Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

31. Tôn Giáo Và Hạnh Phúc Nhân Loại

01/01/201109:23(Xem: 6976)
31. Tôn Giáo Và Hạnh Phúc Nhân Loại

TÔN GIÁO VÀ HẠNH PHÚC 

NHÂN LOẠI

Những lý giải khác nhau

“Tôn giáo” và “hòa bình” là hai thuật ngữ thường được nhiều người định nghĩa và giải thích theo niềm tin tôn giáo và trình độ hiểu biết khác nhau của họ.

Các học giả và các nhà triết học đã nhìn tôn giáo theo nhiều khía cạnh khác nhau. Một số người định nghĩa tôn giáo theo một ý nghĩa rất chật hẹp và hạn chế, trong khi đó có một số người lại xem nó ở một bình diện rộng hơn.

Từ điển Oxford định nghĩa: “Tôn giáo là một thống niềm tin và sùng bái (a system of faith and worship), là sự nhận thức của con người về một Thượng đế cá nhân buộc phải tuân theo, và hậu quả của sự nhận thức đó có liên quan đến phẩm hạnh của con người. 

Thomas Paine, một triết gia người Anh đã phát biểu “Thế giới là đất nước của tôi, nhân loại là anh em của tôi và làm các điều thiện là tôn giáo của tôi”. Một thái độ như thế đối với tôn giáo rất là cần thiết nhằm mục đích mang lại sự hòa bình và hài hòa cho thế giới mà chúng ta đang sinh tồn. H.G. Wells phát biểu “Tôn giáo là phần trọng tâm trong nền giáo dục của chúng ta. Nó quyết định những giá trị đạo đức của chúng ta”. Theo Emmanuel Kant, triết gia nổi tiếng người Ðức thì “Tôn giáo là sự nhận thức của chúng ta về những nguyên lý đạo đức như là những quy luật mà chúng ta không được phạm”.

Karl Marx, ngược lại, xem tôn giáo như là “thuốc phiện của nhân loại”- khiến cho con người trở nên xa rời với thực tế, nuôi dưỡng một niềm hy vọng ảo tưởng về hạnh phúc trong một kiếp sống sau khi chết sẽ được đền bù cho những hành động tội lỗi đã tạo trong kiếp sống hiện tại. Theo Engel “Tôn giáo chỉ là những phản ảnh không tưởng trong đầu óc của con người về những lực lượng bên ngoài điều khiển cuộc sống bên trong của họ lúc sơ khai”.

Mục Tiêu Là Một

Cho dù những sự dị biệt và những sự giải thích khác nhau, song tất cả các tôn giáo luôn luôn đồng ý rằng hòa bình là nhu cầu cần thiết và tôn giáo đóng vai trò thiết yếu trong việc phát triển sự an lạc, hòa bình cho mỗi cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia và cộng đồng thế giới.

Nhu Cầu Của Nền Giáo Dục Ðạo Giáo

Khi thế giới ngày càng tiến sâu vào kỷ nguyên của sự hỗn độn với nhiều thứ vũ khí hạt nhân tinh vi và nguy hiểm và bên cạnh đó còn có hiện tượng thiên tai và sự suy đồi về luân lý đạo đức. Ngày nay nhu cầu cho việc giáo dục đạo giáo rất là quan trọng hơn bao giờ hết. Những lo lắng và bất an do những điều không chắc chắn về tương lai có thể là nguyên nhân gây ra những chứng bệnh căng thẳng trong tâm trí của con người. Những chứng bệnh này có thể được khắc phục bằng một sự hiểu biết đúng đắn về bản chất của tâm-một đề tài vượt xa nhừng hệ thống các trường trung học và đại học trong xã hội ngày nay. Tôn giáo luôn là chìa khóa để duy trì sự an lạc của tâm và mang lại sự khuây khoả về mặt tinh thần trong những lúc khẩn cấp như trong lúc gặp thiên tai hay là những lúc bị ngự trị bởi những giặc ngoại xâm và những sự quấy nhiễu khác.

Nhân loại cần đến tôn giáo như là những con tàu đang cần những bến tàu kiên cố để cập vào. Tâm con người luôn luôn khuấy động như con vượn chuyền cây, như con ngựa đang nhảy. Và vì vậy, Tâm này cần phải có những trợ giúp để giữ cho nó được kiên định và vững chắc nhằm giải quyết những vấn đề trong khi đi tìm những ý tưởng cho mình trong cuộc sống. Với sự chấp nhận một số giáo lý nhất định nào đó, người ta có thể trói buộc tâm của họ vào đó. Như một con tàu khi được neo vào một bến cảng cố định nào đó thì có có thể vượt qua những cơn gió mạnh, bão táp, những sự rối loạn về mặt tinh thần trong cuộc đời.

Vì vậy, giáo dục đạo học phục vụ như một công cụ nhằm làm thăng bằng tâm, phát sự sự thăng bằng đó và tránh xa các cực đoan. Nó dẫn dắt con người đi đên sự hiểu biết về chân bản chất của sự sống chết và vũ trụ. Rất cần thiết để cung cấp cho con người sự hiểu biết sâu sắc hơn về cuộc đời, về mặt nội dung đạo đức luân lý, và giúp con người tẩy xoá đi những sự cuồng tín và những quan điểm, mở đường cho sự hoà hợp trong tôn giáo.

Ai Là Người Theo Ðạo?

