Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Long Thọ và Đề Bà (Thế Kỷ Thứ Nhì Sau Tây Lịch)

14/01/201110:36(Xem: 10046)
6. Long Thọ và Đề Bà (Thế Kỷ Thứ Nhì Sau Tây Lịch)

ĐẠI CƯƠNG TRIẾT HỌC TRUNG QUÁN

Tác Giả: Jaidev Singh - Dịch Giả: Thích Viên Lý
Viện Triết Lý Việt Nam và Triết Học Thế Giới Xuất Bản

CHƯƠNG II
6. LONG THỌ VÀ ĐỀ BÀ

(Thế Kỷ Thứ Nhì Sau Tây Lịch)
Giai đoạn đầu

- Long Thọ đã viết rất nhiều chú giải cho Bát Nhã Ba La Mật Đa (Pràjnãparamita), những chú giải này được gọi là “Bát Nhã Ba La Mật Đa Luận” (Pràjnãparamità-sàstra). Luận này đã được Ngài Cưu Ma La Thập (Kumàrajiva) (Tây nguyên 402 năm đến 405 năm) dịch thành Hoa văn. Dù sao thì sự thuyết minh tư tưởng triết học chủ yếu của Long Thọ đã nằm trong quyển “Bát Nhã Căn” (Pràjnã-mùla) hoặc “Căn Bản Trung Quán tụng” (Mùla-Madhyamaka-Kàrikàs) hoặc “Trung Luận” (Madhayamàka Sàstra). Đề Bà, đệ tử kính cẩn của Ngài, đã khai triển tư tưởng triết học ấy trong tứ Bách Luận (Catuh-Sataha). Chúng tôi đã đề cập ở phần trên về những kinh sách khác của Long Thọ và Đề Bà.

Giai đoạn thứ hai

- Long Thọ đã sử dụng kỹ thuật của “prasanga”, để thuyết minh Triết Học Trung Quán của mình. Chữ “prasanga” là một thuật ngữ, nó có ý nghĩa là “qui mậu luận chứng”. Long Thọ đã không đề ra bất cứ học thuyết nào của riêng mình; vì thế, Ngài không cần phải đề ra bất cứ luận chứng nào để chứng minh cho học thuyết của mình cả. Ngài chỉ sử dụng “qui mậu luận chứng pháp” (prasangavàkya) để chứng minh rằng những lý luận do đối thủ đề ra chỉ dẫn đến sự phi lý, ngay cả đối với những nguyên lý mà chính họ đã chấp nhận. Điều này ngụ ý rằng “thực tại” là thứ gì vượt lên trên tư tưởng.

Phật Hộ (Buddhapàlita) sanh vào giữa thế kỷ thứ 6, là tín đồ nhiệt thành của Long Thọ, Ngài cảm thấy “qui mậu luận chứng” (Prasanga) là phương pháp chính xác của hệ thống Triết Học Trung Quán (Madhyamaka) nên đã ứng dụng nó trong học thuyết và tác phẩm của mình. Ngài viết quyển “Trung Quán Chú” (Madhyam-akavrtti), mục đích là để chú giải cho bộ Trung Luận của Long Thọ. Sách này nguyên bản đã bị thất lạc, hiện chỉ còn bản dịch bằng Tạng văn.

Thanh Biện (Bhavya hay Bhàvaviveka) là người cùng thời đại với Phật Hộ, nhưng trẻ tuổi hơn. Ngài cho rằng, chỉ nêu ra sự sai lầm của đối thủ vẫn chưa đủ, mà còn phải đề ra tự y luận chứng (svatantra) hoặc luận chứng độc lập hợp lý để khiến kẻ đó phải im tiếng. Ngài tin rằng chỉ dựa vào phương pháp biện chứng thì không thể nêu ra được chân lý tuyệt đối một cách chính xác.

Ngài đã viết “Đại Thừa Chưởng Trân Luận” (Mahàyàna-Karatala-Ratna Sastra). “Trung Quán Tâm Luận” (Màdhyamikahrdaya) với chú thích có tên là: “Tư Trạch Diệm Luận” (Tarkajvàlà), “Trung Luận Yếu Chỉ” (Madhyamàrtha-Saingraha) để chú giải Trung Luận của Long Thọ và “Bát Nhã Đăng Luận” (Prajnã-pradipa). Những tác phẩm này hiện nay chỉ được tồn tại trong bản dịch Tây Tạng.

