Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần thứ nhất: Lịch Sử Khái Luận

14/12/201017:59(Xem: 9634)
Phần thứ nhất: Lịch Sử Khái Luận

Phần thứ nhất

Lịch Sử Khái Luận

Lịch sử là ghi chép những hình ảnh, sự kiện và tư tưởng của từng thời đại; đón tìm một tia sáng bất diệt cho tương lai. Mỗi trang sử là một bài thơ hùng tráng, lẫm liệt, đôi khi lại là thất bại khổ đau…, có sức làm rung động tim óc con người không ít…Tg.


Chương I
Nguyên Lý Sáng Lập Ðạo Phật

…Đời sống quốc gia dân tộc với hoàn cảnh địa lý và ảnh hướng khí hậu, thiên thiên, đã tạo dựng cho Ấn Độ có một lịch sử khác với các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Đó là sựcố đặc biệt của xứ Ấn Độ xưa và nay. Nơi có những rừng núi thâm u, tục gọi là lục địa xanh (Pays bleus), đã ảnh hưởng nhiều tới luồng tư tưởng nhân bản, tiến bộ và giải thoát sớm được xuất hiện. Thật vậy, bất cứ tôngiáo, học thuyết, chủ nghĩa nào, khi mới sinh khởi, đều là phản ánh (không nhiều thì ít) của hoàn cảnh, khí hậu, địa dư, xã hội, chủng tộc mà tạo dựng cả. Nếu người ta xét nó ngoài hoàn cảnh thực tại lẽ dĩ nhiên không thể thấu hiểu nổi. Văn hóa đạo Phật cũng do nhân duyên hội ngộ như thế mà nảy mầm và thúc đẩy, tiến hóa…

* Hình Thể Địa Dư

Địa lý xứ Ấn Độ mang một dấu tích đặc biệt, phía tây có nguyên Béloutchistan và các dãy núi thuộc phía tây bắc; phía tây bắc có rặng núi Himalayas cao vút, gồm hai dãy chạy song song nối liền và kéo dài tới tận biên giới Miến Điện với nhiều nhánh tua tủa. Ấn Độ có 3.500 km núi chạy dài từ tây sang đông và 800 km chạy từ bắc xuống nam; đấy là chưa kể phía duyên hải miền tây hoàn toàn là các núi đá lởm chởm. Rặng núi Himalayas sừng sững cao ngất trời phương bắc đã ngăn chặn các làn gió từ trung ương Á Châu thổi tới và giử lại các làn gió lưu tích sự ẩm ướt của gió mùa. Phần lớn các băng tuyết của núi này đã tạo ra các giòngthủy lưu nuôi sống vùng bình nguyên Ấn Hà. Các đường thông thương với vùng Thượng Huyền đều nằm ở phía tây bắc Ấn Độ. Cả vùng tây và bắc Ấn Độđều có các núi cao và cao nguyên. Mùa đông cực rét. Mùa hè, băng tuyết tan. Sông ngòi đều có thủy lưu cháy xiết. Về phía nam có gió mùa đem mưatừ Ấn Độ Dương vào lục địa. Vì vậy, Ấn Độ như có các biên giới thiên nhiên để được sống yên bình, phát triển văn minh thành thị. Nếu không nhờ có năm nhánh sông Jhelam, Chenab, Ravi, Béas và Satlédj hợp lại với sông chính Indus thì cả vùng phía tây bắc Ấn Độ chỉ là sa mạc mà thôi. Vùng đất phì nhiêu nhất hiện nay của Ấn Độ là hai trung nguyên Ấn Độ hà và Hằng hà, vì nơi đây dân cư đông đúc, xóm làng trù phú. Mọi sinh hoạt đều bắt rễ từ đấy rồi tỏa ra khắp nơi trong nước. Địa bàn Dèkkan và Kashmir là hai cực nam, bắc đã phân định hình thể địa dư bản xứ. Toàn cõi Ấn Độ có một diện tích rộng lớn là trên ba triệu km2, bằng 3,4% diệntích đất của địa cầu (không phải 3,4% diện tích địa cầu), gồm có 3.268.090km2 (Ấn Độ) 935.000km2 (Hồi Quốc), bằng hơn 7 lần diện tích nước Pháp hay bằng hơn cả Âu Châu, trừ nước Nga. Và Ấn Độ đứng hàng thứ hai về dân số (1984: 688.600.000 người), bằng 1/5 tổng số nhân loại, bằng 10 lần dân số nước Pháp[1]. Thủ đô hiện nay là New Dehli. Nói về địa thế Ấn Độ thật hùng vĩ, phía bắc có dãy núi Himalayas bao bọc, phía nam là một đại hải mênh mông bát ngát... như cuốn hút tất cả tinh hoa của trời đất tụ lại. Giòng sông thiêng Gange linh tú trong xanh lững lờ đổ nguồn về vịnh Bengale làm tươi mát cả một vùng đất rộng lớn. Và, hơn nữa; Ấn Độ được coi như là trung điểm của địa cầu. Sở dĩ nền văn hóa, văn minh vĩ đại của Ấn Độ có được vị thế độc tôn là do ảnh hưởng của hoàn cảnh, khí hậu, thiên nhiên mà có. Nền văn hóa, văn minh ấy có một sắc thái khác hẳn các tư trào văn hóa, văn minh hiện hữu trên thế giới (xin sẽ bàn đến trong mục Văn Hóa ở dưới). Một khu vực có những che chở thiên nhiên, có núi cao, biển rộng, sông dài... Đấy cũng là lẽ tất yếu đã giúp Ấn Độ sớm nảy nở một nền văn hóa siêu đẳng: Văn hóa Đạo Phật.

* Hoàn Cảnh Xã Hội

Khi muốn biết trình độ tiến hóa của một dân tộc, người ta căn cứ vào từng giai đoạn và sự biến thiên của lịch sử dân tộc ấy, để thẩm định giátrị của nó. Sau thời đại thái cổ, xã hội Ấn Độ tuy đã thoát qua thời kỳman dã, bán khai, tiến sang thời kỳ văn minh; nhưng... dân chúng nơi đây vẫn luôn luôn sống trong tình trạng đói khổ và bị áp bức, đời sống con người do đấy mà bị chi phối về mọi mặt.

- Về Nhân Chủng, Cách nay khoảng bốn, năm nghìn năm, những người đầu tiên (Adivâsis) ở bình nguyên Indus và ở rải rác trong xứ, gồm có các nhóm nhân chúng (groupes ehtniques) Négroĩdes và Proto Australoides. Cácngười Négroides thì sinh tụ ở các rặng núi Cochin và Travancore, có màuda gần như đen, đầu dài hoặc trung bình, tóc quăn thành các xoáy trôn ốc dài. Còn các người Proto-Australoĩdes thì ở miền trung (Ấn Độ) và mộtsố ở rải rác về phía bắc Ấn Độ. Ngày nay nếu nói đến người bản xứ Ấn Độlà nhắc đến loại người đã chiến thắng được các người Négroĩdes, tức là người Proto-Australoĩdes “Dravidiens”[2]. Về nguồn gốc người bản xứ Ấn Độ Dravidiens thì chúng ta rất it biết chắc chắn lắm. Có nhiều giả thuyết đã được nêu lên. Rất hữu lý thì chúng ta phải nên chấp nhận nguồngốc người Dravidien phát tích từ Béloutchistan. Ngày nay người ta còn thấy các người Brahuis ở vùng biên giới Béloutchistan còn nói một thổ ngữ Dravidien. Có thể họ đã ở Ấn Độ rồi sau này bị các người Aryens đẩy xuống phía nam Ấn Độ. Cũng có thể họ đã ở khắp Ấn Độ trước khi người Aryens vào đây. Có nhiều nhà bác học nhân chủng cho rằng các người Paléo-Méditerranéens là những người bản xứ Ấn Độ ngày nay. Nhưng cũng cóngười cho rằng họ hãy còn ở nam bán đảo Dekkan và là giống người căn bản cho Đông Nam Á, từ quần đảo Andanans tới quần đảo Indonésiens. NgườiDravidien vốn sinh trưởng từ trước ở Ấn Độ, có nước da ngăm ngăm, tóc quăn, vóc người tầm thước. Người Aryens thì sáng nước da, cỡ người to lớn, mũi thẳng, khôn ngoan hơn đã đột nhập tại lưu vực Ấn Độ hà; mãi về sau từ phía tây bắc vượt qua các thung lũng dõi theo núi Tuyết (Himalaya) vào khai lập ở lưu Ngũ Hà[3]. Có một sự kiện mà chúng ta nên lưu ý là có vài bộ lạc mang huyết tố Dravidien lại nói thổ ngữ gốc Aryen, như trường hợp các người Bhil thuộc bộ lạc Mounda, hiện lưu cư tại miền cao nguyên Dekkan. Trước hết, ta nên để ý các giống người Paléo-Méditerranéens có một vị tri địa dư nhân chủng rất lớn cũng như khi ta nói đến nhân chủng Négroĩde đấy mới chỉ là đứng về phương diện nhân chủng mà xét, như vậy là đã ngoại trừ các yếu tố quốc gia, chính trị... Nói tóm, Ấn Độ gồm có 5 nhóm nhân chủng chính: đó là các người dađen Phi châu; như các người Proto-Australoĩdes, thuộc giống Úc Châu. Ngoài hai loại người này còn có giống người Paleo-Méditerranéens, các người Austro-Asiatiques (Nam A), các người Armenoĩdes và Alpins... Về nhân số thì nước Cộng Hòa Ấn Độ hiện nay có khoảng trên sáu trăm triệu người.

- Về Kinh Tế: Ấn Độ là dải đất “phì nhiêu” rộng lớn rất thuận tiện cho sự trồng trọt, canh tác của người bản xứ. Về Canh Nông là nghề chínhcủa các dân tộc chịu ảnh hưởng nền văn hóa thảo mộc đông phương, do đó mà người Ấn Độ rất cần cù, nhẫn nại. Nông sản chính là lúa gạo và lúa mì, nhưng theo lối canh tác cổ xưa, dụng cụ thô sơ, sự thu hoạch rất kémcỏi... nên dân Ấn Độ rất nghèo! Để bù vào sự thiếu hụt đó, các sản vật khác cũng giúp cho sự mưu sinh đỡ phải chật vật, như bông, đay, gai, mía, chè và các nghệ chăn nuôi súc vật... Về Kỹ Nghệ, Ấn Độ có kỹ nghệ cổ truyền, như làm đồ gốm, luyện kim, thuộc da, đan đồ dùng bằng tơ, dệtvải v.v... Có chì, kẽm, dầu hỏa và có nhiều mỏ than, sắt là những nguồntài nguyên giàu có của quốc gia này. Về Thương Mại, các đường thông thương tiện lợi vẫn là phía tây bắc Ấn Độ với vùng Thượng Huyền. Ngay từbản sơ, ta có thể xếp Ấn Độ đứng hàng thứ hai thứ ba trên hoàn cầu. Vì hầu hết các đô thị lớn đều tiện đường giao thương, có rất nhiều đường bộvà thủy thuận tiện cho sự xuất, nhập cảng như Calcutta, Bombay, Karatchi, Madras là nơi có những hải cảng quan trọng...

Đáng lý với hoàn cảnh thuận tiện ấy, dân chúng Ấn Độ không đến nổi nghèo khổ suốt đời phải lao lực, bận bịu trong những kẻ mưu sinh vụn vặt, tầm thường mới phải, nhưng, tại sao dân chúng vẫn nghèo khổ, so vớicác quốc gia khác trên thế giới? Ta hãy nhìn vào hoàn cảnh xã hội sinhhoạt chính trị từng thời đại để tìm nguyên nhân

- Về Chính Trị: từ nghìn xưa, xã hội Ấn Độ có truyền thống là một xã hội đẳng cấp, nhất là sau cuộc di dân vĩ đại của những người Aryens thẩmnhập và đồng hóa dân tộc này. Với mục đích chia để trị, họ đã phân địnhxã hội Ấn Độ thành bốn đắng cấp cách biệt hẳn nhau. Bốn đẳng cấp ấy là:1. Brahmanes, những thầy tu (giáo sĩ Bà La Môn) giữ việc lễ nghi cúng hiến; 2. Ksatryas (Sát Đế Lị), giòng dõi những người quyền quí, nắm giữ chính quyền, cai trị dân chúng; 3. Vaisyas (Phệ xá), những người buôn bán, làm ruộng, suốt đời cày thuê làm mướn; 4. Sudras (Thủ Đà La), giốngthổ dân ở những nơi rừng núi thâm u và làm tôi mọi suốt đời... Dòng tình cảm đồng loại bị chia cắt. Sự tranh chấp giữa các đẳng cấp trong xãhội có khi ngấm ngầm, có khi bộc phát, làm cho bầu không khí nghẹt thở,khó chịu, mỗi ngày thêm căng thẳng, trầm trọng. Những người thiệt thòi nhất trong xã hội là hai lớp người Vaisyas và Sudras. Họ không có một tia hy vọng nào được giải phóng cả. Ngoài bốn đẳng cấp ấy, còn một hạng người man rợ - hạng người Parias đời sống của họ khổ hơn con vật, không bao giờ biết có ánh sáng mặt trời! Thật là cảnh địa ngục ở trần gian. Tại sao cùng là một kiếp người lại sự chênh lệch đến thế?!

Và... còn biết bao sự đau khổ dày vò thể xác lẫn tâm hồn, họ đành phải nhận chịu một phần do ảnh hưởng xã hội đế chế phong kiến cổ thời vàmột phần chính do tư tưởng Bà La Môn giáo gây ra... Điều này ta không lấy làm lạ. Khi dòng Bà La Môn đã tạo được lực lượng tôn giáo, lẽ tất nhiên họ sẽ tìm đủ mọi cách giữ gìn địa vị của mình, và muốn mãi mãi duytrì chế độ đắng cấp, nên đã vin vào những thần thuyết mơ hồ, thiếu căn cứ, đặt ra một bộ luật có tính cách nữa chính trị, nửa tôn giáo, bộ luậtManou, có những đều: cấm chỉ sự hôn phối giữa những người thuộc đẳng cấp khác nhau. Đạo đức, tôn giáo lúc này chỉ còn là hình thức, đời sống hỗn độn, con người không có tự do, thiếu sinh khí, không biết gì là hứngthú sống còn! Suốt đời họ phải nai lưng ra làm việc để kiếm miếng ăn manh áo mặc cũng không đủ, lại còn phải đóng góp đủ thứ sưu cao thuế nặng để cung phụng cho bọn cai trị mình thụ hưởng một cách phi lý. Cuộc sống của họ thật cơ cực, vất vả, thiếu thốn... Một chế độ đẳng cấp (système des castes) bất bình đẳng đương nhiên không thể đứng vững được.Chỉ có những hạng người bạc nhược, thụ động, ích kỷ mới chịu thu hình trong một hoàn cảnh đã rồi. Những người có tâm hồn thức giác, biết nhìn xa, trông rộng, có chí khí sắt đá, chỉ chờ cơ hội là cuộc cách mạng tương lai bộc phát. Phong trào “phản kháng” mỗi ngây thêm tỏ rõ, mãnh liệt...!![4]

- Về Văn Hóa: Ngay từ buổi rạng đông, Ấn Độ đã sớm có một nền văn minh, những ngôn ngữ, văn tự (Phạm văn = Sanskrit và Pali) riêng, đại biểu xứng đáng cho nền Văn Hóa Nhân Bản Toàn Diện: đó là sự ưa sống trầmhùng, đượm sắc thái Tự do, giải thoát. Người Ấn Độ rất thông minh và giàu tình cảm. Đứng về phương diện quốc gia thì, văn minh Ấn Độ có rất nhiều nhân chủng tạo dựng. Đại loại người ta chia ra làm hai. Đó là văn minh bắc Ấn, thuộc nền văn minh của người da trắng Aryens, và văn minh nam Ấn, thuộc người da màu. Văn minh da màu có trước văn minh da trắng. Nền văn minh này còn gọi là văn minh tiền Aryenne (Civilisation pré-Aryenne). Nhưng đứng về thời gian mà nói, nền văn minh tiền Aryenne được gọi là nền văn minh bán xứ.

