bắp đùi, bàn chân... phải là Na-tiên chăng?”

Na-tiên đáp: “Không phải Na-tiên.”

Vua hỏi: “Vậy nhan sắc nhìn thấy đó có phải là Na-tiên chăng?”

Na-tiên đáp: “Không phải Na-tiên.”

Vua hỏi: “Như vậy sự cảm thọ vui, khổ là Na-tiên chăng?”

Na-tiên đáp: “Không phải Na-tiên.”

Vua lại hỏi: “Vậy phân biệt thiện ác, đó là Na-tiên chăng?”

Na-tiên đáp: “Không phải Na-tiên.”

Vua lại hỏi: “Như vậy, thân xác là Na-tiên chăng?”

Na-tiên đáp: “Không phải Na-tiên.”

Vua hỏi: “Vậy hết thảy các cơ quan trong nội tạng là Na-tiên chăng?”

Na-tiên đáp: “Không phải Na-tiên.”

Vua lại hỏi: “Như vậy, hợp cả năm điều là hình sắc, cảm thọ khổ vui, thiện ác, thân, tâm, đó là Na-tiên chăng?”

Na-tiên đáp: “Không phải Na-tiên.”

Vua hỏi: “Giả sử như không có năm điều ấy, có thể đó là Na-tiên chăng?”

Na-tiên đáp: “Không phải Na-tiên.”

Vua lại hỏi: “Như vậy âm thanh, tiếng vọng, cho đến hơi thở ra vào, có phải là Na-tiên chăng?”

Na-tiên đáp: “Không phải Na-tiên.”

Vua liền hỏi: “Như thế, thật ra đâu mới là Na-tiên?”

Na-tiên không đáp, hỏi lại vua rằng: “Đại vương gọi tên chiếc xe, thật ra đâu mới là xe? Cái trục xe là xe chăng?”

Vua đáp: “Trục xe chẳng phải là xe.”

Na-tiên hỏi: “Vậy vành bánh xe là xe chăng?”

Vua đáp: “Vành bánh xe cũng chẳng phải là xe?”

Na-tiên lại hỏi: “Vậy nan bánh xe là xe chăng?”

Vua đáp: “Nan bánh xe chẳng phải là xe.”

Na-tiên hỏi: “Vậy bánh xe là xe chăng?”

Vua đáp: “Bánh xe cũng chẳng phải là xe.”

Na-tiên hỏi: “Vậy càng xe là xe chăng?”

Vua đáp: “Càng xe chẳng phải là xe.”

Na-tiên hỏi: “Vậy cái ách có phải là xe chăng?”

Vua đáp: “Ách chẳng phải là xe.”

Na-tiên lại hỏi: “Chỗ ngồi có phải là xe chăng?”

Vua đáp: “Chỗ ngồi chẳng phải là xe.”

Na-tiên hỏi tiếp: “Chỗ gác chân có phải là xe chăng?”

Vua đáp: “Chỗ gác chân chẳng phải là xe.”

Na-tiên hỏi: “Vậy mui xe là xe chăng?”

Vua đáp: “Mui xe chẳng phải là xe.”

Na-tiên lại hỏi: “Vậy hợp đủ tất cả các món ấy lại là xe chăng?”

Vua đáp: “Dù hợp đủ tất cả các món ấy lại cũng không phải là xe.”

Na-tiên hỏi: “Giả sử như không hợp tất cả các món ấy lại, vậy là xe chăng?”

Vua đáp: “Không hợp các món ấy lại, cũng không phải là xe.”

Na-tiên hỏi: “Vậy âm thanh phát ra là xe đó chăng?”

Vua đáp: “Âm thanh cũng chẳng phải là xe.”

Na-tiên liền hỏi: “Nói như vậy thì thật ra đâu mới là xe?”

Vua lặng thinh không đáp được.

Đại đức Na-tiên bấy giờ mới thong thả nói: “Kinh Phật dạy rằng, nếu hợp tất cả các yếu tố ấy lại mà làm xe, người ta sẽ được cái vật gọi là xe. Con người cũng vậy. Như hòa hợp tất cả các yếu tố đầu, mặt, tai, mũi, lưỡi, cổ, gáy, vai, tay chân, xương, thịt, nội tạng, nhan sắc, âm thanh, tiếng vọng, hơi thở ra vào, cảm thọ khổ vui, phân biệt thiện ác... sẽ hình thành một thực thể gọi là con người.