Một người tín ngưỡng tôn giáo có thể được nhận diện bằng tính cách đạo đức, tư tưỏng, lời nói và hành động của người ấy. Một con người có tư tưởng thanh tịnh, lời nói thanh tịnh và những hành động thiện là một con người có tín ngưỡng tôn giáo hoàn hảo, theo quan điểm của Phật giáo. Rất khó khăn trong việc xem xét liệu người đó có theo đạo hay không, nếu anh ta chỉ là người thường đi đến những nơi trang nghiêm và cầu nguyện cho chính bản thân, gia đình của anh ta mà không quan tâm đến tha nhân. Những hành động của anh ta xuất phát từ động cơ ích kỷ và tâm hẹp hòi.

Mặt khác, có thể có những người không bao giờ tham dự vào những lễ hội tôn giáo, hoặc là cầu nguyện ở các đền thờ, tuy nhiên, họ vẫn có thể thực hành một số nguyên tắc tôn giáo bằng cách sống một cuộc sống an lạc và cố gắng khắc phục một số nhược điểm của họ và có sự cảm thông, khoan dung và hiểu biết đối với những người khác. Những người như thế được xem như mẫu người hoàn hảo hơn mẫu người đầu tiên.

Một ý tưởng duy nhất đối với những người theo đạo là “sống một cuộc sống đơn giản và khiêm cung. Thông qua đó, họ có thể được giải thoát khỏi những vướng víu vào những mục tiêu vật chất và nhờ vậy họ có thể tận tâm với việc tu tập vì lợi ích của bản thân và tha nhân.

Giá Trị Của Tôn Giáo

Chỉ quan sát những cách thực hành, những hình thức lễ nghi bên ngoài dựa trên danh nghĩa tôn giáo thì khó mà có thể hiểu được giá trị của tôn giáo đặc trưng nào đó, đối với một người dân dã có thể thực hành một số truyền thống vô nghĩa nào đó, song nghĩ đó là chánh đạo. Ðể hiểu được chân giá trị của tôn giáo, chúng ta cần phải nghiên cứu giáo lý nguyên thuỷ của vị thầy sáng lập tôn giáo đó bằng cách truy tìm về những nguồn tư liệu gốc càng cổ xưa càng tốt. Chân giá trị của tôn giáo có thể được hiểu trong triển vọng đúng đắn, từ những lời dạy hợp lý và hài hoà có thể mang lại cho chúng ta những lời chỉ dẫn thực tế, liên quan đến việc tự tu sửa bản thân để giúp chúng ta sống theo một lối sống giản dị, khiêm cung và hợp với đạo lý-với sự an lạc và biết đủ ngay chính trong hiện tại.

Sự bày tỏ những sức mạnh, năng lực huyền bí và kỳ diệu, những hứa hẹn được sinh lên thiên đường sau khi chết, những sự thực hành mang tính mê tín dị đoan chỉ là những sự mê hoặc của các tôn giáo, kích thích tâm của đại đa số với những sự rùng mình, sự thích thú về mặt tình cảm và những niềm tin mù quáng. Họ không thanh tịnh hoá những cấu uế của tâm thức, đặc biệt mở đường cho những sự điên rồ mãnh liệt hơn về quyền lực, danh vọng và nhục dục thế gian.

Swami Vivekananda, trong bài diễn thuyết của mình đã nói: “Chỉ có kinh nghiệm là nguồn tri thức duy nhất, những phương pháp tương tự trong việc nghiên cứu mà chúng ta áp dụng trong các lĩnh vực khoa học và những tri thức bên ngoài các lĩnh vực khac, nên được đem vào ứng dụng trong lĩnh vực tôn giáo. Nếu tôn giáo bị huỷ diệt do những khám phá, nghiên cứu như thế, thì điều đó có nghĩa là tôn giáo vô nghĩa, đó chỉ là vô dụng và không có giá trị. Loại tôn giáo này càng biến mất sớm càng tốt. Tại sao các tôn giáo lại cho rằng họ không bị trói buộc để tồn tại do những quan điểm suy diễn, có lẽ không ai biết được điều đó. Nhưng tốt hơn, con người nên trở nên vô thần bằng cách tôn thờ chủ nghĩa lý trí hơn là tin mù quáng vào hai trăm triệu thượng đế, vì quyền lực của bất kỳ ai đó.

Trong khi tránh xa hai cực đoan-niềm tin mù quáng và thái độ cực đoan của tầng lớp trí thức-sự tham vọng tôn giáo nên tìm kiếm chân lý bằng lý trí và trí tuệ hơn là niềm tin mù quáng.

Phương Pháp Hợp Lý Ðể Giới Thiệu Một Tôn Giáo

Thời đại của chủ nghĩa huyền hoặc và thần bí đang nhanh chóng nhường bước cho tri thức khoa học và sự phát minh khám phá.

Mặc dầu những phương pháp nguyên thuỷ của sự tưởng tượng như vậy đã phục vụ như là mục đích để loại bỏ đi một số sự sợ hãi và bất an về một thế lực vô hình nào đó từ trong tâm của những con người thời nguyên thuỷ thô sơ, song những phương pháp tương tự như vậy không thể áp dụng đối với trường hợp tâm thức con người trong thời hiện đại tân tiến.

Liên quan đến nhu cầu cho một quan điểm hợp lý hơn, cựu Thủ tướng Ấn độ sau này- Shri Jawarharlal Nehru-đã phát biểu rằng chúng ta nên cố gắng tránh ba vấn đề chính khi giới thiệu một tôn giáo. Những vấn đề ấy là: những tạng thánh điển, ý tưởng về Thượng đế và thế giới bên kia hay là kiếp sau. Ngài chỉ ra rằng nếu chúng ta cố gắng giới thiệu tôn giáo bằng cách sử dụng một trong ba vấn đề cơ bản trên thì lúc đó con người sẽ có khuynh hướng nương tựa vào yếu tố đó-chấp nhận tôn giáo đó mà không vận dụng khả năng lý trí của mình. Tốt hơn hãy khuyên con người tìm kiếm chân lý thông qua tri thức và kinh nghiệm của mình với một cái tâm hoàn toàn tự do. Ðây thực sự là một phương pháp lý tưởng để giới thiệu một tôn giáo bởi vì phương pháp này tránh được những loại thành kiến về tôn giáo, niềm tin mù quáng và sự hiểu biết sai lầm.

