Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Dẫn

20/12/201017:33(Xem: 10225)
Lời Dẫn

LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG
VÀ TRIẾT HỌC TÁNH KHÔNG

Thích Tâm Thiện
Nhà Xuất Bản TP. Hồ chí Minh 1999

Lời Dẫn

Có thể nói rằng "Tánh Không luận" là một hệ thống triết học đặc thù của Phật giáo trong thời kỳ phát triển. Sự xuất hiện của nó như là một dấu ngoặc vĩ đại, mở ra trang sử-tư tưởng mới cho các hệ thống triết học Phật giáo Đại thừa, mà khúc dạo đầu chính là hệ thống kinh tạng Bát Nhã ; rồi sau đó, Long Thọ, qua triết học Trung Quán, đã dệt nên chương "khải hoàn" cho tiến trình lịch sử tư tưởng và triết học Tánh Không. Đây chính là một bước chuyển y (Paràvrtti) kỳ vĩ và hết sức táo bạo trong lịch sử tư tưởng Phật giáo Ấn Độ, kể từ thế kỷ thứ II. TL sau Phật diệt độ mãi cho đến thế kỷ thứ VII, khi Nguyệt Xứng (Candrakìrti) hoàn thành hệ thống triết học Trung Quán.

Sự ra đời của Tánh Không luận đã đánh đỗ mọi học thuyết đương thời qua tiền đề "Nhất thiết pháp không" (Sarvadharma Sùnyatà) của nó, một thứ tiền đề được mang tên là Phủ định biện chứng, Phủ định liên hổi, Phủ định cái phủ định ; và cuối cùng, là phủ định luôn cả sự hiện hữu của chính nó.

Đối diện với Tánh Không luận, độc giả hoặc là bị cuốn hút vào thế giới của hư vô không tận, nơi mà mỗi mỗi hiện hữu đều là không, tất cả đều là không, cái không bao trùm lên tất cả từ thế giới ý niệm cho đến thế giới hiện thực, như một miền vĩnh tịch cô liêu ; hoặc là sẽ một phen thể nhập vào dòng trôi chảy của thực tại, một thứ thực tại bất khả thuyết bởi ngôn ngữ, đang nở nụ trưng bày giữa lòng hiện hữu - đấy là "thực tại-Tánh Không".

Nhưng trái lại, cái kỳ vĩ của Tánh Không luận không phải là động lực đẩy đưa đến một sự diệt tận hay phủ quyết sạch trơn, mà là khả tính năng động, vô biên và nhiệm mầu của nó. Nói theo ngôn ngữ của Long Thọ : "Tất cả đều hợp lý vì hợp lý với Tánh Không, tất cả không hợp lý vì không hợp lý với Tánh Không". Cái "hợp lý" ở đây chính là lý do hiện hữu (raison d'être) của nhất thiết pháp. Nếu không có nó, thì mọi thứ cơ đổ của trần gian này từ các loài vô tình cho đến hữu tình đều trở nên trơ lì, thụ động và không còn khả năng vận hành, như sự trôi chảy tương tục của dòng sông. Như thế, nếu phủ nhận Tánh Không, là phủ nhận khả tính sinh khởi và vận hành của thế giới thực tại khách quan-hiện hữu với/giữa muôn ngàn sai biệt đa thù. Nhưng nếu thừa nhận Tánh Không như một định tính cố hữu, đích thực, thì thế giới tương quan duyên khởi này bỗng phút chốc hóa thành lầu đài xây trên bãi cát. Và như thế, sẽ không có bất kỳ một khả thể nào có thể được hình thành, cho đến mọi vấn đề thiện ác, nhân quả cũng băng tiêu, và không còn được bàn đến nữa.

Vậy, "Tánh Không luận" sẽ xuất hiện như thế nào để khả dĩ được chấp nhận trong một bối cảnh đa đoan lý luận mà không hề chối từ mọi đức lý thiện ác trong cái cơ cấu tương quan của tri thức thường nghiệm, để rồi sau đó, nó vực dậy và làm cho sống động mọi tư tưởng-triết học đang bị héo hắt và phai tàn theo thời gian sau Phật diệt độ cả nghìn năm ? Một câu hỏi như thế có thể được đặt ra không những trên bình diện lịch sử của hiện thực, mà còn trên cả bình diện giả thiết của lịch sử tư tưởng triết học và tôn giáo.

Khoảng những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ này, tôi đã lần đầu nghiên cứu về Tánh Không luận qua tác phẩm "Thiền luận" của Đại sư Daisetz Teitaro Suzuki, rổi kế đó là một số tác phẩm viết về Tánh Không luận của các học giả có thẩm quyền chuyên môn như : T.R.V.Murti, Ed.Conze, J.May, Stcherbatsky, J.Takakusu... Tôi đã nhận được sự nhiệt tình khích lệ của bạn bè, song tôi luôn luôn ngần ngại viết về Tánh Không luận, mặc dù trong tác phẩm "Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo", tôi có đề cập khái quát về Táánh Không thông qua kinh Bát Nhã. Mãi cho đến gần mười năm sau, các bạn bè của tôi ở Đại học Temple, bang Philadelphia, đã gửi cho tôi một số tài liệu về Tánh Không luận, đặc biệt là tác phẩm "Trung Quán luận" của Long Thọ với nhiều bản dịch và chú giải khác nhau. Từ đó, tôi bắt đầu khởi sự nghiên cứu về triết học Trung Quán một cách nghiêm túc, mà khởi đầu là sự đối chiếu, so sánh và dịch lại "Trung luận". Và sau đó, tôi làm một vài nghiên cứu nhỏ có liên hệ trực tiếp đến Trung luận qua chủ đề lịch sử-tư tưởng và triết họcTáánh Không. Công việc này được hoàn tất vào tháng đầu mùa Thu năm 1998 với sự giúp đỡ chân thành của các cộng sự trong việc đối chiếu và hiệu đính lại bản dịch Trung luận của tôi.

