Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Kinh Bốn mươi hai chương

11/01/201115:21(Xem: 5292)
04. Kinh Bốn mươi hai chương

THC BIN
Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003

KINH BỐN MƯƠI HAI CHƯƠNG

TỰA

Trong bao nhiêu kinh sách đạo Phật,mỗi bộ là mổi kho tàng chứa pháp môn vô lượng để đối trị những căn bệnh, thamái, tình chấp, vọng kiến của chúng sinh, với chủ ý đưa chúng sinh tiến dần đếnchỗ cứu kính an vui như Phật.

Cuốn kinh nhỏ này là phương châm đầutiên để bước dần trên đường tiến triển ấy, cũng là kinh nhựt tụng của bất cứngười nào... mặc dầu những đoạn văn nhiều khi không liền ý mạch lạc với nhau,nhưng mỗi câu chất chứa biết bao là tư tưởng cao đẹp thâm huyền. Hãy đọc lênnhững khi tâm hồn đen tối, cùng trong lúc trí lực an nhàn để lắng nghe lời vàngcủa nói năng và hành động noi theo. Hãy bình tĩnh tha thiết mà đọc lên, chúngta cảm thấy mình cũng suy nghĩ, cũng xúc động như đấng Từ bi và bao nhiêu nỗikhổ bởi tội lỗi nhiễm ô sẽ biến mất, nhường chỗ cho an vui thanh tịnh.

Kinh này là một kinh được dịch raHán văn đầu tiên khi Phật giáo truyền sang Trung Hoa, và sau này người ta đãtiếp tục dịch ra nhiều thứ tiếng bằng Pháp văn, Việt văn v.v. Nay nhân dịp kỷniệm Đản sanh của đức Thích Tôn, muốn lưu truyền Pháp bảo để báo thâm ân củađấng Từ phụ, Khuôn Tịnh độ An Lạc thuộc tỉnh Hội Phật học Thừa Thiên phát tâmxuất bản và ấn tống theo bản dịch sau. Bản dịch này do đối chiếu giữa hai bảndịch Hán, Pháp văn và phương tiện sắp lại chương thức theo từng loại, chia làmnăm đoạn để độc giả dễ lãnh hội ý nghĩa khi đọc.

Việc lưu truyền Pháp là một việc rấtthích ứng với mục đích của hàng Phật tử chân chánh, nên tôi một lòng tán thánvà có mấy dòng này để gọi là tùy hỷ công đức.

Phậtđản 8-4-2513
Thích Thiện Siêu

KINH BỐN MƯƠI HAI CHƯƠNG

Khi đức Thế Tôn thành đạo rồi, liềnsuy nghĩ: "Xa lìa ham muốn, được cảnh tịch tịnh là hơn cả." Ngài antrụ trong đại Thiền định, hàng phục các ma vương, sau đến vườn Nai (Lộc Uyển),nói pháp Tứ đế, độ năm ông Tỷ-kheo là nhóm A-nhã Kiều-trần-như, họ đều chứngđạo quả. Có những Tỷ-kheo xin Phật chỉ bày các điều nghi, Phạt dạy cho và tất cảđều khai ngộ, chấp tay cung kính nghe lời Phật dạy:

I.CUỘC ĐỜI VÔ THƯỜNG

1. Phật dạy: Cái Ta

Tứ đại hợp lại làm thân, mỗi đại cómột tên riêng, lấy cái gì gọi là cái Ta? Cái Ta không ở trong một vật sẽ chết,đã không có Ta thì thân này là vật đã đổi.

2. Phật dạy: Đời người

Phật hỏi Thầy Sa-môn:

- Đời người dài đặng bao lâu?

- Thưa Thế Tôn, chỉ trong vàingày.

Phật dạy: - Thầy chưa thấu đạo.

Lại hỏi một Thầy Sa-môn khác:

- Đời người dài đặng bao lâu?

- Thưa Thế Tôn, chỉ bằng trongmột bữa ăn.

Phật dạy: - Thầy chưa hiểu đạo

Sau hỏi một Thầy Sa-môn nữa:

- Đời người dài đặng bao lâu?

- Thưa Thế Tôn, chỉ bằng trongmột hơi thở.

Phật dạy: - Hay thay! Thầy biết đạo.

3. Phật dạy: Đứt lưỡi

Say đắm tài sắc và cuộc đời như liếmmật dính trên lưỡi dao, chưa ngọt miệng mà đã bị đứt lưỡi; đáng thương sự khờdại của trẻ thơ, không biết cái hoạ sẽ đến khi nếm mật lưỡi dao.