Nehru cũng đề cập rằng chúng ta không nên chấp nhận bất cứ điều gì được ghi chép trong các Thánh điển với danh nghĩa là tôn giáo. Ngài cho rằng nguyên lý chính yếu của tôn giáo của ngài là “thiện sinh thiện, ác sinh ác”. Trong tác phẩm “The Discovery of India”, khi đề cao giá trị của phương pháp tiếp cận hợp lý của Phật giáo, Nehru viết: “Ðức Phật có can đảm chỉ ra những sự bất mãn, không hài lòng về các tôn giáo bình dân, mê tín dị đoan, hình thức lễ nghi và đề cao vai trò cúng tế. Ngài cũng không quan tâm đến những quan điểm siêu hình học và thần học, phép thần thông biến hoá, những xự mặc khải và liên quan đến những hiện tượng siêu nhiên. Sự mời gọi của Ngài là hãy dùng lý trí, luận lý và kinh nghiệm; Ngài nhấn mạnh về mặt luân lý đạo đức và đưa ra một trong những phương pháp phân tích-phương pháp phân tích tâm lý vô ngã. Toàn bộ phương pháp giới thiệu tôn giáo của Ngài giống như việc hít một hơi thở của một ngọn gió trong lành từ một ngọn núi sau những luồng khí suy đoán siêu hình học”.

Nehru còn nói tiếp rằng đức Phật đã dạy những điều vĩ đại hơn tất cả các học thuyết và giáo điều và thông điệp vĩnh cửu của Ngài đã làm cho nhân loại xúc động qua các thời đại. Có lẽ trong lịch sử quá khứ không có lúc nào mà thông điệp của Ngài về lòng từ bi và hoà bình lại cần thiết hơn để giải quyết nỗi khổ đau và sự phiền nhiễu của nhân loại như thời đại ngày nay.

Albert Einstein khi nói về tôn giáo của tương lai, phát biểu rằng:

Nếu có một tôn giáo nào đương đầu được với những nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại những quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần từ bỏ quan điểm của mình để theo khoa học vì Phật giáo bao gồm cả khoa học và đi trước khoa học. 

Và ông tiếp: “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo hoàn vũ. Tôn giáo ấy vượt xa một Thượng đế cá nhân, tránh xa những giáo điều và thần học, bao gồm cả thiên nhiên, vật lý và tâm linh. Tôn giáo ấy phải được căn cứ vào một ý niệm tôn giáo vươn lên từ kinh nghiệm của mọi điều, kinh nghiệm về thiên tự nhiên, vật lý và tâm linh và như là một nhất thể tràn đầy ý nghĩa. Phật giáo đáp ứng tất cả những vấn đề trên”.

Phương pháp được đức Phật sử dụng là một phương pháp độc nhất vô nhị trong biên niên của lịch sử các tôn giáo. Ngài khuyên chư vị đệ tử Ngài không nên chấp nhận Pháp chỉ vì lý do tôn trọng và kính ngưỡng mà chỉ chấp nhận sau khi đã khảo sát kỹ lưỡng.

Ðức Phật khuyên những người đã có nhân duyên đến với Ngài đừng quá vội vàng chấp nhận giáo lý của Ngài và Ngài yêu cầu họ hãy suy nghĩ cẩn thận liệu giáo lý của Ngài có thực sự hấp dẫn và thiết thực đối với họ không.

Nếu họ hoàn toàn tin tưởng vào phương pháp của Ngài, thì chỉ sau đó Ngài mới chấp nhận họ làm đệ tử của Ngài. Thậm chí sau khi trở thành đệ tử của Ngài, Ngài không ngăn cản họ hỗ trợ Bậc đạo sư của họ trước kia. Ðiều này cho thấy rõ ràng mức độ tự do tư tưởng mà Ngài đã cho phép chư vị đệ tử Ngài, mà không có một sự ghanh tỵ, hiềm giận nào. Nó cũng chứng minh thái độ hài hoã, hoà nhã với các tôn giáo khác. 

T.H. Huxley đã nhận xét về Phật giáo: “Một hệ thống không thừa nhận sự hiện hữu của Thượng đế theo nghĩa các tôn giáo phương Tây; từ chối sự hiện hữu của linh hồn con người; một hệ thống coi việc tin vào sự bất tử là một sai lầm, ngôc nghếch; không chấp nhận tính hiệu quả của việc cầu nguyện và dâng hiến súc vật để cúng tế thần linh; Phật giáo là một hệ thống buộc con người tìm kiếm sự giải thoát cho chính mình bằng nỗ lực của cá nhân; một hệ thống mà sự thanh tịnh khởi nguyên cuả nó không biết gì về những sự thệ nguyện phải phục tùng và không bao giờ tìm kiếm sự trọ giúp của một cánh tau thế tục. Phật giáo đã lan truyền nhanh chóng khắp mọi nơi từ thời Trung cổ và đang tiếp tục lan toả ở những nơi chưa có sự hiện hữu của Phật giáo; Phật giáo là một hệ thống cho dù những sự trộn lẫn của những tục mê tín dị đoan ép buộc, vẫn là một tín ngưỡng ưu việt của đại đa số phần đông nhân loại”.

