Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Ba Giai Đoạn trong Phật Giáo

14/01/201110:36(Xem: 11572)
2. Ba Giai Đoạn trong Phật Giáo

ĐẠI CƯƠNG TRIẾT HỌC TRUNG QUÁN

Tác Giả: Jaidev Singh - Dịch Giả: Thích Viên Lý
Viện Triết Lý Việt Nam và Triết Học Thế Giới Xuất Bản

CHƯƠNG I
2. BA GIAI ĐOẠN TRONG PHẬT GIÁO

Ba giai đoạn này có thể thấy một cách dễ dàng trong triết học Phật Giáo và Tôn Giáo.

1) Giai đoạn A Tỳ Đạt Ma (Àbhidharmic – Đối Pháp) từ khi Đức Phật nhập diệt cho đến thế kỷ thứ I sau Tây Lịch.

Đây là giai đoạn về thực tại luận và đa nguyên luận của Phật Giáo. Phương pháp mà hệ phái này đã sử dụng là sự phân tích. Hầu hết triết học chủ yếu của giai đoạn này là đem hiện tượng của tâm lý và vật lý phân tích thành “dharmas” (đạo pháp), “sainskrta” (hòa hợp hay hạn định). Sự quan tâm chính yếu trong giai đoạn này là tinh thần cứu tục học của tâm lý học (psychological-soteriological) mà tín hiệu ưu thế nổi bậc nhất của hệ phái này là sự kết hợp giữa lý tánh chủ nghĩa và thiền định thực tiễn. Ngôn ngữ đã được sử dụng trong giai đoạn này là chữ Pàli và học phái này được biết với tên gọi là Nguyên Thủy (Hìnayàna).

2) Sự triển khai của Phật Giáo Áo diệu (Esoteric teachings)

Giai đoạn thứ hai đó là giai đoạn triển khai giáo nghĩa áo diệu của Đức Phật, những giáo nghĩa đã được lưu truyền trong Đại Chúng Bộ (Mahàsanghikhas), một giai đoạn đồng thời với giai đoạn A Tỳ Đạt Ma (Àbhidharmic). Sự quan tâm chủ yếu của giai đoạn này là tinh thần cứu học của tồn học (ontological storeriological). Nét nổi bật nhất của học phái này là sự kết hợp giữa chủ thuyết siêu lý tính và Yoga (Du Già).

Mục đích chủ yếu của nó là tìm hiểu, nghiên cứu về “Svabhàva” (bản thể của thực tại) để đạt đến sự tri nhận và liễu giải về nó trong chính tự thân bằng cách phát triển trí tuệ (Prajna). Ngôn ngữ được sử dụng trong giai đoạn này là Phạn văn (Sainskrta) hoặc Tạp Phạn văn. Học phái này mang tên là Đại Thừa (Mahayàna). Trong giai đoạn đầu, học phái này đã có tên gọi là Triết học Trung Quán (Madhyamaka Philosophy) hay Không Luận (Sunyavàda) và sau đó là Du Già Hành phái (Yogàcàra) hoặc Duy Thức Luận (Vijnàvàda). Giai đoạn cuối này là từ thế kỷ thứ II sau Tây Lịch đến năm 500.

3) Sự phát triển của Mật Tông (Tantra)

Giai đoạn thứ ba là giai đoạn mật chú. Giai đoạn này là giai đoạn từ năm 500 đến năm 1000 A.D. sau Tây Lịch. Sự quan tâm chủ yếu của giai đoạn này là tinh thần cứu tục học của Vũ Trụ Luận (cosmical soteriological). Chủ thuyết thần bí là điểm đặc sắc nổi bật nhất của trường phái này. Trường phái này chú trọng vào sự điều hòa vũ trụ và sử dụng mật chú (mantra) cũng như những phương pháp thần bí để đạt đến cảnh giới giác ngộ. Ngôn ngữ được sử dụng trong giai đoạn này phần lớn là Phạn văn (Sainskrta) và Apabhrainsa (tạp tục ngữ). Chân Ngôn Thừa (Mantrayàna), Kim Cang Thừa (Vajrayàna), Câu Sanh Thừa (Sahajayàna) và Thời Luận Thừa (Kàlacakrayàna) là bốn trường phái chủ yếu của Mật Tông.

Ở đây, chúng ta chỉ quan tâm về thời đầu của giai đoạn II, còn giai đoạn I và III thì tạm thời không thảo luận.