Để tránh ngộ nhận ta gọi là văn minh Dravidienne (Civilisation Dravidienne). Văn minh Dravidienne chịu ảnh hưởng của các nền văn minh khác. Nói thế tức có nghĩa nền văn minh nhân chủng Dravidienne là một sựtổng hợp khá bền chặt giữa các mối liên lạc của các vùng Địa Trung Hải và Cận Động. Văn minh bản xứ Ấn Độ cũng rất huy hoàng không kém các vùngkhác, trái lại còn có nhiều điểm ưu thắng hơn. Người Aryens đã không đóng góp gì vào nền văn minh thành thị nguyên thủy Ấn Độ, hay nói khác là nền văn minh tiền Aryenne, tức là nền văn minh tây bắc Ấn Độ, vùng sông Indus. Văn minh này có các biên giới thiên nhiên che chở. Phía bắc có rặng núi Himalayas; tây nam có biển Oman; đông nam có vịnh Bengale.

Do đó Ấn Độ là vùng đặc thù của phần đất thuộc văn minh Âu - Á (Eurasie). Ấ Độ có cửa ngõ gần như duy nhất để tiếp xúc với vùng Âu Á ở tại phía bắc. Nơi đây các dân cư Ấn Độ và các vùng lân cận giao tiếp theo hai ngả đường. Ngả thứ nhất bằng con sông Caboul, qua Khaĩber. Ngả thứ hai bằng các thung lũng của hai con sông Kouran và Gounal, qua Waziristàn. Khaĩber là cửa ngõ đưa vào bắc Pendjab. Waziristàn là đại lộvào vùng trung Pendjab. Ta có thể nói được là vùng tây bắc, vùng sông Indus, chính là cuống họng đưa chất dinh dưỡng hay độc tố vào nội địa ẤnĐộ; người Aryens vào khoảng giữa đô thị thiên niên kỷ, người Macédoniens do đại đế Alexandre le Grand năm 326 và năm 180 TTL; người Grecs Bactriane; người Indo - Scythes vào khoảng thời đại Jésus. - Christ; người Hung Nô (Huns) vào khoảng 450 TTL; người Turco - Afghans từ năm 1.000 TL, người Grands Moghols từ 1526 TL, đều qua ngả tây bắc đểvào Ấn Độ. Bất luận vào thời đại nào, dù văn minh phế hưng ra sao, Ấn Độ vẫn mang đặc tính thế giới sử là nhờ vào các cửa ngõ ở phía tây bắc Ấn. Các cửa ngõ này đã quyết định cường độ văn minh bình nguyên Ấn Hằng nhiều nhất và có tính cách trực tiếp, rồi từ đó ảnh hưởng lan dần xuống cao nguyên Dekkan ở phía nam Ấn Độ.

Nền văn minh Ấn Độ có vẻ trầm lặng nhưng oai hùng hơn các vùng khác; tuy cùng mang một đặc tính “định cư, nông nghiệp, thành thị”. Cái đặc tính trầm lặng này của Ấn Độ ngày nay vẫn còn.

Nền văn minh cổ nhất và có tính cách ngoạn mục mới được khai quật gầnđây, nằm trong vùng tây bắc Ấn Độ, thuộc Khaipur ở Pendjab.

Địa danh này mang tên Kot Diji. Kot Diji hợp với Mohenjo-daro và Harappa, thành địa danh văn minh tối cổ của Ấn Độ. Kot Diji đứng vào hàng cổ nhất.

Ta có thể nói là từ năm nghìn năm nay, bình nguyên sông Indus là nơi đắc địa cho các nền văn minh đầu tiên của Ấn Độ khai mở. Nghệ thuật, thủcông nghệ và cả hệ thống chữ viết nữa đã đạt tới mức vô cùng sáng sủa. Tiếng Hindia thuộc dòng những tiếng Indo Européenne, cùng một nguồn gốc ngữ tộc với tiếng Phạm, nghĩa là của những dân tộc có tổ tiên là người Ấn Âu. Người Ấn Độ bản xứ là hậu duệ của giống dân da sậm có liên lạc huyết thống (xa hay gần) với nhân chủng Négroĩdes và Proto-Australoĩdes... Như vậy ta có thể kết luận tiếng Phạm đứng hàng đầu trong loại Indo-Européenne.

Ba khu vực có giống người gây thành xã hội trên thế giới:

1. Lưu vực giữa hai con sông Dương Tử và Hoàng Hà.

2. Đồng bằng sông Nile.

3. Đồng bằng sông Hằng.

Ba khu vực có ba luồng từ tưởng khác nhau và là căn bản của nhân loại. Từ đồng bằng sông Dương Tử thuộc một thứ tiếng khác hẳn, loại tiếng liên âm của những người phi châu, còn hầu hết loại đa âm đều thuộcdòng Indo-Européene, trừ những dụng ngữ hằng ngày để sống, từ khu vực khác nhau, còn những ngữ thuật (termes savants) để biểu lộ tư tưởng lúc đầu (thời thượng cổ) phần lớn loại đa âm đều mượn ở Phạm văn.

Các học giả chia làm tám nghành của Indo-Européenne

1. Nghành Aryenne hay indo - iranienne gồm các tiếng Ấn, Ba Tư và Phạm, Arabe v.v…

2. Nghành Arménien, một phần nước Nga.

3. Hi Lạp (cổ và kim), Ionien, Altique, Dorien v. .v..

4. Albanie, giáp giới Nga và Trung Ðông.

5. Nghành Italique, gồm Ý, La Mã, La Tinh v.v..

6. Nghành Celtique, phần nhiều là từ - ngữ, gồm Pháp, một phần Anh, Bồ.

7. Nghành Germanique. gồm Ái Nhĩ Lan. Scandinave, các tiếng Đức, Phổ, Anh và Anglo- Saxon

8. Nghành Balto-Slave. Lithuanie. Nga. Ba Lan. Tiệp. Bulgarie, các dân tộc Nam Tư (sevbo- croate).

Văn minh Phạm còn có một công trình lớn là đầu tiên dùng chữ số như chữ số ngày nay ta viết, nhớ lại con số của người Trung Hoa hay La Mã không thể nào đặt con tính được, chữ Ai Cập cũng vậy, Phạm văn đầu tiên đã dùng số hệ (Syetème numérique) nhân mười như ngày nay, và nghĩ ra consố “không” (Zézo), trong chữ số, ta có thể nhờ đó mới có toán học. Tiếng Phạm thuộc trong những loại đa âm hiện có trên thế giới nhưng tiếng phổ thông mà ngày nay dân chúng Ấn Ðộ bắt-buộc-phải-dùng-để-thống-nhất-ngôn-ngữ là tiếng Hindi, có gốc từ chữ Phạm và ngôn ngữ Ấn Âu hơn là những tiếng địa phương có gốc từ tiếng Moundari và dravidien[5], còn về lối chữ cổ Ấn độ như ta biết theo lối tượng hình, giống lối chắp A.B.C... Ngày nay đại đa số các nước tiên tiến đều dùng lối chữ trên, và cả các việc ấn loát, tốc ký và điện tín cũng dựa vào lối viết ấy. một dân tộc có quá trình tiến hóa như Ấn Ðộ, lẽ dĩ nhiên những tư tưỡng về tôn giáo, triết học cũng sớm được nảy mầm,giờ đây ta hãy đi vàolĩnh vực ấy để tìm hiểu...

Tư tưởng siêu nhiên:

Thời đại hồng hoang, bất cứ dân tộc nào, xã hội loài người cũng sùng bái thiên nhiên. Ngoài tư trào tôn giáo, họ chưa có ý thức về triết họchoặc luân lý. Nhân đứng trước bầu trời mặt đất rộng lớn, với cảnh tượngkỳ lạ như sắm chớp, trăng sao núi sông... họ sinh lòng tín ngưỡng tôn giáo, triết học và mê tín ở Ấn Ðộ cũng như hầu hết các dân tộc khác ở trên thế giới khi ý thức con người vừa chớm nở, đều không vượt ra ngoài ra công lệ ấy. Những bài ca tán tụng tôn giáo do đó mà làm ra, mục đích là để cầu phúc, tiêu tai, sau lâu trở thành những lời sấm bí truyền, nhằm giải thích sự linh ứng của thần và sự tế tự, cầu đảo của người ta, đấy là nguyên nhân chính để tạo lập ra bộ thánh kinh Véda. Véda là một bộ thánh kinh cổ nhất của xứ Ấn Ðộ. (Véda, dịch là “minh trí: trí sáng” nghĩa là kinh này làm cho sáng suốt, tỏ rỏ sự thật) kinh điển Véda gồm có 4 loại chính: 1. Rig-Véda chép những bài ca tán tụng tôn giáo; 2. Sama-véda, chép những bài văn tế, giải thích các lối nghi thức quan hệ; 3. Yajur-Véda, chép những văn chú thuật tướng truyền, 4. Atharva-Véda, chép những lời giải đáp về các bí quyết, ma thuật v.v.. .

Kể từ khi người Aryens xâm chiếm dùng bắc Ấn Ðộ thì lịch sử thánh kinh cũng bắt đầu được kiến lập.

Ngay từ buổi ban sơ, người Aryens đã nghĩ đến sự bỏ củ thay mới, và tạo lập một lý thuyết có tính chất kỳ thị và trục lợi làm nền tảng cho các bộ máy hành chính sau này. Ðó là thứ lý thuyết lãnh đạo chỉ huy tổngquát tất cả cơ cấu của xã hội, một thứ hiến pháp bất thành văn: thứ hiến pháp được xây dựng trên căn bản của bộ thánh kinh Phệ Ðà (Véda) về sau, thánh kinh cũng được sáng tác thêm. Các thần cũ chỉ còn là một bóngmờ đối với những vị mới được tân chế các bộ thánh kinh Véda nhường chỗ cho các bộ mới ra đời. Đó là các bộ: Tế Nghi Thư (Brahmana) Sâm Lâm Thư (Aranyaka) và Áo Nghĩa Thư (U panishad).Vào thời kỳ Tế Nghi Thư thì có Tạo vật chủ Prajapati, và thời kỳ Áo Nghĩa Thư có thần Atman. Hệ thống kinh điển thần học và xã hội học được giải thích mỗi lúc thêm khó hiểu, và do đó mới có nhiều nguồn tự do tưởng giải thích thánh kinh[6].

Sau thời đại Véda tư tưởng Ấn Ðộ bắt đầu chuyển biến, Triết học do đấy được manh nha. Con người không còn tin vào thần thoại nữa. Muốn hiểuvũ trụ con người đã vận dụng đến trí năng mình để khảo sát nó và, bắt nguồn từ đấy, các phái triết học tiếp nhau ra đời. Trong những phái triết học, hoặc dung hợp nhau, nhưng… tất cả đều là hướng tìm cái nguồn gốc của vũ trụ. Có phải cho rằng “Phạm Thiên” (Brahma) là căn bản của vũtrụ, vạn hữu. Nhưng phái khác lại cho rằng “Ðất” là gốc của vạn hữu; phái lại cho rằng “Nước” là gốc; phái cho rằng “Lữa” là gốc; phải cho rằng “Gió” là gốc v.v... Tiến bộ một nấc nữa, người ta bỏ vật chất (đất, nước, gió, lửa…) mà hướng về chổ trừu tượng, nên có những phái lập ra “Thời Gian Luận”, “Phương Hướng Luận”, “Không Gian Luận” v.v... rồi nào Chủ Quan, Khách Quan, Trừu Tượng, Cụ Thể, Nhất Nguyên, Ða Nguyên, Chủ Ðộng, Chủ Tĩnh… bao nhiêu tư tưởng khởi xướng trở thành một thời đại hết sức hỗn độn!

Có thể nói thời kỳ này các tư tưởng gia Ấn Ðộ sinh hoạt rất náo nhiệt. Kinh Phật ghi sổ mục có chín mươi hệ phái thần học, triết học khác nhau, nhưng nổi bật nhất, vẫn là sáu triết phái, đó là.

1. Phái Ajita Kesakambali, chủ trương “Duy Vật Luận” con người là docác yếu tố vật chất kết hợp tạo thành, không có quả dị thục các nghiệp thiện ác, không có sự kết sinh tương tục trong đời mai sau, con người chết là hết, thuyết này có tính cách chống lại thần cách siêu hình của Bà La Môn giáo, không nhận có Thượng Ðế (Brahma) sáng tạo vũ trụ và loàingười, và lấy sự hưởng thụ vật chất làm mục đích cứu cánh cuộc đời.

2. Phái Pakudha Kaccayana thì chủ trương thuyết “Vạn Vật Thường Tồn” vạn sự vạn vật ở đời chẳng qua là do các yếu tố nhân duyên tạo thành vậyta không nên quan tâm tới chúng, vì nếu không, chỉ nhận lấy sự đắng cay phiền não vô ích.

3. Phái Purana Kasspa, chủ trương “Ngẫu Nhiên Thuyết”, cho rằng vạn vật có ở đời, chỉ là ngẫu nhiên. Không tin có luật nhân quả. Phủ nhận đạo đức chẳng phải tôn thời, sùng bái gì cả. Nói khác, đạo đức là không tưỏng, cần phải phá bỏ, vì mọi liên hệ cuộc đời là ngẫu nhiên. .

4. Phái Makkhali Gosala lại chủ trương “Tự Nhiên Thuyết”, con người sinh ra đời là bởi tự nhiên. Mọi sự họa phúc, vui hay khổ cùng là tự nhiên, nó không bị ảnh huởng bất cứ một nguyên nhân nào chi phối cả.

5. Phái Sanjaya Belathiputta chủ trương “Hoài Nghi Thuyết”, ngụy biệnrằng chân lý không phải là không biến đổi, việc trước mắt ta vừa thấy đó, ví dụ các hoa chẳng hạn, thoạt nhìn tưởng là nó vẫn y nguyên nhưng sự thực thì, nó đã biến đổi từng chớp mắt, từ màu hống thẫm chuyển sang màu hồng lợt đối với sự vật cũng thế, ta không thể không hoài nghi về sựhiện hữu của chúng.

6. Phái Nigantha Nataputta, chủ trương thuyết “Tương Ðối”, nghĩa là không có cái gì tuyệt đối cả. mọi con người sinh ra đời, lớn lên, làm việc… rồi chết! vậy bất cứ giải quyết vần đề gì, ta cũng nên chú ý đến các yếu tÍnh tâm lý ngã - tha, để khỏi bị va chạm làm bẩn kiếp sống con người trên cõi đời này, như: không gây ra các tội lỗi, phát triển lòng từ, và điều cần yếu là biết luyện thân khắc khổ để cầu giải thoát… Kiếpsống này chẳng ra gì (vì là tương đối). Thôi thì mong để một khi chết yên vui ở kiếp sau...

Tiếp sau đó, còn có những học phái khác lần lượt ra đời. Ðó là sáu học phái:

1. Nỳaya

2. Vaisésika

3. Samkhya

4. Yoga

5. Mimansa và

6. Védanta

Tư tưởng của sáu học phái này chịu ảnh hưởng, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, của ba thời kỳ Rig-Véda, Bràhmana và Upànishad, phần nội dungcủa nói chỉ là khai triển điều (đã có) trong các thánh thư. Ðôi khi cũng có phát triển những điều mới lạ nhưng là để chứng minh cho những thuyết lý của các thánh thư được sáng tỏ mà thôi.