Theo sự quan sát của nhà khảo cổ học Alexander Cunningham, “Người con Phật truyền bá tôn giáo của mình bằng tiếng nói thuyết phục của sứ mệnh, nhưng nhiều tôn giáo khác lạ truyền bá bằng thanh gươm không một chút từ bi thương tiếc. Sứ mệnh làm đẫm máu của những người của các tôn giáo khác được thắp sáng bằng những ngọn lửa khủng khiếp của những thành phố đang bốc cháy, ngược lại, sự phát triển một cách hoà bình, an lạc của người Phật tử được thắp sáng bằng bộ mặt vui vẻ của những bệnh nhân đang nằm trong các bệnh viện của các Tu viện Phật giáo, bằng những nụ cười hạnh phúc của khách lữ hành đang nghỉ ngơi tại các nhà nghỉ bên đường”.

Theo Hoà thượng J.T.Sunderland, “Trong suốt các thời kỳ lịch sử Phật giáo, đạo Phật đã dạy sự hoà bình cho giới Phật tử một cách hữu hiệu, và mạnh mẽ hơn bất kỳ những tôn giáo lớn khác được thế giới biết đến. Con người của đạo Phật hướng về đời sống tâm linh nhiều hơn, khác với con người của thời đại chỉ hướng về vật chất, và đặt việc xây dựng nhân cách, sự phục vụ, tình thương và hoà bình lên trên danh vọng, sự giàu có vật chất, quyền tối cao và chiến tranh. Ðạo Phật đã phát triển một cách rực rỡ trong các thời kỳ lịch sử bởi vì đạo Phật là một tôn giáo duy nhất không có bạo lực và đẩm máu”.

Tấm gương của Hoàng đế A dục

Sự kiện xứng đáng được ghi nhận là Hoàng đế A dục là một con người cực kỳ tinh tấn trong sự nghiệp tận tuỵ với niềm an vui hạnh phúc cho thần dân của mình. Với mục đích này, nhà vua đã cho đào giếng cung cấp nước uống, trồng cây che bóng mát, xây dựng đường xá, công viên cây xanh công cộng và vườn dược thảo dùng để chữa bệnh và nhiều bệnh viện để chữa trị bệnh cho người cũng như súc vật. Ðể làm thấm nhuần tinh thần chân chính trong thần dân của mình những người mà nhà vua trìu mến muốn hoan nghênh như là những đứa con yêu quý của mình, Người ra lệnh cho khắc trên những trụ đá được dựng trên khắp lãnh thổ bức thông điệp cao quý của một cuộc sống chân chánh. Những đại thần và quan lại trong vương triều được chỉ định hướng dẫn và giám sát đời sống văn hoá luân lý. Hội nghị kiết tập kinh điển lần thứ ba cũng được nhà vua tài trợ. Những phái đoàn truyền giáo mà nhà vua đã phái đi ở những mảnh đất gần và xa, giúp hình thành những sự giao lưu văn hoá của những nền văn hoá du nhập xa rộng trong lĩnh vực quan hệ và hoà bình quốc tế.

Những hành động của đại đế A dục chứng tỏ rõ ràng rằng nhà vua là một con người mộ đạo sống một cuộc đời tích cực hành thiện. “Những nỗ lực nhằm mang lại lợi lạc cho số đông và thúc giục những sứ giả thực thi nhiệm vụ sứ mệnh” là một trong số những nguyên lý hành động kim chỉ nam của nhà vua. Ðược thấm nhuần với ý nghĩa thực tế đáng kể và tính năng động, đại đế A dục biểu hiện trong cuộc đời của mình một tinh thần Phật giáo cao độ, hành động thực sự vì lợi lạc cho số đông, vì hạnh phúc cho số đông-một lý tưởng mà chính đức Phật đã dạy cho nhóm 60 vị Thánh đệ tử đầu tiên của Ngài mà chư vị này là những người tạo ra sứ mệnh truyền giáo đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

Ðược cảm hứng từ sự vĩ đại của đại đế A dục, sử gia H.G.Well trong tác phẩm “Ðại cương lịch sử” của mình đã tuyên bố rằng “Trong số 10 nghìn tên của những vương triều tập hợp lại thành những trang sử nhân loại, thì vẻ uy nghi, lòng nhân từ và sự bình thản và những hạnh phúc trong cuộc sống hoàng gia và những thứ tương tự, tên của A dục vương chiếu sáng, sáng chói một mình như một vì sao trên bầu trời”.

Với tất cả sự gợi cảm từ tấm gương của A dục sẵn có ở nơi mình, chúng ta nên nỗ lực thoát ra khỏi cái bóng tối đang bao phủ thế giới ngày nay.

Tôn giáo và chủ nghĩa vật chất

Hầu hết những đám mây đen tối, những phiền nhiễu và những vấn đề toàn cầu có thể được truy nguyên về sự suy sụp của tôn giáo và sự phát triển của nghĩa vật chất. Lịch sử nhân loại chỉ ra sự suy tàn của các quốc gia và những nền văn minh tàn lụi cùng với sự suy vi của tôn giáo. Sử gia Edward Gibbons trong tác phẩm “The History of the Rise and and the Fall of the Roman Empire” đã đưa ra lý do giải thích sự đổ vỡ của tôn giáo thành vô số những hình thức là một trong những nguyên nhân góp phần cho sự suy giảm và xuống cấp của chế độ La Mã, và có thể đó cũng là trường hợp đối với nền văn minh hiện đại của chúng ta.

Nhận ra những sự hiểm nguy sắp xảy ra, có lẽ con người của thời nay cần phải hợp tác với nhau để kiểm soát và tránh những nguyên nhân có thể làm tăng thêm sự suy giảm và đổ vỡ của tôn giáo.

