Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

21. Cái đầu người

12/03/201102:44(Xem: 4638)
21. Cái đầu người

TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

I. Những chuyện tích triết lý

21. CÁI ĐẦU NGƯỜI

Thuở ấy, vua A-dục ngưỡng mộ đạo Phật chưa được bao lâu, nhưng mỗi khi gặp các vị tỳ-kheo trong đám đông, vua đều cúi đầu sát chân lạy chào.

Có một vị quan tên Da-xá cũng tin theo đạo Phật, nhưng ông tâu với vua rằng:

“Tâu bệ hạ, hạ thần nghĩ rằng bệ hạ không cần phải hạ mình trước những kẻ khất thực thuộc những giai cấp hạ tiện.”

Thật vậy, thuở trước Phật đã mở lòng bình đẳng thu nhận người xuất gia thuộc tất cả các giai cấp.

Vua không đáp lại lời khuyên ấy. Nhưng mấy hôm sau, nhân lúc nghị triều, vua phán rằng: “Ta muốn biết xem đầu của mỗi con thú giá là bao nhiêu. Vậy hiền khanh này hãy tìm dâng nạp cho ta đầu con thú này. Và khanh, khanh hãy nạp cho ta đầu con thú kia...”

Vua ra lệnh cho từng vị quan như thế, đến quan Da-xá, vua nói rằng: “Còn khanh, khanh hãy nạp cho ta một cái đầu người.”

Quan Da-xá liền truyền lấy đầu của một tên tử tội mà dâng cho vua.

Khi các thứ đầu đều đã được dâng nạp, vua truyền rằng:

“Các khanh hãy đi bán những cái đầu đó đi, và báo cho ta biết giá bán được bao nhiêu.”

Tất cả những đầu thú đều bán được hết. Duy có cái đầu người không thể bán được, vì chẳng ai mua cả.

Vua lại phán với quan Da-xá rằng:

“Ngươi không bán được, vậy hãy mang đi tìm xem có ai muốn thì cho họ.”

Nhưng cũng không ai muốn nhận cái đầu người ấy. Da-xá trở về tâu vua và thuật việc đã xảy ra rằng:

“Đầu bò, đầu lừa, đầu dê, đầu nai, đầu chim, đều có người này hoặc người kia đưa tiền ra mua. Duy chỉ có đầu người ta là món vô giá trị. Không ai muốn, dù đem cho không cũng chẳng ai thèm nhận.”

Vua phán hỏi rằng: “Tại sao họ không chịu nhận cái đầu người?”

Da-xá đáp: “Vì nó là một vật ghê tởm, chẳng dùng được vào việc gì, nên họ chê bỏ không nhận.”

Vua hỏi:

“Chỉ có một cái đầu đó là họ chê bỏ, hay bao nhiêu đầu người khác, họ cũng đều chê bỏ như thế?”

Quan Da-xá đáp:

“Nếu là đầu người, dù bao nhiêu cái họ cũng đều chê bỏ hết.”

Vua nói:

“Vậy cái đầu trẫm đây cũng là một vật đáng chê bỏ, phải không?”

Quan Da-xá sợ quá, không dám nói thật. Vua nói:

“Trẫm cho phép khanh cứ nói thật, không sợ tội.”

Quan Da-xá tâu rằng:

“Tâu bệ hạ, quả thật dù là cái đầu của bệ hạ, họ cũng chê bỏ như vậy.”

Vua đã dùng cách ấy mà làm cho quan Da-xá phải nói ra đúng theo ý tưởng của mình. Khi ấy, vua mới dạy rằng:

“Này hiền khanh, khanh đã vì tánh tự cao, vì lòng mê muội, vì chấp vào những danh vọng chức quyền, nên mới ngăn cản không cho trẫm cúi đầu mà lạy chào dưới chân các bậc đức hạnh. Cái đầu của trẫm đây, vẫn là món mà mọi người chê bỏ, ví như đã gặp cơ hội mà được làm điều trong sạch, làm điều phước đức, như vậy lại có trái với đạo lý chỗ nào chăng?

“Khanh chỉ lấy mắt thịt mà phân biệt những giai cấp trong các vị tỳ-kheo, nhưng khanh không thấy được đức hạnh của các vị ấy. Bởi thế cho nên khanh lấy làm tự cao vì cội rễ, dòng tộc của mình. Khanh vì lầm lạc mà không thể biết mình, biết người. Người ta dù có phân biệt dòng tộc, giai cấp trong những lúc dự tiệc vui, hay trong việc hôn nhân, cưới hỏi, chứ hoàn toàn không nên áp dụng những chuẩn mực ấy với đạo đức.