Kiểm điểm lại, ta thấy, tư tưởng Ấn Ðộ đã tuần tự phát triển một cáchnhịp nhàng. Thoạt đầu, con người còn sùng bái ánh sáng thiên nhiên, về sau, sấm, chớp, gió, mưa, cũng được coi là có thần linh chi phối, cai quản. Ðó là từ Ðộc Thần Giáo (monothéisme) chuyển qua thời kỳ Đa Thần Giáo (Polythéisme). Rồi từ Ða Thần Giáo đi đến Phiếm Thần Giáo (Panthéisme) về sau tư tưởng càng ngày thêm sáng đạt, người ta lại nảy ra những nghi ngờ và tự hỏi: Căn bản của vũ trụ là gì? -Nhân sinh do đâumà có? Giá trị của cuộc sống ra sao? Những câu hỏi hóc búa ấy là những roi đòn đánh váo tâm thức con người, bắt phải suy nghĩ. Ðo dó, tư tưởng triết học mỗi ngày khai triển càng rộng, sâu thêm, nhằm giải đáp những mối băn khoăn, thắc mắc của con người, về siêu hình cũng như về thực tạicuộc sống, (xin xem vấn đề này ở phần Luật Thuyết ở dưới)

Nói tóm, ở Ấn Ðộ xưa, trước đời đức Phật ra đời, về tư tưởng, tôn giáo, triết thuyết cũng như về mặt chính trị, kinh tế và xã hội thật là vô cùng phức tạp, thêm vào đó, nạn kỳ thị tôn giáo cũng trầm trọng khôngkém. Phía tây Ấn Ðộ là địa bàn hoạt động của Bà La Môn giáo (Brahmanisme). Phía đông thì thuộc Kỳ Na Giáo (Jahĩsme). Hai tôn giáo này tranh giành ảnh hưởng với nhau, và chi phối hoàn toàn đời sống con người, không những về mặt tinh thần mà cả về phương diện vật chất nữa, có thể nói đây là một thời đại loạn của sứ Ấn Ðộ con người không còn biết tinh tưởng, bám víu vào đâu nữa cả?

Giữa lúc hoàng cảnh bế tắc ấy. đức Phật xuất hiện như một mặt trời sáng rỡ buổi sớm mai làm mất đi những bóng tối của đêm đen dày đặc, đangche phủ cuộc đời. Ngài là cứu tinh không chỉ dành riêng cho xứ Ấn Ðộ thời ấy, mà là của nhân loại chúng sinh. Thật vậy đức Phật ngày đầu tiênxướng thuyết Nhân Bản, lấy Con Người làm cứu cánh để giải quyết hết mọivất đề bế tắc của thời đại cả về nhân giới, tâm giới và siêu giới. Giáo lý của đạo phật là Như Thật (chân lý), là ánh sáng của trí tuệ và là niềm tin cho con người, ở bất cứ thời gian, hoàn cảnh và nơi đâu...

Ðấy là những đặc điểm Nguyên Lý Sáng Lập Ðạo Phật.

[1] L’Inde dans le monde – Yves Petit – dutaillis, Ancien Directeur du Courrier des Indes et Manu Mulla, Ancien diplomée de I’Université de Bombay – Editions Payot, 1951.

L’Inde, un monde en transition – Beatrice Pitney Lamb – Editions Marabout Université – 1966.

- Ấn Ðộ Ngày Nay, Những Nét Ðại Cương, ấn bản của Toà Tổng Lãnh sự Ấn Ðộ tại Sàigòn, 1970.

[2] Nhân Chủng Dravidien: có rất nhiều vi chủng. Có một số người trước đây có ý kiến là nhân loại không có nhân chủng Dravidien. Nhưng ngày nay người ta đã công nhận có. Nhân chủng Dravidien là một trong 7 Nhân chủng chính là:

a/ Indo-Aryens: Là những người có khuôn mặt bầu dục, mắt lớn và đậm, da trắng, tóc nhiều, thân hình lớn và cân đối. Những người này lai giống rất nhiều.

b/ Dravidiens: Là những người có nước da sậm, vóc người tầm thước, mắt đậm hay đen, mũi rộng, đầu dài, tóc thường quăn.

c/ Mongoloides: Là những người có nước da vàng nhạt, mặt phẳng, mắt xếch và thường hay có hai mí.

d/ Aryo: Dravidiens: Là những người có da nâu sáng (tối đen).

e/ Scytho – Dravidiens: Là những người có đặc tính thuộc loại đầu tròn (brachycéphale), da thường sậm.

f/ Mongolo – Dravidiens: Là kết quả của sự hợp chủng giữa các người Aryo – Dravidiens và Mongoloĩdes. Họ có thân hình trung bình, da sậm, mũi rộng.

g/ Turco – Iraniens: Là những người có thân hình lớn và khỏe, da trắng hơi ngả sang màu vàng đồng, mắt nâu hay sậm, mũi dài và nhỏ (có vẻgiống các người Sémités).

[3] Ngũ Hà: 5 nhánh sông Jhelam, Chenab, Ravi, Béas và Satlédj hợp lại với sông chính Indus thuộc phía tây bắc Ấn Ðộ.

Người ta được biết sông Nile ở Phi Châu đã tạo thành nơi định cư rất trù phú của nền văn minh Ai Cập giữa lòng sa mạc Phi Châu. Sông Tigre vàEuphrate ở Trung Ðông cũng đã tạo nền văn minh Lưỡng Hà (Mosopotamie) trong lòng sa mạc Trung Ðông. Hệ thống sông Indus cũng tương tự như vậy.

[4] Tìm hiểu thêm.

Ði sâu vào lịch sử ta thấy, Ấn Ðộ tuy là một nước lớn, dân số đông, nhưng lại chia thành nhiều tiểu quốc, Mỗi tiểu quốc có một cơ quan hành chính riêng. Ðấy cũng là sự thiệt thồi, yếu kém về mặt tinh thần cũng như về mặt vật chất của một quốc gia! Hiện tượng này xảy ra trước thời đức Phật xuất thế. Nhưng sau đó, một cuộc vận động cách mạng xã hội bùngnổ (cuộc cách mạng xã hội này xảy ra sau thời đức Phật) và tiếp theo làgiai đoạn ổn định và thống nhất của quốc gia Ấn Ðộ, qua các triều đại Maurya – Kushna – Gupta… từ thế kỷ thứ II TTL đến thế kỷ V TL. Sang đầu thế kỷ thứ V thì Ấn Ðộ bị quân Hung Nô (Huns) chiếm đóng và đặc nền thống trị. Năm 121 lại bị Mông Cổ xâm chiếm. Và, sau đó là sự hiện diện của người Anh vào năm 1600, cho đến năm 1876 thì Anh cai trị toàn cõi ẤnÐộ. Rồi, qua nhiều cuộc vận động đòi quyền sống và giành độc lập của phong trào dân nhân Ấn, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, bền gan và khôn khéocủa thánh Mahandas Kkaramchand GHANDHI (1869-1948), mãi đến 15-8-1947, đế quốc Anh mới thực sự chịu trao trả chủ quyền lại cho người Ấn, nhưng lại bắt Ấn phải đứng trong khối liên hiệp Anh. Thêm vào đó nạn phân chiađẳng cấp (truyền kiếp) cũng là một yếu tố làm chậm bước tiến thủ của một quốc gia không ít!...Chế độ đế chế và phong kiến thuở xưa, mọi quyềnbính đều do nhà vua và bọn quan lại “truyền tử nhược tôn” nắm giữ. Người dân chỉ biết phục tòng. Hoàn cảnh xã hội và chính trị của nước Ấn Ðộ ngày nay đã hoàn toàn đổi mới.

Vào khoảng 1960, Ấn Ðộ kiểm soát hoàn toàn giải đất từ chân núi Himalaya và đảm nhiệm luôn chính trị đối ngoại (politique extérieure) cho nước Bhuton. Vào năm 1950, chế độ Rana của nước Népal sụp đổ. Sau nước này được đặt trong vòng ảnh hưởng của Ấn Ðộ.

( ) Histoire del’lnde et la civilization indienne – Jacques Dupuis – Editions Petite Bibliothèque Payot – No 35 – 1963.

( ) Liên bang Ấn Ðộ gồm 17 tiểu bang và 10 khu vực thuộc chính quyền trung ương, 17 tiểu bang là: Andhra, Pradesh, Assan,Bihar, Gujarat, Haryana,Jammu và Kashmir, Kerala, Madhya, Prasthan, Tamil, Nadu, Uttar, Pradesh và West, Bengal. Các khu vực thuộc chính quyền trung ương là: Andanan và nicobar Islandas Delhi, Chandigarh, Dadrava, Nagar Havely, Goa, Daman và Dius Himachal Pradesh, Laccadive, Minicoy và Amindivi quầnđảo, Manipur, Pondicheny và Tripura.

[5] Hiến pháp Cộng hòa Ấn Ðộ công nhận tiếng Hindi là ngôn ngữ chínhthức của liên bang, (được nói và hiểu hầu hết trong các vùng; đồng thờicũng thừa nhận những ngôn ngữ thuộc mỗi vùng, xếp theo số dân sử dụng ngôn ngữ đó, Tehigu, Bengali, Marathi, Tanil, Urdu, Cujarati, Kannada, Malayalan, Ariya, Punjabi, Assamese, kanhm iri, Simdhi và Sanskrit)

[6] Thánh kinh là thứ hợp soạn, sáng tác tập thể.

CHƯƠNG HAI:
ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI

Sự xuất hiện đức Phật THÍCH CA MẬU NI trong thế giới loài người là một vinh hiển cho con người và cuộc đời. Ngài là kết tinh của muôn ngàn hương hoa “từ bi” và “trí tuệ”, là hiện thân của chân lý, một điềm lành cho hết thảy chủng sinh trong tam thiên đại thiên thế giới. “Nếu cõi đờikhông đau khổ, tối tăm, đức Phật đã chẳng xuất hiện ở đời”. Ngài ra đời, vì mục đích trọng đại là Khai thị ngộ nhập Phật tri kiến[1] cho chúng sinh, nên dù chúng ta có là Phật tử hay không, thiết tưởng cũng cần biết sơ lược về lịch sử, những diễn biến lớn của cuộc đời Ngài, là đức Phật THÍCH CA MÂU NI, vị giáo chủ khai sáng đạo Phật.

Ở đây, ta hãy tìm hiểu những nét chính của lịch sử ấy:

· NIÊN ĐẠI ĐẢN SINH
Có nhiều thuyết khác nhau[2]. Theo thuyết phổthông hiện nay, đức Phật đản sinh, thành đạo, Niết Bàn nhằm ngày trăng tròn tháng Vesak của sứ Ấn Độ, tức là ngày 15 tháng 4 âm lích năm 623 trước Jésus Chirst ra đời. Như vậy, tính từ khi đức Phật đản sinh đến nay là 2.595–1971, nhưng cuộc đại hội nghị Phật giáo thế giới kỳ II tại Tokyo (Nhật Bản) năm 1952, đã quyết định lấy năm đức Phật Niết Bàn làm ngày kỷ niệm “Phật lịch” thống nhất cho toàn thế giới=2.515–1971.

Và, từ ngày ấy đến nay, trong lịch sử nhân loại, đã trải qua bao nhiêu biến cố hưng suy, nhưng với đạo Phật vẫn tồn tại và triển khai, vẫn sống và vẫn sáng.

· THÂN THẾ VÀ NƠI SINH THÁI TỬ
Thái tử Siddhartha (Sĩ Đạt Ta)[3],thuộc giai cấp Satriya (Sát Đế Lị) giòng Cakya (Thích Ca), một đại quí tộc ở Ấn Độ, con hoàng đế Suddhodana (Tịnh Phạn) và hoàng hậu Mâyâdevi (Tịnh Diệu). Sử chép, khi gần ngày sinh thái tử, hoàng hậu phải trở về kinh đô Devadaha nước Koli (Câu li)–theo cổ tục đàn bà có mang phải về quê cha mẹ mình để sinh–và đản sinh thái tử ở vườn hoa Lumbini (Lâm Tì Ni), bên gốc cây Asaka (Vô ưu), nay là xã Ruminidhehi, thuộc quản hạt Aouth, phía tây nam của xứ Népal và phía đông Papti. Toàn cõi Ấn Độ chialàm nhiều tiểu quốc... Kinh thành chính nhà vua lúc bấy giờ có tên là Kapilavastu (Ca Tì La Vệ), nơi phát sinh đấng Đại từ bi phụ của hết thảychúng sinh trong cõi tam thiên đại thiên thế giới.

Đản sinh thái tử được 7 ngày thì hoàng hậu Mâyâdevi tạ thế. Sau nhờ bà dì là Mahâprajâpati (Ma Ha Ba Xà Ba Đề)[4] trông nom, nuôi dưỡng tháitử cho đến khi trưởng thành.

Năm 1806, người ta tìm ra được một trụ đá của vua Asoka có kắc hàng chữ: “Chỗ này là vườn Lumbini (Lâm Tì Ni), nơi đức Phật đản sinh”.

· HÌNH TƯỚNG VÀ TƯ CHẤT
Thái tử có 32 tướng quí, 80 vẻ đẹp. Nhà tiên tri Asita (A Tư Đà) khi xem tướng thái tử, có nói: “Nếu thái tử ở tại gia sẽ là một vị vua trên hết các vị vua chúa trong hoàn cầu, ngự trị cả năm châu; nhưng chữ vạn nổi ở trên ngực là điềm báo trước thái tửsẽ xuất gia thành Phật, làm chủ cả tam giới, dắt đường chỉ nẻo cứu độ cho hết thảy chúng sinh”.

Năm thái tử lên 7 tuổi, vua cha mời các đạo sĩ trứ danh thời bấy giờ vào dạy: Như học văn ông Visvamistra (Tì Sa Mật Đà La) và học võ ông Ksantidiva (San Đề Đề Bà), không bao lâu thái tử trở nên bậc văn võ toàntài, tinh thông, và sở trường hơn hết là các môn nghị luận, triết lý, văn chương... Thái tử là vị thiếu niên bác học đương thời!

Năm 16 tuổi, thái tử vâng lệnh vua cha kết hôn với công nương Yasôddhara (Da Du Đà La)[5] và sinh hạ được một người con trai là Rahula(La Hầu La).

LÝ DO XUẤT GIA

Hiện trang xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ luôn luôn sống trong tình trạng báo động, nghi ngờ, áp bức, bất công do giai cấp Bà La Môn giáo gây ra, nền luân lý cổ truyền gần như sụp đổ. Thái tử đau buồn nỗi đau nhân thế.Vốn là người giàu tư tưởng, khi tuổi mới lơn là tuổi hay thắc mắc, hoàinghi tất cả. Hơn nữa, thái tử là một thanh niên thông minh tuyệt vời, ưa tìm hiểu mọi việc. Nên, sau khi du ngoạn bốn cửa thành, thái tử đã cảm nhận bao nỗi thống khổ của trần gian: già, đau, sống, chết; bốn cảnhbuồn tê tái ấy là những duyên cớ đã thúc giục chí xuất gia của Ngài mà không một sức mạnh nào có thể ngăn cản được. Không một con đường đầy hoanào dẫn ta đến vinh quang mà không có sự thử thách. Mọi phán đoán đã định, người chí khí cao cả ấy nhất quyết từ giã hoàng gia, cắt ngang sợidây tình ái với công nương Yasôddhara và Rahula, vượt thành, xuất gia[6], tu đạo giải thoát, hòng đưa muôn loài từ đau khổ, mê mờ tới hạnhphúc và ánh sáng chân lý.

Năm 29 tuổi,[7] lúc đương đêm, thái tử cùng với tên hầu cận Chandaka (Xa Nặc) trung thành giong ruổi lên đường đến bờ sông Anoma, thì trời vừa hừng sáng, thái tử dừng lại nơi đây, đưa lưỡi kiếm lên ngang đầu xénmớ tóc của mình, cởi tấm áo cẩm bào vứt đi, khoác trên vai mảng y vàng của bậc xuất trần; rồi quay lại bảo Chandaka: “Chính vì đêm tối ta mới đi tìm ánh sáng”.

Qua bao nhiêu tháng năm, thái tử đã đi khắp đó đây tìm học ở các đấngtiên hiền, đạo sĩ trứ danh. Nhưng triết lý của vị nào cũng không được siêu thoát, nên thái tử đành bỏ đi nơi khác.