4. Phật dạy: Hư danh

Chúng sinh vì dục vọng mà cầu hưdanh, hư danh có rồi thì thân đã già, ham hư danh đến nỗi quên học đạo, thậtuổng công cũng như kẻ thắp hương, lúc mùi hương bay ra thì cây hương đã tàn: ấylà lửa cháy sau lưng.

5. Phật dạy: Vũ trụ

Xem non sông phải hiểu non sông sẽbiến đổi, ngắm vũ trụ phải hiểu vũ trụ chuyển hóa, vạn vật đều phải thay hìnhđổi dạng, chẳng có gì là bền; nên xem tánh linh giác ngộ tức Bồ-đề, nếu thầuđáo như thế tức thì đắc đạo sẽ hiện.

6. Phật dạy: Phật đối cảnh

Ta xem ngôi vương như bụi qua khecửa, coi vàng ngọc như ngói gạch, coi gấm vóc như giẻ rách, coi cõi Đại thiênnhư trái ha-lê, coi nước hồ A-nậu như dầu để thoa chân, coi các phương tiện nhưnúi báu đều là vật biến hóa, coi pháp Vô thượng thừa như vàng bạc trong chiêmbao. Ta xem Đạo như hoa nở trước mắt, xem Thiền định như trụ Tu-di, xemNiết-bàn như tỉnh trọn ngày đêm, xem chánh với tà như sáu con rồng múa, xem sựthịnh suy như hoa cỏ trong bốn mùa.

II.HẠNH CỦA PHẬT TỬ

7. Phật dạy: Làm lành

Chúng sinh có thể làm được mười việclành và cũng có thể gây nên muời điều ác.

Sát hại, trộm cắp, dâm dục là ba tộido thân làm. Nói hai lưỡi, nói hung ác, nói dối trá, nói vu khống là bốn tội domiệng gây ra. Ganh ghét, giận hờn, ngu si là ba tội thuộc về ý. Thuận theo luânlý của đạo là bỏ mười ác tức đã làm mười việc lành vậy!

8. Phật dạy: Sám hối

Chúng sinh làm điều ác mà không biếtăn năn sẽ không tránh đươc tội báo, cũng như nước chảy về biển càng lâu càngsâu rộng; người nào biết sám hối các tội, nguyện làm lành lánh dữ, tội sẽ mất,ví như người bệnh được thoát mồ hôi, dần dần lành bệnh.

9. Phật dạy: Ném bụi

Người ác cố hại kẻ hiền cũng nhưngửa mặt lên trời mà phun nước miếng, nước không thấu trời mà liền rơi xuốngmặt mình, cũng như kẻ cố ném bụi ngược gió, bụi không dính ai mà trở lại dínhvào thân mình

10. Phật dạy: Bóng theo hình

Có người nghe Ta hành đạo, làm việcnhân từ, cố ý đến mắng Ta. Ta yên lặng để cho kẻ kia hết lời rồi mới hỏi:"Này con, nếu con đem quà biếu kẻ khác, kẻ ấy không nhận thì con đem quàvề chứ?"

Người ấy đáp: Phải

Ta mới bảo: "Nay con mắng Ta,Ta không nhận, vậy con phải nhận lấy mọi tiếng con đã thốt ra, con tự chuốc lấycái khẩu nghiệp, như vang theo tiếng, như bóng theo hình, chúng có rời nhau baogiờ! Ta khuyên con, từ đây về sau nên cẩn thận trong lúc dùng lời nói."

11. Phật dạy: Bình tĩnh

Kẻ ác đến chọc người lành, ngườilành bình tĩnh không nỗi giận, tức nhiên kẻ ác mang lấy điều tàn ác.

12. Phật dạy: Giới luật

Phật tử tuy ở xa Ta nghìn dặm mà cốgiữ luật của Ta, quyết sẽ đắc đạo; ở bên cạnh Ta, tuy thường thấy Ta mà phạmgiới, người ấy chẳng bao giờ thành đạo cả.

13. Phật dạy: Phải tin Phật

Phật tử phải tin lời nói của Ta, lờinói của Ta như mật ong, trong và ngoài đều ngon ngọt và hiền lành.

14. Phật dạy: Rèn sắt

Hãy xem người thợ rèn dùng sắt, baonhiêu gang bẩn và rét của sắt đều cạo đi rồi mới rèn đồ dùng tốt; người học đạocũng phải bỏ tất cả thói xấu của mình mới có thể trong sạch được.