“Nhờ có hạnh lành, người ta giữ trọn đạo đức, và đã có hạnh lành thì không cần gì đến giai cấp, dòng tộc. Một người thuộc giai cấp sang trọng mà bị nhiễm lấy những sự xấu xa thì vẫn đáng chê trách trong đời. Còn đức hạnh, nó đã làm cho người có nguồn gốc thấp hèn trở nên cao thượng, há không đáng kính phục lắm hay sao?

“Vì vậy, hãy nên xét về tinh thần mà chê trách hay kính phục con người. Tâm hồn của các vị tỳ-kheo rất đáng tôn trọng, vì là những tâm hồn mà đức Phật Thích-ca đã độ cho trở nên trong sạch. Một người thuộc giai cấp Sát-đế-lỵ mà thiếu đức, thì người ta vẫn nói rằng ấy là kẻ ác, họ sẽ chê cười. Còn đối với người thuộc giai cấp thấp hèn mà có đức hạnh thì ai chẳng kính trọng?”

Vua lại dạy tiếp rằng:

“Khanh không nghe lời dạy của đức Phật Thích-ca sao? Hiền nhân biết tìm giá trị trong những vật vô giá trị. Lời chân thật ấy, mọi người đều nghe biết và tin nhận. Trẫm đã vâng theo lời Phật, thì khanh không nên ngăn cản trẫm. Khi thân thể trẫm rồi sẽ bị lấp vùi dưới đất như khúc gỗ mục kia, nó đâu còn có thể đi đứng, chào hỏi và lễ lạy gì được nữa? Bấy giờ dầu trẫm có muốn dùng nó mà làm điều lành cũng không được. Vậy cái thân thể đến chỗ cuối cùng là nơi nghĩa địa, ta có cần trân trọng nó mà làm gì? Nó không bằng cái nhà bị hỏa hoạn, không bằng châu ngọc chìm mất dưới đáy biển. Những ai đã mang lấy cái thân rồi đây phải hoại mất mà không biết phân biệt giá trị, những kẻ ấy thật không nhìn biết chỗ cần yếu và không biết được vật nào có giá trị, vật nào không. Những kẻ vô tâm ấy, đến khi đưa mình vào huyệt lạnh thì phải tiêu mất hết đi vậy.

“Khi nào người ta vào lấy hết những đồ dùng được trong một cái bình, như là sữa, đề-hồ... và trong bình chỉ còn ít bọt thôi, thì cái bình ấy nếu có bể, người ta không tiếc bao nhiêu. Cái hình thể của con người cũng thế, khi người ta đã dùng nó mà làm lành, đến ngày nó hoại mất, người ta cũng không tiếc bao nhiêu. Nhưng rủi nạn chết đánh đổ thân thể kẻ kiêu ngạo khi chưa làm được điều gì lành, những điều mà nếu muốn kẻ ấy có thể làm được, bấy giờ lòng kẻ ấy buồn bã lắm, có khác nào cái bình đang đựng sữa tốt, mà bình và sữa đều hư nát hết đi.

“Này hiền khanh, trẫm nghiêng mình trước các tỳ-kheo, khanh không nên ngăn cản. Kẻ nào không chịu học hiểu mà vội nói rằng: “Ta là kẻ cao thượng hơn hết”, kẻ ấy phải chìm đắm trong sự mê lầm. Còn kẻ nào nương theo đuốc trí huệ của Phật mà tự soi mình, kẻ ấy là người hiền trí, không thấy chỗ khác nhau ở thân thể của một ông hoàng với thân thể của người nô lệ. Da, thịt, xương, đầu, phổi và các phần cơ thể khác... đều giống như nhau ở tất cả mọi người, duy chỉ có sự trang sức bên ngoài làm cho chúng trở nên có vẻ khác biệt nhau mà thôi. Điều cần yếu ở đời, là nên biết nhìn thấy điều tốt trong một cái thân thể xấu. Được như vậy, chư hiền thánh đều tôn kính và tán trợ.”