· SÁU NĂM TU KHỔ HẠNH
Rồi từ đấy thái tử dấn thân trên con đường thiên lý, đến một khu rừng, gần làng Ouroubilva (cũng gọi là Dukarakrya,có nghĩa là Khổ Hạnh Lâm), nơi có con sông Nairanjani (Lilani), bên tháp núi Râdjagriha (Vương Xá), cảnh trí hữu tình, thái tử cùng 5 người Bhadravarglyas, đệ tử của ông Rudraka tu ở đây 6 năm. Trong bọn năm người[8] có Kaundinya (Kiều Trần Như) là hơn cả.

Bồ tát[9] tu ép xác cho đến nỗi gầy gò ốm yếu, có đôi khi tưởng đến sắp chạy theo tử thần. Mà nào có hiệu quả gì đâu? ngài nghĩ: “Thân thể có cường tráng thì tinh thần mới sảng khoái. Quá sướng hay quá khổ đều không phải lối tu chân chính[10]. Con đường dẫn đến giải thoát là Phải tránh xa hai thái cực ấy”.

Có một hôm, nàng Sujatâ, con gái của Nadica, vợ của trưởng giả Senani, thấy Bồ tát sức đã kiệt mới khuấy sữa với mật ong, đựng trong một cái bát bằng vàng dâng cúng, Bồ tát ăn xong bát sửa thấy người khỏe lại như thường. Năm đệ tử của Rudraka bỏ thầy theo Bồ tát, thấy thể lấy làm bất bình, lánh đi sang thành Béranès, ẩn tu trong rừng Mragadâ (Lộc Uyển)[11].

Bồ tát lúc này một mình một bóng đến xứ Goya, trải nệm cỏ bên một gốccây Bodhi (Bồ đề)[12], ngồi thiền định ở đó và tự thệ nguyện lớn: “Nếu ta ngồi đây mà không tìm ra đạo lý nhiệm mầu, không tìm ra lẽ huyền bí của vũ trụ vạn pháp thì dù thịt nát, xương tan, ta quyết không rời bỏ chỗ ngồi này”.

Suốt trong 49 ngày suy tưởng, đến ngày cuối cùng khi vầng sao mai hiện lên lộng lẫy giữa bầu trời xanh thẳm, Bồ tát thấy thân tâm trở nên vắng lặng và sáng suốt, bao nhiêu cặn bã mê mờ và phiền não đều khoảnh khắc rũ sạch, giải quyết một lần những lẽ huyền bí của vạn pháp về vũ trụ, con người, về quan niệm sống chết, cả về tâm lý lẫn vật thể. Hàng triệu triệu điềm lành quyện lại bên gốc cây “bồ đề”, trái đất như chuyểnmình, mây ngừng bay, gió ngừng thổi, tất cả như nghiêng mình kính cẩn tôn Ngài lên ngôi Đại Giác.

Ngài đã thành Phật với danh hiệu THÍCH CA MÂU NI (Cakyamuni). Năm ấy ngài 35 tuổi.

Công hạnh tu chứng của đức Phật, đánh dấu một quá trình cao cả: qua bao nhiêu chặng đường gai gốc nhưng rất huy hoàng của một đấng toàn giác.

Ngài đã thành công viên mãn!

· 45 NĂM THUYẾT PHÁP ĐỘ SINH
Trong năm thời thuyết giáo, hơn 45 năm ròng, lần đầu tiên, đức Phật đặt chân trên giải đất Béranès,bên bờ sông Nairanjanà, nơi rừng Mrigadâva, giáo hóa cho năm người đệ tử thuở xưa cùng tu với Ngài ở đây, mà lịch sử gọi là “Chuyển Pháp Luân=Dhammacakkharasutta”, cho tới khi giảng kinh Pháp Hoa, kinh Đại Niết Bàn.

Kinh Ariyapariyesana Suttam XXVI chép:

“Này các tỳ khưu, ta, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng đạo lộ, hướng đến tịch mịch, tuần tự du hành tại nước Magadha và đến tụ lạc Uruyelà. Tại đây, ta thấy có một địa điểm khả ái, một khómrừng thoải mái, có con sông trong sáng (Neranjara) chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và chung quanh có làng mạc bao bọc, dễ dàng đi khất thực. Này các tỳ khưu, rồi ta tự nghĩ: “Thật là một địa điểm khảái, một khóm rừng thoải mái, có con sông trong sáng chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và chung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng khi khất thực. Thật là một chỗ vừa đủ cho một Thiện nam tử tha thiết tinh cần có thể tinh tiến. Và này các tỳ khưu, ta ngồi xuống tại chỗ ấy và nghĩ: “Thật là vừa đủ để tinh tiến”.

Rồi này các tỳ khưu, ta tự mình bị sinh, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sinh, tìm cầu cái không sinh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết Bàn, và đã chứng được cái không sinh vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết Bàn; tự mình bị già, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị già, tìm cầu cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết Bàn, và đã chứng được cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ác Niết Bàn; tự mình bị bệnh, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị bệnh, tìm cầu cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết Bàn, và đã chứng được cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ác, Niết Bàn; tự mình bị chết, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị chết, tìm cầu cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách Niết Bàn, và đã chứng được cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết Bàn; tự mìnhbị sầu, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sầu, tìm cầu cái không sầu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết Bàn, và đã chứng được cái vôsầu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết Bàn; tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị ô nhiễm, tìm cầu cái không bị ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết Bàn, và đã chứng được cái không bị ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết Bàn. Và tri và kiến khởi lên nơi ta. Sự giải thoát của ta không bị dao động. Nay là đờisống cuối cùng của ta, không còn sự tái sinh nữa’.

“Này các tỳ khưu, rồi ta suy nghĩ như sau: “Pháp này do ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng thì phần nhiều ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Đối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Đối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý. Idapaccayatà Paticcasamuppàda (Y tính duyên khởi pháp); thật khó mà thấyđược định lý tất cả hành là tịch tịnh, tất cả sinh được trừ bỏ, ái đượcđoạn tận, ly dục, ái diệt. Niết Bàn. Nếu nay ta thuyết pháp mà các người khác không hiểu ta, thời như vậy thật khổ não cho ta, như vậy thậtbực mình cho ta! “Này các tỳ khưu, rồi các bài kệ bất khả tự nghị, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi ta:

“Sao ta nói chính pháp,

được chứng ngộ khó khăn?

Những ai còn tham sân,

Khó chứng ngộ pháp này.

Được ngược dòng thâm diệu,

Khó thấy, thật tế nhị,

Kẻ ái nhiễm vô minh,

Không thấy được pháp này”

Rồi này các tỳ khưu, với những suy tư như vậy, tâm của ta hướng về vôvi thụ động, không muốn thuyết pháp. Này các tỳ khưu, lúc bấy giờ Phạn Thiên Sahampati khi biết được tâm tư của ta với tâm tư của mình, liền suy nghĩ: “Than ôi, thế giới đã tiêu diệt, thế giới sẽ bị hoại vong, nếutâm của Như Lai, bậc A La Hán, Chính Đẳng Giác hướng về vô vi thụ động,không muốn thuyết pháp”. Rồi này các tỳ khưu, Phạn Thiên Sahampati, nhưmột nhà lực sĩ duỗi thẳng cánh Tay đã co lại, hay co lại cánh tay duỗi thẳng; cũng vậy, vị ấy biến mất từ thế giới Phạn Thiên và hiện ra trước mắt ta. Này các tỳ khưu, rồi Phạn Thiên Sahampati đắp thượng y một bên vai, chắp tay hướng vái ta và bạch rằng: “Bạch Thế Tôn hãy thuyết pháp! Bạch Thế Tôn hãy thuyết pháp! Có những chúng sinh ít nhiễm bụi trần sẽ bị nguy hại, nếu không được nghe Chính Pháp. (Nếu được nghe), những vị này có thể thâm hiểu Chính Pháp”. Sau khi nói vậy, lại nói thêm như sau (lược dẫn):

... “Xưa, tại Magadha

Bậc thanh tịnh chứng ngộ

Như đứng trên núi cao

Nhìn xuống đám quần sanh

Hãy đi khắp thế giới

Bậc Thế Tôn Chánh Giác

Hãy thuyết vi diệu pháp

Người nghe sẽ thấu hiểu”.

“Này các tỳ khưu, sau khi biết được lời Phạn Thiên yêu cầu, vì lòng từ bi đối với chúng sinh, với Phật nhãn ta nhìn quanh thế giới. Này các tỳ khưu, với Phật nhãn ta thấy có hạng chúng sinh ít nhiễm bụi đời nhiềunhiễm bụi đời, có hạng lợi căn động căn, có hạng thiện tính ác tính, cóhạng dễ dạy khó dạy, và một ít thấy sự nguy hiểm phải tái sinh thế giớikhác và sự nguy hiểm có những hành động lỗi lầm. Như trong hồ sen xanh,hồ sen hồng hay hồ sen trắng có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sinh ra dưới nước không bị nước đẫm ướt. Cũng vậy, này các tỳ khưu, với Phật nhãn, ta thấy có hạng chúng sinh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn, có hạng độn căn, có hạng thiện tính ác tính, có hạng dễ dạy khó dạy, và một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sinh thế giới khác và sự nguy hiểm có những hành động lỗi lầm...

“Này các tỳ khưu, rồi ta tự suy nghĩ: “Ta sẽ thuyết pháp cho ai đầu tiên, ai sẽ mau hiểu Chính Pháp này?” Này các tỳ khưu, rồi ta tự suy nghĩ: “Nay có Alàra Kãlãma là bậc tri thức, đa văn, sáng suốt đã từ lâu ít nhiễm bụi đời. Ta hãy thuyết pháp đầu tiên cho Alàra Kãlãma, vị này sẽ mau hiểu Chính pháp này! “Này các tỳ khưu, rồi chư thiên đến ta và nói như sau: “Bạch Thế Tôn, Alàra Kãlãma đã mệnh chung bảy ngày rồi”. Rồi tri kiến khởi lên nơi ta: “Alàra Kãlãma đã mệnh chung bảy ngày rồi”.Này các tỳ khưu, ta nghĩ: “Thật là một thiệt hại lớn cho Alàra Kãlãma: Nếu nghe Pháp này, Alàra Kãlãma sẽ mau thâm hiểu! “Rồi này các tỳ khưu, ta lại nghĩ: “Ta sẽ thuyết pháp cho ai đầu tiên? Ai sẽ mau hiểu Chính Pháp này?” rồi này các tỳ khưu, ta lại nghĩ: “Nay có Uddhaka Rãmaputta là bậc tri thức, đa văn, sáng suốt, đã từ lâu sống ít nhiễm bụi đời, ta hãy thuyết pháp đầu tiên cho uddaka Rãmaputta. Vị này sẽ mau hiểu Chính Pháp này”. Rồi chư Thiên đến ta và nói như sau: “Bạch Thế Tôn, Uddaka Rãmaputta đã mệnh chung ngày hôm qua!”Rồi tri kiến khởi lên nơi ta: “Uddaka Rãmaputta đã mệnh chung ngày hôm qua!” Này các tỳ khưu, ta nghĩ:“Thật là một thiệt thòi lớn cho Uddaka Rãmaputta. Nếu nghe Pháp này, Uddaka Rãmaputta sẽ mau thâm hiểu”. Này các tỳ khưu, rồi ta suy nghĩ: “Ta sẽ thuyết pháp cho ai đầu tiên? Ai sẽ mau hiểu Chính Pháp này?”. Rồinày các tỳ khưu, ta lại nghĩ: “Nay nhóm năm vị tỳ khưu ở tại đâu?” Này các tỳ khưu, với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, ta thấy nhóm năm vị tỳkhưu hiện ở Bàrãnaĩ, tại Isipatana, vườn Lộc Uyển. Rồi này các tỳ khưu,sau khi ở tại Uruvelà lâu cho đến khi mãn ý, ta lên đường đi đến Bàrãnasĩ.

“Này các tỳ khưu, rồi ta tuần tự đi đến Bàrãnasĩ, Isipatana, vườn LộcUyển, đi đến chỗ nhóm năm vị tỳ khưu ở. Này các tỳ khưu, nhóm năm vị tỳkhưu khi thấy ta đằng xa đi đến, đã cùng nhau thỏa thuận như sau: “Này các Hiền giả, nay Sa môn Gotama đang đi đến; vị này sống trong sự sung túc, đã từ bỏ tinh cần, đã trở lui đời sống đầy đủ vật chất, chúng ta chớ có đính lễ, chớ có đứng dậy. Hãy đặt một chỗ ngồi, và nếu vị ấy muốn, vị ấy sẽ ngồi”. Này các tỳ khưu, nhưng khi ta đi đến gần, năm vị tỳ khưu ấy không thể giữ đúng điều đã thỏa thuận với nhau. Có người đến đón ta và cầm lấy y bát. Có người sắp đặt chỗ ngồi. Có người đem nước rửa chân đến.Nhưng các vị ấy gọi ta bằng tên với danh từ Hiền giả (Avuso). Này các tỳ khưu, khi nghe nói vậy, ta nói với nhóm năm vị tỳ khưu: “Này các tỳ khưu, chớ có gọi ta bằng tên và dùng danh từ Hiền giả.Này các tỳ khưu, Như Lai là bậc A La Hán, Chính Đẳng Giác. Hãy lắng tai, pháp bất tử đã chứng được. Ta giảng dạy, ta thuyết pháp. Sống đúng theo lời khuyến giáo, các người không bao lâu, sau khi tự tri, tự chứng,tự đạt ngay trong hiện tại, mục đích vô thượng của Phạn hạnh mà các Thiện nam tử xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, các người sẽ an trụ”. Này các tỳ khưu, khi nghe nói vậy, nhóm năm vị tỳ khưu nói với ta: “Hiền giả Gotama, với nếp sống này, Hiền giả đã không chứng được Pháp siêu nhân, tri kiến đặc thù xứng đáng bậc Thánh; thì nay làm sao hiền giả, với nếp sống sung túc, với sự từ bỏ tinh cần, với sự trở lui đời sống vật chất đầy đủ, lại có thể chứng được Pháp siêu nhân, tri kiếnđặc thù xứng đáng bậc Thánh”. Này các tỳ khưu, khi nghe nói vậy ta nói với nhóm năm vị tỳ khưu, Như Lai sống không sung túc, không từ bỏ tinh cần, không trở lui đời sống vật chất đầy đủ. Này các tỳ khưu, Như Lai làbậc A La Hán, Chính Đẳng Giác. Này các tỳ khưu, hãy lắng tai nghe Pháp bất tử đã chứng được. Ta giảng dạy, ta thuyết pháp..., và ta đã làm cho năm vị tỳ khưu chấp nhận”.![13]

Đức Phật đã chu du khắp nước Ấn Độ, từ cực bắc, dưới chân núi Himalaya, đến cực nam, bên ven sông Gange, nơi hang cùng ngõ hẻm, ở đâu có ánh sáng mặt trời là có dấu chân Ngài ở đó.[14]

Hơn 300 hội nói pháp, Ngài đã thâu nhận số đông đệ tử xin vào giáo hội, không phân biệt giàu, nghèo, sang, hèn, thanh niên, già cả, nam haynữ, người trí thức hay kẻ ngu si, tất cả... đều được đức Phật đưa vào Chính Pháp và coi như nhau, khác nào như cơn gió lốc thổi dồn các thứ lálại một chỗ, đức Phật thuyét pháp cho hết thảy.

Với đức hy sinh, với lý tưởng cao cả, và với lòng thương vô biên của đức Phật, hàng vô lượng chúng sinh trên khắp hành tinh, đã tìm được lẽ sống cao đẹp cho mình, ngay trong cuộc đời đầy tội lỗi, xấu xa, ác độc...

Trải qua bao sương tuyết cuộc đời, đức Phật đã thắng trong mọi hoàn cảnh vẻ vang, vô cùng cao đẹp; đã tô đậm nét son trên trang sử nhân loại, tuyệt nhiên không vướng chút bạo tàn, với đức hiếu sinh và lòng từbi quảng đại, đã xoay lại bất công muôn chế độ tàn bạo, phi nhân tính, để lại cho hậu thế một gương sáng láng vô cùng!