Tiến Sĩ L. M. Toshi đã chuyển Trung Luận Yếu Chỉ sang chữ Nàgari và dịch sang tiếng Hindi được đăng ở “Pháp Sứ” (Dharmadũta), quyển thứ 29-tháng 7-8 năm 1964.

Giáo sư N. Aiyswàmi đã dịch “Chưởng Trân Luận” (Karatalaratna) bằng tiếng Trung Hoa của Ngài Huyền Trang trở lại thành Phạn văn (Vísvabbhàrati Santiniketan, 1949).

Như trên, chúng ta biết rằng vào thế kỷ thứ nhì gần 400 năm sau khi Long Thọ viên tic̣h, triết học Trung Quán đã được chia thành hai phái là:

a) “Quy Mậu Luận Chứng Phái” (Pràsangka) do Phật Hộ (Buddhapàlita) cầm đầu và

b) “Tự Y Luận Chứng Phái” (Sỳatantrika) do Thanh Biện (Bhàvaviveka) cầm đầu.

Y. Kajiama cho rằng nguyên nhân gây chia rẽ Trung Quán phái chính là câu hỏi rằng là hệ thống tri thức tương đối có thể được thừa nhận hay không. Mặc dù đứng trên quan điểm tuyệt đối thì nó là hư vọng?

Theo nhận xét của Ngài Huyền Trang, thì mặc dù bề mặt Thanh Biện đã khoác chiếc áo của Số Luận (Sàmkhya), nhưng trên thực tế thì Ngài đã ủng hộ giáo lý của Long Thọ.

Giai đoạn thứ ba

- Trong giai đoạn này, Trung Quán phái đã xuất hiện hai vị học giả kiệt xuất, đó là Nguyệt Xứng (Candrakìrti) và Tịch Thiên (Sàntideva).

Số lượng chú giải về Trung Quán Luận của Long Thọ rất nhiều (khoảng 20 quyển). Những tác phẩm này hiện chỉ được bảo tồn ở trong những dịch bản của Tạng văn. Trong đó “Minh Cú Luận” (Parasannapadà) của Nguyệt Xứng là bản duy nhất còn tồn tại trong Phạn văn nguyên thủy (Sainskrta), dường như nó đã khiến cho những chú giải khác trở thành lỗi thời.

Ngài Nguyệt Xứng đã chào đời và hoạt động xuất chúng ở Samanta, Nam Ấn Độ, vào đầu thế kỷ thứ 7 sau Tây Lịch và đã viết một số tác phẩm nổi tiếng. Ngài từng theo Liên

Hoa Giác (Kamalabuddhi-một đệ tử của Phật Hộ) để nghiên tập về Triết Học Trung Quán (Kamalabuddhi), và có thể Ngài cũng là đệ tử của Thanh Biện. Như trên đã đề cập, “Minh Cú Luận” là luận do Ngài viết để chú giải Trung Quán Luận của Long Thọ. Ngoài ra, “Nhập Trung Luận” (Madhyamakàvatàra) và chú thích của nó chính là tác phẩm độc lập của Ngài. Trong Minh Cú Luận Ngài thường đề cập đến Nhập Trung Luận, điều này cho thấy rõ rằng Nhập Trung Luận đã được viết sớm hơn Minh Cú Luận.

Ngoài ra, Ngài còn chú giải “Thất thập tụng không tánh luận” (Sùnyatà Saptati). “Lục thập tụng chánh lý luận” (Yukti Sastikà) của Long Thọ và “Tứ bách luận” (Catubsataka) của Đề Bà. Ngoài ra còn có hai biên khái luận (pakaranas), đó là “Nhập Trung Đạo Bát Nhã luận” (Madhyamakaprajnàvatàra) và “Ngũ Uẩn Luận” (Pancaskandha). Trong tất cả các sách của Ngài, hiện chỉ có Minh Cú Luận là vẫn còn bản chính gốc, ngoài ra tất cả đều chỉ còn lại những dịch bản bằng Tạng văn.

