Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18. Pháp thoại đầu Xuân

11/01/201115:38(Xem: 5406)
18. Pháp thoại đầu Xuân

THC BIN
Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003

PHÁP THOẠI ĐẦU XUÂN

Mỗi độ xuân về, Phật tử chúng tathường làm lễ Cầu an. Cầu an là mong cho mọi việc trong một năm được bình an,như ý.

Theo tục lệ Việt Nam, hằng năm vàođúng giữa đêm của ngày cuối tháng chạp AL, đầu ngày mồng một năm mới, tất cảchúng ta đều cử hành lễ Giao thừa. Theo tục lệ thế gian tin rằng, lễ Giao thừalà Ngọc Hoàng Thượng Đế mỗi năm có sai một vị thần thị sát. Vị thần năm này mãnnhiệm kỳ thì qua năm mới giao cho vị thần khác. Một bên thì giao, một bên thìthừa (nhận), cho nên gọi là Giao Thừa.

Phật tử chúng ta trong phong tục tậpquán của dân tộc Việt Nam cũng làm lễ Giao thừa. Đồng thời, trong những giờphút đó, chúng ta cũng làm lễ kỷ niệm vía của một đức Phật đương lai. Đó làngày đản sanh của đức Phật Di-lặc. Hễ nói đến đức Phật, thì tất cả chư Phật đềucó đầy đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp. Ví dụ như đức Phật Thích-ca, đức Phật Di-đà,đức Phật Dược sư hay đức Phật Di-lặc đều có tướng hảo quang minh, trí tuệ viênmãn và từ bi vô lương giống nhau.

Nhưng ở đây, tại sao chúng ta thấyđức Phật Di-lặc lại không có hình tướng đó? Ngài là một vị Phật có bụng lớn,miệng luôn luôn cười, xung quanh có trẻ con chọc nách, xoi tai, móc mũi... nhưthế có ý nghĩa gì? Chúng ta được biết đức Di-lặc là một vị Phật sẽ thay thế đứcThích-ca giáng sinh trong thế giới Ta-bà, để hóa độ chúng sinh vào một kiếp saunày. Tượng đức Di-lặc mà chúng ta thường chiêm ngưỡng trong các chùa thì hiệnNgài chỉ mới là một vị Bồ-tát bổ xứ; nghĩa là một vị Bồ-tát sắp sửa làm Phật,một vị Phật đương lai; cũng như đức Thích-ca là vị Phật hiện tại, Phật Di-đà làvị quá khứ. Chúng ta thờ tượng đức Di-lặc với bụng lớn, miệng cười là thờ hóathân đức Di-lặc. Tương truyền kể rằng: Đời trước Ngài hóa thân làm một vị Hòathượng ở Trung Quốc có tên là Thế Thử. Nhưng tên Thế Thử ấy, thiên hạ ít biết.Thông thường mọi người chỉ biết Ngài với tên là "Bố Đại Hòa thượng",bởi vì Ngài thường mang một đãy vải rất lớn, đi nơi này đến nơi khác, ai chothứ gì Ngài đếu bỏ hết vào trong đãy đó. Khi đầy đãy rồi, Ngài thường đến chỗcó cây im bóng mát, quy tụ trẻ con lại, dạy bảo điều hay lẽ phải cho chúng nónghe và sau đó chia những thức ăn mà Ngài vừa xin được cho chúng.

Chuyện kể rằng: Có một lần, Ngài gặpmột vị Sư. Vị này đi trước, Ngài chạy theo và xoa xoa sau lưng.Vị sư đó xoaylưng lại, Ngài nói: "Cho xin một đồng". Vị sư ấy đáp: "Nói đượcthì sẽ cho". Ngài liền hạ đãy vải xuống. Vị sư đó hỏi: "Chỉ thế thôisao?" Ngài liền quảy đãy vải bỏ đi. Đây là một lối khai thị của Ngài theotruyền thống Bắc tông. Người ta chỉ biết Ngài như thế, nhưng không người nàobiết Ngài là ai cả và cũng không biết Ngài là hóa thân của Ngài Di-lặc.

Một ngày nọ, trước khi thị tịch,Ngài có để lại bốn câu thơ:

"Di-lặc chơn Di-lặc,
Thiên bách ức hóa thân,
Thời thời thị thời nhân,
Thời nhân thường phất thức".

(Di-lặc đúng thật là Di-lặc đây, hóathân trăm ngàn ức, thường thường chỉ thị cho mọi người, mà mọi người không biếtđược)

Lúc ấy người ta mới biết đó là đứcDi-lặc và mới tạc tượng để thờ. Khi tạc tượng người ta mới tạc tượng hình dángbụng lớn, miệng cười... Vậy thì bụng lớn, miệng cười của Ngài như thế này: "Đạiđỗ năng dung, dung thế gian nan dung chi sự. Hàm nhan vị tiếu, tiếu thế giannan tiếu chi nhân" (Cái bụng lớn có thể dung chứa những việc mà ngườiđời không dung chứa được. Miệng nở nụ cười mỉm với những điều mà người đời khócó thể cười được).

Trước hết cắt nghĩa cái bụng lớn. Bụng lớn đó là để tiêu biểu cho tâm lượng hỷ xả bao dungcủa Ngài. Ngài có một lòng từ bi hỷ xả bao dung rông lớn; chứ không phải nhưtâm lượng của chúng ta hẹp hòi, không bao dung được. Ai cho mình, ai giúp mìnhthì mình thương. Ngược lại, ai không thương mình, không giúp mình, thì mình xahọ. Ai chê mình thì mình ghét, mình không bao dung đươc. Ai lỡ đụng một chútthì mình giận, giận mãi giận hoài, không dung thứ, rộng lượng được. Thấy aiđói, thấy ai nghèo, mình cũng nhắm mắt bỏ qua, không bao dung bố thí được.Ngược lại, Ngài có một tấm lòng từ bi hỷ xả bao dung hết thảy. Bao dung nhữngkhó khăn, khổ não, buồn vui của tất cả chúng sinh. Cho nên, tượng Ngài với mộtcái bụng to như vậy là tiêu biểu cho một tấm lòng bao dung, chứ không phải chỉlà một cái bụng mỡ không! Tục ngữ ta có câu: "Chín bỏ làm mười". Đócũng là ý nghĩa của tấm lượng bao dung.