Trong khi sự hài hoà tôn giáo thông qua những sự cạnh tranh không lành mạnh để được thu hút tín đồ, sự cuồng tín và “những cuộc thánh chiến” vẫn tiếp tục làm hại đến những triển vọng hoà bình của tôn giáo, giáo điều và tín ngưỡng mê tín dị đoan huỷ hoại giá trị pháp lý của tôn giáo dưới ánh sáng không ngừng phát triển của tri thức và khám phá khoa học. Những điều này luôn khiến cho sự phát triển của chủ nghĩa vật chất ngày càng lên cao-mang lại sự huỷ hoại những giá trị luân lý đạo đức ngày càng tăng trong xã hội loài người.

Sự Tiến Bộ Vật Chất

Sự theo đuổi điên rồ về những thú vui thế tục, quyền lực và tài sản đã đưa đến tất cả những hình thức suy giảm về mặt luân lý đạo đức, sự phân biệt và thành kiến, thậm chí đến mức độ để biện hộ cho sự huỷ diệt toàn bộ nhân loại. Một trong số những cái mệnh danh là thú vui giải trí hiện đại đã trình diễn một cách quá đáng đến mức mà chúng khơi gợi những bản năng thú tính và những tình cảm, ham muốn nhục dục của người xem. Dưới sự ảnh hưởng của những sự say sưa như thế, người xem thường mất đi sự kiểm soát các giác quan của mình và làm những điều ngược lại những ý kiến tốt hơn của mình bằng cách vi phạm niềm an lạc và hạnh phúc của những con người vô tội nhằm phục vụ cho mục đích thoả mãn những đam mê nhục dục của họ. Họ mất đi cách suy nghĩ thông thường của mình và từ chối lắng nghe những người khác cho dù họ nhận ra rằng họ đang huỷ hoại cuộc sống của họ cũng như của những người khác.

Sự khát ái quá đáng của con người cho những sự đam mê một cách quá mức về dục lạc đã tạo ra một xã hội bệnh tật và không có phương hướng đưa đến những hành động phi luân lý, phi đạo đức và tội ác. Ðây là một nhục nhã và hổ thẹn của những cảm xúc con người và ý nghĩa cao cả của họ.

Sự say mê đối với quyền lực thế gian đã đưa các quốc gia đi đến chỗ tranh chấp và xung đột vũ trang. Sự phát minh những thứ vũ khí làm chết người có thể huỷ diệt toàn bộ thế giới trong một sát na ngắn ngủi đã được thực hiện và đã phải trả giá bằng nạn đói kém và nghèo khổ lan tràn khắp toàn cầu. Chiến tranh đã được xem như là khuynh hướng thời đại không thể tránh khỏi và là một lối sống cho dù phải trả giá bằng hàng triệu mạng người vô tội phải bỏ mạng nơi đấu trường.

Những công trình nghiên cứu có tính chất xây dựng và những kế hoạch đã được vạch sắn nhằm mục đích nâng cao vai trò và giá trị nhân loại cũng được xem như quan trọng thứ yếu hoặc là bị thải bỏ hoàn toàn.

Trí tuệ được truyền trao bởi các vị đạo sư giác ngộ đã trở nên bị lờ đi hoặc không để ý đến. Lời khuyên của các Ngài làm thế nào để sống một cuộc sống an lạc và duy trì một xã hội có luân lý đạo đức có thể phù hợp với đại đa số, đã bị lãng quên.

Sự Thờ Ơ Của Nero Trong Khi Thành Roma Ðang Bốc Cháy

Những quốc gia mà sự phát triển về mặt kinh tế đã đạt đến điểm bão hoà trên danh nghĩa tiến bộ vật chất đang phải đương đầu với vô số những vấn đề như sự ô nhiễm môi sinh, khủng hoảng năng lượng, tệ nạn thất nghiệp, sự suy giảm về giá trị luân lý đạo đức và tất cả những vấn đề xã hội như tệ nạn ma tuý, sự rối loạn trầm trọng về mặt tinh thần, nạn ly hôn, tự tử và vô số hình thức bệnh tật khác.

Cho dù tất cả những hiện tượng bi thảm và không lành mạnh này, vẫn còn có nhiều quốc gia được gọi là phát triển trên thế giới đang cố gắng hết sức mình để thi đua phát triển về mặt kinh tế bằng vô số hình thức-ngày càng bắt chước các nền văn hoá vật chất nhằm hy vọng cải thiện quê nhà và quốc gia mình thành những cõi thiên đường vật chất. Giống như trường hợp thờ ơ của Nero khi thành Roma đang bốc cháy. Những người như thế đã không học được từ những lỗi lầm mà người khác đã mắc phải.

Con người càng dấn thân vào những cuộc đấu tranh quyết liệt để giữ vị trí của mình trong công việc hoặc trong cuộc sống, hoặc vì nhu cầu những thú vui dục lạc, quyền lực, danh vọng, và sự huy hoàng, vinh quang thì họ càng gặp phải sự rối trí và lộn xộn, họ sẽ đóng góp ngày càng nhiều cho sự mâu thuẫn đối với những gì mà thế giới đang hiện có.