Như vậy đó, người hiền đức mà xuất thân hèn hạ cũng được kính trọng như vua chúa. Và vua chúa lễ lạy người hiền đức hoàn toàn không phải là tự hạ thấp mình.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/05/2023(Xem: 4957)
Được sự tài trợ bởi Quỹ Từ thiện Glorisun, Hội thảo này được điều hành bởi Mạng lưới Nghiên cứu Toàn cầu Glorisun (https://glorisunglobalnetwork.org) và FROGBEAR (www.frogbear.org) tại Đại học British Columbia, và được tổ chức bởi Đại học British Columbia. Hồng Kông. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 09-12 tháng 08 năm 2023 tại Hồng Kông.
03/05/2023(Xem: 11604)
Khi Phật giáo (PG) du nhập vào Trung Hoa (TH) lần đầu tiên từ Ấn-độ và Trung Á thì những TH theo PG có khuynh hướng coi tôn giáo này là một phần hay một phái của Đạo Giáo Hoàng Lão, một hình thức Đạo Giáo bắt nguồn từ kinh sách và pháp thực hành được coi là của Hoàng Đế và Lão Tử. Những người khác chấp nhận ít hơn tôn giáo “ngoại lai” xâm nhập từ các xứ Tây Phương “man rợ” này PG là xa lạ và là một sự thách thức nguy hiểm cho trật tự xã hội và đạo đức TH, Trong mấy thế kỷ, hai thái độ này tạo thành cái nôi mà ở trong đó sự hiểu biết PG của người TH thành kính, trong khi các nhà
24/04/2023(Xem: 3888)
Đạo Phật và Cơ đốc giáo đều được khai sáng bởi những bậc Đạo sư tâm linh vĩ đại, những người đã tìm cách đưa ra con đường dẫn đến sự giải thoát và cứu rỗi. Thuật ngữ các Ngài sử dụng thường khá khác nhau. Ngoài ra, đo hoàn cảnh khác nhau mà các Ngài hóa thân, giáo lý của các Ngài đã dạy những con đường khác nhau và đối với tâm kinh nhấn mạnh những cách tiếp cận khác nhau.
21/04/2023(Xem: 12403)
Thượng Tọa Thích Trí Siêu từ Pháp Quốc sẽ giảng pháp tại Úc Châu vào tháng 4 năm 2023 -- Thượng Tọa Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Theo cha mẹ tỵ nạn qua Pháp năm 1975. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi. Tuy xuất thân từ Đại Thừa, nhưng Thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cang Thừa Tây Tạng.
21/04/2023(Xem: 4063)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80). Đến đây, sắc thân tứ đại của Ngài cũng đã thuận theo định luật vô thường mà lão hóa. Năm ấy Ngài ở tại rừng cây Sala tại Kushinagar (Kusinara, Câu-thi-na), nơi Đức Phật nhập diệt. Trước khi rời bỏ xác thân tứ đại giả hợp, Ngài gọi tôn giả A Nan, người đệ tử luôn luôn ở bên cạnh Đức Ngài đến và phán rằng:
20/04/2023(Xem: 14253)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
15/04/2023(Xem: 3540)
Đức Phật thuyết rằng đừng vội tiếp thu những điều gì Ngài dạy, chỉ dựa vào tín ngưỡng, thay vào đó, hãy nghiệm chứng nó bằng logic học và xác thực, giống như việc kiểm nghiệm vàng
15/04/2023(Xem: 4175)
Chuyên mục khám phá những điểm tương đồng giữa kim ngôn khẩu ngọc giáo huấn của Đức Phật và các khía cạnh khác nhau của công nghệ đương đại là Nguyệt san thảo luận về lĩnh vực hệ thống – thường được gọi là Tư duy hệ thống ‘khía cạnh lý thuyết’ (cách nhìn tổng thể, có tính đa chiều và mục tiêu) và Kỹ thuật hệ thống ‘khía cạnh phát triển thực tế’
12/04/2023(Xem: 5865)
Tôi muốn chia sẻ về mối quan hệ tôn giáo và xã hội hiện đại. Vì bản tính tự nhiên, mỗi cá nhân đều có sự cảm nhận về tự ngã. Từ đó, mỗi cá nhân đều trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác thống khổ, cảm xúc vui sướng hay yên tĩnh. Đây là sự thật, không cần phải trình bày tỉ mỉ nữa. Động vật cũng thế. Vì bản tính tự nhiên, tất cả chúng ta đều muốn đạt được an lạc hạnh phúc, không muốn thống khổ và bất hạnh. Ta khỏi cần phải chứng minh điều này. Trên cơ sở này, chúng ta đàm luận về quyền của mọi người được hưởng cuộc sống an lạc hạnh phúc, quyền vượt qua mọi thống khổ.
22/03/2023(Xem: 5596)
Năm 2011, chuyên mục này đã đưa ra một số chủ đề lớn, từ những phương pháp hay nhất, dành cho tăng đoàn Phật giáo với khoa học công nghệ best practices with technology for sanghas, đến việc khám phá các mối quan hệ giữa sự thật khoa học thần kinh và Phật pháp relationship between truth, neuroscience, and the Dharma. Sau đó, chúng tôi đề cập đến tính hai mặt dưới góc nhìn khoa học thần kinh duality in light of neuroscience, và bắt đầu chỉ ra những lợi ích của việc xây dựng một lý thuyết khoa học về sự văn minh a scientific theory of enlightenment. Bởi thắc mắc này đang đưa ra những chủ đề mới dịp đầu xuân này, có lẽ tôi nên nhấn mạnh điều gì đó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]