Hai nữa là ý nghĩa của cái miệngcười. Miệng cười của Ngài là một nụ cườihoan hỷ. Hoan hỷ của ngài là cái hoan hỷ từ trong lòng phát ra, chứ không phảitừ bên ngoài vô. Chúng ta thì hoan hỷ từ ngoài vô, chứ ít khi có được cái hoanhỷ từ trong tâm ra.

Hoan hỷ từ bên ngoài vô là nghĩa thếnào? Là khi người ta đem đến mình một món quà gì, thì mình hoan hỷ. Trái lại,khi người ta giựt một món quà từ trong tay mình, thì mình không hoan hỷ nữa.Khi mình được trúng số độc đắc, thì mình hoan hỷ, nhưng khi mình bị người khácăn cắp tiền thì không hoan hỷ nữa. Do đó, sự hoan hỷ của mình chỉ như một cáibong bóng. Khi có ai thổi vào thì nó phồng lên. Khi không có người thổi thì nóxẹp xuống. Như vậy thì cái hoan hỷ của mình nó tùy thuộc theo ngoại cảnh, khôngthật.

Trái lại, sự hoan hỷ của đức phậtDi-lặc là sự hoan hỷ từ trong nội tâm mà ra. Đó là một sự hoan hỷ đánh dẹp kẻgiặc phá phách trong lòng mình, làm cho mình đau khổ triền miên trong luân hồisinh tử như tham, sân, si, kiêu mạn, tật đố, ngã mạn, cống cao..., những thứgiặc ấy, Ngài đã dẹp hết, cho nên Ngài hoan hỷ. Cái hoan hỷ từ bên trong chonên nó lâu bền, chứ không phải hoan hỷ giờ trước rồi giờ sau buồn. Đầu năm làmlễ vía đức Di-lặc, nhìn lên tượng hoan hỷ của Ngài để chúng ta học lấy cái tâmhoan hỷ, bao dung của đức Phật. Khi biết bao dung, hoan hỷ, thì tất cả mọingười đều là bạn thân, đều là thiện tri thức. Do đó, có thể nói, nếu chúng takhông biết hoan hỷ, không biết bao dung, thì khi ấy tất cả mọi người xung quanhta đều trở nên xa lạ với chúng ta. Phật dạy: Có hoan hỷ là có an lành, hoan hỷlà nền tảng của hạnh phúc. Phật tử chúng ta cầu an là cầu sự hoan hỷ, mong làmsao thân và tâm được hoan hỷ. Thân an lạc thì tâm mới an lạc, và ngược lại tâman lạc thì thân mới an lạc. Cho nên khi cầu an, Phật tử chúng ta phải cầu thếnào để cho thân an lạc mà tâm cũng phải an lạc.

Cầu cho thân và tâm an lạc khôngnhững chỉ cầu mong sự gia hộ của đức Phật, mà còn phải vâng theo lời dạy củađức Phật mới có thể viên mãn được sự cầu nguyện đó. Trong khi các Phật tử chúngta cầu đức Phật gia hộ cho chúng ta được an lành, thì đồng thời, chúng ta cũngphải vâng theo lời Phật dạy, tự sửa lấy mình và dìu dắt những người thân củamình sống theo con đường tốt, lương thiện thì đó mới là sự cầu an tốt nhất. Haynói cách khác, cầu an là cầu cho thân an và tâm an như Phật tử chúng ta thưởngchúc nhau bằng câu "Thân tâm an lạc". Đó là ý nghĩa của sự cầuan mà Phật tử chúng ta mong ước.

Nhưng cầu an cũng có nhiều cách:chúng ta lễ Phật để cầu an, tụng kinh để cầu an, bố thí để cầu an, hiếu thảovới cha mẹ để cầu an, làm lành tránh dữ cũng để cầu an, tất cả mọi sự đều cóthể cầu an được và cầu an một cách có hiệu quả. Theo tục lệ ngày xưa, khi chưahiểu biết giáo pháp của đức Phật, chúng ta đi cúng sao giải hạn. Vì sao phảicúng sao giải hạn? Tất cả sao hạn cũng là tùy theo nghiệp của chúng ta. Nghiệpcủa chúng ta lành hay dữ là do chính chúng ta tạo ra; còn sao hạn, nếu cóchăng, thì cũng chỉ là phụ. Cho nên muốn cầu được an thì chính chúng ta phảicầu cho có được nhiều nghiệp lành tránh nghiệp dữ, tức là an. Không thể nào anđược khi chúng ta muốn không ai đánh mình, mà mình cứ thích đánh người ta. Mìnhđánh kẻ khác thì người khác đánh lại mình, thế thì làm sao an được! Mình mắngkẻ khác thì kẻ khác mắng lại, không sao an được!

Lại nữa, có những oan nghiệt sâu xa,chẳng hạn như: có những loại bệnh tật mà ngày nay chúng ta hay con cháu chúngta vấp phải, hoặc vì nuôi dưỡng thiếu thốn nên tứ đại bất hòa mà sinh bệnh tật.Lại cũng có những thứ bệnh tật vì oan nghiệt, sinh ra là đã bệnh tật rồi. Theoluật nhân quả thì đó là một loại bệnh oan nghiệp do chúng ta đã gây oan nợ đốivới ai đó trong dĩ vãng hoặc với kẻ khuất mặt, bây giờ chúng ta phải trả. Nhưnghọ là ai, mình không biết được. Khi đã có nhân thì có quả: đã gây oan với họthì họ trả oan, không làm sao tránh khỏi. Vậy trong trường hợp đó, chúng taphải làm gì? Chúng ta nên đến trước đức Phật để cầu nguyện hoặc tụng kinh, hầuđem lời dạy của đức Phật để hòa giải, để sám hối, để nhờ ân đức Từ bi của Phậtmà được an hòa cho cả đôi bên. Muốn những oan khiên dĩ vãng của mình sạch hếtđể cho mình được an, thì trong hiện tại, mình cũng phải tránh gây ra sự oankhiên với người khác.