15. Phật dạy: Tám điều khó

Lìa đường ác để sanh làm người: rấtkhó; làm người mà được thân đàn ông: rất khó; đàn ông mà căn thân đầy đủ: rấtkhó; thân và tâm tốt lại ở trong Phật địa: rất khó; ở xứ Phật mà gặp Phật cònsống: rất khó; gặp mà hiểu đạo: rất khó; biết đạo mà sanh lòng tin Phật: rấtkhó; có lòng tin Phật mà phát tâm Bồ-đề: rất khó; phát tâm Bồ-đề mà tu đến cảnh"vô tu, vô chứng" càng khó hơn vậy!

III.PHẬT TỬ PHẢI XA NỮ SẮC

16. Phật dạy: Chỉ có một

Nữ sắc làm cho người ta say mê vàlưu luyến nó, chỉ có nữ sắc là mạnh hơn cả, may thay chỉ có thứ nữ sắc là nguyhại chứ không có hai, cho nên trong thiên hạ mới còn có người đi học đạo.

17. Phật dạy: Bó đuốc

Người mê nữ sắc như cầm đuốc mà đingược gió, nhất định phải bị cháy tay.

18. Phật dạy: Áo cỏ khô

Người học đạo nên tránh xa tình dục,ví như kẻ mặc bằng cỏ khô, phải cố xa lửa mới an thân.

19. Phật dạy: Lo sợ

Người ta vì lòng ham muốn mà bị khổ,khổ quá rồi đem lòng sợ; nếu không ham muốn, sự lo sợ sẽ mất.

20. Phật dạy: Lao tù

Người bị ràng buộc cảnh vợ con, giàusang, còn khổ hơn kẻ ở lao tù, vì kẻ ở tù lao còn có ngày được thả, chứ cảnh vợcon, giàu sang không thể rời được. Kẻ phàm phu cam tâm chịu vọng, vướng cảnhtầm thường như vấy bùn, như mở miệng cọp mà không biết sợ. "La-hán thoáttrần" là người vượt qua khỏi cảnh này.

21. Phật dạy: Phụ nữ

Hãy cẩn thận chớ ngắm nữ sắc, đừngnói chưyện với đàn bà. Nếu buộc lòng phải tiếp chuyện hãy chính tự tâm nghĩ: Talà Sa môn ở trong đời xấu xa, phải như hoa sen mọc trong bùn. Rồi coi đàn bàgià như mẹ ta, đàn bà lớn tuổi như chị ta, thiếu nữ như em gái mình, đứa gáinhỏ như con ta, chớ nên nghĩ bậy, cố gắng để đạt được giải thoát cho mình và đểcứu khổ cho họ.

22. Phật dạy: Khúc gỗ trôi sông

Người học đạo như khúc gỗ trôi sông,không tấp vào bờ, không bị nước xoáy, không bị mục nát, không bị người cướpđoạt, không bị ai uy hiếp, ta bảo khúc gỗ sẽ trôi đến biển.

Người học đạo không bị tình dục mêhoặc, không bị đời xoay chiều, tinh tấn trên đường đạo, Ta bảo kẻ ấy thành đạo.

23. Phật dạy: Cái đãy da

Thiên thần sai ngọc nữ đến lung lạcTa, Ta bảo "Này cái đãy da chứa đầy đồ nhơ bẩn, đến đây làm gì, ta có dùngđâu, hãy tránh xa và đi đi." Thiên thần sanh lòng kính Ta, rồi thỉnh Tanói đạo. Ta dạy dỗ cho, sau chứng được Tu-đà-hoàn quả.

24. Phật dạy: Ý của ngươi

Hãy cẩn thận chớ vội tin ý củangươi, ý của ngươi không thể tin được. Vậy chớ đắm theo sắc dục, sa vào đó taihoạ ắt sẽ đến; muốn tin ý của ngươi hãy cố gắng đắc quả A-la-hán.

25. Phật dạy: Đoạn tâm

Có người sợ tính dâm dục khó trừ,muốn đoạn âm. Phật dạy: Đoạn âm sao bằng đoạn Tâm, tâm ví như chủ nhà, chủkhông cho phép làm, đầy tớ tất phải nghỉ việc. Coi như thế lòng chưa sạch, tríchưa trong, đoạn âm có ích gì?

