Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

21. Cái đầu người

12/03/201102:44(Xem: 4651)
21. Cái đầu người

TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

I. Những chuyện tích triết lý

21. CÁI ĐẦU NGƯỜI

Thuở ấy, vua A-dục ngưỡng mộ đạo Phật chưa được bao lâu, nhưng mỗi khi gặp các vị tỳ-kheo trong đám đông, vua đều cúi đầu sát chân lạy chào.

Có một vị quan tên Da-xá cũng tin theo đạo Phật, nhưng ông tâu với vua rằng:

“Tâu bệ hạ, hạ thần nghĩ rằng bệ hạ không cần phải hạ mình trước những kẻ khất thực thuộc những giai cấp hạ tiện.”

Thật vậy, thuở trước Phật đã mở lòng bình đẳng thu nhận người xuất gia thuộc tất cả các giai cấp.

Vua không đáp lại lời khuyên ấy. Nhưng mấy hôm sau, nhân lúc nghị triều, vua phán rằng: “Ta muốn biết xem đầu của mỗi con thú giá là bao nhiêu. Vậy hiền khanh này hãy tìm dâng nạp cho ta đầu con thú này. Và khanh, khanh hãy nạp cho ta đầu con thú kia...”

Vua ra lệnh cho từng vị quan như thế, đến quan Da-xá, vua nói rằng: “Còn khanh, khanh hãy nạp cho ta một cái đầu người.”

Quan Da-xá liền truyền lấy đầu của một tên tử tội mà dâng cho vua.

Khi các thứ đầu đều đã được dâng nạp, vua truyền rằng:

“Các khanh hãy đi bán những cái đầu đó đi, và báo cho ta biết giá bán được bao nhiêu.”

Tất cả những đầu thú đều bán được hết. Duy có cái đầu người không thể bán được, vì chẳng ai mua cả.

Vua lại phán với quan Da-xá rằng:

“Ngươi không bán được, vậy hãy mang đi tìm xem có ai muốn thì cho họ.”

Nhưng cũng không ai muốn nhận cái đầu người ấy. Da-xá trở về tâu vua và thuật việc đã xảy ra rằng:

“Đầu bò, đầu lừa, đầu dê, đầu nai, đầu chim, đều có người này hoặc người kia đưa tiền ra mua. Duy chỉ có đầu người ta là món vô giá trị. Không ai muốn, dù đem cho không cũng chẳng ai thèm nhận.”

Vua phán hỏi rằng: “Tại sao họ không chịu nhận cái đầu người?”

Da-xá đáp: “Vì nó là một vật ghê tởm, chẳng dùng được vào việc gì, nên họ chê bỏ không nhận.”

Vua hỏi:

“Chỉ có một cái đầu đó là họ chê bỏ, hay bao nhiêu đầu người khác, họ cũng đều chê bỏ như thế?”

Quan Da-xá đáp:

“Nếu là đầu người, dù bao nhiêu cái họ cũng đều chê bỏ hết.”

Vua nói:

“Vậy cái đầu trẫm đây cũng là một vật đáng chê bỏ, phải không?”

Quan Da-xá sợ quá, không dám nói thật. Vua nói:

“Trẫm cho phép khanh cứ nói thật, không sợ tội.”

Quan Da-xá tâu rằng:

“Tâu bệ hạ, quả thật dù là cái đầu của bệ hạ, họ cũng chê bỏ như vậy.”

Vua đã dùng cách ấy mà làm cho quan Da-xá phải nói ra đúng theo ý tưởng của mình. Khi ấy, vua mới dạy rằng:

“Này hiền khanh, khanh đã vì tánh tự cao, vì lòng mê muội, vì chấp vào những danh vọng chức quyền, nên mới ngăn cản không cho trẫm cúi đầu mà lạy chào dưới chân các bậc đức hạnh. Cái đầu của trẫm đây, vẫn là món mà mọi người chê bỏ, ví như đã gặp cơ hội mà được làm điều trong sạch, làm điều phước đức, như vậy lại có trái với đạo lý chỗ nào chăng?

“Khanh chỉ lấy mắt thịt mà phân biệt những giai cấp trong các vị tỳ-kheo, nhưng khanh không thấy được đức hạnh của các vị ấy. Bởi thế cho nên khanh lấy làm tự cao vì cội rễ, dòng tộc của mình. Khanh vì lầm lạc mà không thể biết mình, biết người. Người ta dù có phân biệt dòng tộc, giai cấp trong những lúc dự tiệc vui, hay trong việc hôn nhân, cưới hỏi, chứ hoàn toàn không nên áp dụng những chuẩn mực ấy với đạo đức.

“Nhờ có hạnh lành, người ta giữ trọn đạo đức, và đã có hạnh lành thì không cần gì đến giai cấp, dòng tộc. Một người thuộc giai cấp sang trọng mà bị nhiễm lấy những sự xấu xa thì vẫn đáng chê trách trong đời. Còn đức hạnh, nó đã làm cho người có nguồn gốc thấp hèn trở nên cao thượng, há không đáng kính phục lắm hay sao?

“Vì vậy, hãy nên xét về tinh thần mà chê trách hay kính phục con người. Tâm hồn của các vị tỳ-kheo rất đáng tôn trọng, vì là những tâm hồn mà đức Phật Thích-ca đã độ cho trở nên trong sạch. Một người thuộc giai cấp Sát-đế-lỵ mà thiếu đức, thì người ta vẫn nói rằng ấy là kẻ ác, họ sẽ chê cười. Còn đối với người thuộc giai cấp thấp hèn mà có đức hạnh thì ai chẳng kính trọng?”