Nguyệt Xứng đã biện hộ cho Qui Mậu Luận Chứng phái (Prasangika) một cách cực lực, hơn nữa Ngài còn nêu ra rất nhiều sơ hở về luận lý của Thanh Biện.

Ngài cũng đã ủng hộ chủ trương quan điểm thường thức của cảm quan tri giác và chỉ trích học thuyết “Tự tướng” (Svalaksana) và “Vô Phân Biệt” (Kalpanàpodha).

Ngài cũng còn phê bình về vô thức thuyết (Vijnànavàda) và cho rằng ý thức (Vijnàna) mà không có đối tượng là một điều không thể quan niệm được.

Tích Thiên (Sàntideva) là một nhân vật trụ cột lớn của Qui Mậu Luận Chứng phái. Ngài đã xuất hiện và rất nổi tiếng ở thế kỷ thứ 7 sau Tây Lịch, theo Tàrànàtha thì Tịch Thiên là con của Đức Khải Vương (Kalỳanavarman) ở nước Sauràstra, và là người thừa kế ngôi vua chánh thống. Khi Ngài còn là một vương tử, tên của Ngài là Tịch Khải (Sàntivarman). Vì tiếp nhận một cách sâu đậm tư tưởng Đại Thừa nên đã phát tâm để lìa bỏ vương quốc và đã đến chùa Nàlandà bằng cửa Thánh Thiên (Taideva), vì vậy sau đó người ta đã gọi Ngài là Tịch Thiên (Sàtideva).

Kinh điển của Ngài gồm có “Học Xứ Yếu Tập” (Siksà-samuccaya) và “Nhập Bồ Đề Hành Luận” (Bodhicaryàvatàra). Trong cuốn trước, Ngài đã đề cập đến rất nhiều kinh điển Đại Thừa vô cùng trọng yếu này, tất cả gần 97 loại, những sách này hiện nay đã hoàn toàn bị thất truyền. Trong “Nhập Bồ Đề Hành Luận” Ngài đã nhấn mạnh và thiết tha kêu gọi hãy bồi dưỡng Bồ Đề Tâm (Bodhicitta). Ngài là một thi hào vĩ đại nhất trong học phái Trung Quán.

Hầu hết những tác phẩm của Ngài đều biểu hiện sự kết hợp đẹp đẽ giữa thi ca và triết học. Ngài là tín đồ của Qui Mậu Luận Chứng phái và đã có những phê bình mạnh mẽ đối với Duy Thức Luận.

