Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16. Tôn Giáo Của Tự Do

01/01/201108:55(Xem: 7144)
16. Tôn Giáo Của Tự Do

TÔN GIÁO CỦA TỰ DO

Ðây là một tôn giáo tự do và lý trí 
khiến con người sống cuộc đời thánh thiện.

Phật giáo không ngăn cản bất kỳ ai học hỏi giáo lý của những tôn giáo khác. Trên thực tế, Ðức Phật khích lệ chư đệ tử Ngài nên học hỏi giáo lý của những tôn giáo khác và đem so sánh lời dạy của Ngài với những tôn giáo khác. Ðức Phật nói rằng nếu những giáo lý ấy mang bản chất lý trí và thích hợp với họ thì các vị đệ tử ngài có quyền tự do tôn trọng những lời dạy như thế. Dường như có một số nhà lãnh đạo tôn giáo cố tìm mọi cách để kìm giữ tín đồ của mình trong bóng tối, có một số trong các vị lãnh đạo đó thậm chí không cho phép tín đồ của họ đụng chạm đến những biểu tượng hoặc kinh sách của những tôn giáo khác. Họ được hướng dẫn không nên lắng nghe những lời thuyết giảng của những tôn giáo khác. Họ bị ngăn cấm không được nghi ngờ về giáo lý của tôn giáo họ, cho dù họ không tin tưởng những giáo lý ấy thế nào đi nữa. Họ càng kìm giữ thái độ thiển cận của tín đồ của họ, thì họ càng dễ dàng kiểm soát những tín đồ ấy. Nếu một ai trong số họ muốn thực hiện sự tự do tư tưởng và nhận ra rằng anh ta luôn luôn bị nhốt trong ngục tối của tri thức nhân loại thì lúc đó người ta viện lẽ là quỷ thần đã cướp đi tâm trí của anh ta. Những người nghèo không được tạo cơ hội để sử dụng khả năng lý trí thông thường, sự giáo dục và khả năng thông minh của anh ta. Những người nào muốn ước ao thay đổi những cách nhìn về tôn giáo thì được dạy phải tin rằng họ không đủ hoàn hảo để được phép sử dụng sự tự do ý chí để tự thân phán xét vấn đề. 

Theo Ðức Phật tôn giáo phải do con người tự do chon lựa. Tôn giáo không phải là một bộ luật, nhưng đó là quy tắc, hệ thống giới luật mà con người tuân theo nó với tinh thần hiều biết. Ðối với người Phật tử chân chánh, những quy tắc tôn giáo không phải là quy luật của thien đường, cũng không phải là quy luật của con người mà đó là một quy luật của tự nhiên. Trên tình hình thực tế hiện nay, hầu hết mọi nơi trên thế giới không có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo thực sự. Con người không có quyền tự do suy nghĩ. Bất cứ khi nào anh ta nhận ra rằng anh ta không thể tìm thấy sự thoả mãn trong tôn giáo mà anh ta đang tôn thờ, thì lúc đó anh ta không thể tìm ra những giải pháp thoả mãn cho những vấn đề trong cuộc sống và anh ta không có quyền tự do từ bỏ tôn giáo đó và chấp nhận một tôn giáo mới thu hút anh ta. Lý do là thẩm quyền tôn giáo, những nhà lãnh đạo tôn giáo và những thành viên trong gia đình đã tước đi cái quyền tự do ấy của anh ta. Nhân loại phải được trao quyền tự do chọn lựa tín ngưỡng phù hợp với niềm tin của họ. Không một ai có quyền ép buộc người khác chấp nhận một tín ngưỡng riêng biệt nào. Có một số người từ bỏ tôn giáo của họ vì vấn đề tình yêu, để được thoả mãn nhu cầu yêu đương đối tượng mà họ đang theo đuổi, chính vì thế họ không hiểu đúng đắn tín ngưỡng của người bạn đời của mình. Tín ngưỡng không nên được thay đổi nhằm thích ứng những nhu cầu tình cảm của con người và yếu điểm của nhân loại. Người ta nên suy nghĩ thận trọng trước khi thay đổi tín ngưỡng. Tín ngưỡng không phải là một vấn đề để phục vụ cho việc giao kèo mua bán; con người không nên thay đổi tín ngưỡng vì những lợi nhuận vật chất cho cá nhân. Tín ngưỡng tôn giáo là nhằm phục vụ cho nhu cầu tu tập, tiến bộ về tâm linh và tự giải thoát bản thân.

Người Phật tử không bao giờ tạo ảnh hưởng những tín đồ tôn giáo khác và không bao giờ đi theo tôn giáo của họ để hưởng được những nhu cầu vật chất. Người Phật tử cũng không bao giờ lợi dụng, khai thác sự nghèo khó, bệnh hoạn, mù chữ và không hiểu biết để mà truyền bá đạo làm gia tăng sô lượng tín đồ của tôn giáo mình. Ðức Phật khuyên những ai muốn theo Ngài tu học không nên hấp tấp vội vã trong việc chấp nhận giáo lý của Ngài. Ngài khuyên họ nên xem xét kỹ giáo lý của Ngài và tự bản thân quyết định liệu giáo lý của Ngài có thiết thực và lợi ích hay không và có thích hợp để cho họ đi theo hay không.