Phật giảng bài kệ của cổ PhậtCa-diếp: "Ái dục sanh từ nơi ý, do ý có tư tưởng; nếu ý và tư tưởng đềuvắng lặng, lòng ái dục tự nhiên mất."

26. Phật dạy: Nước xao động

Người ta vì ham muốn nên không thấyđạo, ví như nước xao động luôn thì làm sao soi thấy bóng người, chúng sinh vìlòng ham muốn phá rối, tâm trở nên vẩn đục, nên không thấy được đạo của Nhưlai. Này các Sa-môn, hãy nhổ cho tận gốc lòng tham thì các Thầy sẽ thấy đạo.

27. Phật dạy: Bò chở nặng

Người học đạo như con bò chở nặng điqua bùn lầy, nhọc quá không còn để ý đến hai bên vệ đường, khỏi đám bùn rồi mớidám nghỉ chân.

Các Sa-môn nên coi tình dục còn nguyhiểm hơn đi trên bùn lầy, học đạo các Thầy chỉ nghĩ đến đạo mới thoát vòng khổnão.

28. Phật dạy:Hai mươi điều khó

Người ta có hai mươi điều khó làm:

Cấmngăn được lòng dục là khó,
Thấy tốt không mong cầu là khó,
Bị chê bai không giận là khó
Có uy quyền mà không ỷ là khó
Gặp việc mà vô tâm là khó,
Dẹp trừ tâm ngã mạn là khó,
Không khinh người không có học là khó,
Không nói lời thị phi là khó,
Gặp cảnh mà tâm không động là khó,
Gặp việc mà phải hy sinh đến tính mạng là khó,
Học rộng tầm sâu là khó,
Nghèo mà bố thí được là khó,
Giàu sang mà ham học đạo là khó,
Gặp được thiện tri thức là khó,
Hiểu được thiện tri thức là khó,
Được nghe Phật pháp là khó,
Được sinh thời có Phật ra đời là khó,
Tùy theo người để hóa độ là khó,
Giữ tâm bình đẳng là khó,
Thấy đặng chơn tánh mà học đạo là khó.

IV.PHẬT TỬ NÊN HIỂU ĐẠO

29. Phật dạy: Hành đạo

Học rộng mến đạo, nhưng khó lònghiểu đạo; bền chí tu hành mới cảm thấy đạo bao la vô cùng.

30. Phật dạy: Ánh sáng

Người thấy đạo cũng như cầm đuốc vàonhà tối, bóng tối liền mất mà chỉ còn có ánh sáng; người học đạo thấy được chânlý thời vô minh mất, ánh sáng chân lý sẽ chiếu mãi mãi.

31. Phật dạy: Chân thiện

Có thầy Sa-môn bạch Phật: "Nhưthế nào gọi là thiện? Thế nào gọi là vĩ đại?" Phật dạy: "Hành đạođúng chân lý là thiện, chí lớn hòa hợp cùng đạo là vĩ đại."

32. Phật dạy: Chí đạo

Có Thầy Sa-môn bạch Phật: "Donhân duyên gì mà biết được kiếp trước, lãnh hội gì mà được chí đạo?" Phậtdạy: "Giữ tâm thanh tịnh, giữ chí vững bền thì sẽ lãnh hội chí đạo, giốngnhư lau gương hết bụi ánh sáng sẽ hiện ra."

Trừ bỏ tình dục, rửa sạch lòng tham,trí sẽ nhớ lại kiếp trước.

33. Phật dạy: Bố thí

Gặp người bố thí mà biết khuyếtkhích họ tu hành thời phúc đức lớn. Một Sa-môn bạch Phật: Phúc đức lớn có ngàyhết chăng? Phật dạy: "Chỉ có một bó đuốc mà trăm ngàn người đến lấy lửa đểdùng được mọi việc, nào nấu cơm, nào thắp đèn, mà bó đuốc vẫn sáng có mất đâu?Phúc đức của kẻ khuyết khích người ta tu hành và làm việc bố thí cũng nhưvậy."

34. Phật dạy: Cúng dường

Cho cơm một trăm kẻ ác, không bằngcho cơm một người lành.

Cho cơm một nghìn người lành, khôngbằng cho cơm một người giữ ngũ giới.

Cho cơm một vạn người giữ ngũ giớikhông bằng cúng dường cơm một vị Tu-đa-hoàn.

Cúng dường cơm cho một muônTu-đà-hoàn, không bằng cúng dường cơm cho một vị A-na-hàm.