Có thể nói rằng Tịch Hộ (Sàntaraksita) và Liên Hoa Giới (kamalasila) là đại biểu cho sự dung hợp của học thuyết Trung Quán và Duy Thức Luận, vì thế không thể gọi họ là những người thuộc Trung Quán phái chân chính. Tịch Hộ đã chào đời vào thế kỷ thứ 8 sau Tây Lịch, tác phẩm chủ yếu của Ngài là “Chân Lý Khái yếu” (Tattvasamgraha). Liên Hoa Giới, vị đệ tử đắc ý của Ngài đã viết “Chân Lý Khái Yếu Tường Thích” (Tattvasamgraha-panjikà) để chú giải một cách tinh tường về chân lý Khái Yếu (tattvasamgraha)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/02/2011(Xem: 3140)
Từ cổ chí kim, trong thâm tâm của mỗi người luôn cố gắng tìm kiếm và vạch ra bản chất của thế giới, thực chất bản tính của con người, sự tương đồng giữa nội tâm và ngoại tại, tìm con đường giải thoát tâm linh… Mỗi người tùy theo khả năng của mình đã cố gắng vén mở bức màn bí ẩn cuộc đời. Vì vậy, biết bao nhiêu nhà tư tưởng, tôn giáo, triết học ra đời với mục đích tìm cách thỏa mãn những nhu cầu tri thức và chỉ đường dẫn lối cho con người đạt tới hạnh phúc. Nhưng mỗi giáo phái lại có những quan điểm, tư tưởng khác nhau. Ở đây, với giới hạn của đề tài, ta chỉ tìm hiểu bản chất triết học của Bà-la-môn giáo dưới cái nhìn của đạo Phật như thế nào.
19/02/2011(Xem: 3040)
Là một phần trong cái hùng vĩ nền triết học Ấn Độ, Bà-la-môn giáo và Phật giáo đã có sự đóng góp to lớn, không những trên bình diện triết lý u huyền mà còn để lại những ảnh hưởng sâu đậm trong từng nếp nghĩ, cử chỉ hay quan niệm sống của toàn thể dân tộc Ấn Độ. Và cũng vì là hai thực thể có cùng chung một dòng máu nên trong quá trình phát triển, cả hai đều đã có những ảnh hưởng nhất định lên nhau. Nhưng vì ra đời muộn hơn nên đã có không ít quan niệm cho rằng Phật giáo là sự hệ thống lại các tư tưởng Ấn độ giáo, hoặc cũng có ý kiến cho rằng đạo Phật là phản biện của chủ nghĩa tôn giáo Ấn... Còn có rất nhiều nữa những quan niệm hoặc là thế này hoặc là thế kia để so sánh những mệnh đề đã tồn tại từ lâu trong lòng của hai khối tư tưởng một thời đã từng được xem là đối kháng của nhau.
17/02/2011(Xem: 3142)
Nói rằng triết học Âu Tây giỏi và bảnh rồi, cho nên kiêu căng biệt cư, không cần chiếu “camé” vào để “thâu” một ít vốn ở các hệ thống triết học Á Đông nữa thì thật là không đúng. Nói rằng triết học Á Đông có một số mặc cảm rồi cam phận đơn cư thì lại càng tuyệt đối không đúng lắm nữa.
14/01/2011(Xem: 15068)
Bản văn này chỉ giới thiệu những điểm chủ yếu có liên quan đến triết học Trung Quán một cách hết sức đơn giản, dù vậy, vẫn bao hàm được tất cả mọi yếu điểm cốt lõi của hệ phái Triết học này.
14/01/2011(Xem: 8564)
Viết về một triết học là đặt ra các câu hỏi về những vấn đề được bàn đến trong triết học đó. Trong trường hợp này, chúng ta thử viết một bài nghiên cứu mang tính phê bình về triết học Thế Thân.
13/01/2011(Xem: 3332)
Trong các lớp bậc trung học chúng ta cũng đã biết chút ít thế nào là tương tự. Hai bài toán có thể dùng cùng một phương cách để giải thì ta gọi đó là "quá trình tương tự hoá".
11/01/2011(Xem: 8588)
Lý Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
05/01/2011(Xem: 12841)
Triết thuyết Căn Bản của PG Đại Thừa
05/01/2011(Xem: 4049)
Tài liệu về Đại sư Khuông Việt quá ít ỏi , hầu như chỉ bao gồm trong chuyện kể về Ngài của Thiền Uyển tập anh , Cho đến nay những hiểu biết về Ngài chỉ căn cứ vào đó , chưa có những phát hiện gì mới ngoài những diễn dịch , phát triển suy đoán , lắm khi mang tính cường điệu . . Qua bài này như một góp ý nhò nhặt , người viết mong rằng những nhận định vế Đại sư lừng danh của nước Việt bớt đi những suy diễn chung chung , thiếu dẫn chứng, chỉ mang tính cường điệu mà thiếu tính khoa học ; đồng thời nhấn mạnh đến nhiệm vụ chung của nhà nghiên cứu là tìm thêm tài liệu , chứng cứ để củng cố những luận điểm nhằm vinh danh vị Tăng thống đầu tiên của nước ta .
05/01/2011(Xem: 3315)
Đạo đức học là một bộ phận của triết học nhằm dựa vào lý trí mà thiết lập một sự phân biệt giữa thiện và ác, giữa điều được làm và điều bị cấm làm, nhằm nêu ra một nguyên tắc tổng quát để xếp loại và đánh giá các hành động. Đạo đức học nhằm nêu định cứu cánh của mọi hành động hợp lý mà con người cố vươn tới, tức mục đích, lý tưởng của cuộc đời và tìm các phương cách giúp con người tiến tới mục đích lý tưởng ấy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567