Một mặt, người ta sợ chiến tranh, mặt khác, tất cả họ đều sẵn sàng chuẩn bị cho chiến tranh! Họ nói rất nhiều về ao ước để đạt được một nền hoà bình thật sự, song họ vẫn tiếp tục gieo rắc sự khổ đau! Mặc dù thế giới mỗi ngày mỗi trở nên đông đúc chật hẹp, nhưng con người càng cảm thấy cô đơn, lẻ loi! Họ càng có nhiều thời gian nhàn rỗi thì họ càng trở nên không yên. Mặc dù con người được trang bị với tất cả các loại tri thức để đạt được sự an toàn khi đến mặt trăng, song họ vẫn chưa biết sống như thế nào để có được sự an toàn trên thế giới này. Như thế là những sự hỗn loạn và mâu thuẫn của con người hiện đại đang hiện hữu trong thời đại không gian này. Song những vấn đề này thì không hoàn toàn mới lạ so với nhân loại.

Sự hỗn loạn phát sinh cho đến khi những lậu hoặc, cấu uế của vô minh vẫn còn hiện hữu trong tâm thức của con người thời đại. Cùng với những sự cấu uế trong mặt tâm linh khác, sự vô minh của con người làm cho anh ta không có khả năng thấy và hiểu thấu đáo bản chất chân thật của sự vật hoặc là nhận ra những chân lý tối hậu của cuộc đời.

Căn Bằng Sự Sống

Sự mất cân bằng giữa sự phát triển vật chất và tâm linh là nguyên nhân của sự hỗn loạn thô lỗ và những tình trạng lề mề mà con người thời đại phải đối đầu. Chỉ có sự giàu có vật chất thì không thể mang lại sự an lạc và hạnh phúc cho con người. Khổ đau và thất vọng luôn tỉnh thức trong tâm của con người mất đi sự thăng bằng. Vì không thể tìm ra những phương pháp và phương tiện thoả mãn để đáp lại những đau khổ, thất vọng của cuộc đời, cho nên con người phải sử dụng đến tất cả những loại chất ma tuý và chất men như là những biện pháp làm giảm hiện trạng đương thời, khi thất bại đối với chúng thì họ trở nên tự vẫn hoặc là lâm vào tình trạng bất ổn về mặt tinh thần. Những trường hợp ngày càng tăng của sự nghiện ngập, say sưa, cờ bạc, rượu chè và nhiều thứ khác là những triệu chứng của cuộc sống mất đi sự thăng bằng. Khuynh hướng tự xoa dịu, ru ngủ bằng những sự thoải mái về cuộc sống hiện đại mà không hề đếm xỉa gì đến sự tiến bộ về mặt tâm linh đã khiến cho con người rơi vào trạng thái hôn mê và biếng nhác không hoạt động. Ðể vượt qua trạng thái này, con người cần phải có nghị lực, sức mạnh, khả năng và sự kiên trì bền chí liên quan đến thế giới của niềm tin-được ăn sâu tuyệt đối ở nơi tôn giáo.

Sự hoà bình an lạc thông qua tôn giáo

Sự phát triển như vũ bão của chủ nghĩa vật chất và sự mất thăng bằng trong cuộc sống đã che khuất những tiềm năng mang lại hào bình an lạc của tôn giáo. Các tôn giáo thế giới hiện nay đã phát triển thành những thể chế có tổ chức đồ sộ, và giáo lý nguyên thuỷ của các bậc đạo sư sáng lập khả kính hầu như khó mà làm ảnh hưởng đến tín đồ của họ những phẩm chất giản dị, dè dặt, chân thật và vô ngã vị tha.

Ðể nhận ra chân giá trị của tôn giáo, một sự hiểu biết chính xác, đúng đắn về bức thông điệp nguyên thuỷ của những bậc đạo sư sáng lập tôn giáo rất là cần thiết. Những giá trị giản đơn về mặt luân lý đạo đức có một khả năng vĩ đại nhất trong việc mang lại sự hoà bình cho nhân loại.

Việc tu tập, kiềm chế những suy nghĩ, tư duy nhằm mang lại sự an lạc và hài hoà cha cá nhân và sự kiềm chế những hành động của miệng và thân nhằm mang lại hạnh phúc cho tha nhân. Chính thông qua ba nghiệp thân, khẩu và ý này mà tất cả những hành động tội lỗi xấu xa, bất thiện được tạo tác. Ba nghiệp này là “những cánh cửa” của thế giới bên trong-nơi mà tất cả những cuộc xung đột phát sinh. Nếu thế giới nội tâm này được canh giữ một cách khéo léo, cẩn thận bằng hạnh tinh tấn không phóng dật thì những cuộc xung đột tự nhiên sẽ được kiểm soát một cách chặt chẽ.

Thái độ “Hãy tự biết mình” của tôn giáo là nguyên tắc chỉ đạo để đạt được sự hoà bình, an lạc bởi vì “Vương quốc của Thiên đàng nằm bên trong của mỗi cá nhân”. Nếu con người có thể tuân theo những nguyên tắc đích thực của tôn giáo liên quan đến sự kiềm chế về mặt luân lý đạo đức và thực thi những trách nhiệm và bổn phận cho nhau trong xã hội, thì sự an lạc và hài hoà tự nhiên sẽ xuất hiện.

Lời khuyên đơn giản mà đức Phật đã khuyên chư đệ tử Ngài trong bài pháp thuyết cho chàng thanh niên tên là Thiện Sanh (Sigalovada Sutta) liệt kê những trách nhiệm và bổn phận trong mối quan hệ giữa cha me-con cái; thầy-trò; chồng-vợ; bạn bè-láng giềng; chủ-thợ; sa môn, Bà-la-môn- đệ tử tại gia; bao hàm toàn bộ trách nhiệm đối với gia đình vã xã hội của người tại gia. Khi chú giải về kinh này, Tiến sĩ Rhys Davids nhận xét: “Chính ở trong bài kinh này mà học thuyết của đức Phật về tình thương và thiện chsi giữa con người với con người được giới thiệu ở phương diện luân lý đạo đức gia đình và xã hội một cách chi tiết dễ hiểu hơn ở nơi nào khác. Và thậm chí cho đến ngày nay, chúng ta có thể nói rằng nền tảng giới luật của Phật giáo làm cơ sở nền tảng cho những vấn đề liên quan đến nhân loại. Hạnh phúc thay những ngôi làng hay bộ tộc trên dãy sông Hằng nơi mà con người sống với một tinh thần đầy sự cảm thông, một tinh thần thánh thiện về sự bình đẳng. Và bất hạnh hơn cho những ngôi làng hoặc những gia đình trú trên bờ sông Thames hiện nay”.