Và nét son rất tươi ấy, tươi mãi, đã mở đầu cho cuộc đời cao rộng đầyhương hoa trong một Kỷ nguyên Công Bằng, Tự Do và Chính Nghĩa.

· ĐỨC PHẬT NIẾT BÀN
Năm 543 trước kỷ nguyên TL, bấy giờ đức Phật đã 80 tuổi, khi chí nguyện ước muốn đã thành, một hôm, ngài cho triệu tập các đệ tử từ khắp bốn phương lại mà di chúc những lời tối hậu:

“Này các con, hãy tôn kính tịnh giới, tịnh giới còn, đạo Ta còn. Những kinh luật, Ta đã dạy từ khi Ta thành Phật tới giờ, sẽ là nơi nươngtựa, che chở cho các con. Những giáo pháp của Ta có những lợi ích, các con hãy cố gắng học và làm theo. Ở núi rừng, nơi bùn lầy nước đọng, bên bờ sông, dưới gốc cây, trong tĩnh thất, hoặc bất cứ nơi nào trầm lặng, các con hãy tưởng nhớ giáo pháp của ta. Đừng sao nhãng, vì một đời luốngqua, không làm gì..., chỉ kết liễu trong ân hận hối quá!”.

Và – “Các con, hãy vì lòng từ bi rộng lớn, đi gieo rắc hạnh phúc cho đời, Đừng đi trùng nhau trên một ngả đường. Các con, hãy truyền đạo mầu nhiệm cho đời hiểu thế nào là cuộc sống cao cả, trong sạch, hoàn toàn vàgương mẫu”.

Những lời vàng ngọc của đức Phật truyền dạy làm rung động đến tận cùng tâm thức của những người đệ tử mến yêu, cần phải suy nghĩ.

Trên đường đức Phật chỉ bảy, mỗi bước đi lên là mỗi bước tới gần ánh sáng chân lý.

Sau khi đã dạy bảo các đệ tử mọi lẽ, Ngài liền từ giã thành Sravasti (nay là thành Sateth Maheth) mà sang thành Kusinagarâ giữa hai cây Sala (tục gọi là cây bông vải: mộc miên), trong một khu rừng ở mé núi Hiranyavati và tịch diệt ở đây o

[1] Chữ trong kinh Pháp Hoa (Suddhamapundarika): Thế tôn, duy dĩ nhất đại sự nhân duyên cố, xuất hiện ư thế.

[2] Những niên đại đức Phật đản sinh theo các thuyết: 1023, 685, 624,623, 566, 563, 561, 559, 557, 487 trước tây lịch, theo Việt Nam Phật Giáo Sử Lược, trang 31.
Ở Việt Nam, đạo Phật từ khởi thủy cho đến ngày nay vẫn thường kỷ niệm trong những ngày:
- 8 tháng 4 đức Phật đản sinh
- 8 - 2 - xuất gia
- 8 - 12 - thành đạo
- 15 - 2 - niết bàn
Theo sử Trung Hoa ghi chép: Đức Phật đản sinh vào đời Chu Linh Vương trước kỷ nguyên khoảng 557 năm đồng thời với đức Khổng Tử.
Nướcta thuở xưa bị Bắc thuộc hàng nghìn năm; sự ảnh hưởng về tôn giáo, chính trị, văn hóa là những tập quán cố hữu, mà Đạo Phật Việt Nam hiện tại chưa thể một sớm một chiều xóa bỏ những ngày lễ trên, khi đã in sâu trong lòng những người con Phật kính yêu.

[3] Những tiếng riêng trong sách này đều được tôn trọng tính chất đặcbiệt của chúng, trừ những chữ nào Việt hóa hoàn toàn, như tiếng Phật THÍCH CA MÂU NI. Ngoài ra, chúng tôi không phiên âm những chữ ấy, như người Trung Hoa đã phiên âm từ chữ Sanskrit (Phạn) ra chữ Hán.

[4] Mahaprajâpati Gautami là vợ lẽ của vua Suddhodana. Không biết tụclệ này có tự bao giờ: hai giòng họ Cakya và Koli đời đời thông gia với nhau. Vua Suddhodana cũng y theo tục lệ ấy mà lấy hai chị em con vua Anucakya nước Koki, là Mahamaya và Mahaprajapati Gautami.

[5] Công nương Yasôddhara, cũng gọi là Gopa, là em cô cậu với thái tử, và là con của bà Amita và vương tước Suprabuddha.

[6] Kinh Ariyapariyesanasuttam XXVI trang 163 chép: “...Sau một thời gian, khi ta còn trẻ, niên thiếu, tóc đen nhánh, đầy đủ huyết khí của tuổi thanh xuân, trong thời vàng son cuộc đời, mặc dầu cha mẹ không bằnglòng, nước mắt đầy mặt thân khóc, ta cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuấtgia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ta xuất gia như vậy, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng đạo lộ, hướng đến tịchtịnh”

[7] Có thuyết nói: Thái tử, 19 tuổi xuất gia, 30 tuổi thành đạo. Nhưng nay, căn cứ theo bộ Trường A Hàm (Digha Nikaya) quyển IV trong đạitang kinh Phật giáo, thì Ngài xuất gia 29 tuổi.

[8] 1. Ájnàta Kaundinya (Kiều Trần Như), 2. Asvajit (A Thấp Bà), 3. Bhadrika (Bạt Đề), 4. Dasabala Kâsyapa (Thập Lực Ca Diếp), 5. Mahânâman (Ma Ha Nan).

[9] Từ đây gọi ngài là Bồ tát mà không gọi là thái tử nữa.

[10] Juvénal cũng nói câu tương tự: “Mans sa–na–in corpore sano=“Một tâm hồn trong sạch trong một thân thể tráng kiện”

[11] Nay đổi là Sarnath

[12] Trong cuốn “Triết Học Phật Giáo”, trang 42, Phan Văn Hùm có viết về cây bồ đề như sau:
“CâyPippala, sau người ta gọi là Boddhidruma nghĩa là cây giác ngộ (Bodhi, ta đọc là bồ đề, nghĩa là giác ngộ. Druma nghĩa là cây). Còn chỗ đất ấy gọi là Bodhimanda, nghĩa là: Trường giác ngộ.
“Năm 623 sau kỷ nguyên, thầyy Hsan Tsang (Huyền Trang) qua Ấn Độ có tả cảnh cây Boddhidruma như sau: “Cây bồ đề này ở gần con sông Nairanjana. Đứng trong thành Ràjagriha trông thấy nó ở 15 dặm ngoài xa. Cội cây trắng xóa, lá xanh ngời”.
“Trong khoảng tiền thế kỷ XIX một người Anh, tên là Cunningham, có đến xem cây bồ đề, bảo rằng: “Cây Bodhi trứ danh ấy hiện nay vẫn còn, mà nó xơ xác rất mực: một cỗi to còn xanh tươi, có ba cành quay về hướng tây, còn mấy cành kia đã tróc sạch vỏ và mục rồi. Cây ấy có lẽ thường đổi thay, trồng đi trồng lại nhiều lần, bỡi vì cây pippala hiện nay đứng trên một cái giàn cao ít nữa là “30 pieds” trên cuộc đất chung quanh”.
Ông Oldenberg, người Đức, tác giả quyển Lịch Sử Đức Phật, bảo rằng năm 1976 cây boddhiruma bị bão, trốc gốc mất. (Arochaeel, Reports 1, 5 p 110 note, nouvelle édition)

[13] Trích kinh dẫn thượng, trang 167–172, trong bộ Najjhina Nikaya–tỳ khưu Th. Minh Châu dịch

[14] Lịch sử ghi - Trong thời gian mới xuất gia, thái tử đã tham học với các đạo sĩ trứ danh như các ông: Bhagàva, Aràlakàlama, Udraka Ramaputta, nhưng xét thấy tư tưởng triết lý của các vị này chưa được siêu thoát nên Ngài đã tự tìm cho mình một lối đi...

Và, sau khi giác ngộ, lần đầu tiên “chuyển pháp luân” tại vườn Lộc Uyển, thuộc nước Bàrànasi, đức Phật thuyết giảng về bốn chân lý (Catuariyasacca): Khổ, Tập, Diệt, Đạo để độ coh 5 pháp hữu đồng tu với Ngài thuở trước đó là các ông: Ajnàta Kaudinya, Aùsavjit, Bhadrika, Mahânâman, Dásbala Kàsyap. Ngôi Tam Bảo có từ đấy=Phật (Buddha) là Phật bảo, Pháp (Dharma) là Pháp bảo, Tăng (Sangha) là Tăng bảo. Cũng tại nơi đây, đức Phật còn độ cho trưởng lão Yasas và song thân của ông làm cư sĩ, gọi là Phật tử tại gia. Nam giới gọi là Upàsaka (Ưu Bà Tắc), Nữ gọi là Upàsika (Ưu Bà Di).

Đức Phật và đệ tử vân du các nơi để hóa đạo. Trước hết, ngài đến nước Magadha gặp 3 anh em ông Kàsyapa, thuộc hệ phái Bà La Môn giáo. Được ngài thuyết pháp cho nghe, lấy làm hoan hỷ nên cả 3 ông đã cải giáoquy y theo Phật. Đồng thời 1000 đệ tử của các ông cũng được Ngài hóa độ. Do đó, giáo đoàn của đức Phật mỗi ngày thêm bành trướng. Vua Bimbisàra (Tần Bà Sa La) của nước Magadha thì hết lòng sùng kính đức Phật nên đã cho xây Trúc Lâm Tịnh Xá (Venuvana Vihàra) ở núi Ghridhrakuta để cúng dường đức Phật làm nơi an trụ thuyết pháp. Cũng tạiTịnh Xá này, đức Phật đã độ cho 3 ông: Sàriputra (Xá Lợi Phất), Maudgalyvàyana (Mục Kiền Liên). Mahakàsyapa (Đại Ca Diếp) và đồng thời 250 đệ tử của ông Sàriputra và Maudgalyàyana cũng xin gia nhập tăng chúng. Từ đấy đệ tử của đức Phật đã tăng lên 1250 vị.
Lúc trở về kinh thành Kapilavastu thăm lần đầu, kể từ khi xuất gia tới sau ngày thành đạo, đức Phật đã hóa độ cho cả hoàng gia, trong đó phụ hoàng Suddhodana, Nanda (người em khác mẹ). Anada, Devadatta và Anurudha (cả 3đều là em họ)...

Sau đó, đức Phật đến Rajagrha (Vương Xá Thành) hóa đạo cho vua Prasenajit (Ba Tự Nặc), thái tử Jita (Kỳ Đà) và trưởng giả Sudatta (Tu Đạt Đa) thuộc nước Kosala; sau ông này phát nguyện xây dựng Kỳ Viên TịnhXá (Jitavana Vihàra) để cúng dường đức Phật. Ngoài ra, vua nước Vesali cũng xây dựng một Đại Lâm Tịnh Xá (Mahàvana Vihàra) và thành lập 2 giảngđường=1) Mragàramàtuh Pràsada); 2) Kùtàgàrasàla để dâng cúng Phật. Nhưng 2 tịnh xá Venuvana Vihàra và jetavane Vihàra là nơi đức Phật đình trụ thuyết pháp nhiều hơn cả.
Sau 5 năm đức Phật thành đạo, thì phụ vương Ngài băng hà, chính phi Mahapajapati (kế mẫuu đức Phật) và công chúa Jasoddhara cũng được độ cho xuất gia làm bhiksuni. Khi nói tứ chúngtức là chỉ cho bốn giới đệ tử: Tỳ khưu, tỳ khưu ni, ưu bà tắc và ưu bà di.

Hàng đệ tử xuất sắc của đức Phật thì nhiều nhưng 10 có tên dưới đây là trứ danh hơn cả; trong kinh gọi là Thập đại đệ tử:

1. Đại Ca Diếp (Kasyapa) tôn giả, bậc tu định đệ nhất.

2. Xá Lị Phất (Sariputra) tôn giả, trí tuệ đệ nhất.

3. Mục Kiền Liên (Maudgalyàyana) tôn giả, thần thông đệ nhất.

4. Ca Chiên Diên (Kàtyàyana) tôn giả, nghị luận đệ nhất.

(4 vị này thuộc giai cấp Bràhmanah (Bà La Môn giáo).

5. A Nan Đà (Ananda) tôn giả, đa văn đệ nhất.

6. A Nâu Lâu Đà (Anusuddha) tôn giả, thiên nhãn đệ nhất.

7. La Hầu la (Rahula) tôn giả, mật hạnh đệ nhất.

(3 vị này xuất thân từ giai cấp Ksatrya–hoàng tộc)

8. Tu Bồ Đề (Subhùti) tôn giả, Thiền định đệ nhất.

9. Phú Lâu La (Purna) tôn giả, biện tài đệ nhất.

(2 vị này thuộc giai cấp Vaisya, giai cấp bình dân...)

10. Ưu Ba Li (Upàli) tôn giả, trì luật đệ nhất.

(vị này từ giai cấp Sùdra, giai cấp tiện dân, vốn đời làm nô lệ!)

Các đệ tử tại gia hộ trì chánh pháp về nam giới, có vua Bimbisàra và vua Ajàtasatru thuộc nước Magadha; vua Prasenajit của nước Kosala. Nữ giới có Videhi, Srimàla và vợ ông Tu Đạt là Sujàtà v.v...

Người đệ tử cuối cùng, trước giờ đức Phật Niết Bàn, được hóa độ là ông Tu Đạt Đà La (Sudhadra), 120 tuổi, thuộc Bà La Môn giáo.


Chương Ba

Lịch Sử Truyền Bá

Ánh sáng Chính Pháp bắt đầu chiếu khắp nhân gian, cách nay hơn 2.500 năm, do đức THÍCH CA MÂU NI thành lập Phật giáo ở Ấn Ðộ, sau một thời gian tìm được “bên gốc cây Bodhi”.

45 năm giáo hóa, lần đầu tiên, đức Phật hóa độ cho năm vị Tỳ kheo (Bhikku) rồi lên đến 1,250 vị, lập thành một đoàn truyền giáo, Ðức Phật và các đệ tử vân du khắp đây đó, đi đến đâu là được dân chúng hoan nghênh đến đấy, dòng người tin tưởng theo sau…

Còn cuộc cách mạng nào đẹp hơn thế nữa! Ðức Phật không dùng uy quyền thế lực, Ngài chỉ cảm hóa mọi người bằng giáo lý mầu… Không ai bảo ai, họ tự động kéo đến với đức Phật và tất cả đều được Ngài hóa độ. Bốn giaicấp ở Ấn Ðộ đồng thời phải sụp đổ một lượt, Ngài đã phá tan những thànhkiến sai lầm về vũ trụ nhân sinh, về quan niệm cuộc sống, về đạo đức, luân lý, về chính trị, nhất là đã gây một quá trình tiến triển giữa chúng sinh cõi Sa bà (Sabaloka), lấy Ấn Ðộ làm trung điểm. Uy danh đức Phật mỗi ngày thêm lừng lẫy, bọn ngoại đạo (Bà La Môn giáo) sinh lòng ghen ghét tìm đủ cách để chống đối nhưng đã hoàn toàn thất bại. Ánh sángđạo vàng của đức Phật mỗi ngày thêm tỏa sáng và lan rộng từ những miền heo hút lạnh lẽo xa xôi tới các nước văn minh tân tiến đều đã thấm nhuần, không ít thì nhiều, nguồn giáo lý Giác Ngộ và Giải Thoát.

