Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Tứ đại

12/03/201102:44(Xem: 5269)
1. Tứ đại

TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

I. Những chuyện tích triết lý

Tuy là những tích xưa, chuyện cổ, nhưng đối với người có óc quan sát sẽ rất là bổ ích, vì trong ấy chứa đựng những tư tưởng cao xa thâm thúy về triết lý đạo đức.

Với người chịu dày công tìm hiểu, đạo lý không có gì là bí ẩn; với người biết suy xét, hiểu được đạo lý không phải là khó khăn. Sau khi xem những chuyện tích được sưu tập trong phần này, hy vọng độc giả sẽ có thể dễ dàng thấy được những ý nghĩa đạo lý đã có tự ngàn xưa, được ghi lại qua những câu chuyện rất thú vị, làm cho chúng ta vui thích.

Những ai đã từng suy nghĩ về đạo lý, nhưng tâm trí vẫn còn có điều ngờ vực, sẽ thấy được nơi đây có những điểm tương hợp suy nghĩ của mình. Những ai đã từng nghiêng về chủ nghĩa thần quyền, cho rằng mọi sự thành bại đều không phải tự nơi mình, mà do bởi nơi trời, nơi Phật, sẽ thấy rõ ra rằng nhân quả, nghiệp báo, thật sự là tự mình gây ra và nhận lãnh lấy, dù đó là khổ đau hay an lạc. Cho đến thông hiểu đạo lý, giác ngộ, giải thoát cũng đều do nơi chính mình. Nếu tự thân không có sự nỗ lực, thì không một vị Phật, Thánh nào có thể cứu độ cho mình được.


1. TỨ ĐẠI

(Trích từ kinh Kevaddha-Sutta)



Ngày kia, đức Phật thuyết pháp với cư sĩ Kê-hoa-đa rằng:

Này Kê-hoa-đa, lúc trước có một vị tỳ-kheo suy nghĩ rằng: “Không biết bốn đại là đất, nước, gió, lửa, tới đâu là cùng tột?”

Lúc ấy, vị tỳ-kheo liền nhập định. Khi tinh thần và tư tưởng đã yên định, vị ấy dùng thần thông đã chứng đắc để bay lên cõi trời.

Này Kê-hoa-đa, bấy giờ vị tỳ-kheo gặp chư thiên theo hầu bốn vị Thiên vương, hỏi rằng:

“Các ngài có biết đất, nước, gió và lửa tới đâu là cùng tột hay chăng?”

Chư thiên theo hầu bốn vị Thiên vương nghe hỏi như vậy, bèn đáp rằng:

“Bạch đại đức, anh em chúng tôi không biết bốn chất ấy đến đâu là cùng tận. Nhưng còn có bốn vị Thiên vương trí đức cao hơn chúng tôi, có lẽ các ngài biết được.”

Vị tỳ-kheo liền đến ra mắt bốn vị Thiên vương và hỏi rằng:

“Các ngài có biết đất, nước, gió và lửa tới đâu là cùng tột hay chăng?”

Bốn vị Thiên vương nghe hỏi như vậy, bèn đáp rằng:

“Bạch đại đức, chúng tôi không biết bốn chất ấy đến đâu là cùng tận. Nhưng còn có các vị thiên tử ở trên cõi trời Đao-lỵ trí đức cao hơn chúng tôi, có lẽ các ngài biết được.”

Vị tỳ-kheo đến viếng các vị thiên tử ở cõi trời Đao-lỵ, nhưng kết quả cũng không tốt hơn. Vị ấy lần lượt đi dần lên, tìm đến đức vua trời Đế-thích. Rồi vị tỳ-kheo lên đến đến cảnh trời Dạ-ma, tìm gặp vị Thiên chủ ở cảnh ấy, đến cảnh trời Đâu-suất, tìm gặp vị Thiên chủ ở cảnh ấy, đến cảnh trời Hóa-lạc và tìm gặp vị Thiên chủ ở cảnh ấy, đến cảnh trời Tha hóa tự tại và tìm gặp vị Thiên chủ ở cảnh ấy. Vị tỳ-kheo đến đâu cũng lập lại câu hỏi trước, nhưng không có ai trả lời được. Cuối cùng, vị ấy nhận được câu trả lời rằng:

“Bạch đại đức, chúng tôi không biết bốn chất ấy đến đâu là cùng tận. Nhưng có đức Đại Phạm thiên trí đức lớn hơn cả, có lẽ ngài biết được.”

“Các ngài có biết đất, nước, gió và lửa tới đâu là cùng tột hay chăng?”

Này Kê-hoa-đa, lúc ấy vị tỳ-kheo liền hỏi đến nơi ngự trị của đức Đại Phạm thiên, nhưng không ai biết nơi ngài ngự. Người ta nói khi nào thấy có hào quang chiếu sáng rực rỡ là khi ấy ngài ngự đến.