Do vậy, nói cầu an thì phải cầu mộtcách cho thực tế. Nghĩa là nguyện với đức Phật làm lành, tránh dữ, không gâyoan nghiệt với một ai hết, thì lúc ấy mới được an. Nhớ như vậy, để chúng tahằng ngày khi cầu an, phải nghĩ đến trên nhờ đức Phật gia hộ, đồng thời cũngphải vâng theo lời Phật dạy, đem thân tâm của mình an trú vào chỗ tốt thì mớian lành được. Chứ chỉ cầu Phật gia hộ cho mình được an lành, mà mình lại làmnhững việc không an lành, thì không làm sao mà an lành được. Đó là ý nghĩa cầuan.

*

Hôm nay, nhân ngày khai kinh PhápHoa đầu năm, các Phật tử đi chùa lễ Phật, nghe pháp đề cầu cho thân tâm đượcan. Vì vậy, tôi cũng xin góp mấy ý trong việc nghe pháp.

Trước khi tụng kinh, mỗi lần mở kinhra, câu đầu tiên mà chúng ta đọc lên là "Như thị ngã văn", cónghĩa là "Như vậy tôi nghe"hoặc "Tôi nghe nhưvầy". Bốn chữ này có nghĩa như thế nào? Khi đức Phật mới thành đạo,Ngài phân vân không muốn thuyết pháp, vì thấy rằng: "Những Pháp mà Tachứng ngộ quá cao siêu, huyền diệu, vượt ngoài lý luận. Còn chúng sinh ở giữanày thì ích kỷ, hẹp hòi, tham đắm dục lạc, làm sao mà nghe được đạo lýđó?" Cho nên Ngài không muốn thuyết pháp.

Nhưng sau khi quan sát, thấy chúngsinh cũng như những cây sen ở trong hồ: có cái còn ở dưới nước, có cái vừa lênlưng chừng nước, có cái đã lên khỏi mặt nước, và có cái đã vươn mình ra khỏimặt nước để đón ánh nắng trổ hoa và đem hương thơm lại cho đời. Chúng sinh cũngnhư vậy: có kẻ căn tánh thấp kém, có kẻ căn tánh vừa, nhưng cũng có kẻ căn tánhlanh lợi, chỉ chờ người khai mở là có thể hiểu giáo pháp. Cùng lúc đó có Phạmthiên Sahampathi cầu thỉnh ba lần, nên đức Phật hứa sẽ thuyết pháp: "Cửabất tử mở ra, ai có tai hãy lắng nghe và dứt vỏ vô minh tà kiến của mình."

Khi tuyên bố như vậy rồi thì đứcPhật bắt đầu đi thuyết pháp. Lần thuyết pháp đầu tiên là tại vườn Nai cho 5 anhem ông Kiều Trần Như. Và từ đó Ngài tiếp tục thuyết pháp trong 45 năm, khi chỗnày, khi chỗ khác, Ngài đều thuyết pháp cho chúng sinh, không ngày nào nghỉchân.

Sau khi đức Phật nhập Niết-bàn rồi,các hàng Thánh đệ tử của Phật, sợ những lời dạy của Ngài thuyết bài kinh này,đến chỗ khác Ngài thuyết bài kinh khác; có người nghe được, có người không ngheđược. Người thì nghe được bài kinh ở chỗ này mà không nghe bài kinh ở chỗ khác;người thì nghe bài kinh ở chỗ khác mà không nghe được bài kinh ở chỗ này. NênTôn giả Đại Ca-diếp mới tập trung các đệ tử Phật hội họp lại, làm một cuộc kếttập, thâu góp những lời đức Phật dạy trong lúc sinh tiền, để cho tất cả đạichúng ai nấy cũng đều được nghe, được nhớ. Đại hội nay gọi là đại hội kết tậpkinh điển. Trong đại hội có thỉnh ngài A-nan đọc lại lời kinh của đức Phật dạy.Bởi ngài A-nan hầu Phật tới 25 năm, khi nào ngài A-nan cũng thân cận bên Phậtcho nên dầu Phật thuyết pháp ở chỗ nọ, chỗ kia, chỗ này, chỗ khác, ngài A-nanluôn luôn được nghe. Đó là lý do đại chúng thỉnh ngài A-nan trùng tuyên lại lờiPhật thuyết cho đại chúng nghe. Khi mỗi câu kinh, mỗi bài kinh do Tôn giả A-nanđọc lên, mà đại chúng xác nhận rằng Phật có nói như vậy, tất cả đồng chấp nhận,thì câu kinh đó trở thành một câu kinh khẳng định đúng như lời Phật dạy; bàikinh đó trở thành bài kinh xác quyết đúng như thật, và tất cả đại chúng phảivâng theo và chấp nhận, tin giữ đó là lời Phật dạy. Do đó, câu "Như thịngã văn" là câu của ngài A-nan đọc lên ở trước đại chúng rằng "Tôi cónghe như vầy: một lúc nọ đức Phật ở tại Tịnh xá Kỳ Hoàn, hay ở tại Linh Thứu, ởtại Kỳ-xà-quật, Ngài nói những bài pháp, những bài kinh sau đây v.v..."Thành ra, bốn chữ "Như thị ngã văn" đó là những lời của ngài A-nannói lên ở trước đại chúng: Như vậy tôi nghe, nghe như vầy, Phật ở chỗ nọ nóinhư thế này, thế này v.v... Nhờ đó mà sau này, ba tạng Kinh điển của Phật đuợcphép thành văn. Nếu như không có cuộc kết tập của chúng đệ tử sau đức Phật diệtđộ, thì sau này liệu kinh văn của Phật có còn đến ngày nay cho chúng đọc nữahay không?