Trong quá trình nghiên cứu và phiên dịch, tôi luôn tự nhủ rằng với tri thức nông cạn, lại còn bị buộc chặt bởi các phiền não, nghiệp chướng thì làm sao có thể thông đạt trọn vẹn giáo huấn của các vị luận sư, huống nữa là diễn đạt lại ý nghĩa thâm sâu và uyên áo của nó. Vì thế, nội dung của tập sách này ắt hẳn không thể tránh khỏi những lỗi lầm, sai sót. Nơi đây, tôi xin thành kính được đón nhận sự chỉ giáo của các bậc thượng nhân, quý độc giả và bằng hữu, và xin chân thành giới thiệu tác phẩm này cùng quý vị.

Sài Gòn, mùa Thu '98

Tác giả

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2011(Xem: 9659)
Viết về một triết học là đặt ra các câu hỏi về những vấn đề được bàn đến trong triết học đó. Trong trường hợp này, chúng ta thử viết một bài nghiên cứu mang tính phê bình về triết học Thế Thân.
13/01/2011(Xem: 3936)
Trong các lớp bậc trung học chúng ta cũng đã biết chút ít thế nào là tương tự. Hai bài toán có thể dùng cùng một phương cách để giải thì ta gọi đó là "quá trình tương tự hoá".
11/01/2011(Xem: 9391)
Lý Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
05/01/2011(Xem: 14087)
Triết thuyết Căn Bản của PG Đại Thừa
05/01/2011(Xem: 4701)
Tài liệu về Đại sư Khuông Việt quá ít ỏi , hầu như chỉ bao gồm trong chuyện kể về Ngài của Thiền Uyển tập anh , Cho đến nay những hiểu biết về Ngài chỉ căn cứ vào đó , chưa có những phát hiện gì mới ngoài những diễn dịch , phát triển suy đoán , lắm khi mang tính cường điệu . . Qua bài này như một góp ý nhò nhặt , người viết mong rằng những nhận định vế Đại sư lừng danh của nước Việt bớt đi những suy diễn chung chung , thiếu dẫn chứng, chỉ mang tính cường điệu mà thiếu tính khoa học ; đồng thời nhấn mạnh đến nhiệm vụ chung của nhà nghiên cứu là tìm thêm tài liệu , chứng cứ để củng cố những luận điểm nhằm vinh danh vị Tăng thống đầu tiên của nước ta .
05/01/2011(Xem: 3880)
Đạo đức học là một bộ phận của triết học nhằm dựa vào lý trí mà thiết lập một sự phân biệt giữa thiện và ác, giữa điều được làm và điều bị cấm làm, nhằm nêu ra một nguyên tắc tổng quát để xếp loại và đánh giá các hành động. Đạo đức học nhằm nêu định cứu cánh của mọi hành động hợp lý mà con người cố vươn tới, tức mục đích, lý tưởng của cuộc đời và tìm các phương cách giúp con người tiến tới mục đích lý tưởng ấy.
05/01/2011(Xem: 37174)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
05/01/2011(Xem: 11723)
Phật giáo là một sự thực tập để đối trị khổ đau. Phật nói “ta chỉ dạy về khổ đau và vượt thoát khổ đau” [3] . Ðiều này đã được Phật phát biểu trong công thức của bốn sự thực thâm diệu [tứ diệu đế].
04/01/2011(Xem: 52845)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
04/01/2011(Xem: 5772)
Nói đến tiến trình phát triển Phật giáo là nói đến lộ trình diễntiến của Phật giáo từ lúc Phật nói bài pháp đầu tiên sau khi thành đạo cho đến bây giờ, suốt thời gian trên hai mươi lăm thế kỷ; là nói đến nơi Phật thuyết pháp lần đầu tiên cho nhóm Kiều-trần-như ở vườn Lộc Uyển cho đến bây giờ, trải qua một không gian rộng lớn từ lưu vực sông Hằng ở vùng Ấn Độ, đến miền Tây, vượt khỏi biên thùy Ấn Độ, đến Hy Lạp, Ai Cập, qua những sa mạc mênh mông, những dãy núi cao vòi vọi, những đồng bằng bát ngát, từ Trung Á đến Trung Quốc, Việt Nam, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật Bản, xuống Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên, Mã Lai, vượt Địa Trung Hải đến Âu châu, vượt Thái Bình Dương đến Úc châu, Mỹ Quốc. vượt Ấn Độ Dương đến Phi châu, vượt Đại Tây Dương đến Trung Mỹ, Nam Mỹ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]