Cúng dường cơm cho một triệuA-na-hàm, không bằng cúng dường cơm cho một bậc A-la-hán.

Cúng dường cơm cho một triệuA-la-hán, không bằng cúng dường cơm cho một đức Bích-chi Phật.

Cúng dường cơm cho trăm triệuBích-chi Phật, không bằng cúng dường cơm cho một đức Phật trong ba đời.

Cúng dường cơm cho một đức Phậttrong ba đời, không bằng sự cúng dường với tâm không còn niệm cúng dường, tríkhông trú vào việc cúng dường, đó là sự cúng dường cao hơn cả.

35. Phật dạy: Dũng mãnh và sáng suốt

Có thầy Sa môn bạch Phật: "Nhưthế nào là dũng mãnh? Như thế nào là sáng suốt?"

Phật dạy: - Nhẫn nhục là dũng mãnh,vì không nghĩ ác nên tâm an ổn, thân càng tráng kiện. Nhẩn nhục được mọi ngườitôn trọng, vì kẻ ấy không có lòng ác. Thân và tâm đều gột sạch thói xấu, khôngcòn vướng chi cả, như thế gọi là sáng suốt. Từ xưa đến nay trong mười phươngchẳng có gì là không thấy, chẳng có gì là không biết, chẳng có gì là khôngnghe, ấy mới đáng gọi là sáng suốt, ấy là chứng được "Nhất thiếttrí"(trí hiểu biết khắp cả).

36. Phật dạy: Pháp cứu cánh

Pháp của Ta là: Nghĩ không phải nghĩmới gọi là nghĩ; làm không phải làm mới gọi là làm; nói không phải nói mới gọilà nói; tu không phải tu mới gọi là tu; nếu biết được lẽ ấy thời rất gần vớiđạo, không hiểu được lẽ ấy thời xa đạo.

Pháp của Ta không dùng lời mà chỉđược, nên không bị vật gì câu thúc cả, hễ sai một ly là xa vạn dặm, trễ mộtphút là trải muôn đời.

V.HẠNH SA-MÔN

37. Phật dạy: Con trâu kéo cối xay

Thầy Sa môn hành đạo đừng như contrâu kéo cối xay; thân tuy làm việc đạo mà tâm không tu hành; tâm không tu,thân cố làm có ích gì?

38. Phật dạy: Chiến trường

Người tu hành cũng giống như ngườira chiến trường, sau khi mặc áo giáp ra trận, có thể vì hèn nhát mà bỏ trốn đi,có thể chết tại chiến địa, có thể thắng trận trở về rất vinh quang.

Kẻ Sa-môn học đạo hãy cố gắng bềntâm, hăng hái chống với hoàn cảnh xấu xa, mới mong thành đạo được.

39. Phật dạy: Dây đàn

Có vị Sa-môn ban đêm tụng kinh tiếngnghe rất bi ai dường như muốn sanh lòng chán sự tu hành. Phật hiểu ý mới gọiđến hỏi: "Khi Thầy còn ở nhà làm nghề gì?"

- Bạch Phật con học đàn.

Phật dạy: Dây đàn chùng thì sao?

- Bạch Phật, khảy không thành tiếng.

Phật dạy: Dây đàn căng thì thế nào?

- Bạch phật, tiếng đàn rất khó nghe.

Phật dạy: Dây đàn đúng cung thì thếnào?

- Bạch Phật, âm thanh hòa đối, tiếngđàn reo lên cùng khắp đều nghe.

Phật dạy: Sa-môn học đạo cũng nhưgảy đàn, hãy giữ tâm cho quân bình, điều hòa thân thể; nếu hành đạo quá sứcthân thể sẽ mệt nhọc, thân thể mệt nhọc thì trí sẽ rối loạn, trí rối loạn thìsự tu hành sẽ trễ nải; học đạo trễ nải thì thói xấu tất phải nhiễm, làm saothấy đạo của Như lai? Con hãy tập tánh an vui, cố làm việc trong sạch, chắc sẽthấy đạo rất chóng.

40. Phật dạy: Sa-môn

Xuống tóc bỏ râu làm Sa-môn học đạo,ruồng bỏ giàu sang để khất thực vừa đủ ăn buổi ngọ, đêm ngủ gốc cây, nay đâymai đó, không còn lưu luyến cảnh cũ vì sự lưu luyến làm cho người ta hóa ra simê, ngu tối.