Ngày nay, chúng ta đọc lại lời Phật.Mở đầu kinh, chúng ta cũng đọc lại "Như thị ngã văn" thì "Ngãvăn" đây không còn là của Ngài A-nan nữa, mà "Ngã văn" đây chínhlà tôi nghe, chúng ta nghe như vậy. Ngã văn ngày xưa là chính Tôn giả A-nannghe, mà "Ngã văn" ngày nay chính chúng ta nghe. Nhưng cái ta nàonghe? Thường thì chúng ta có rất nhiều cái ta. Tuy nói ta, như thực tình ra,trong sự diễn tiến của những hành động hàng ngày, chúng ta có rất nhiều cái ta.Khi nổi sân lên nói "Ta đánh mi chết", cũng là ta. Khi khác,"Cho tôi xin một chén nước" cũng là ta. Khi tham lam cũng là ta, khikiêu mạn, tật đố cũng là ta. Khi thương người giúp vật cũng là ta; khi mở rộnglòng vô ngã vị tha cũng là ta.

Thế thì, "Như vậy tôinghe" là cái ta nghe. Nhưng chúng ta đem cái ta nào để nghe? Đem cái tasân si nghe? Đem cái ta tật đố nghe? Đem cái tham lam, ích kỷ hẹp hòi nghe? Đemcái ta vô ngã, vị tha nghe? Hay đem cái ta từ, bi, hỷ, xả nghe? Vậy chúng tađem cái ta nào để nghe đây?

Theo tôi, cái ta nào cũng có thểnghe hết. Nhưng nếu đem cái sân si, kiêu mạn, tật đố mà nghe, thì cái ta đónghe không thấu hết lời kinh Phật. Bởi vì, cái ta tham lam tật đố, cái ta ngãmạn cống cao, cái ta nhỏ mọn ích kỷ, chính những cái ta đó đi ngược lại với lờikinh Phật dạy, nên tuy có nghe mà không nghe được. Đem những cái ta đó mà nghethì không có kết quả. Ngược lại, nếu đem cái ta từ bi, cái ta hỷ xả, cái tathiết tha cầu pháp, chân thật nghe pháp, mong nghe pháp để tu hành thì mới cóthể nghe lọt tai được. Cho nên, khi nói ta nghe thì cũng nên phân biệt cái tanào nghe đây. Nếu đem cái ta "thử nghe thầy này nói xem có hay không"thì cái ta đó sẽ không nghe được. Hoặc đem cái ta "để xem thầy nọ nói cólý không", thì cái ta đó cũng không nghe được. Tóm lại, chỉ có đem cái tachân thật, thiết tha cầu pháp, thì mới có thể nghe được.

Đó là mới nói đem cái ta mà nghe,chứ còn phải nghe như thế nào nữa mới gọi là nghe. Nghe cũng có nhiều loại:nghe tiếng cũng là nghe, nghe pháp cũng là nghe, nghe lại lòng mình cũng lànghe.

Nghe tiếng là nghe ca hát, kịchnhạc, đàn địch; là những cái nghe của thế gian, họ cốt thưởng thức cái khoáicảm về âm thanh du dương trầm bổng mà họ mong đợi

Nghe Pháp cũng là nghe, nhưng mànghe nghĩa lý của câu nói. Như các Phật tử nói: "Sáng nay tôi lên chùanghe pháp", chính là để nghe nghĩa lý của lời Phật. Nghe như vậy cốt để tumà giải thoát.

Nhưng cũng có trường hợp không nghetiếng, không nghe Pháp, mà chỉ nghe lại lòng mình, lắng lòng lại để nhớ lời đứcPhật dạy mà mình từng được nghe, từng được đọc. Cái nghe đó chính từ nơi lòngmình chứ không đâu xa, cái nghe đó là thật nghe, cái nghe bất động, chân thật.Thiền tông nói cái nghe đó là "Phật tức tâm, tâm tức Phật".

Vậy thì, "Như vậy tôi nghe"là tôi nghe cái nào đây? Nghe tiếng, có phải là nghe không? Không phải là nghe.Bởi vì, chỉ nghe tiếng không, các Phật tử chỉ nghe nói tiếng của vị giảng sư đónói sao mà ấm quá; tiếng của thầy đó sao mà thanh tao quá, hoặc lủng củng quá.Thế thì, cũng không khác nào chỉ như nghe một bản nhạc: bản nhạc này hay, bảnnhạc đó dở. Đó chỉ là nghe tiếng, chứ không phải nghe pháp.

Vì thế, cũng có những Phật tử đichùa nghe pháp rất nhiều mà nhớ không bao nhiêu. Bởi nhiều khi nghe mà cái tâmchỉ để nơi tiếng chứ không phải để nơi pháp. Tâm để nơi pháp là phải lắng lòngnghe nghĩa lý của từng câu nói, nghe đạo lý trong từng âm thanh. Đó mới là nghepháp.

Có trường hợp không nghe tiếng,không nghe pháp, mà chỉ ngồi lặng thinh để trầm tư lại, lắng lòng lại, bỏ hếtnhững đều tạp niệm riêng tư, ôn lại lời của đức Phật dạy. Khi đó, tự đáy lòngmình nghe lại lời của đức Phật dạy phát ra âm thanh, đó cũng là nghe. Cái nghenày cao hơn, vi diệu hơn.

