Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Ba Giai Đoạn trong Phật Giáo

14/01/201110:36(Xem: 9713)
2. Ba Giai Đoạn trong Phật Giáo

ĐẠI CƯƠNG TRIẾT HỌC TRUNG QUÁN

Tác Giả: Jaidev Singh - Dịch Giả: Thích Viên Lý
Viện Triết Lý Việt Nam và Triết Học Thế Giới Xuất Bản

CHƯƠNG I
2. BA GIAI ĐOẠN TRONG PHẬT GIÁO

Ba giai đoạn này có thể thấy một cách dễ dàng trong triết học Phật Giáo và Tôn Giáo.

1) Giai đoạn A Tỳ Đạt Ma (Àbhidharmic – Đối Pháp) từ khi Đức Phật nhập diệt cho đến thế kỷ thứ I sau Tây Lịch.

Đây là giai đoạn về thực tại luận và đa nguyên luận của Phật Giáo. Phương pháp mà hệ phái này đã sử dụng là sự phân tích. Hầu hết triết học chủ yếu của giai đoạn này là đem hiện tượng của tâm lý và vật lý phân tích thành “dharmas” (đạo pháp), “sainskrta” (hòa hợp hay hạn định). Sự quan tâm chính yếu trong giai đoạn này là tinh thần cứu tục học của tâm lý học (psychological-soteriological) mà tín hiệu ưu thế nổi bậc nhất của hệ phái này là sự kết hợp giữa lý tánh chủ nghĩa và thiền định thực tiễn. Ngôn ngữ đã được sử dụng trong giai đoạn này là chữ Pàli và học phái này được biết với tên gọi là Nguyên Thủy (Hìnayàna).

2) Sự triển khai của Phật Giáo Áo diệu (Esoteric teachings)

Giai đoạn thứ hai đó là giai đoạn triển khai giáo nghĩa áo diệu của Đức Phật, những giáo nghĩa đã được lưu truyền trong Đại Chúng Bộ (Mahàsanghikhas), một giai đoạn đồng thời với giai đoạn A Tỳ Đạt Ma (Àbhidharmic). Sự quan tâm chủ yếu của giai đoạn này là tinh thần cứu học của tồn học (ontological storeriological). Nét nổi bật nhất của học phái này là sự kết hợp giữa chủ thuyết siêu lý tính và Yoga (Du Già).

Mục đích chủ yếu của nó là tìm hiểu, nghiên cứu về “Svabhàva” (bản thể của thực tại) để đạt đến sự tri nhận và liễu giải về nó trong chính tự thân bằng cách phát triển trí tuệ (Prajna). Ngôn ngữ được sử dụng trong giai đoạn này là Phạn văn (Sainskrta) hoặc Tạp Phạn văn. Học phái này mang tên là Đại Thừa (Mahayàna). Trong giai đoạn đầu, học phái này đã có tên gọi là Triết học Trung Quán (Madhyamaka Philosophy) hay Không Luận (Sunyavàda) và sau đó là Du Già Hành phái (Yogàcàra) hoặc Duy Thức Luận (Vijnàvàda). Giai đoạn cuối này là từ thế kỷ thứ II sau Tây Lịch đến năm 500.

3) Sự phát triển của Mật Tông (Tantra)

Giai đoạn thứ ba là giai đoạn mật chú. Giai đoạn này là giai đoạn từ năm 500 đến năm 1000 A.D. sau Tây Lịch. Sự quan tâm chủ yếu của giai đoạn này là tinh thần cứu tục học của Vũ Trụ Luận (cosmical soteriological). Chủ thuyết thần bí là điểm đặc sắc nổi bật nhất của trường phái này. Trường phái này chú trọng vào sự điều hòa vũ trụ và sử dụng mật chú (mantra) cũng như những phương pháp thần bí để đạt đến cảnh giới giác ngộ. Ngôn ngữ được sử dụng trong giai đoạn này phần lớn là Phạn văn (Sainskrta) và Apabhrainsa (tạp tục ngữ). Chân Ngôn Thừa (Mantrayàna), Kim Cang Thừa (Vajrayàna), Câu Sanh Thừa (Sahajayàna) và Thời Luận Thừa (Kàlacakrayàna) là bốn trường phái chủ yếu của Mật Tông.

Ở đây, chúng ta chỉ quan tâm về thời đầu của giai đoạn II, còn giai đoạn I và III thì tạm thời không thảo luận.

Trung Luận (Madhyamaka Sàstra) hoặc Trung Quán Tụng (Madhyamaka Kàrikàs) do Long Thọ sáng tác và đã được Nguyệt Xứng (Kandrakìrti) chú giải nhưng Stcherbtsky đã chỉ dịch chương thứ nhất và chương thứ hai mươi lăm, những chương này cũng chính là hai chương thảo luận về sự quan hệ của nhân quả và niết bàn (Nirvàna). Trong phần giới thiệu tổng quát này, người viết cố gắng tóm lược toàn bộ hệ thống tư tưởng Trung Quán (Madhyamaka).