Vua lại dạy tiếp rằng:

“Khanh không nghe lời dạy của đức Phật Thích-ca sao? Hiền nhân biết tìm giá trị trong những vật vô giá trị. Lời chân thật ấy, mọi người đều nghe biết và tin nhận. Trẫm đã vâng theo lời Phật, thì khanh không nên ngăn cản trẫm. Khi thân thể trẫm rồi sẽ bị lấp vùi dưới đất như khúc gỗ mục kia, nó đâu còn có thể đi đứng, chào hỏi và lễ lạy gì được nữa? Bấy giờ dầu trẫm có muốn dùng nó mà làm điều lành cũng không được. Vậy cái thân thể đến chỗ cuối cùng là nơi nghĩa địa, ta có cần trân trọng nó mà làm gì? Nó không bằng cái nhà bị hỏa hoạn, không bằng châu ngọc chìm mất dưới đáy biển. Những ai đã mang lấy cái thân rồi đây phải hoại mất mà không biết phân biệt giá trị, những kẻ ấy thật không nhìn biết chỗ cần yếu và không biết được vật nào có giá trị, vật nào không. Những kẻ vô tâm ấy, đến khi đưa mình vào huyệt lạnh thì phải tiêu mất hết đi vậy.

“Khi nào người ta vào lấy hết những đồ dùng được trong một cái bình, như là sữa, đề-hồ... và trong bình chỉ còn ít bọt thôi, thì cái bình ấy nếu có bể, người ta không tiếc bao nhiêu. Cái hình thể của con người cũng thế, khi người ta đã dùng nó mà làm lành, đến ngày nó hoại mất, người ta cũng không tiếc bao nhiêu. Nhưng rủi nạn chết đánh đổ thân thể kẻ kiêu ngạo khi chưa làm được điều gì lành, những điều mà nếu muốn kẻ ấy có thể làm được, bấy giờ lòng kẻ ấy buồn bã lắm, có khác nào cái bình đang đựng sữa tốt, mà bình và sữa đều hư nát hết đi.

“Này hiền khanh, trẫm nghiêng mình trước các tỳ-kheo, khanh không nên ngăn cản. Kẻ nào không chịu học hiểu mà vội nói rằng: “Ta là kẻ cao thượng hơn hết”, kẻ ấy phải chìm đắm trong sự mê lầm. Còn kẻ nào nương theo đuốc trí huệ của Phật mà tự soi mình, kẻ ấy là người hiền trí, không thấy chỗ khác nhau ở thân thể của một ông hoàng với thân thể của người nô lệ. Da, thịt, xương, đầu, phổi và các phần cơ thể khác... đều giống như nhau ở tất cả mọi người, duy chỉ có sự trang sức bên ngoài làm cho chúng trở nên có vẻ khác biệt nhau mà thôi. Điều cần yếu ở đời, là nên biết nhìn thấy điều tốt trong một cái thân thể xấu. Được như vậy, chư hiền thánh đều tôn kính và tán trợ.”

Như vậy đó, người hiền đức mà xuất thân hèn hạ cũng được kính trọng như vua chúa. Và vua chúa lễ lạy người hiền đức hoàn toàn không phải là tự hạ thấp mình.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/12/2013(Xem: 36055)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
13/12/2013(Xem: 14110)
Khi tâm được bình an, vắng lặng, nhìn lại bà con thân thuộc thì thấy mọi người đều mải mê lặn hụp trong đau khổ, trong vòng lẩn quẩn của thương ghét, từ đó khởi lên tình thương mà đạo Phật gọi là từ bi... Thương ghét
11/12/2013(Xem: 16370)
Ch’an Master Hsuan Chueh of Yung Chia joined the Sangha order when he was still young and began to study the T’ien T’ai (Japanese, Ten dai) teaching which he practiced with great success. Then he called on learned masters for instruction. After reading the Mahaparinirvana Sutra, he was awakened to the Buddha Dharma and his later study of the Vimalakirti Nirdesa Sutra enabled him to realize his mind. Since his major awakening had, not yet been confirmed by an enlightened master, he proceeded to Ts’ao Ch’I where he called on the Sixth Patriarch Hui Neng who sealed the visitor’s enlightenment after a short and very skillful probe related in the Altar Sutra. He was retained at the monastery for a night and was then known as “The Overnight Enlightened One.”
11/12/2013(Xem: 35313)
Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác là con nhà họ Đới ở Châu Ôn . Thuở nhỏ học tập kinh, luận và chuyên ròng về phép Chỉ quán của phái Thiên Thai. Kế, do xem kinh Duy Ma mà tâm địa phát sáng. Tình cờ có học trò của sư Huệ Năng là thầy Huyền Sách hỏi thăm tìm đến. Hai người trò chuyện hăng say.
10/12/2013(Xem: 22417)
Pháp Tướng Tông (Duy Thức Tam Thập Tụng) của Bồ Tát Thế Thân, Vu Lăng Ba giảng, cư sĩ Lê Hồng Sơn dịch
10/12/2013(Xem: 24541)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
08/12/2013(Xem: 32448)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu. Tuy nhiên, thân thể ta là một hợp thể rất mầu nhiệm, nó chứa đựng cả tinh hà vũ trụ bao la. Ta thấy được tất cả các thế hệ tổ tiên, con cháu của ta đều có mặt trong thân ta. Ta cảm nhận sự có mặt của họ trong từng tế bào của cơ thể. Họ luôn có mặt trong ta và chung quanh ta. Họ cũng như các yếu tố khác đã kết hợp lại để làm nên sự sống của ta. Ta có thể tiếp xúc với những yếu tố như đất, nước, lửa và không khí - bốn đại trong ta và ngoài ta. Ta thấy ta như một con sóng trên mặt đại dương. Con sóng này được hình thành bởi các con sóng khác.
03/12/2013(Xem: 58697)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 23967)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
25/11/2013(Xem: 19552)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]