Vị tỳ-kheo quan sát và chờ đợi, đến khi thấy được hào quang chiếu sáng rực rỡ, vị ấy liền tìm đến và gặp được đức Đại Phạm thiên. Vị tỳ-kheo đến gần bên ngài và hỏi rằng:

“Thưa ngài, ngài có biết đất, nước, gió và lửa tới đâu là cùng tột hay chăng?”

Đức Đại Phạm thiên đáp rằng:

“Phải, ta là Đại Phạm thiên, là đấng Chí tôn, Đấng cao cả, thông hiểu mọi vật, trông nom mọi vật, là đấng tạo hóa, cha chung của muôn loài.”

Vị tỳ-kheo liền nói với Đại Phạm thiên rằng:

“Tôi không hỏi rằng ngài có phải là Đại Phạm-thiên, là đấng Chí tôn, Đấng cao cả, thông hiểu mọi vật, trông nom mọi vật, là đấng tạo hóa, cha chung của muôn loài hay không? Tôi chỉ muốn hỏi ngài có biết đất, nước, gió và lửa tới đâu là cùng tột hay chăng?”





Đức Đại Phạm thiên lại đáp rằng:

“Phải, ta là Đại Phạm thiên, là đấng Chí tôn, Đấng cao cả, thông hiểu mọi vật, trông nom mọi vật, là đấng tạo hóa, cha chung của muôn loài.”

Vị tỳ-kheo lại hỏi lần thứ ba rằng:

“Thưa ngài, tôi không hỏi rằng ngài có phải là Đại Phạm-thiên, là đấng Chí tôn, Đấng cao cả, thông hiểu mọi vật, trông nom mọi vật, là đấng tạo hóa, cha chung của muôn loài hay không? Tôi chỉ muốn hỏi ngài có biết đất, nước, gió và lửa tới đâu là cùng tột hay chăng?”

Bấy giờ, đức Đại Phạm-thiên nắm tay vị tỳ-kheo, dẫn đi sang một bên và nói nhỏ rằng:

“Bạch đại đức, hết thảy chư thiên đều ngỡ rằng ta đây thấy biết mọi việc, thấu hiểu mọi việc. Cho nên trước mặt họ ta không thể đáp ngay lời của đại đức hỏi. Thật ra, chính ta đây cũng không biết bốn chất ấy đến đâu là cùng tột. Tại sao đại đức không đem việc này đến hỏi đức Phật, lại phải lặn lội khắp nơi xa xôi khó nhọc như thế. Xin đại đức cứ trở về hỏi đức Phật, ngài sẽ giảng giải cho đại đức.”

Này Kê-hoa-đa, vị tỳ-kheo liền rời khỏi cung Đại Phạm thiên, nhanh chóng trở về trước mặt ta. Vị tỳ-kheo lễ bái ta một cách cung kính, rồi lui lại, ngồi xuống một bên, hỏi rằng:

“Bạch Thế Tôn, các chất đất, nước, gió và lửa đến đâu là cùng tột?”

Khi tỳ-kheo ấy hỏi xong, ta đáp rằng:

“Này tỳ-kheo, thuở xưa có mấy người lái buôn cùng vượt biển trên một chiếc thuyền, đem theo một con chim. Khi thuyền đi ra rất xa, không còn trông thấy đất liền, họ bèn thả con chim. Chim bay về các phương đông, tây, nam, bắc, và cả bốn phương phụ, tìm chỗ có đất liền để bay đến. Nhưng không thấy ở đâu có đất liền, chim đành bay trở lại thuyền. Tỳ-kheo ơi, ngươi cũng giống như vậy, đã đi khắp nơi, đến tận cõi trời của Đại Phạm thiên, nhưng không ai đáp được câu hỏi ấy, buộc lòng mới phải trở về hỏi ta.

“Này tỳ-kheo, câu hỏi ấy không phải hỏi như vậy. Ngươi nên hỏi như thế này mới đúng:

‘Bốn chất đất, nước, lửa và gió đến đâu là không còn vững chắc? Hết thảy những tính chất dài ngắn, tốt xấu, thiện ác và hình sắc, tên gọi có thể cùng tận và hoại mất đi chăng?’

“Và nên đáp lại như thế này:

‘Trong tâm thức không xao động, sáng suốt và bao la, các chất nước, đất, lửa và gió đều không còn vững chắc. Cũng ở trong tâm thức ấy, những sự dài ngắn, tốt xấu, thiện ác và hình sắc, tên gọi đều tan biến hết thảy. Vì vậy cho nên khi tâm đã dứt thì các món kia cũng đều tự nhiên hoại mất hết.”