Trung Luận (Madhyamaka Sàstra) hoặc Trung Quán Tụng (Madhyamaka Kàrikàs) do Long Thọ sáng tác và đã được Nguyệt Xứng (Kandrakìrti) chú giải nhưng Stcherbtsky đã chỉ dịch chương thứ nhất và chương thứ hai mươi lăm, những chương này cũng chính là hai chương thảo luận về sự quan hệ của nhân quả và niết bàn (Nirvàna). Trong phần giới thiệu tổng quát này, người viết cố gắng tóm lược toàn bộ hệ thống tư tưởng Trung Quán (Madhyamaka).



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/05/2013(Xem: 4379)
Nghiên Cứu Triết Học Trung Quán
23/04/2013(Xem: 27840)
H.T.Thích Mãn Giác, sanh năm Kỷ Tỵ tại Cố Đố Huế. Nguyên quán Làng Phương Lang, Quận Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Xuất gia nhập đạo năm 11 tuổi. Thọ Đại Giới năm 1948 cùng một lần với Hòa Thượng Thiện Siêu, cố Hòa Thượng Thiện Minh, cố Hòa Thượng Thiên Ân…
22/04/2013(Xem: 3875)
Sự chọn lựa kỹ càng người để chúng ta giao tiếp thân mật, gần gũi là điều cực kỳ quan trọng trong giáo lý của Đức Phật đối với người cư sĩ.
09/04/2013(Xem: 12452)
Có hai hình ảnh quen thuộc gợi lên ý tưởng biến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt. Trời đất như đã thay loài người nói lên ý nghĩa của sự sống, . . .
09/04/2013(Xem: 7661)
Buổi sáng, trời hơi se lạnh và ẩm ướt âm u, hồi đêm hình như rất gió và ầm ì những tiếng sấm gợi lại những lo sợ xa xôi của thời còn chinh chiến. Nhìn ra khung cửa, đồi cỏ vẫn trải dài thoai thoải, những khu vườn xung quanh đã rực rỡ những đóa hoa xuân.
09/04/2013(Xem: 2104)
Ngược dòng thời gian năm 1984, tôi viết quyển sách đầu tiên ‘Chìa Khóa cho người Tỵ Nạn’ dành cho những người tỵ nạn Đông Nam Á, giúp họ giữ vững niềm tin và hiểu biết tường tận hơn về tôn giáo của mình để đối đầu với các hành động có hậu ý của các nhà truyền giáo Ki tô muốn họ cải đạo.
09/04/2013(Xem: 6681)
Sự phán xét công bằng và hợp lý về một sự việc đã xảy ra, một hành động đã làm là công lý hay bất công, thông suốt hay vướng mắc, oan hay không oan thường không đơn giản, rõ ràng và cụ thể như trắng với đen, sáng với tối. Do đó, sự phân định và quyết đoán rạch ròi những hành động hay sự cố xảy ra, đã vi phạm đến mạng sống, tài sản và tinh thần... là oan hay không oan thường bị vướng mắc do vị thế, quan điểm, văn hóa và cả một chuỗi hệ lụy theo sau.
09/04/2013(Xem: 10274)
Tất cả chúng sanh đều vô thỉ đến nay, vì chấp có thật ngã, thật-pháp mà tạo ra các nghiệp, rồi bị các nghiệp dắt dẫn nên xoay vành mãi theo bánh xe sanh tử luân-hồi. Nếu con người hiểu rỏ một cách chắc chắn rằng: tất cả các pháp trong vũ-trụ, nhân và ngã đều không thật có, chỉ do thức biến hiện, như cảnh trong chiêm bao, mà không còn gây phiền não, tạo nghiệp-chướng nữa, thì tất không còn bị ràng buộc, trong bánh xe sanh tử luân hồi. Để phá trừ hai món chấp thật-ngã và thật-pháp, Đức-Phật có rất nhiều phương-pháp, có rất nhiều pháp thiền, mà Duy-Thức-Tôn hay Pháp-tướng-tôn là một pháp tu rất cần thiết, rất hiệu-nghiệm để đi đến giải-thoát.
09/04/2013(Xem: 12079)
Nếu bạn nhìn vào một bản đồ của Âu châu, bạn sẽ thấy rằng Hy Lạp giống như một bàn tay chìa các ngón ra biển Địa trung hải. Phía nam là hòn đảo Crète hình như nằm gọn trong các ngón tay, ngàn năm trước Tây lịch (tTL) đó là nơi khởi đầu của văn minh nhân loại.
08/04/2013(Xem: 26198)
Cuốn sách này gạn lọc trí tuệ hàng ngàn năm của Phật Giáo Tây Tạng, được chuyển tải bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người. Mục đích chính yếu của tôi là trình bày những giáo lý không chỉ có tính cách chữa trị sự đau khổ và vô minh của chúng ta về sự chết và sự hấp hối mà còn giúp chúng ta chứng đạt mục tiêu an lạc vô thượng, không những cho đời này mà còn cho sự chết và cõi bên kia nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]