Nguồn Giáo Lý Nhân Bản Ðạo Phật

Sau khi thành đạo, đức Phật thấy việc trước hết, nói theo từ ngữ bây giờ, là thực thi một cuộc cách mạng xã hội toàn diện. Ngài thấy các hệ tư tưởng cũng như sự hiện diện của các giáo phái, các thế lực chính trị đương thời đã không giải quyết được gì cho con người và xã hội. Mà muốn cải tiến xã hội điều căn bản là giáo hóa các vị lãnh đạo tinh thần, để các vị này ý thức trách nhiệm mình và chuyển hóa xã hội: Ðức Phật đã độ cho giới tu sĩ, trong số có năm vị pháp hữu đồng tu với Ngài xưa kia tạirừng Mrigadàyà mà Kaundinya (Kiều Trần Như) làm huấn sư, để khai đạo. Sau ba tháng an cư tại Béranès, số đệ tử mỗi lúc một đông, đức Phật đã giáo dưỡng được số đông đệ tử tu chứng thánh quả A La Hán (Arahat), trong đó có Ananda. Một mặt, nhằm vào trung điểm của cơn lốc xã hội để cảm hóa và điều ngự: các vị đạo trưởng thời danh được đức Phật dang tay tế độ, như: ba anh em ông Kasyapa (Ca Diếp) rồi đến hai ông Sariputra (Xá Lị Phất) và Maudagalyàyana (Mục Kiền Liên). Sau giới tu sĩ là giới cầm quyền, vua Bimbasara (Tần Bà Sa La) của vương quốc Magadha (Ma Kiệt Ðà) và vua Pasenadi nước Kosala đều được đức Phật âu yếm hóa độ. Sau hếtlà giới tài phiệt, thương nhân và thường dân cũng được đức Phật hóa độ một cách bình đẳng.

Ðạo của đức Phật phát huy tại rừng vắng rồi truyền về các thủ phủ, kinh thành, và cũng chính tự nơi đây tỏa đi khắp nơi khắp chốn. Từ đô thị đạo Phật đã truyền đến thôn dã, do các tăng sĩ sứ giả truyền đạo nhiệt tâm hoằng pháp và do sự hưởng ứng của mọi lớp người ở Ấn Ðộ, từ vua chúa đến thương gia, tỷ phú v.v… rồi đến các giai cấp thường dân đềunhất tâm qui hướng đấng giáo chủ siêu việt của thời đại: Ðức Phật ThíchCa Mâu Ni.

Công cuộc hóa đạo mà đức Phật chú ý là, tìm một giải pháp hữu hiệu đểhóa giải các mối ưu tư của tâm thức con người và các bế tắc của xã hội.Ðức Phật đã bắt mạch cho thuốc rất đúng, đã vạch định một chương trình hành động hợp lý, đáp ứng được hoàn cảnh ngưỡng vọng của mọi tầng lớp xãhội. Ðức Phật đã thẳng thắn chỉ trích những tệ đoan xấu xa trong xã hội. Ðó là sự hành hạ cực hình thân xác một cách phi lý, vì người ta nghĩ rằng cuộc sống này là tạm bợ, điều quan hệ là sau khi chết được nhập vào một thực thể siêu hình đại ngã của Brahama = Phạm Thiên, (linh hồn của vũ trụ). Ðức Phật cũng không quên những hạng người vô lý tưởng, buông trôi kiếp sống trong giòng luân lưu lãng bạc, để kéo họ về thực tếcuộc đời.

Ðấy là những yếu tắc chỉ đạo nhằm xây dựng một xã hội nhân bản văn minh và tiến bộ. Sự phân phối các hàng tăng sĩ đi muôn nơi giáo hóa là đức Phật đã trực tiếp khai sinh ra một cách thức hoằng pháp mới: đó là việc đưa các sứ giả đạo pháp đi vào cuộc đời để trực kiến trực giải các thắc mắc của quần chúng, để giúp mọi người, mỗi người sớm được “chuyển mê khai ngộ”.

Sự nghiệp vĩ đại của đức Phật là sự khai phá rừng lý thuyết âm u tào tạp sẵn có và đã mở ra một hướng đi hợp với lý trí, tình cảm, hành động và khả năng của mỗi người và xã hội loài người.

Ý thức “trung đạo = Majjhimàpatipadà” của đức Phật là một ý thức mới mà từ trước chưa hề có[1]. Thuyết trung Ðạo dạy con người ý thức được cái “khổ” (Dukhha) rồi tự mình chiến thắng nó một cách vinh quang, theo sự diễn biến cụ thể của luận lý biện chứng, là sự quan sát và truy nguyên cái Khổ để tìm cách thoát khổ.

Theo thuật ngữ chuyên môn trong giới Phật học thì, những điều ta vừa diễn tả trên, có tên gọi “Tứ Diệu Ðế: Catuani yasacca” hay là bốn chân lý căn bản: Khổ, Tập, Diệt, Ðạo. Tập làm nhân cho Khổ. Ðạo làm nhân cho Diệt. Muốn đạt đến phần nhì của chương trình giải thoát khổ cảnh là Diệt, Ðạo thì phải trải qua phần đầu của chương trình là Khổ, Tập.

Chân lý thứ nhất: SỰ KHỔ (Dukhha). - Cội nguồn của khổ gồm có hai: phần căn bản là các yếu tố nội tại (tức thân ngũ uẩn)[2] và phần phụ là hoàn cảnh chung quanh mà con người (có thể) cố gắng (sẽ) vượt qua được. Phần căn bản của Khổ là sinh, già, ốm, chết. Phần phụ gồm những điều, như: ta phải thân cận, liên hệ với những kẻ mà mình không muốn thân cận;phải xa cách những người mình yêu mến; bất mãn vì điều mình ao ước mà không được. Sự khổ vốn sẵn có lại làm phát sinh cái khổ phiền não, gọi là khổ khổ. Mọi loại khổ phiền não khác như thời tiết: nóng, lạnh, dịch lệ, bão lụt, động đất, chiến tranh… làm cho mất sự vui sướng, gọi là hoại khổ. Khi con người mang theo trong mình cái tính cách vô ngã, vô thường, dời đổi, hợp tan… gọi là hành khổ. Tất cả nỗi khổ não ấy là kết quả tích lũy của cái Nghiệp (karma) luân hồi.

Chân lý thứ hai: NGUYÊN NHÂN SỰ KHỔ (Dukkhasamudaya). Căn nguyên của sự khổ, mà đầu mối tạo ra mọi khổ ở đời là Vô minh, Tham, Sân, Si, Vọng động. Chính đấy là nguyên nhân của sự sa lầy trong sự ngừng đọng ý thức tiến hóa trên chiều hướng giải thoát.

Chân lý thứ ba: SỰ DIỆT KHỔ (Dukkhanirodha hay Nirvàna). – Là sự giảithoát khỏi hết khỏi hết mọi hệ lụy khổ đau, bất luận nguyên nhân gần hay xa nào có thể gây ra sự khổ, làm xao động cuộc sống chân hạnh phúc, và để được mình ra khỏi giòng thác lũ sinh tử. Ái dục và những gì liên quan đến ái dục phải cương quyết loại bỏ.

Chân lý thứ tư: CON ÐƯỜNG DIỆT KHỔ (Dukkhanirodhagàminipatipadà). Ðó là con đường đưa đến sự giải thoát vĩnh viễn kiếp thân đau khổ, gồm có tám nhánh, cũng gọi là Bát Chính Ðạo (Àryàstàstàngamàrganàmàni): Chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm và chính định.

Chính Kiến (Samyadrstih). - Sự thấy biết chân chính; trái lại là tà kiến, hiểu biết sai lầm. Chính Tư Duy (Samyaksamkalpah), suy nghĩ chân chính là sự suy nghĩ dựa trên lý trí để là thăng hoa cuộc sống, giải thoát mọi khổ đau. Chính Ngữ (Samyagàh), lời nói chân chính, từ hòa, không đặt điều, xu nịnh, dèm pha, độc ác, là để tránh những gì không đúng như thật, có dụng ý gây đau khổ cho tha nhân và có tính cách diệt mầm mống giải thoát, mầm mống tiến hóa chung, đều không được nói. Chính Nghiệp (Samyakkarnantah), là hành động một cách minh chính để không gây ra sự tổn thương, làm đau khổ cho kẻ khác, hoặc cho chính bản thân. Chính Tinh Tiến (Samyagvàhàmah), khai trừ khỏi tâm thức những ý nghĩ xấu, những hành động xấu, luôn luôn nghĩ, nói, và làm những việc tốt lành. Chính Mệnh (Samyagàjivàh), sự mưu sinh một cách chính đáng, không gây phiền nhiễu hoặc vi phạm đến quyền lợi của những người khác, với ý định cạnh tranh bất chính, trong những mưu mô gây trợ duyên cho các điềukiện sát hại sinh linh, như: nghề bán khí giới, thuốc nổ, làm đồ tể v.v… Chính Niệm (Samyaksmrtih), là sự phản tỉnh, sự nuôi dưỡng thường xuyên một ý thức tốt đẹp, nỗ lực tiêu diệt khổ đau. Chính Ðịnh (Samyaksmàdhih) sự lắng đọng tâm tư để được yên tĩnh, trong sáng; nhằm tập trung các sức mạnh vĩ đại bắt nguồn từ vô thức, hay từ tiềm thức để đưa vào ý thức và làm bừng nở các năng khiếu siêu việt, sáng tạo, hòng cởi mở các vòng dây sinh tử, khổ đau triền miên, tức là GIẢI THOÁT.

Ta thấy “Bát Chính Ðạo” bắt đầu bằng Chính Kiến, Chính Tư Duy để kết thúc bằng Chính Ðịnh, Như vậy là yếu tố tinh thần quyết định đầu tiên. Ta cũng nên nhớ rằng đấy là một sự mới mẻ mà từ trước ở Ấn Ðộ, chưa có. Các giáo phái đương thời, kể cả các nguồn tư tưởng cổ sơ chỉ mới chú trọng đến các vấn đề đạo đức, thúc liễm thân tâm, phần lớn gần như toàn vẹn thuộc về vật chất, hoặc có khuynh hướng vật chất mà thôi, các gian đoạn Phệ Ðà, Phạm Thư và Áo Nghĩa Thư chỉ là những sự mua chuộc, đe doạ và cưỡng bức con người, bắt con người phải phục tòng vào một Ðấng Vô Hình, qua các hình thức thuần túy duy vật, như tu ép xác, hoặc cúng tế các thần thánh bằng những lễ vật cụ thể. Ðạo đức của xã hội đương thời là tận tụy lễ bái, phục vụ thần linh. Ðạo Phật, trái lại, bắt nguồn từ ýthức trước, ý thức đi trước hành động, thanh lọc ý thức là thanh lọc hành động. Ðạo đức, theo quan niệm đạo Phật, là trọng đức thanh khiết đểđừng dồn ép con người sa ngã vào vòng danh, lợi và những tham vọng thấphèn. Nói thế không có nghĩa đạo Phật bỏ quên các yếu tố vật chất phục vụ nhân sinh; nhưng không đặt nặng phần vật chất hơn tinh thần để con người phải nô lệ vì nó.

Chính vì vậy mà ta thấy đạo Phật là trung tâm phát huy đầu tiên ở Ấn Ðộ một tinh thần mới, một nghệ thuật sống rất cao đẹp, mang một yếu tínhgiáo dục thanh nhã, dưới hình thức các dụ ngôn bóng bảy đầy hiệu năng. Kinh Bách Dụ là kho tàng của loại này. Duyệt xét lại kho tàng văn hóa cổẤn Ðộ chúng ta thấy - trừ đạo Phật – các kinh điển của các pháp gia, đạo giáo đều chỉ ghi chép một cách trực tả mà thôi. Ðó là một sự nghèo nàn về kỹ thuật khai hóa.

Bát Chính Ðạo đã mở ra cho ta con đường “Trung Ðạo” rất rộng rãi làm mờ át các con đường nhỏ hẹp của các đạo giáo hiện hữu. Nó mang tính cáchtoàn diện và phổ cập tính. Do đó, Bát Chính Ðạo vừa giải quyết được cácvấn đề thuộc cá nhân lẫn cộng đồng xã hội. Chính vì vậy mà đức Phật, lần chuyển pháp luân đầu tiên, được các bậc thạc đức đương thời có trực giác cho rằng Bát Chính Ðạo là một giải pháp thực tế hữu hiệu nhất để cải hóa con người, xây dựng xã hội.

Ðạo Phật gạt bỏ những gì là cực đoan, tệ đoan, trục lợi, ích kỷ. Hay nói cách khác, về mặt hình nhi hạ, đạo Phật xây dựng Một xã hội người văn minh, giác ngộ và giải thoát bằng con đường Bát Chính Ðạo, nhằm đưa con người vượt lên cao để không còn đắm chìm vào vật chất và khỏi là tù nhân cho xã hội, và bị cuốn theo các sự tranh chấp thấp hèn, chỉ gây ra đau khổ mà thôi; về mặt hình nhi thượng, triết lý đạo Phật là nguồn giảithích, cắt nghĩa hiện tượng siêu hình xuất thế một cách sáng bén. Ðó làhệ thống “Thập Nhị Nhân Duyên = Dvàdasãngah pratityasamutpàdah”[3].

Thập Nhị Nhân Duyên là: Vô Minh, Hành, Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc,Thụ, Ái, Thủ, Hữu, Sinh, Lão Tử. Nếu đi từ trên xuống dưới thì ta thấy Thập Nhị Nhân Duyên sẽ là kết thúc bằng cái chết. Ðó là hậu quả của Nghiệp (Karma). Mà khởi điểm của Nghiệp là Vô Minh (Avidyà), nên phải kết thúc bằng cái chết. Nhưng nếu đi ngược lại từ dưới lên trên, tức là muốn thoát Sinh thì phải cắt đứt Hữu, Thủ, Ái… để tiến lên đến đỉnh chótcây thang Thập Nhị Nhân Duyên là thoát khỏi Vô Minh (giải thoát) tức đãđạt được trạng thái Chân Lý, không còn bị vướng mắc vào vòng nghiệp quảtương đối vay, trả, lặn hụp trong giòng thác lũ sinh tử.

Thập Nhị Nhân Duyên là một hệ thống luân lý có thể tính ngược hay xuôi, có thể tính toàn chuỗi hay phần lẻ (từng đoạn) để tùy nghi áp dụngvào mỗi trường hợp; nó có thể giải thích được các sự vụ về tâm linh, tình cảm, lý trí, hành động, hữu hình hay vô hình của mỗi cá nhân hay đoàn thể, đã tiến hóa hoặc chưa tiến hóa, và ngay cả hoàn cảnh thụt lùi nhanh hoặc chậm nữa. Các bài toán thuộc về cá nhân, gia đình xã hội về kinh tế, chính trị, khoa học v.v… đều có thể giải thích qua công thức Thập Nhị Nhân Duyên.

Ðặc biệt là vào thời đại thánh kinh Áo Nghĩa Thư của Ấn Ðộ, tình trạng tâm linh con người rất đen tối, sự xáo trộn về trật tự gia đình, xã hội, tín ngưỡng, đã bộc phát một cách mãnh liệt ở ngay nội tâm và ngoại giới, gây ra một chuỗi dây chuyền tác hưởng lẫn nhau. Con người lúc ấy chỉ còn là nạn nhân của các thánh kinh và các đạo giáo… Chính vì sự (có thể) áp dụng được một cách rộng rãi “Pháp”[4] của đức Phật mà người Ấn Ðộ thời thượng - từ các vị tổ sư ngoại đạo, vua chúa, phú gia đến bình dân - đều ngưỡng mộ, tin theo và thực hành.

Thập Nhị Nhân Duyên bác bỏ các yếu tố thần quyền can thiệp vào các sựviệc ở trần gian, đặc các vị thần linh bình đẳng với con người, trên phương tiện luân lý và nhân quả biện chứng.

Như trên, cho ta thấy, pháp của đức Phật hẳn nhiên đã là Nguồn Sống của mọi sự sống, và là Tình Thương, Ánh Sáng và Niềm Tin là nở hao cuộc đời…

- Một Nguồn Giáo Lý Nhân Bản Toàn Diện.