Vì có nhiều cách nghe như vậy, chonên chúng ta có thể phân biệt ra có bốn loại nghe:

1. Không nghe mà không nghe:là không nghe gì hết. Đây chính là trường hợp của những người ở trong hộichúng, trong đạo tràng để nghe Pháp, nhưng kỳ thật là ngồi ngủ gục chớ khôngnghe được gì. Thành thử, pháp đã không nghe, tiếng cũng không nghe mà tâm cũngkhông nghe. Tóm lại, họ không nghe được gì, mặc dù họ có ngồi trong hội chúng.

2. Nghe mà không nghe: tứctrường hợp chỉ nghe tiếng chứ không nghe Pháp. Chỉ nghe từng câu nói, chỉ ngheâm thanh, chứ không nghe Pháp. Đạo lý của Phật, lời Pháp đó nói như thế nào,cũng không nghe thấy; ý nghĩa gì trong âm thanh đó, không nghe hiểu gì cả. Cáinghe đó cũng như nghe một bản nhạc. Chỉ nghe tiếng ngân nga lên xuống rồi quađi, chứ không biết bản nhạc nói cái gì trong đó. Đó là chỉ nghe tiếng chứ khôngnghe pháp, tức nghe mà không nghe.

3. Nghe mà nghe: Trường hợpnày là vừa nghe tiếng mà cũng vừa nghe Pháp. Nghe tiếng rõ ràng, âm thanh lênxuống, nhưng đồng thời cũng hiểu rõ, cũng thấm thía được đạo lý và ý nghĩa ởtrong đó. Cho nên vừa nghe tiếng mà cũng vừa nghe Pháp, đó là một lối nghe trọnvẹn.

4. Không nghe mà nghe: Khôngnghe tiếng mà chỉ nghe lại lòng mình, tức chỉ nghe Pháp thôi.

Ngày xưa, trong một Tự viện nọ, cómột vị Tăng trúng kỳ đi thuyết pháp. Trong đại chúng có lệ phải thay phiên nhauđi thuyết pháp hay đi trai tăng tại nhà thí chủ mời. Hễ cứ tới kỳ có ai mời,trúng người thứ nhất thì người thứ nhất đi, trúng người thứ hai thì người thứhai đi, trúng người thứ ba thì người thứ ba đi. Tóm lại, hễ tới phiên ai làngười đó phải đi thuyết pháp. Hôm đó, có một vị Tăng chỉ chuyên tu thôi, chứvấn đề thuyết pháp thì không lưu loát, nếu ra giữa chỗ đông người thì khôngđược bình tĩnh lắm.

Ngày kia, có hai vợ chồng một giađình nọ dự định làm lễ An vị Phật về nhà mới, họ lên tự viện ấy thỉnh thầy vềlàm lễ chú nguyện và thuyết Pháp cho gia đình được phước. Trong khi làm lễ chúnguyện, thầy vẫn hành lễ đầy đủ và rất trang nghiêm. Khi lễ Phật xong Thầy ngồivào bàn thuyết Pháp. Hai vợ chồng quỳ gối chấp tay lắng nghe. Trước khi thuyếtpháp Thầy niệm: "Nam-mô Bổn Sư Thích ca Mâu-ni Phật", thì thấy cả haivợ chồng chắp tay thành tâm lắng nghe. Khi thầy bắt đầu thuyết, nhìn kỹ hai vợchồng vẫn nhắm mắt lắng nghe. Thấy vậy thầy cũng không sao thuyết được, vì họđang thành tâm quá nên không nhìn thầy và thầy cũng mừng vì nghĩ họ đang niệmPhật nên thầy im lặng, nhè nhẹ rút lui về Tự viện. Họ quỳ khá lâu, đến khi mởmắt, không biết làm sao, liền chạy đến Tự viện tìm thầy mà tạ tội.

Thầy biết chắc hai vợ chồng sẽ đếnTự viện để gặp Thầy, nên khi thấy hai vợ chồng người đó ở đâu là thầy đó tránhmặt không ra tiếp, vì Thầy biết tâm lý nhút nhác, rụt rè mình rõ hơn ai hết.

Hai vợ chồng đến Tịnh xá xin gặpnhưng Thầy không chịu tiếp, Tăng chúng bảo ra cho người ta gặp một chút, Thầycũng không chịu. Hai vợ chồng không biết làm sao, đành tạm thời trở về, bữa saulên lại.

Ngày hôm sau lên lạ, hai vợ chồng cứđợi mãi đợi hoài, Thầy vẫn không chịu tiếp. Bị đại chúng thúc ép: "Thôithì Thầy ra cho người ta gặp, chớ làm gì mà cứ tránh né như thế". Thầyđành phải ra tiếp. Đại chúng động viên: "Thầy đã thuyết Pháp cho họ và bâygiờ gia chủ biết ơn, thành tâm xin cảm tạ, chứ có gì đâu mà Thầy phải tránh nénhư vậy?" Nhưng tâm trạng của Thầy khi đến nhà gia chủ thuyết pháp nửachừng thì rút lui thì trong Đại chúng đâu có biết! Vì vậy mà trong Đại chúng cóngười cầm tay kéo Thầy ra cho được. Thầy đi ra, nhưng trong bụng vẫn cứ phânvân: Không biết hai vợ chồng sẽ trách móc mình cái gì đây? Cho nên đi ra màThầy cứ rụt rè, bẽn lẽn.

Thẩy vừa đi ra. Cả hai vợ chồng gặpđược Thầy rồi, sụp đầu bái lạy, cung kính vô cùng, họ quỳ xuống tác bạch:"Chao ôi! Vợ chồng chúng con xin thành tâm cảm tạ Thầy. Chúng con đã cómột ngày thật hết sức hạnh phúc, hoan hỷ. Ngày qua, Thầy đến làm lễ tại nhà mớicho chúng con, Thầy đã thuyết một bài pháp cho chúng con thật thâm thúy quá.Chúng con thật sung sướng vô cùng! Chúng con đã cảm nhận được thân tâm nhẹnhàng và an lạc! Từ lâu nay con nghe pháp cũng đã nhiều. Nhưng chưa có lần nàosung sướng cho bằng lần này, cong nghe Thầy thuyết Pháp! Cho nên chúng con xincảm ơn Thầy".