Sau khi nghe Phật thuyết pháp như vậy, cư sĩ Kê-hoa-đa trong lòng hết sức vui mừng, hoan hỷ, liền thành kính lễ Phật mà lui ra.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2013(Xem: 7922)
“ Đức Phật dạy chư tỳ kheo có bổn phận suy xét hằng ngày 4 điều: Ân đức Phật, rãi tâm từ, niệm sự chết và quán bất tịnh!”. Hành giả cần phải: Hành 14 giờ chính thức mỗi ngày bằng thiền, trong tư thế ngồi và đi ...
01/04/2013(Xem: 5969)
Nhiều người cho rằng đức tin và trí tuệ trong thiền quán (vipassanà) đối nghịch nhau, mâu thuẫn và không thể phối hợp. Không phải vậy! chúng thân hữu và là hai nội lực quan trọng. Trong thông tin vừa rồi, tôi đã viết về những điểm đặc thù và khác biệt giữa các hành giả châu Aù và phương Tây.
29/03/2013(Xem: 10323)
Tư tưởng hiện đại hay (tâm hồn hiện đại) cũng không xa tư tưởng ngày xưa là mấy. Những triết gia từ thiên cổ đã mở rộng tâm thức bao quát mọi chân trời. Có người đã lặng thinh.
01/03/2013(Xem: 6667)
Có lẽ Lăng Già là một trong những bộ kinh phân tích cái Tâm một cách chi li, khúc chiết nhất trong kinh điển Phật giáo, làm căn bản cho bộ Duy thức luận của Vasubandhu. Học thuyết Duy tâm được biểu hiện trong các câu quen thuộc, thường được trích dẫn trong kinh Lăng Già, chỗ nào cũng là tâm cả (nhất thiết xứ giai tâm), tất cả hình tướng đều do tâm khởi lên (chúng sắc do tâm khởi), ngoài tâm không có cái gì được trông thấy (tâm ngoại vô sở kiến), thế gian chỉ là tâm (tam giới duy thị tự tâm), ba cõi do tâm sinh (tam giới do tâm sinh) v.v..
26/02/2013(Xem: 4154)
Kinh Đại Bát Nhãnói Bồ-tát là người “Vì chúng sanh mà cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác, cứu độ những chúng sanh điên đảo chấp ngã” (Phẩm Đạo thọ thứ 71), “vì chúng sanh mà cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác” (Phẩm Nhất niệm thứ 76), “hành sáu ba la mật, ba mươi bảy phẩm trợ đạo, mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại, mười tám pháp bất cọng, hành đại từ đại bi, hành nghiêm tịnh cõi Phật, thành tựu tuệ giác cho chúng sanh” (Phẩm Bồ-tát hạnh thứ 72).
12/01/2013(Xem: 4887)
Bây giờ chúng ta bắt đầu phần thứ nhì của bản văn, giải thích chủ yếu. Phần này có ba phần: ý nghĩa danh đề của bản văn, nội dung của bản văn và lời cuối. Chương 1 của Giải thích Trung Luận này gồm có Các giải thích mở đầu [= Giải thích Trung Luận. (Bài 1)], Tụng mở đầu Trung luận [Giải thích Trung Luận (Bài 2)], và Giải thích về chương 1 của Trung Luận. Phần thứ nhì là giải thích các chương từ chương 2 tới chương 27.
09/01/2013(Xem: 3841)
Như được giải thích trong chương trước, tất cả mọi hiện tượng cho dù vô thường hay thường, đều có những phần tử. Những phần tử và toàn thể tùy thuộc với nhau, nhưng chúng dường như có thực thể riêng của chúng. Nếu toàn thể và những bộ phận tồn tại trong cách mà chúng hiện diện đối với quý vị, quý vị phải có thể chỉ ra một tổng thể riêng biệt với những phần tử của nó. Nhưng quý vị không thể làm như thế.
31/12/2012(Xem: 6584)
Phật giáo hiện hữu trên đất nước Việt Nam, hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của đất nước Phật giáo luôn làm tròn sứ mệnh của một tôn giáo gắn liền với nền văn hoá nước nhà. Chiến tranh đi qua, để lại bao đau thương mất mát, cảnh vật hoang tàn, đời sống nhân dân nghèo đói cơ hàn. Đến thời độc lập, ngoại xâm không cò n nữa, đất nước từng bước chuyển mình đi lên, Phật giáo cũng nhịp nhàn thay màu đổi sắc vươn lên, GHPGVN được ra đời vào ngày 07/11/1981 đến nay gần 22 năm với VI nhiệm kỳ hoạt động của giáo hội.
29/12/2012(Xem: 5833)
Chủ đề của sách này chính là ‘không’. Nói đơn giản: cái không của A-hàm là xem trọng con đường giải thoát để tu trì. Cái không của Bộ phái dần dần có khuynh hướng bình luận, phân tích về ý nghĩa của pháp. Cái không của Bát-nhã là ‘nghĩa sâu sắc’ của sự thể ngộ. Cái không của Long thọ là là giả danh, tánh không của kinh Bát-nhã, và sự thống nhất trung đạo và duyên khởi của kinh A-hàm.
28/12/2012(Xem: 10242)
Trong bầu không khí trang nghiêm, hòa hợp, thắp sáng niềm tin vào nền giáo dục nhân bản Phật giáo của ngày Hội thảo Giáo dục Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VI (2007 -2012) của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương với chuyên đề “Giáo dục Phật giáo Việt Nam định hướng và phát triển”, tôi xin phát biểu một số ý kiến chung quanh vấn đề Giáo dục Phật giáo như sau:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]