Thay vì phát triển tôn giáo thành mô hình của một triết lý sống, tôn giáo đã được phát triển thành một biệt ngữ triết học và trở thành một đề tài cho các nhà trí thức nghiên cứu và tranh luận. Việc thực hành mê tín dị đoan, thần thông và thuyết huyền nhiệm đã được giới thiệu nhằm mục đích khoe khoang sự vinh quang huy hoàng và thành đạt của tôn giáo mình so với tôn giáo khác. Tôn giáo đang được sử dụng để làm thoả mãn những yếu điểm của con người, cho lòng tham về vàng bạc và quyền uy. Bằng cách mời mọc những sự việc mang bản chất thế gian như thế tham gia vào trong lĩnh vực tôn giáo nhằm mục đích tiếp tục thực hiện một “ý đồ” mang danh nghĩa tôn giáo, những nhà lãnh đạo tôn giáo này phải hiểu rằng những điều này sẽ chỉ ngăn che hoặc tẩy sạch cái tinh hoa của tôn giáo và lối sống tâm linh, và những giá trị đích thực của tôn giáo sẽ càng trở nên mù mịt cho những thế hệ mai sau.

Trong Cái Rủi Vẫn Có Cái May

Liệu tôn giáo có thể mang lại sự an lạc và hạnh phúc cho nhân loại ngày nay hay không thực sự là một vấn đề thích đáng, đặc biệt dưới sự soi sáng của những phát triển gần đây ở một số nới trên thế giới mà ở đó tôn giáo được biến thành một chiến trận. Chủ nghĩa vật chất, đạo đức giả và sự cuồng tín giả dạng dưới chiêu bài tôn giáo là một thảm hoạ vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Ðể lập lại những lỗi lầm và chiến thuật trong quá khứ ở một thời điểm khi mà những hội nghị lớn trên thế giới về tôn giáo và hoà bình đang được tổ chức và những lời tuyên ngôn cho nền hoà bình chung, tình huynh đệ, và sự hài hoà tôn giáo, sẽ là một việc mang bản chất đạo đức giả và sự ô nhục đối với xã hội loài người. Ðể hỗ trợ cho những hành động vô đạo đức như thế mang danh nghĩa tôn giáo là một sự chống lại, vi phạm khuôn phép lịch sự và chân giá trị của con người. Việc tranh đấu trên chiến trường vì sự hoà bình cho nhân loại là việc làm không đúng bởi vì hoà bình là khả năng chinh phục chính mình mà không gây ra sự thất bại cho người khác. Nó được hoàn toàn công nhận như là một điểm then chốt theo tinh thần vô ngã vị tha. Mặc dù một số nhà lãnh đạo tôn giáo đã chọn cho mình con đường đi bằng cách chính họ tham gia vào những cuộc chiến tranh tôn giáo vì lòng tham danh lợi và quyền uy thế tục, điều này không tượng trưng cho những cảnh giới của tôn giáo. Do vậy, điều đó được dành cho những con người có đầu óc suy nghĩ và những người yêu chuộng hoà bình trong thời đại ngày nay phán đoán liệu những thái độ của những người buôn bán chiến tranh như thế là hợp lý theo tinh thần của tôn giáo hay không? Nếu nhân loại thực sự quan tâm đến việc tìm kiếm và hành động vì sự hoà bình và an lạc, hạnh phúc cho chính mình và cho những người khác thì vẫn còn thời gian đủ cho họ để làm những gì có thể bởi vì trong cái rủi vẫn có cái may. Những nguyên lý tôn giáo và giáo lý của tôn giáo đó xứng đáng cho sự tu tập của con người và có khả năng chứng nghiệm và giác ngộ bởi chính bản thân nên được duy trì và phát triển.