Nhưng kỳ thật Thầy có thuyết gì đâu?Thầy chỉ niệm Nam-mô Bổn sư Thich-ca Mâu-ni Phật rồi Thầy đi thôi, thế mà lạiđược cám ơn! Nghe khen như vậy Thầy cũng làm thinh thôi, chứ không lẽ nói tôi khôngthuyết gì hết à? Như thế thì kỳ quá! Thôi, họ đã nói vậy thì thầy cũng làmthinh vậy. Vả lại tánh thầy làm thinh như vậy đã quen rồi.

Đến khi họ đi rồi, Chúng tăng xúmđến hai bên vợ chồng mà hỏi: "Anh này, chị này, ngày hôm qua Thầy nói cáigì mà anh chị khen hay như thế? Thầy ấy nói cái gì mà làm cho anh chị sungsướng hơn các buổi thuyết Pháp khác". Hai vợ chồng trả lời: "Thưa quýthầy, hôm đó chúng con thành tâm nghe Thầy thuyết pháp. Thầy nhắc lại lời Phậtdạy: "Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành; tịnh kỳ chí ý, thị chưPhật giáo".Thầy cắt nghĩa từng câu, từng chữ sao mà hay quá thấm thíaquá: "Các điều ác chớ làm, các điều lành gắng làm, giữ tâm ý trongsạch; đó là lời chư Phật dạy". Thầy nhắc lại bốn điều đó. Thầy cắtnghĩa chu đáo, súc tích, rõ ràng cho nên chúng con nghe sung sướng và giờ phútđó thật là khinh an vô cùng. Cho nên chúng con đến viếng thăm và xin cảm tạ ânThầy".

Nghe thế. Chúng tăng mới kéo đếnThầy và nói: "Chà, bấy lâu nay Thầy có tài thuyết pháp hay như thế mà lại giấunghề! Này, Thầy có phương pháp nào mà giảng hay thế? Bữa đó thầy giảng bài phápđó như thế nào? Bữa nay Thầy bày cho chúng tôi với?"

Khi đó, Thầy mới nói: "Dạkhông, bữa đó tôi có giảng gì đâu! Tôi nói thật với quý thầy, chứ ngày hôm đótôi cũng hoảng quá. Tôi vốn đã không có khiếu nói Pháp nên khi thấy hai vợchồng quá thành tâm, nên tôi cũng không dám ngồi lâu nữa. Khi niệm Phật xong,tôi run quá, nên tôi nhè nhẹ rút lui, chớ tôi có nói và giảng gì đâu!"

Thầy không giảng gì cả mà đệ tử vẫnnghe. Thế thì họ nghe cái gì? Đó chính là nghe Pháp, chứ không nghe tiếng: nghechính từ trong lòng mình chứ không từ lời thầy giảng. Đó chính là không nghe mànghe. Nhưng muốn đạt đến mức không nghe mà nghe, thì trước hết phải có nghe mànghe đã. Phải nghe mà nghe rồi mới đạt đến không nghe mà nghe được. Chứ nếu nhưkhông có trải qua thời gian nghe, là nghe tiếng; rồi đến nghe mà nghe, là vừanghe tiếng vừa nghe Pháp, thì không làm sao có thể đạt đến không nghe mà ngheđược.

Cho nên, các Phật tử, mỗi lần nghePháp như thế này, lắng lòng lại, nếu chúng ta đem cái ta sân si, ích kỷ, nhỏmọn, tật đố, để mà nghe pháp thì chắc không có kết quả; trái lại, nếu đem cáita rộng rãi, hỷ xả, cầu Pháp mà nghe Pháp, thì các Phật tử sẽ nhận đuợc lờiPháp của đức Phật dạy, nó gắn chặt vào tâm tư của mình, đi đâu mình cũng ngheđược bài Pháp đó hết. Dầu không nghe vẫn nghe; dầu không ai thuyết mà vẫn nghe.Cũng như cầu niệm Phật, khi mình nhờ người khác niệm cho mình nghe (hộ niệm),là chỉ khi nào cơ thể mình quá yếu, không đủ sức, nên mới nhờ người xung quanhniệm hộ để mình nghe. Nhưng khi đủ sức, câu niệm Phật gắn chặt trong lòng rồi,thì mình phải tự niệm. Chính cái tâm tự niệm đó mới là Phật, là Phật thật, Phậtchắc chắn. Mà khi mình có được tâm niệm Phật thật đó rồi, thì chắc chắn đượcvãng sanh, chứ còn miệng mình niệm Phật mà tâm không có chút nào là Phật hếtthì không làm sao vãng sanh được?

Trong pháp môn niệm Phật được vãngsanh có hai trường hợp: Trường hợp thứ nhất tâm bất loạn vãng sinh.Trường hợp vãng sanh này gọi là Thượng phẩm thượng sanh, tức sinh lên hoa sencao nhất, sinh lên Tịnh độ là được thấy Phật nghe Pháp liền. Trường hợp thứ hailà đới nghiệp vãng sanh. Tuy nghiệp còn nặng, nhưng nếu mình nhất tâmniệm Phật, thì dầu còn mang nghiệp nặng, nhưng nhờ nhất tâm niệm Phật, nên đượcPhật tiếp dẫn vãng sanh. Sự vãng sanh này tuy khi mới vãng sanh, thì sinh vềhoa sen thấy, nhưng sau một thời gian không xa, nhờ thấy Phật và nghe Pháp thìsẽ sinh lên Thượng phẩm thượng sanh. Cả hai trường hợp nhất tâm bất loạn vãng sanhvà đới nghiệp vãng sanh, thì tâm niệm Phật đó phải có, phải có Phật ở trongtâm. Cho nên, khi nhờ người khác hộ niệm, thì sự niệm Phật giúp đó có ý nghĩagì? Có nghĩa là giúp sức để nhắc cho mình nhớ Phật, mà loại bớt những tạp niệmlăng xăng bên ngoài. Cũng như một người bệnh, đi một mình không vững, phải nhờngười khác dìu. Nhưng để đi được thì ít nhất người đó phải gượng dậy để đi. Nếukhông gượng dậy thì, mà lại nằm liệt ra đó, thì làm sao mà đi được! Người đó cóđược người khác dắt cũng không đi được. Người đó chỉ có để lên trên xe mà đẩythôi, chứ không đi được.