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/05/2011(Xem: 6035)
Tất cả các tôn giáo, nói chung, đều có động lực từ lòng từ bi và nhân ái. Mặc dù các tôn giáo thường có sự khác biệt lớn trên bình diện triết học, nhưng mục đích cơ bản cũng đại khái giống nhau, đó là mang đến sự tiến triển tốt đẹp. Dĩ nhiên, mỗi tín ngưỡng có những phương pháp đặc thù. Mặc dù các nền văn hóa dĩ nhiên khác nhau, nhưng chúng ta đang ngày càng đến gần nhau hơn, vì thế giới ngày càng thu nhỏ với sự tiến triển của ngành thông tin, tạo dịp tốt để chúng ta học hỏi lẫn nhau. Tôi cảm thấy điều này rất hữu ích.
04/04/2011(Xem: 5752)
François Jullien, giáo sư trường Đại học Denis Diderot Paris VII, giám đốc Viện tư tưởng hiện đại và Viện Marcel Granet của trường này, là một nhà triết học nổi bật hiện nay ở Pháp, và cả ở phương Tây nói chung. Các tác phẩm của ông rất phong phú, chứng tỏ một sức sáng tạo rất dồi dào, và cũng thật độc đáo. Trong nhiều năm qua, ông chăm chú nghiên cứu về minh triết phương Đông, hoặc nói cho thật đúng hơn, ông làm một cuộc đối chiếu, ngày càng sâu sắc, tinh vi, triệt để giữa minh triết phương Đông với triết học phương Tây, - không chỉ để cố gắng thấu hiểu đến thực chất của nền minh triết ấy
02/04/2011(Xem: 5430)
Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết và sức mạnh của lý trí để giải quyết vấn đề tâm linh của con người cùng những vấn nạn của xã hội mà không dựa vào Thần Linh.
29/03/2011(Xem: 8564)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta? Đức Đạt Lai Lạt Ma cống hiến giải pháp của ngài. Với nhiều tín đồ, chấp nhận tính chính đáng của những truyền thống tín ngưỡng khác đặt ra một thử thách nghiêm trọng. Để chấp nhận những tôn giáo khác là chính đáng có thể dường như làm tổn hại tính nguyên vẹn niềm tin tôn giáo của chính mình, vì nó đòi hỏi sự thu nạp những con đường tâm linh khác nhau nhưng hiệu quả.
20/03/2011(Xem: 4043)
Tôi có một người huynh đệ băn khoăn bởi một vấn đề. Đó là một đằng theo lời dạy của Lục Tổ Huệ Năng: “Không nghĩ thiện không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục, v.v.?” tức là không còn so sánh, phê phán, nhị biên, để hoà mình, thâm nhập với chân như. Đằng khác lại phải còn biết phải quấy để hành thiện, cải thiện, tức là còn nhị biên. Như vậy người huynh đệ tự hỏi: chánh kiến là hành thiện, hay không thiện, không ác?Và đi xa hơn một chút, thế nào là định nghĩa đúng của chữ hành thiện (vì có rất nhiều cạm bẫy hiểu lầm: biết bao nhiêu kẻ quá khích lại tưởng mình hành thiện)? Tôi có cảm tưởng rằng câu hỏi đặt ra cũng là câu hỏi chung của nhiều Phật tử, trong đó có tôi. Nỗi băn khoăn, khắc khoải đó hoàn toàn có căn cứ, và không phải là dễ dàng giải đáp.
12/03/2011(Xem: 7217)
Với người chịu dày công tìm hiểu, đạo lý không có gì là bí ẩn; với người biết suy xét, hiểu được đạo lý không phải là khó khăn.
05/03/2011(Xem: 3769)
Áo nghĩa thư[1] thường được ghép vào trong phần phụ lục của Sâm lâm thư (Āraṇyaka), có khi lại được ghép vào trong phần phụ lục của Phạm thư (Brāhmaṇa), nhưng tính chất đặc biệt của nó như một chuyên luận riêng là điều luôn luôn được chú ý. Thế nên chúng ta nhận thấy trong một vài trường hợp, những chủ đề trông đợi được trình bày trong Phạm thư (Brāhmaṇa) lại thấy được giới thiệu trong Sâm lâm thư (Āranyaka), đôi khi bị nhầm lẫn thành một số lượng đồ sộ của các Áo nghĩa thư.
01/03/2011(Xem: 4073)
Vào khoảng cuối thế kỷ thứ VII đầu thế kỷ thứ VI trước Tây lịch, nền tư tưởng triết học của Ấn Độ đã trải qua những thay đổi lớn lao cả về hình thức lẫn nội dung. Nó được đánh dấu bằng sự ra đời của các học phái phi Veda với nhiều học thuyết khác nhau, góp phần rất lớn làm suy giảm tầm ảnh hưởng của hệ thống Veda già cỗi. Và kể từ đây, lịch sử tư tưởng Ấn lại sang trang mới để rồi ghi nhận về sự tồn tại song hành của hai trường phái triết học khác nhau nhưng lại có quan hệ với nhau: hệ thống Bà-la-môn và hệ thống Sa-môn. Hệ thống Bà-la-môn lấy giáo nghĩa của Veda làm cơ sở và đang bước vào thời kỳ suy thoái.
22/02/2011(Xem: 4440)
Tôi không hề quan tâm đến chữ ism(...isme) [tức là chữ ...giáotrong từ tôn giáo]. Khi Đức Phật thuyết giảng Dharma[Đạo Pháp], Ngài không hề nói đến chữ ismmà chỉ thuyết giảng về một cái gì đó mà mọi tầng lớp con người đều có thể hấp thụ được : đấy là một nghệ thuật sống...[...]. Phải làm thế nào để trở thành một con người tốt – đấy mới chính là điều quan trọng. Thiền sư S. N. Goenka
19/02/2011(Xem: 4252)
“Chân lý cao cả nhất là chân lý này: Thượng đế hiện diện ở trong vạn vật. Vạn vật là muôn hình vạn trạng của Thượng đế…Chúng ta cần một tôn giáo tạo ra những con người cho ra con người”. (Vivekananda)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567