Kết Tập Kinh Ðiển

Sau khi đức Phật niết bàn (Nirvàna) được vài tuần[5], các bậc trưởng lão A La Hán; chừng độ 500 vị tự động hội họp nhau lại ở xứ Magadha (Ấn Ðộ); đồng thời suy tôn đức Ma Ha Ca Diếp (Maha Kasyapa) làm Thượng thủ. Ngài Upali là bậc trưởng lão uyên thâm giới luật thì trùng tuyên Luật Tạng mà khi xưa đức Phật chế ra để răn dạy hàng thất chúng đệ tử[6]. Cònngài Ananda, bậc đa văn đệ nhất và là người hầu cận (thị giả) đức Phật suốt 25 năm, có nhiệm vụ thuyết trình về Kinh Tạng. Tôn giả Purna lĩnh trách nhiệm trùng tụng về Luận Tạng. Kỳ kết tập này kéo dài đúng 7 thángthì hoàn thành. Tuy nhiên, thuở ấy vẫn chưa chép Tam Tạng, chỉ mới có tính cách ôn lại những lời vàng của đức Phật.

Cuộc đại hội được mệnh danh là: “Ðại Hội Kết Tập Kỳ Nhất”.

Cách Phật nhập diệt khoảng 100 năm, tăng chúng thành Vesàli và Vajji (Ấn Ðộ), vì có sự bất động ý kiến về những điều trong Luật Tạng; đấy là nguyên nhân chính cho sự phân phái sau này:

Trong kinh Ðại Niết Bàn chép, đức Phật cho phép: “Nếu chư tăng đồng ýcùng nhau, là thấy điều nào ít quan trọng, mặc dầu Như Lai đã chế định,nhưng sau chư tăng xét rằng không có thể thụ trì được nữa thì được phépsửa chữa”. Căn cứ vào điều dạy này, một nhóm các thầy tỳ khưu do Ðại đức Vajjiputra đứng đầu trong nhóm, căn bản:

Không được trữ thức ăn từ ngày này qua ngày khác.
Phải ăn đúng ngọ.
Ăn rồi, đã đứng dậy, không được ngồi lại ăn nữa.
Khi đi qua các làng mạc, có người dâng cúng các thứ vật dụng, nếu ăn rồi không được nhận mà có nhận, phải đem cho kẻ khó.
Quá trưa, thì không dùng gì cả, dù là sữa hay mật ong cũng vậy.
Không được uống rượu.
Chăn, màn phải có kích thước nhất định, không được hẹp quá hay rộng quá.
Ðã xuất gia, không được đàm thoại đến những việc thế tục.
Khi ban bố điều gì, phải được sự thỏa thuận của toàn thể Tăng mới được thi hành.
Không được trữ tiền bạc.[7]
Nhưng,một nhóm khác, do các Ngài Ðại đức Yasas, Acarya, Sabbakami và Revata lãnh đạo gồm 1.200 vị hiện diện, trong đó có 700 bậc trưởng lão xuất sắccùng họp nhau ở thành Vaisali để nghị định về mười điều của nhóm Vajjiputra đã cải cách, và tất cả các vị này đều không chấp thuận. Vì, kỳ Ðại Hội Kết Tập lần thứ nhất có đầy đủ các vị thánh tăng, đã quyết định: “Tuy đức Thế Tôn đã di huấn, song cũng chẳng nên sửa đổi cho sai điều luật của Ngài đã truyền răn”.

Mặc cho sự phản đối, nhưng ngài Vajjiputra vẫn một mực thi hành nhữngđiều luật do nhóm đã tu chỉnh. Ðằng khác, ngài Yasas thì nhất quyết giữtheo mười điều luật đã được các vị thánh tăng nghị quyết, nên mới có sựchia ra hai phái:

Phái do đại đức Yasas giữ giới luật như cũ, gọi là phái Nguyên thủy hay Thượng tọa bộ (Thevavadins).
Pháiđại đức Vajjiputra giữ theo mười điều luật do Ðại chúng đã tu chỉnh, tức là phái Tiến thủ, nên cũng gọi là Ðại chúng bộ (Mahasanghikas).
Thế là từ đấy đạo Phật chia ra hai phái rõ rệt: Hai phái này làm cội rễ cho hai mươi bộ phái[8] sau này thành lập.

Như ta đã hiểu kỳ Ðại Hội Kết Tập thứ nhất tại Ràjagriha và lần thứ nhì tại Vesàli, chỉ mới trùng tụng Phật ngôn, chứ chưa chép thành kinh điển gì cả. Kết quả “Ðại Hội Kết Tập Kỳ II” chỉ mới giải quyết những nghi vấn trong giới luật mà thôi.

Thuở đạo Phật được 218 năm, Asoka (A Dục), vị vua anh hùng trị vì toàn cõi Ấn Ðộ, đã làm cho đạo Phật sáng tỏ! Sự nghiệp của hoàng đế Asoka có ba việc lớn đáng kể:

Lập đại hội kết tập Tam Tạng Thánh Ðiển.
Tạo Phật Tháp.

Ký hiệp ước 5 năm ở Cận Ðông để truyền bá Chính Pháp.
Trong Ðại Tạng Luật có ghi: “Khi bọn ngoại đạo thấy chư tăng được nhà vua kính trọng, bọn họ lại giả dối len lỏi vào hàng ngũ Giáo Hội Tăng Già để âm mưu gây rối nội bộ, phá hoại Phật giáo, làm giảm uy tín các vị chân tu thực học…”

Việc xảy ra đến tai hoàng đế Asoka, Vua ra chiếu truyền cho mở cuộc khảo hạch về giáo lý nếu vị Tỳ khưu nào đáp không thông, phải trục xuất khỏi giáo hội. Qua một thời kỳ chọn lọc, trong giáo hội chỉ còn lại những cao tăng tài đức. Ðồng thời, hoàng đế Asoka còn cho triệu tập các vị đại đức lại để kết tập kinh điển một lần nữa tại thành Pataliputra, tức Bihar và Patna ngày nay, do ngài Moggaliputratissa, là bậc chứng ngộđệ nhất, thuộc lòng Tam Tạng, được bầu làm chủ tịch. Hội thánh kỳ này gọi là “Ðại Hội Kết Tập Kỳ III”

Truyền rằng với kỳ kết tập này gồm có 1.000 vị đại trưởng lão chọn lọc và kéo dài trong vòng 9 tháng. Về ngôn ngữ thì vẫn dùng tiếng Magadha (Pali) như hai kỳ kết tập lần trước. Nhưng có phần kết quả rực rỡ và rất long trọng.

Trải qua ba thời kỳ ấy, nghĩa là cách 433 năm sau Phật nhập diệt, vuaKaniska, noi gương hoàng đế Asoka, lập hội kết tập Tam Tạng tại Malayajanapada (Tích Lan) cho chư tăng hợp nhất, nhưng không kết quả. Chư tăng giữa hai phái vẫn duy trì theo truyền thống riêng. Vua Kaniska liền cho phép phái Bắc hội tại thành Purusapuri, dùng tiếng bắc Phạm (Sanskrit) để kết tập, cho nên mới có Tam Tạng bằng tiếng Sanskrit. Còn phái Nam thì vẫn giữ như xưa là dùng tiếng Pali để kết tập. Kỳ kết tập này gọi là “Ðại Hội Kết Tập Kỳ IV”.

Cách hai nghìn bốn trăm mười bốn năm (2.414) sau Phật niết bàn, Myanmar (Miến Ðiện) cũng triệu tập một đại hội kết tập kinh điển, nên kỳkết tập một đại hội kết tập kinh điển, nên kỳ kết tập này gọi là “Ðại Hội Kết Tập Kỳ V”.

Và, cách Phật nhập diệt 2.498 năm, tại Miến Ðiện, một Ðại Hội Kết TậpKỳ VI được long trọng khai mạc ngày 21.5.1954 đến ngày 25.5.1956 tại thạch động Maha Pasana Guha, cách kinh đô Rangoon mười hai cây số. Kỳ kết tập này cả thảy có 2.500 vị tỳ khưu của hầu hết các quốc gia Phật giáo tham dự, như: Myanmar, Sri Lanka, India, Thailand, Laos, Kampuchia,Tibet, Chine, Japan, Việt Nam v.v…, đặt dưới sự chủ tọa của đức Tăng thống Phật giáo Myanmar.

Thể thức kết tập theo như kỳ nhất, ngoài vị chủ tọa có hai vị Thượng tọa “vấn đáp” tất cả tiết mục trong các Kinh, Luật, Luận.

“Một vị Sư đọc từng điều luật hoặc pháp môn, trong khi ấy những vị khác cầm bản thảo đã kiểm duyệt rồi, vị chất vấn đứng lên hỏi; vị phúc đáp phải trả lời ngay khi đó. Các vị thượng tọa này thuộc nằm lòng và thông hiểu từng chi tiết ba tạng Kinh, Luật, Luận, không thể tưởng tượngđược”[9].

Ðại Hội Kết Tập kỳ này được mệnh danh là “Kỳ kết tập thứ VI của lịch sử truyền bá Phật giáo”[10], và chắc chắn sẽ còn có những kỳ Ðại Hội KếtTập khác nữa. (Ðược biết, kỳ kết tập này do chứng thư số 56 (1950) của chính phủ Miến Ðiện, và chư tăng Phật giáo Miến Ðiện cùng hợp lực tổ chức, sự tổn phí trên 3.500 triệu bạc Việt Nam).

Ðó là một công trình đáng ghi nhớ cho toàn thể Phật giáo Thế giới vậy.

Ba Tạng Thánh Giáo

Trong 5 thời thuyết giáo[11] hơn 45 năm trường nói pháp, đức Phật đã để lại những gì? Sự thật như ta đã thấy: khi Phật ở đời chỉ là tùy bệnh cho thuốc, tùy cơ nói pháp chứ không dùng đến kinh sách. Ðức Phật dạy: “Ta nói pháp 45 năm, nhưng thực ra chưa từng viết một chữ”[12], vì tránhsự hiểu lầm cho chúng sinh, vì e rằng: chúng sinh phần nhiều hay cố chấp trong những lời nói, câu văn, mà phải xa đạo! Ðức Phật chỉ trực tiếp giáo hóa, chứ (tuyệt nhiên) không dùng đến văn tự biên chép gì cả. Mãi về sau, khi đức Phật nhập diệt rồi, vì sợ thất truyền… nên các đệ tửmới họp nhau lại để ghi chép những lời vàng giáo huấn của Phật làm thành Ba Tạng Thánh Giáo (cũng gọi là Nhất Thiết Kinh hay Ðại Tạng Kinh). Nghĩa là, tổng quát cả toàn bộ giáo điển đạo Phật, trong đó gồm có hai thể văn: Pali và Sanskrit (Phạm).

“Các kinh điển thuộc văn hệ Pali, khi truyền bá qua Nam phương, lấy đảo Tích Lan làm trung tâm điểm, và qua Miến Ðiện, Thái Lan, Ai Lao v.v…gọi là Nam Phương Phật Giáo.

“Kinh điển thuộc văn hệ chữa Phạm, thì truyền bá qua Bắc phương, lấy trung Ấn Ðộ (hiện nay là lãnh thổ Népal), Tây Tạng, và các nước ở Ấn Ðộ,Trung Hoa làm trung tâm điểm, rồi truyền lần đến các nước Cao Li, Nhật Bản, Việt Nam, v.v… gọi là Bắc Phương Phật Giáo.

“Sở dĩ gọi Nam Phương Phật Giáo, Bắc Phương Phật Giáo, là theo địa lýmà nói, chứ không có ý nghĩa là vạch chia Nam Phương là Tiểu Thừa, Bắc Phương là Ðại Thừa. Chẳng qua là Phật giáo ở Bắc phương phần nhiều đi vềlối tung hoành phát triển, mà Nam phương đi về lối nguyên thủy của Phậtgiáo - tức là Phật giáo lúc ban đầu. Cũng vì trong các thời kỳ kết tập,dùng lời nói, câu văn không giống nhau, và lối truyền bá ra các nơi khác nhau, nên đối với kinh điển kết tập của hai bên hoặc cũng có chỗ dịđồng – tuy chỗ nghĩa lý cốt yếu thì vẫn in nhau” – Trích Phật Giáo KháiLuận, bản dịch của Thích Mật Thể, trang 11 – 12.

Như chúng ta biết: Ðạo Phật là một đạo Giác Ngộ, mà giáo lý của đạo Phật là NHƯ THẬT.

Phần tinh ba của giáo lý ấy được xây dựng trên hai tiêu chuẩn: Từ Bi và Trí Tuệ - một nguồn Ðạo uyên thâm, rất sống và rất sáng, do đức Giáo chủ Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng, cách nay trên hai thiên niên kỷ.

Những lời vàng ngọc giáo huấn của đức Phật sau này được các đệ tử ghi chép thành Ba Tạng Thánh Ðiển:

KINH(Sutram), là chép những lời thuyết pháp của đức Phật về những giáo lý căn bản, như: Tứ Diệu Ðế, Chân Như, Niết Bàn, Phật Tính, luật Nhân Quả, Luân Hồi, Nghiệp Báo… của chúng sinh trong ba cõi sáu đường, cùng những sự tu chứng của chư Phật, Bồ Tát ở quá khứ, hiện tại và vị lai, tức thuyết minh về nguyên lý Phật học, gồm Giáo, Lý, Hành, Quả[13], đúng chân lý, khế hợp với căn cơ, trình độ của mọi lớp người vàmọi trào lưu tư tưởng thời đại.

LUẬT(Vingayah), là trình bày những nghi thức, phương pháp, giới luật do đức Phật chế định, nhằm hướng dẫn sự tu trì cho các đệ tử yvào đó mà thực hành. Mà căn bản của giới luật là:
Chấm dứt mọi việc ác,
Nguyện làm các việc lành,
Trong sạch ý nghĩ, lời nói và hành động.
Luật Thiện Kiến ghi: “Luật Tạng được coi như sinh mệnh của Phật Pháp”.

LUẬN(Abhidharma, hay Prajna paramita), là những tác phẩm văn chương nghị luận do các Bồ tát, Thánh tăng trứ tác, biện giải mọi lẽ chính tà, chân vọng, là những đạo lý nghiên cứu về sự vật, nêu rõ Tính, Tướng[14] của các Pháp, cốt làm hiển lộ nghĩa lý sâu xa mầu nhiệm của Kinh và Luật.
Kho tàng Luận học rất lớn, do sự đóng góp của các triết gia, học giả Phật tử, qua từng thời đại, khiến cho Tạng Luận vốn dĩ đã giàu có đồ sộ lại càng thêm phong phú, sáng, đẹp.

Và, dưới đây, ta hãy tìm về nguồn gốc Ðại Tạng Kinh căn bản được ghi chép bằng Phạm ngữ, văn thể Pali và Sanskrit.

Kinh Tạng Pali (Suttapitaka) gồm có:

Luật Tạng Vinayapitakam:
- Parajika (Patimokha): Căc Bản Giới.
- Pacithiya (Suttavibhanga): Tiểu Giới (3 quyển).
- Parivara: Phương Pháp Yết Ma và Truyền Giới.
- Mahavagga: Ðại Phẩm.
- Cullagga: Tiểu Phẩm.

Kinh Tạng Suttapitaka:

- Digha Nikàya: Trường A Hàm.
- Majjhima Nikàyà: Trung A Hàm.
- Samyutta Nikàya: Tạp A Hàm.
- Ànguttara Nikàya: Tăng Nhất A Hàm.
- Khudhaka Nikàya: Tiểu A Hàm.

Trong Khudhaka Nikàya có 15 quyển nhỏ:

Kệ và văn tuyển

- Niddesa: Nghĩa Thích.
- Sutta Nipàta: Kinh Tập.
- Therègàthà: Trưởng Lão Kệ.
- Theragatha: Trưỡng Lão Ni Kệ.
- Udàna: Tự Thuyết.
- Dhammapada: Pháp Cú Kinh.
- Khuddakapàtha: Tiểu Bộ Kinh.
- Itivuttaka: Như Thị Ngữ.

Loại truyện toàn thân

- Nimànavatthu: Thiên Cung sự.
- Peta vatthu: Ngã Quỉ Sự.
- Jàtaka: Bản Sinh.
- Apadàna: Thí Dụ.
- Patisambhidàmagga: Vô Ngại Giải Ðạo.
- Cariyàtaka: Sở Hành Tạng.
- Buđhavamsa: Phật Sự.