Suy cho cùng, việc gì cũng có nhânvà duyên của nó. Cái nhân là cái chính tự bên trong, cái duyên là cái phụ lựcbên ngoài. Khi mình có cái nhân niệm Phật ở trong lòng rồi, thì bên ngoài, sự niệmPhật của thiện hữu tri thức, của chư Tăng hộ niệm làm cái duyên giúp thêm, khiấy đủ cả nhân cả duyên thì sự vãng sanh Cực lạc được dễ dàng quyết định và mauchóng được thành tựu.

Như vậy là tôi đã nói qua việc niệmPhật để các Phật tử hiểu thêm ý nghĩa của việc nghe Pháp. Nếu như mình nghe câu"Nam mô A-di-đà Phật" rồi bỏ qua, không dính gì trong lòng, như vậycâu niệm Phật đó không đưa đến kết quả gì cho mình thì làm sao vãng sanh Cựclạc được. Nghe câu niệm Phật đó cũng như nghe tiếng ca hát mà tâm không định,thì làm sao có kết quả! Cho nên, chính câu "Nam-mô A-di-đà Phật" cũnglà một lời Pháp, cũng là một bài thuyết Pháp, chính câu niệm Phật đó làm chotâm mình được yên lặng, được trong sạch, được sáng suốt thì tâm mình là Phật,Phật là tâm mình, như Thiền tông thường nói: "Tâm tức Phật, Phật tứctâm".

Cho nên, các Phật tử, mỗi khi đếnchùa nếu không có việc gì cần làm, thì nên ngồi yên lặng định tâm, không nênchuyện trò nhiều. Vì sao? Bởi vì những giờ phút đến chùa là những giờ phút hiếmhoi. Ở nhà ta bị lắm chuyện đời chi phối, làm cho lòng mình không được yênđược. Đến chùa, thấy Phật là một việc tốt để cho lòng mình được yên. Cho nênkhi đến chùa dầu chưa tụng kinh đi nữa, mình cũng nên ngồi yên lặng, lắng lòng,tưởng nhớ đến Phật, các vị Bồ-tát, bỏ hết ưu tư, lo lắng như tham lam, tật đố,sân si, ngạo mạn, những cái lăng xăng ra khỏi lòng mình, để cho lòng được yêntĩnh. Khi lòng được yên tĩnh thì mới sáng suốt. Lòng được thanh tịnh thì thânmới an. Lòng không yên tĩnh, không thanh tịnh thì thân chắc không được an. Màkhông có an thì dù có giàu đến mấy đi nữa, cũng chỉ là hạnh phúc giả thôi. Cáihạnh phúc an lạc chân thật phải là cái hạnh phúc an lạc từ chính trong nội tâmcủa mình. Có những trường hợp ta thấy những cặp vợ chồng ngồi trong chiếc xehơi sang trọng và bóng loáng vố cùng, cứ nghĩ: "Ồ, chắc cặp vợ chồng đóhạnh phúc lắm!" Một trăm người thì chắc hết chín mươi người nói cặp vợchồng đó hạnh phúc. Nhưng nếu ai đó chịu khó tìm hiểu thật sự họ có hạnh phúckhông, thì chưa chắc cặp vợ chồng ngồi trong chiếc xe hơi đẹp đó đã có hạnhphúc. Mà biết đâu, họ ngồi trong chiếc xe đẹp nhưng lại trừng nguýt nhau, ghentuông nhau cũng không chừng. Vậy thì ngồi trong chiếc xe đẹp mà trừng nguýt thìthử có hạnh phúc không? Khi ấy chỉ có chiếc xe hạnh phúc, chứ hai con người đókhông có hạnh phúc gì hết. Đó là hạnh phúc của chiếc xe, chứ không phải là hạnhphúc của hai người đó.

Từ đó mà suy ra, nếu như chúng ta cóđược thân xác lành mạnh, bề ngoài thật sang trọng, đẹp đẽ như hai vợ chồng ngồitrên chiếc xe đó, mà trong lòng đầy những mối ưu tư, sầu muộn, thì thử hỏi cóhạnh phúc không? Nếu nói là hạnh phúc, thì chỉ là hạnh phúc của cái thân, chứtâm không có gì hạnh phúc cả. Chỉ có sự an lành của cái thân, chứ không có sựan lành của cái tâm. Mà không có sự an lành của cái tâm, thì sự đó chỉ là sựmong manh, giả dối, tạm bợ không chắc thật, và như thế thì cũng đồng nghĩa vớiviệc không có an lành gì hết. Cũngnhư người có thân hình đẹp, sống trên chăn ấmnệm êm, có máy điều hoà, ti vi, tủ lạnh đầy đủ, không thiếu món gì, mà lúc nàocũng cứ gác tay lên trán suy tư, tức tối... thế thì đâu có hạnh phúc gì. Nhưvậy thân họ cũng không thể có hạnh phúc, vì trong lòng bất an.

Cho nên cầu an là cầu cho thân an màtâm cũng được an. Chúng ta đến chùa niệm Phật, tụng Kinh là cốt để cầu cho thânvà tâm được an. Cầu an ở đây là theo nghĩa rộng, là cầu cho chúng ta và cầu chohết thảy mọi người trên thế giới đều được bình an. Còn cầu an theo nghĩa tâm anlà phải cầu cho lòng mình được an. Mà muốn được an thực sự thì chúng ta phải:một mặt cầu Phật gia hộ cho chúng ta phải vâng lời Phật dạy là đừng để thân tâmchúng ta và mọi người đi vào chỗ bất an, trái lại phải đem thân tâm của chúngta và mọi người đi vào chỗ an lạc, thì tất nhiên chúng ta sẽ được thân an, tâman mọi người và thế giới đều an.

