Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Tôn Giáo Hiện Đại

01/01/201108:52(Xem: 6560)
15. Tôn Giáo Hiện Đại

TÔN GIÁO HIỆN ÐẠI

Phật giáo là tôn giáo đủ mạnh để đương đầu với bất kỳnhững quan điểm hiện đại nào đưa ra sự thách đố đối với tôn giáo.

Những ý tưởng của đạo Phật đã đóng góp to lớn trong việc làm phong phú nền tư tưởng cổ đại cũng như hiện đại. Giáo lý nhân quả và thuyết tương đối, học thuyết dữ liệu của giác quan, tính thực nghiệm, sự đề cao mặt luân lý, thái độ phủ nhận một linh hồn thường hằng, không quan tâm đến những thế lực quyền năng siêu nhiên bên ngoài, việc không thừa nhận những lễ nghi và hình thức tôn giáo không cần thiết, sự thu hút đối với tinh thần lý trí và kinh nghiệm và sự tương xứng với những phát minh của khoa học hiện đại, tất cả những yếu tố này hướng đến sự hình thành sự vượt trội của tôn giáo này so với cái hiện đại.

Ðạo Phật có thể đáp ứng tất cả những yêu cầu của một tôn giáo lý trí thích ứng với những nhu cầu của một thế giới tương lai. Tôn giáo này quá khoa học, tiến bộ và lý trí đến mức độ con người trong thế giới hiện đại sẽ tự hào gọi chính mình là một người Phật tử. Trên thực tế, Phật giáo khoa học hơn khoa học hiện đại xét về mục đích; nó mang tính xã hội hơn là khoa học xã hội hiện đại.

Trong tất cả những bậc thầy sáng lập vĩ đại của các tôn giáo, chính Ðức Phật là người duy nhất khích lệ tinh thần khám phá và khảo sát nơi chư đệ tử của Ngài và là người khuyên chư vị không nên chấp nhận ngay cả giáo lý của Ngài bằng một niềm tin mù quáng. Do đó, không phải là một sự quá cường điệu để gọi rằng Phật giáo là một tôn giáo hiện đại.

Phật giáo là một hệ thống kế hoạch được vạch ra tỉ mỉ để làm thế nào để sống trong hiện tại và một hệ thống được suy tính kỹ về sự tu tập cho chính tự thân. Nhưng còn hơn thế nữa, đó là một phương pháp giáo dục mang tính khoa học. Tôn giáo này có thể áp dụng tốt nhất trong bất kỳ tình cảnh khủng hoảng nhằm khôi phục sự an định của tâm và giúp chúng ta bình tĩnh đối diện với bất cứ sự đổi thay có thể xảy ra trong tương lai. 

Nếu không có những thú vui dục lạc thì cuộc đời có thể kham nhẫn được chăng? Nếu không có sự tin tưởng vào sự bất tử thì liệu con người có thể sống luân lý? Nếu không viện đến thần thánh, thì liệu con người có thể phát triển hướng đến cái chân? Vâng, có thể là câu trả lời của Phật giáo. Những mục đích này có thể dùng tri thức và sự thanh tịnh hoá của tâm để đạt được. Tri thức là chìa khoá đưa đến đưa đến con đường phát triển đến mức độ cao hơn. Sự thanh tịnh hoá là yếu tố có thể mang lại sự an lạc và bình thản cho cuộc đời và khiến cho con người vô tư và không chấp vào sự chuyển biến của thế giới hiện tượng.

Phật giáo là một tôn giáo thực sự thích hợp với thế giới khoa học hiện đại. Aùnh sáng toả chiếu từ thiên nhiên, từ khoa học, lịch sử và từ kinh nghiệm nhân loại, từ mọi điểm trong vũ trụ, đều rạng rỡ cùng với những lời dạy thánh thiện của Ðức Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/04/2013(Xem: 5568)
Cũng giống như trong Phật giáo, vạn pháp không hiện hữu, chỉ có mối liên hệ của chúng là hiện hữu... Trịnh Xuân Thuận
06/04/2013(Xem: 5097)
Tăng Triệu cho rằng vạn vật không dời đổi, không biến chuyển. Tất cả đều yên tĩnh bất động: "Bản tính của mỗi sự vật ở yên nơi một thời, có vật nào để mà khả dĩ đi lại được ?
05/04/2013(Xem: 3670)
Đạo Phật là một tôn giáo lớn của nhân loại; ảnh hưởng của đạo Phật đối với con người và xã hội, mang ý nghĩa rất lớn trong quá trình tiến bộ của con người, và đã tạo nên nền văn hóa nhân bản theo tinh thần của xã hội Á Đông hơn 2.000 năm qua ...
05/04/2013(Xem: 3943)
Lễ bái không có nghĩa là van vái thần linh để mong cầu điều gì có lợi cho mình, mà là sự khiêm cung biết hạ mình để học hỏi chân lý.
05/04/2013(Xem: 4176)
“Bộ mặt nguyên thủy” là một bài giảng của Đại Đăng Quốc Sư cho hoàng hậu Hanazono.
04/04/2013(Xem: 2436)
Trong cuộc sống hằng ngày, có ai tránh khỏi những hoàn cảnh trái ý nghịch lòng, khiến ta phải khổ đau, phiền não. Ðó là vì tâm yếu đuối của chúng ta không thể xem chướng ngại như cơ hội để ta rèn giới hạnh ...
04/04/2013(Xem: 7240)
Lời người dịch: " Khái luận tư tưởng Phật học Ấn độ" là một tác phẩm nghiên cứu Phật học của học giả người Trung Hoa Lữ Trưng . Quan điểm của ông đối với việc nghiên cứu Phật học là chính đáng, vì phương pháp nghiên cứu của ông gắn liền với sử học, nghĩa là tư tưởng và bối cảnh xã hội không thể tách rời nhau.
02/04/2013(Xem: 3546)
Lâu nay, đa số Phật tử quan trọng ngày Phật Đản Sinh hơn là ngày Phật Thành Đạo.
01/04/2013(Xem: 6893)
Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các người chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta ...
01/04/2013(Xem: 6646)
Bài pháp này đã được Đức Phật thuyết cho ẩn sĩ Subhadda ngay vào lúc sắp viên tịch Níp Bàn giữa hai cây Sàlà (vườn Ingyin) gần thành Kusinãra, xin trích đoạn sau ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]