41. Phật dạy: Đạo

Xuất gia làm Sa-môn, bỏ lòng hammuốn, rõ gốc tự tâm, hiểu lý cao siêu của đạo, biết pháp vô vi, trong không cốchấp, ngoài không mong cầu, tâm đã an vui không bị ràng buộc vào đạo, cũngkhông gây thêm nghiệp, không còn mống ý gì, chẳng còn nói phải tu, chẳng cònnói phải chứng, không cầu trải qua các bậc mà tự nhiên được tôn trọng; ấy làđạo.

42. Phật dạy: Bốn bậc Thánh

Từ biệt cha mẹ bà con, xuất gia, họcđạo, thấy tự tâm, biết bổn tánh, hiểu pháp vô vi, làm Sa-môn giữ 250 giới, điđứng thanh tịnh, thật hành pháp Tứ đế, sẽ đắc các quả:

A-la-hán là bậc có thần thông có thểbiến hóa, bay trên hư không, sống lâu và có thể làm cho trời đất rung động.

A-na-hàm là bậc giác ngộ, sau khi bỏxác, sanh lên tầng trời thứ mười chín, sẽ đắc quả A-la-hán và không còn xuốngcõi trần nữa.

Tu-đà-hàm là bậc giác ngộ, sau khibỏ xác, sanh cõi trời nhưng phải một kiếp làm người tu rồi mới đến quảA-la-hán.

Tư-đà-hoàn là bậc giác ngộ song phảitu bảy kiếp nữa mới đến quả A-la-hán.

Những người đã dứt hết mọi dục vọngnhư tứ chi bị chặt không còn dùng lại được nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2011(Xem: 10520)
Ðức Phật là một chúng sanh duy nhất, đặc biệt Ngài là nhà tư tưởng uyên thâm nhất trong các tư tưởng gia, là người phát ngôn thuyết phục nhất trong các phát ngôn viên...
31/12/2010(Xem: 7658)
Tư Tưởng Chính Trị Trong Triết Học Khổng Giáo _ Trần Quang Thuận Thư Lâm Ấn Quán Thư xuất bản năm 1961 Sài Gòn
29/12/2010(Xem: 16299)
"Lược sử thời gian" (A Brief History of Time), một cuốn sách tuyệt diệu, được viết bởi một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của thời đại chúng ta: nhà toán học và vật lý lý thuyết người Anh Stephen Hawking.
27/12/2010(Xem: 4221)
Vào cuối quyển sách của ông, Sự Tỉnh Thức của Phương Tây, ông đã trích dẫn lời của Thiền Sư Nhất- Hạnh nói rằng “hình thức của Đạo Phật phải thay đổi nhưng căn bản vẫn duy trì.” Sau khi theo dấu Phật Pháp qua nhiều quốc độ và sự hiện thân của Đạo Phật, điều gì ông tin tưởng là cốt lõi của Đạo Phật?
24/12/2010(Xem: 20660)
Nhờ Phật giáo, tôi biết tu tập để phát động lòng từ bi và đem lại hơi ấm cho tim tôi, sự tu tập ấy tỏ ra khá hữu ích cho tôi trong cuộc sống thường nhật.
20/12/2010(Xem: 18518)
Có thể nói rằng "Tánh Không luận" là một hệ thống triết học đặc thù của Phật giáo trong thời kỳ phát triển. Sự xuất hiện của nó như là một dấu ngoặc vĩ đại...
18/12/2010(Xem: 5061)
Phần tinh-ba nhất của con người là tư-tưởng. Con người có thể tự-hào rằng mình hơn vạn-vật ở chỗ biết suy tưởng. "Người là một cây sậy biết suy tưởng", câu nói ấy vừa thú nhận sự yếu đuối của con người trước vũ trụ mà cũng lại vừa đề cao khả năng bất-diệt của con người trước vũ-trụ.
14/12/2010(Xem: 19357)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập.
14/12/2010(Xem: 11720)
Vào ngày trăng tròn tháng năm năm 623 trước Tây lịch, một hoàng tử thuộc bộ tộc Thích Ca (1) của Ấn Ðô, tên là Tất Ðạt Ða (Siddhattha) họ Cồ Ðàm (Gotama) đã ra đời...
07/12/2010(Xem: 7330)
Ðức Phật — Ðấng hoàn toàn giác ngộ — thuộc họ Gautama tên là Siddartha. Danh xưng Tất-đạt-đa có nghĩa là Nhất thiết nghĩa thành, Thành tựu chúng sinh...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]