Đầu năm, xin cầu chúc tất cả chúngta đều được an lạc trong ánh sáng và niềm tin của Phật pháp.

Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc TônPhật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2013(Xem: 7807)
“ Đức Phật dạy chư tỳ kheo có bổn phận suy xét hằng ngày 4 điều: Ân đức Phật, rãi tâm từ, niệm sự chết và quán bất tịnh!”. Hành giả cần phải: Hành 14 giờ chính thức mỗi ngày bằng thiền, trong tư thế ngồi và đi ...
01/04/2013(Xem: 5835)
Nhiều người cho rằng đức tin và trí tuệ trong thiền quán (vipassanà) đối nghịch nhau, mâu thuẫn và không thể phối hợp. Không phải vậy! chúng thân hữu và là hai nội lực quan trọng. Trong thông tin vừa rồi, tôi đã viết về những điểm đặc thù và khác biệt giữa các hành giả châu Aù và phương Tây.
29/03/2013(Xem: 10206)
Tư tưởng hiện đại hay (tâm hồn hiện đại) cũng không xa tư tưởng ngày xưa là mấy. Những triết gia từ thiên cổ đã mở rộng tâm thức bao quát mọi chân trời. Có người đã lặng thinh.
01/03/2013(Xem: 6502)
Có lẽ Lăng Già là một trong những bộ kinh phân tích cái Tâm một cách chi li, khúc chiết nhất trong kinh điển Phật giáo, làm căn bản cho bộ Duy thức luận của Vasubandhu. Học thuyết Duy tâm được biểu hiện trong các câu quen thuộc, thường được trích dẫn trong kinh Lăng Già, chỗ nào cũng là tâm cả (nhất thiết xứ giai tâm), tất cả hình tướng đều do tâm khởi lên (chúng sắc do tâm khởi), ngoài tâm không có cái gì được trông thấy (tâm ngoại vô sở kiến), thế gian chỉ là tâm (tam giới duy thị tự tâm), ba cõi do tâm sinh (tam giới do tâm sinh) v.v..
26/02/2013(Xem: 4125)
Kinh Đại Bát Nhãnói Bồ-tát là người “Vì chúng sanh mà cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác, cứu độ những chúng sanh điên đảo chấp ngã” (Phẩm Đạo thọ thứ 71), “vì chúng sanh mà cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác” (Phẩm Nhất niệm thứ 76), “hành sáu ba la mật, ba mươi bảy phẩm trợ đạo, mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại, mười tám pháp bất cọng, hành đại từ đại bi, hành nghiêm tịnh cõi Phật, thành tựu tuệ giác cho chúng sanh” (Phẩm Bồ-tát hạnh thứ 72).
12/01/2013(Xem: 4837)
Bây giờ chúng ta bắt đầu phần thứ nhì của bản văn, giải thích chủ yếu. Phần này có ba phần: ý nghĩa danh đề của bản văn, nội dung của bản văn và lời cuối. Chương 1 của Giải thích Trung Luận này gồm có Các giải thích mở đầu [= Giải thích Trung Luận. (Bài 1)], Tụng mở đầu Trung luận [Giải thích Trung Luận (Bài 2)], và Giải thích về chương 1 của Trung Luận. Phần thứ nhì là giải thích các chương từ chương 2 tới chương 27.
09/01/2013(Xem: 3814)
Như được giải thích trong chương trước, tất cả mọi hiện tượng cho dù vô thường hay thường, đều có những phần tử. Những phần tử và toàn thể tùy thuộc với nhau, nhưng chúng dường như có thực thể riêng của chúng. Nếu toàn thể và những bộ phận tồn tại trong cách mà chúng hiện diện đối với quý vị, quý vị phải có thể chỉ ra một tổng thể riêng biệt với những phần tử của nó. Nhưng quý vị không thể làm như thế.
31/12/2012(Xem: 6505)
Phật giáo hiện hữu trên đất nước Việt Nam, hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của đất nước Phật giáo luôn làm tròn sứ mệnh của một tôn giáo gắn liền với nền văn hoá nước nhà. Chiến tranh đi qua, để lại bao đau thương mất mát, cảnh vật hoang tàn, đời sống nhân dân nghèo đói cơ hàn. Đến thời độc lập, ngoại xâm không cò n nữa, đất nước từng bước chuyển mình đi lên, Phật giáo cũng nhịp nhàn thay màu đổi sắc vươn lên, GHPGVN được ra đời vào ngày 07/11/1981 đến nay gần 22 năm với VI nhiệm kỳ hoạt động của giáo hội.
29/12/2012(Xem: 5798)
Chủ đề của sách này chính là ‘không’. Nói đơn giản: cái không của A-hàm là xem trọng con đường giải thoát để tu trì. Cái không của Bộ phái dần dần có khuynh hướng bình luận, phân tích về ý nghĩa của pháp. Cái không của Bát-nhã là ‘nghĩa sâu sắc’ của sự thể ngộ. Cái không của Long thọ là là giả danh, tánh không của kinh Bát-nhã, và sự thống nhất trung đạo và duyên khởi của kinh A-hàm.
28/12/2012(Xem: 10173)
Trong bầu không khí trang nghiêm, hòa hợp, thắp sáng niềm tin vào nền giáo dục nhân bản Phật giáo của ngày Hội thảo Giáo dục Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VI (2007 -2012) của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương với chuyên đề “Giáo dục Phật giáo Việt Nam định hướng và phát triển”, tôi xin phát biểu một số ý kiến chung quanh vấn đề Giáo dục Phật giáo như sau:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]