“Tất cả những cánh cửa giải thoát 
được mở ra hoàn toàn”.
“Dẫu tại bãi chiến trường,
Thắng ngàn ngàn quân địch,
Tự thắng mình tốt hơn,
Thật chiến thắng tối thượng”. 
(Pháp cú 103)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/08/2019(Xem: 13995)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương phápgiảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau. Chúng sanh có vô lượng trần lao, phiền não, thì Phật pháp có vô lượng pháp môn tu. Nếu sử dụng đúng phương pháp thì hiệu quả giảng dạy sẽ đạt được kết quả tốt. Tri thứcPhật học là nguồn tri thức minh triết, là giáo lý để thực hành, lối sống, do đó phương pháp giảng dạy là vấn đề vô cùng cần thiết để giới thiệu nguồn tri thức minh triết ấy.
05/06/2019(Xem: 19701)
Niệm Định Tuệ Hữu Lậu & Niệm Định Tuệ Vô Lậu Phật Đản 2019 – Phật lịch 2563 Tỳ kheo Thích Thắng Giải , Ngôn ngữ là một phương tiện để diễn tả đạo lý, nhưng thể thật của đạo thì vượt ra ngoài ngôn ngữ và tất cả ý niệm. Vì vậy, một khi chúng ta liễu tri được nghĩa chân thật của đạo thì lúc đó sẽ thấu tỏ được sự diệu dụng của phương tiện ngôn ngữ. Nếu xét về nghĩa thật của đạo, đó chính là chân tâm không sinh diệt hay chánh kiến vô lậu.
27/05/2019(Xem: 5943)
Tác giả William Edelglass là tân giám đốc về nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Học Barre và là giáo sư triết học và môi trường tại Trường Cao Đẳng Marlboro College tại tiểu bang Vermont. Công việc của ông đã đưa ông tới Dharamsala, Ấn Độ, nơi ông dạy cả triết học Tây Phương cho chư tăng Tây Tạng tại Học Viện Institute of Buddhist Dialectics và triết lý Phật Giáo cho các sinh viên đại học Mỹ về chương trình nghiên cứu Tây Tạng. Bài này trích dịch từ Quý San năm 2019 có chủ đề “Buddhadharma: The Practitioner’s Quarterly,” đăng ngày 14 tháng 5 năm 2019 trên trang mạng Lion’s Roar.
02/05/2019(Xem: 7310)
Vì thương xót hết thảy hữu tình phải chịu phiền não, đau thương do tham ái mà bị trôi dài trong bể khổ sinh tử luân hồi, Đức Phật hiện ra ở đời để lại cho thế gian vô số pháp môn tu tập, tùy theo căn cơ, sở trường và hoàn cảnh của mỗi chúng sanh mà chọn lựa pháp hành thích ứng để tu tập nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Chư pháp của Thế Tôn được ví như những thang thuốc tùy bệnh mà bốc thuốc. Trong số đó, Tuệ quán vô thường, khổ và vô ngã của tất cả pháp, qua đó hành giả quán tánh ly tham, quán tánh đoạn diệt, quán tánh xả ly của tất cả pháp, là pháp “tối thượng” và vi diệu ‘nhất’ vì nếu hành giả thường xuyên hành trì sẽ ‘chứng đạt’ Tuệ Giải Thoát, vị ấy sẽ đoạn tận mọi kiết sử, không còn khổ đau, phạm hạnh đã thành, chánh trì giải thoát, là bậc A-La-Hán.
24/04/2019(Xem: 4497)
Cuộc sống, nhìn quanh đâu cũng thấy Thật. Bạo động cũng có thật, giả dối cũng là thật, tham dục cũng hiện hữu thật,sợ hải cũng có thật ,nhiếp phục uế trược cám dỗ cũng thật, tài sản, vợ con, tình yêu, danh vọng, địa vị …đều thật hết. Chính cái Thật đó mà khổ đau phát sanh cũng là Thật.
01/03/2019(Xem: 6014)
Triết Học Phật Giáo Ấn Độ, Hayes Richard, Thích Nguyên Tạng (dịch), Phật giáo (PG) là một thành tố quan trọng, hỗn hợp các triết lý khác của tiểu lục địa Ấn Độ trong hơn một ngàn năm qua. Từ phần đầu khá lặng lẽ, vài thế kỷ trước Tây lịch, nền học thuật PG gia tăng sức mạnh cho tới khi đạt đến đỉnh cao ảnh hưởng và tính chất độc đáo trong nửa sau thiên niên kỷ thứ nhất. Từ thế kỷ thứ mười một trở đi, PG dần dần suy thoái và cuối cùng biến mất ở miền Bắc Ấn Độ. Mỗi nhà tư tưởng chú trọng vào những đề tài khác nhau, nhưng khuynh hướng chung của đa số họ là trình bày một hệ thống triết lý nhất quán, bao gồm đạo đức học, tri thức học và siêu hình học. Phần lớn những đề tài mà các triết gia PG Ấn này viết, là phát xuất trực tiếp từ những giáo lý được xem là của Sĩ-đạt-ta Cồ Đàm (Siddhartha Gautama), thường được tôn xưng bằng danh hiệu là Đức Phật.
16/02/2019(Xem: 7077)
Những câu văn không chuẩn văn phạm vì thiếu những chủ từ [subjects] trong những bài triết luận về Phật Giáo mà tôi đã, đang, và sẽ viết không phải là tôi cố ý lập dị như những triết gia danh tiếng trên thế giới khi họ hành văn chương và viết về triết học nhưng mà tôi không có thể làm cách nào khác hơn khi viết về ý vô ngã [không Tôi] để không bị mâu thuẫn với ý phá ngã.
01/02/2019(Xem: 8832)
Những câu văn không chuẩn văn phạm vì thiếu những chủ từ [subjects] trong những bài triết luận về Phật Giáo mà tôi đã, đang, và sẽ viết không phải là tôi cố ý lập dị như những triết gia danh tiếng trên thế giới khi họ hành văn (chương) và viết về triết học nhưng mà tôi không có thể làm cách nào khác hơn khi viết về ý vô ngã [không Tôi] để không bị mâu thuẫn với ý phá ngã.
08/01/2019(Xem: 6681)
Kinh Duy Ma Cật, tôi đã có duyên được học với Hòa thượng Thích Đôn Hậu, tại Phật Học Viện Báo Quốc - Huế, sau năm 1975 Tôi rất thích tư tưởng “Tịnh Phật Quốc Độ” của kinh này, khi nghe đức Phật gọi Bồ tát Bảo-tích mà dạy: “Trực tâm là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật chúng sinh không dua nịnh sẽ sinh về cõi ấy. Thâm tâm là Tịnh Độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, những chúng sinh nào có đầy đủ công đức sẽ tái sinh về cõi ấy. Bồ đề tâm là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, hết thảy chúng sinh tầm cầu Đại thừa sẽ sinh vào cõi ấy.
04/01/2019(Xem: 111888)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]