Phật giáo dạy rằng chỉ bằng niềm tin suông thôi hoặc là những hình thức lễ nghi bên ngoài thì không đủ để đạt được trí tuệ và sự hoàn thiện, giải thoát. Xét theo ý nghĩa này, thì sự thay đổi tín ngưỡng bên ngoài trở nên vô nghĩa. Ðể thúc đẩy sự phát triển của Phật giáo bằng sự ép buộc, sẽ đồng nghĩa với việc ngăn cản sự truyền bá chân lý công bằng và tình thương bằng những phương tiện ép buộc và phi công bằng. Ðối với đệ tử của Ðức Phật một cái tên gọi không quan trọng cho dù anh ta tự gọi mình là một Phật tử hoặc không phải cũng không ảnh hưởng gì đến sự giải thoát của anh ta. Người Phật tử biết rằng chỉ bằng sự hiểu biết và những nỗ lực của con người thì họ sẽ tiến gần hơn đến mục tiêu do Ðức Phật thuyết giảng.

Trong số tín đồ của nhiều tôn giáo trên thế giới hiện nay, có một số tín đồ rất cuồng tín. Sự cuồng tín trong tôn giáo vô cùng nguy hiểm. Một tín đồ cuồng tín không thể kiểm soát chính bản thân mình, không được lý trí hoặc là những nguyên lý khoa học quan sát và phân tích dẫn dắt. Theo Ðức Phật, người Phật tử phải là con người tự do với một tâm hồn cởi mở, khoan dung và không nên chịu quỵ luỵ đối với bất cứ ai để cầu khẩn cho sự phát triển tâm linh của mình. Người Phật tử quy y Phật, nương tựa nơi Ngài bằng cách chấp nhận Ngài như là một động lực, nguồn gợi cảm khích lệ trong quá trình tu tập. Người Phật tử nương tựa nơi Ðức Phật không phải bằng niềm tin mù quáng mà là bằng một sự hiểu biết. Ðối với người Phật tử, Ðức Phật, bậc Thầy của họ không phải là một đấng cứu thế hoặc Ngài cũng không phải là một chúng sanh phỏng nhân hình người tuyên bố có khả năng rửa sạch tất cả những tội lỗi của những người khác. Người Phật tử xem Ðức Phật như là một Bậc Thầy chỉ cho họ con đường đưa đến sự giải thoát, giác ngộ.

Ðạo Phật luôn luôn ủng hộ tinh thần tự do và tiến bộ của nhân loại. Phật giáo luôn biểu trưng cho sự tiến bộ tri thức và quyền tự do nhân loại trong mọi phương diện của cuộc sống. Không có điều gì trong giáo lý Ðức Phật phải chịu rút lui trong bộ mặt của những phát minh và tri thức khoa học hiện đại. Các khoa học gia ngày càng khám phá ra nhiều điều mới mẻ, thì họ càng tiến lại gần Ðức Phật hơn.

Ðức Phật giải thoát con người khỏi sự trói buộc của tôn giáo. Ngài cũng giải phóng con người khỏi tình trạng độc quyền và chuyên chế bạo ngược của giới tu sĩ. Chính Ðức Phật là người đầu tiên khuyên con người nên thực hiện khả năng lý trí của mình và không cho phép bản thân anh ta phải phục tùng một cách ngoan ngoãn giống như loài gia súc câm điếc, đi theo tín điều tôn giáo. Ðức Phật tượng trưng cho lý trí, dân chủ, tinh thần thiết thực và mẫu người đạo đức trong tôn giáo. Ngài giới thiệu tôn giáo của Ngài cho nhân loại tu tập bằng chân giá trị của con người.

Chư đệ tử Phật được Ngài khuyên không nên tin tưởng vào những gì mà không xem xét chúng một cách đúng đắn. Trong Kinh Kalama, Ðức Phật đưa ra những lời khuyên nhủ sau đây cho một nhóm thanh niên Kalama:

Ðừng chấp nhận điều gì được căn cứ trên cơ sở chỉ nghe tường thuật lại, hoặc là truyền thống, hoặc là tin đồn.

Ðừng chấp nhận điều gì căn cứ trên uy quyền của kinh điển, hợp với lý trí hoặc là những lời tranh luận.

Ðừng chấp nhận điều gì căn cứ trên cơ sở suy luận, ước đoán như vậy.

Ðừng chấp nhận điều gì dường như là có lý.

Ðừng chấp nhận điều gì từ ý kiến tư biện của một ai đó, dường như là khả năng của người khác. Hoặc là xem xét: “Ðây là bậc đạo sư của chúng ta”.

Nhưng khi quý vị biết do chính mình những điều chắc chắn này là bất thiện và xấu xa, có khuynh hướng đưa đến hại mình và hại người, thì hãy từ chối chúng.