Vua hiểu ra, tán thán rằng: “Hay thay, hay thay!”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/02/2011(Xem: 3115)
Từ cổ chí kim, trong thâm tâm của mỗi người luôn cố gắng tìm kiếm và vạch ra bản chất của thế giới, thực chất bản tính của con người, sự tương đồng giữa nội tâm và ngoại tại, tìm con đường giải thoát tâm linh… Mỗi người tùy theo khả năng của mình đã cố gắng vén mở bức màn bí ẩn cuộc đời. Vì vậy, biết bao nhiêu nhà tư tưởng, tôn giáo, triết học ra đời với mục đích tìm cách thỏa mãn những nhu cầu tri thức và chỉ đường dẫn lối cho con người đạt tới hạnh phúc. Nhưng mỗi giáo phái lại có những quan điểm, tư tưởng khác nhau. Ở đây, với giới hạn của đề tài, ta chỉ tìm hiểu bản chất triết học của Bà-la-môn giáo dưới cái nhìn của đạo Phật như thế nào.
19/02/2011(Xem: 3026)
Là một phần trong cái hùng vĩ nền triết học Ấn Độ, Bà-la-môn giáo và Phật giáo đã có sự đóng góp to lớn, không những trên bình diện triết lý u huyền mà còn để lại những ảnh hưởng sâu đậm trong từng nếp nghĩ, cử chỉ hay quan niệm sống của toàn thể dân tộc Ấn Độ. Và cũng vì là hai thực thể có cùng chung một dòng máu nên trong quá trình phát triển, cả hai đều đã có những ảnh hưởng nhất định lên nhau. Nhưng vì ra đời muộn hơn nên đã có không ít quan niệm cho rằng Phật giáo là sự hệ thống lại các tư tưởng Ấn độ giáo, hoặc cũng có ý kiến cho rằng đạo Phật là phản biện của chủ nghĩa tôn giáo Ấn... Còn có rất nhiều nữa những quan niệm hoặc là thế này hoặc là thế kia để so sánh những mệnh đề đã tồn tại từ lâu trong lòng của hai khối tư tưởng một thời đã từng được xem là đối kháng của nhau.
17/02/2011(Xem: 3127)
Nói rằng triết học Âu Tây giỏi và bảnh rồi, cho nên kiêu căng biệt cư, không cần chiếu “camé” vào để “thâu” một ít vốn ở các hệ thống triết học Á Đông nữa thì thật là không đúng. Nói rằng triết học Á Đông có một số mặc cảm rồi cam phận đơn cư thì lại càng tuyệt đối không đúng lắm nữa.
14/01/2011(Xem: 14979)
Bản văn này chỉ giới thiệu những điểm chủ yếu có liên quan đến triết học Trung Quán một cách hết sức đơn giản, dù vậy, vẫn bao hàm được tất cả mọi yếu điểm cốt lõi của hệ phái Triết học này.
14/01/2011(Xem: 8506)
Viết về một triết học là đặt ra các câu hỏi về những vấn đề được bàn đến trong triết học đó. Trong trường hợp này, chúng ta thử viết một bài nghiên cứu mang tính phê bình về triết học Thế Thân.
13/01/2011(Xem: 3312)
Trong các lớp bậc trung học chúng ta cũng đã biết chút ít thế nào là tương tự. Hai bài toán có thể dùng cùng một phương cách để giải thì ta gọi đó là "quá trình tương tự hoá".
11/01/2011(Xem: 8536)
Lý Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
05/01/2011(Xem: 12780)
Triết thuyết Căn Bản của PG Đại Thừa
05/01/2011(Xem: 4020)
Tài liệu về Đại sư Khuông Việt quá ít ỏi , hầu như chỉ bao gồm trong chuyện kể về Ngài của Thiền Uyển tập anh , Cho đến nay những hiểu biết về Ngài chỉ căn cứ vào đó , chưa có những phát hiện gì mới ngoài những diễn dịch , phát triển suy đoán , lắm khi mang tính cường điệu . . Qua bài này như một góp ý nhò nhặt , người viết mong rằng những nhận định vế Đại sư lừng danh của nước Việt bớt đi những suy diễn chung chung , thiếu dẫn chứng, chỉ mang tính cường điệu mà thiếu tính khoa học ; đồng thời nhấn mạnh đến nhiệm vụ chung của nhà nghiên cứu là tìm thêm tài liệu , chứng cứ để củng cố những luận điểm nhằm vinh danh vị Tăng thống đầu tiên của nước ta .
05/01/2011(Xem: 3300)
Đạo đức học là một bộ phận của triết học nhằm dựa vào lý trí mà thiết lập một sự phân biệt giữa thiện và ác, giữa điều được làm và điều bị cấm làm, nhằm nêu ra một nguyên tắc tổng quát để xếp loại và đánh giá các hành động. Đạo đức học nhằm nêu định cứu cánh của mọi hành động hợp lý mà con người cố vươn tới, tức mục đích, lý tưởng của cuộc đời và tìm các phương cách giúp con người tiến tới mục đích lý tưởng ấy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567