Và khi nào chư vị biết do chính mình những điều này là thiện và tốt: đưa đến sự lợi ích về mặt tâm linh cho chính chư vị cũng như cho những người khác, thì hãy chấp nhận và thực hành chúng”.

Người Phật tử được khuyên nên chấp nhận những giáo lý nào chỉ sau khi xem xét, quan sát và phân tích kỹ lưỡng và chỉ sau khi chắc chắn rằng phương pháp đó thích hợp với lý trí và đưa đến sự lợi ích cho bản thân và cho tất cả.

Người Phật tử chân chánh không lệ thuộc vào những thế lực bên ngoài để tìm cầu sự giải thoát tự thân. Anh ta cũng không hy vọng có thể đoạn trừ những khổ đau trong cuộc sống thông qua sự can thiệp của một đấng siêu hình nào từ bên ngoài. Người Phật tử phải cố gắng bằng tất cả nỗ lực của chính bản thân mình nhằm tẩy sạch tất cả những nhiễm ô, cấu uế trong tâm mình để tìm được niềm hạnh phúc, an lạc vĩnh cửu. Ðức Phật dạy: “Nếu có một ai đó nói xấu ta, giáo pháp của ta và chư đệ tử ta, thì không nen bày tỏ thái độ buồn bã hoặc là chán nản, bởi vì sự phản ứng như thế sẽ chỉ làm tác hại đến bản thân các vị mà thôi. Ngược lại, nếu có một ai đó nói tốt về ta, giáo pháp của ta và chư đệ tử ta, thì đừng quá vội hân hoan, vui mừng hoặc là thích thú bởi vì như thế sẽ chỉ làm chướng ngại cho việc phán xét một cách chính xác. Nếu chư vị hân hoan, vui mừng thì chư vị không thể phán xét liệu những phẩm chất được người khác tán thán là thực và thực sự được tìm thấy trong chính nơi ta”. Ðó là thái độ không thành kiến, thiên vị của một người Phật tử chân chánh.

Ðức Phật đã nâng cao mức độ tự do cao nhất không chỉ ở nơi bản chất con người mà còn ở nơi những phẩm chất thiên tính. Ðó chính là quyền tự do không tước đoạt chân giá trị của con người. Ðó là sự tự do giải thoát con người khỏi sự nô lệ của những giáo điều và những quy luật tôn giáo độc tài hoặc là sự trừng phạt trong tôn giáo.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/12/2013(Xem: 36066)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
13/12/2013(Xem: 14116)
Khi tâm được bình an, vắng lặng, nhìn lại bà con thân thuộc thì thấy mọi người đều mải mê lặn hụp trong đau khổ, trong vòng lẩn quẩn của thương ghét, từ đó khởi lên tình thương mà đạo Phật gọi là từ bi... Thương ghét
11/12/2013(Xem: 16372)
Ch’an Master Hsuan Chueh of Yung Chia joined the Sangha order when he was still young and began to study the T’ien T’ai (Japanese, Ten dai) teaching which he practiced with great success. Then he called on learned masters for instruction. After reading the Mahaparinirvana Sutra, he was awakened to the Buddha Dharma and his later study of the Vimalakirti Nirdesa Sutra enabled him to realize his mind. Since his major awakening had, not yet been confirmed by an enlightened master, he proceeded to Ts’ao Ch’I where he called on the Sixth Patriarch Hui Neng who sealed the visitor’s enlightenment after a short and very skillful probe related in the Altar Sutra. He was retained at the monastery for a night and was then known as “The Overnight Enlightened One.”
11/12/2013(Xem: 35323)
Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác là con nhà họ Đới ở Châu Ôn . Thuở nhỏ học tập kinh, luận và chuyên ròng về phép Chỉ quán của phái Thiên Thai. Kế, do xem kinh Duy Ma mà tâm địa phát sáng. Tình cờ có học trò của sư Huệ Năng là thầy Huyền Sách hỏi thăm tìm đến. Hai người trò chuyện hăng say.
10/12/2013(Xem: 22424)
Pháp Tướng Tông (Duy Thức Tam Thập Tụng) của Bồ Tát Thế Thân, Vu Lăng Ba giảng, cư sĩ Lê Hồng Sơn dịch
10/12/2013(Xem: 24555)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
08/12/2013(Xem: 32461)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu. Tuy nhiên, thân thể ta là một hợp thể rất mầu nhiệm, nó chứa đựng cả tinh hà vũ trụ bao la. Ta thấy được tất cả các thế hệ tổ tiên, con cháu của ta đều có mặt trong thân ta. Ta cảm nhận sự có mặt của họ trong từng tế bào của cơ thể. Họ luôn có mặt trong ta và chung quanh ta. Họ cũng như các yếu tố khác đã kết hợp lại để làm nên sự sống của ta. Ta có thể tiếp xúc với những yếu tố như đất, nước, lửa và không khí - bốn đại trong ta và ngoài ta. Ta thấy ta như một con sóng trên mặt đại dương. Con sóng này được hình thành bởi các con sóng khác.
03/12/2013(Xem: 58712)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 23975)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
25/11/2013(Xem: 19562)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]