Luận Tạng Abhidhammapitaka:

- Dhammasangani: Pháp Tụ.
- Vibhang: Phân Biệt.
- Dhàtukatha: Giới Thuyết.
- Puggalapannatti: Nhân Thi Thiết.
- Kathàvathu: Biện Giải.
- Yamaka: Song Luận.
- Patthàna: Phát Thú.

Ngoài Tam Tạng (Tripitaka) còn có các thánh điển trọng yếu:

- Dipavamsa: Ðảo Sử (..?.)
- Mahàvamsa: Ðại Sử.
- Cùlavamsa: Tiểu Sử.
- Visuddhimgga: Thanh Tịnh Ðạo Luận.
- Milindapanha: Na Tiên Kinh.
- Abhihammatthasangaha: A Tì Ðạt Ma Nghĩa Luận.

Tam Tạng Sanskrit gồm có:

Kinh Tạng Sùtrapitakam:

- Sad dharmapundarikam: Diệu Pháp Liên Hoa.
- Avatamsaka: Hoa Nghiêm.
- Prajãnapàramità: Bát Nhã.
- Lalikavistara: Ðại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm.
- Suramgama: Lăng Nghiêm.
- Lankàvatàra: Lăng Già.
- Gandavjuhattathagathagunajnana: Viên Giác.
- Maharatnakuta: Ðại Bảo Tích.
- Samàdhiraja: Tam Muội.
- Da’sabhumis’varà: Vô Lượng Thọ.
- Vajirasuci: Kim Cương.
- Mahaparinibbana: Ðại Niết Bàn v.v…

Luật Tạng Vinayapitakam:

- Pràtimoksa: Ðại Giới Bản.
- Bodhisatvacaryànirdesa: Bồ Tát Giới v.v…

Luận Tạng Abhidhammapitakam:

- Prajnãparamitacastra: Bát Nhã.
- Mahàyãnasamparigraha: Nhiếp Ðại Thừa.
- Madhyamikacastra: Tam Luận Tông.
- Yogacaryàbhũmicastra: Du Già Sư Ðịa.
- Da’sabhũmikasũtrasãstra: Thập Ðịa Kinh.
- Abhidharmakosa: Câu Xá.
- Satyasiddhi: Thành Thật.
- Vaibhasika: Tỳ Bà Sa.
- Abhidharmahridaya: A Tỳ Ðàm.
- Dharmaskanda: Pháp Uẩn Túc.
- Àlambanapariksẽcastra: Quán Sở Duyên Duyên.
- Mahayanas’raddhoipada: Ðại Thừa Khởi Tín.
- Vijnãptimutratasid dhi: Thành Duy Thức v.v…[15]

Kinh điển đạo Phật như ta được biết – ngoài Tạng nguyên bản ghi chép bằng hai thể văn Pali và Sanskrit -, hiện nay các quốc gia, như: Trung Hoa, Nhật Bản, Tây Tạng, Tích Lan, Miến Ðiện, Thái Lan, Ðức, Anh, Pháp, Mỹ, Liên Bang Nga, v.v… cũng đã phiên dịch ra ngôn ngữ của mỗi quốc gia (hoặc dịch trọn Tạng hay chỉ mới dịch từng phần…).

Tại nước Việt Nam ta, đạo Phật truyền bá đến nay đã có trên dưới XX thế kỷ thế mà cho tới ngày nay nước ta vẫn chưa có tạng kinh bằng tiếng Việt!

Chúng tôi đốt hương cầu nguyện Ðạo Phật Việt (sẽ) sớm có một Ðại TạngKinh bằng ngôn ngữ nước mình để góp mặt với các quốc gia Phật giáo trênthế giới, và cũng là để xây dựng nền văn hóa dân tộc mỗi ngày thêm sáng, đẹp.

Riêng Luận Tạng (Abhihamma pitaka) được rất nhiều học giới nghiên cứuvà thịnh hành nhất vào thế kỷ thứ II, III T.L, và qua nhiều thế hệ tiếpnối, các học giả, văn nghệ sĩ, triết gia Phật giáo đã đóng góp phần mình cho Luận Tạng mỗi ngày thêm to lớn, khác nào sa mạc Sahara, tuy khôkhan nhưng… đã làm cho con người đời phải choáng ngợp, kính nể vì cái mênh mông của nó. Những vị đại luận sư như các ngài: Asvaghosa (Mã Minh), Vasubandhu (Thế Thân), Nãgãrjuna (Long Thọ), Asanga (Vô Trước)… là những bậc thánh thời danh, vì chính tên tuổi, tác phẩm của các ngài đã được các triết gia Tây phương đặc biệt lưu tâm nghiên cứu.

Phần tinh ba của đạo pháp đều chứa đựng trong Ba Ðại Tạng Kinh, một nền văn hóa Nhân Bản Giác Ngộ Giải Thoát đã hướng dẫn cho một phần ba nhân loại sống an lành, và biết thương yêu nhau hơn.

MƯỜI HAI BỘ KINH

Trong Ba Tạng Kinh Ðiển của đạo Phật theo thể tài chia làm mười hai bộ. Người Trung Hoa thường gọi Thập Nhị Phần Giáo.

Tu Ða La (Sustram: Kinh). “Khế Kinh”: Ðức Phật thuyết pháp dùng lối văn trường thiên cho dễ hiểu mà gọn, ta thường gọi là tản văn hay văn xuôi, không có sự cầu kỳ hoa mỹ như những lối văn từ phú… nhưng rất hợp thời, hợp lý, hợp cơ.

Kỳ Dạ (Geyam: Ứng Tụng, cũng gọi là Mỹ Âm Kinh): tổng luận, chú thíchnhững ý nghĩa của văn trường hàng (văn chỉnh cú). Lối văn thuộc văn từ phú, văn biền ngẫu, có tính cách văn chương, vì đức Phật muốn cho Chính Pháp được truyền bá sâu rộng thì phải dùng mọi thể văn, giúp cho đệ tử dễ ghi nhớ.

Hòa Già La Na (Vyàkàranam: Thụ ký): Những lời truyền dạy do đức Phật thụ ký, chứng nhận cho các vị Bồ tát, các bậc Thanh văn, đệ tử mai sau thành Phật; và thuyết lý những việc sẽ xảy ra…

Già Ðà (Gàthàm: Cũng gọi là Ký Chú Kinh hay Phúng Tụng): Nghĩa là không thuật lại văn trường hàng, mà chỉ là từng bài kệ, tức là lối văn thi ca để nói riêng cho mỗi bộ kinh.

Ưu Ðà La (Udànam: Tán Thán Kinh, cũng gọi là Tự Thuyết): Những kinh do đức Phật dùng trí tuệ xem xét căn cơ chúng sinh rồi tự nói ra các Pháp, không phải đợi có người thưa thỉnh, yêu cầu mới nói.

Ni Ðà Na (Nidàna: Quảng Thuyết Kinh cũng gọi là Nhân Duyên): Những kinh văn nói về nhân duyên khi đức Phật thuyết pháp và người nghe pháp, hoặc nói rõ những nơi có nhân duyên mà Ngài đến hóa độ. Những kinh văn do đức Phật dạy về “lý căn hội duyên”, khởi điểm của vũ trụ vạn hữu, thuyết lý Nhân Duyên Sinh.

A Ba Ðà Nà (Avadanam: Diễn Thuyết Giải Ngộ Kinh, cũng gọi là Thí Dụ):Những pháp của Phật nói rất mầu nhiệm, người căn cơ thấp kém khó có thểlĩnh hội, nên đức Phật cần phải lấy sự vật hiện hữu làm tỉ dụ, chứng minh cho đạo lý cao siêu để chúng sinh dễ hiểu. Những lời ví dụ tượng trưng bát ngát trong các kinh điển đạo Phật.

Y Ðế Mục Ða Gia (Itivrttakam: Như Thị Pháp Hiện Kinh cũng gọi là Bản Sự): Những thuyết giáo của đức Phật nói về sự tu nhân chứng quả của các vị Bồ tát, đệ tử trong các đời quá khứ, vị lai.

Xà Ðà Gia (Jatakam: Ðản Sinh Kinh hay gọi là Bản Sinh): Lời đức Phật nhắc lại những công hạnh tu chứng ở đời quá khứ của các đức Phật, Bồ tát.

Tỳ Phật Lược (Vaipulyam: Quảng Ðại Kinh, cũng gọi là Phương Quảng): Những Kinh, cũng gọi là Phương Quảng): Những kinh điển thuộc Ðại Thừa Phương Quảng, với nghĩa lý rộng lớn cao thượng và thâm thúy.

A Phù Ðà Ðạt Ma (Addhutadharmah: Hy Pháp, cũng gọi là Vị Tằng Hữu): Những kinh điển nói về thần lực của chư Phật thị hiện, cùng những việc bất khả tư nghị trong những nơi nói pháp và những cảnh giới kỳ diệu, hy hữu mà trí người phàm không thể hiểu.

Ưu Ba Ðề Xá (Upad’sah: Cận Sự Thỉnh Vấn Kinh cũng gọi là Luận Nghị): Những lời văn có tính cách vấn đáp và biện luận cho rõ các lẽ tà, chính,nghĩa là, giữa đức Phật và các đệ tử đàm luận đạo lý bằng cách tranh luận, giải thích từng giảng mục.

Tuy chia ra 12 phần giáo, 3 loại trên là thể tài chính của các Kinh; còn 9 loại sau chẳng qua theo các điều kiện chép ở trong Kinh, lập ra.

Trong 12 phần giáo nói trên không phải Kinh nào cũng có đủ cả, có Kinh chỉ có 5, 6 phần, ấy là tùy theo cơ duyên mà đức Phật nói pháp có sai khác. Nhưng trong tất cả Kinh, không nhiều thì ít, đều có ghi chép mọi kinh nghiệm về giáo lý cũng như công hạnh tu chứng của các đức Phật và đệ tử…

ÐẠI THỪA, TIỂU THỪA.

Ðạo Phật bao giờ cũng chủ trương chỉ có pháp Nhất Thừa.

Trong kinh Pháp Hoa (Saddhama – pudarikam) ghi:

“Khắp mười phương các đức Phật, chỉ có pháp Nhất Thừa (Ekayànam), không hai, cũng không ba; trừ khi đức Phật phương tiện nói: “Thập phươngPhật độ trung, duy hữu nhất Phật thừa, vô nhị diệt vô tam, trừ Phật phương tiện thuyết.”

Ðức Phật ra đời thuyết pháp ý chính là dạy cho chúng sinh Pháp NHẤT THỪA. Nhưng vì căn cơ của chúng sinh có cao, thấp bởi tư tưởng không đồng: nên giáo lý của Phật cũng theo đó chia ra Ðại Thừa, Tiểu Thừa.

Kinh Lăng Già (Lankàvatàra sutra) chép:

“Ðại Thừa và Tiểu Thừa đều tùy tâm lượng chúng sinh mà đặt tên vậy”.

Chữ Thừa (Thặng): nghĩa là cổ xe để chuyên chở người ta từ nơi này qua nơi khác. Giáo lý Phật Ðà có đủ công năng, phương pháp dắt đường chỉlối và chuyên chở chúng sinh từ bến mê mờ lầm lạc tiến lên bờ giác, không còn bị đắm chìm trong biển luân hồi sinh tử. Và, vì sự tu chứng cókhác nhau, nên đức Phật đã phương tiện đặt ra năm thừa để hóa độ chúng sinh. Những gì gọi là Năm Thừa?

Nhân Thừa
Thiên Thừa
Thanh Văn Thừa
Duyên Giác Thừa
Bồ Tát Thừa.

Như trên đã nói, đấy chẳng qua vì căn tính chúng sinh không đồng, nênđức Phật mới phương tiện nói Pháp năm thừa để tùy cơ hóa độ chứ thực raduy chỉ có NHẤT PHẬT THỪA .

Nói về Tiểu Thừa (Hirayana) là những hàng đệ tử tu theo lối “tự lợi”,mong cầu sự giải thoát trong phạm vi các nhân, ví như cỗ xe nhỏ, sức vận tải được ít… và như vậy, chưa thể phá trừ được “pháp chấp” (chấp vạnvật là thực tại tuy có sai khác nhưng “pháp thể thường có”) nên chỉ mớitrừ được “ngã chấp” (cái chấp có “ta”), bởi giới luật và cách tu của Tiểu Thừa giáo hãy còn nệ vào hình thức (phạm vi tu trì) nên sự tu chứngcũng rất hạn hẹp, cùng tột là chứng thành quả A La Hán; trái lại, nhữngngười tu theo pháp môn Ðại Thừa (mahanaya) thì lại căn cứ vào sự hiểu, làm, và thể chứng. Tuy cũng căn cứ vào giới luật tu trì, nhưng đó chỉ làphương tiện nhằm đạt đạo quả: tối cao Phật Ðà. Khi đã giác ngộ, không còn câu nệ ở hình thức nữa, mà chỉ trực giác sự vật bằng những điều mìnhđã chứng ngộ sự thật, đồng thời giác ngộ mọi người, họ có tâm lượng rộng lớn bao trùm cả thái hư, nên thường lấy việc “lợi tha” làm nhiệm vụchính (như đức Phật THÍCH CA tu khổ hạnh để tìm chân lý, thấy chân lý, Phật không cần tu nữa mà chỉ cần trực tiếp giáo hóa chúng sinh), bởi họ không còn “chấp ngã”, “chấp pháp”. Quyền Ðại Thừa giáo (chưa hoàn toàn là Ðại Thừa) thì nói rằng “Vạn vật sinh ra đều bởi Tâm[16], vạn tượng trong vũ trụ đều do Tâm phát hiện”. Nên lối kiến giải là “Ngoài Tâm không Pháp, ngoài Pháp không Tâm”.

Giáo pháp Ðại Thừa chủ trương thuyết “không phải có, không phải không” không phải hai (Advaya) tức là không Nhất Nguyên, không Nhị Nguyên như triết học thuần lý chủ trương, cũng không như cái “có” của Tiểu Thừa quan niệm, lại không như cái “không” của Quyền Giáo Ðại Thừa. Ðó mới thực đúng với chân lý của các pháp, vì đã vượt ra ngoài những gì khuôn khổ nhất, cũng ví như cỗ xe lớn, sức chuyên chở được rất nhiều… Luật phái này rộng rãi hơn, không câu nệ, cố chấp, hẹp hòi…

Như trên, cho ta thấy, một bên trọng hình thức, một bên trọng tinh thần, thế tất nhiên tư tưởng không đồng, vì một cớ rất dễ hiểu là: các bậc Trưởng Lão và Ðại Chúng Bộ, do sự bất đồng về 10 điều luật, đã mở màn cho cuộc phân chia thành hai phái: Ðại Thừa - Tiểu Thừa. Cuộc phân chia này xảy ra ngay giữa thời kỳ Ðại Hội Kết Tập Kinh Tạng kỳ II…

Nói về giáo nghĩa, Ðại Thừa và Tiểu Thừa đều có Kinh, Luật, Luận.

Những kinh điển của Ðại Thừa cũng gọi là Bồ Tát Tạng (Bodhisattavapitakam). Kinh như: HOA NGHIÊM, BÁT NHÃ, PHÁP HOA v.v… Luậtcó PHẠM VÕNG, ÐẠI THỪA GIỚI KINH… Luận với những bộ A TỲ ÐẠT MA, KHỞI TÍN, ÐẠI TRÍ ÐỘ, THÀNH DUY THỨC và NHÂN MINH…

- Những kinh điển về Tiểu Thừa gọi là Thanh Văn Tạng (Sràvakapitakam). Kinh như: TRƯỜNG A HÀM, TĂNG NHẤT A HÀM… Luật: TỨ PHẦN, THẬP TỤNG… Luận có: CÂU XÁ và THÀNH THẬT…

Sở dĩ có sự phân chia Ðại Thừa, Tiểu Thừa là do tâm lượng chúng sinh có sai khác, nên giáo lý của Phật cũng tùy duyên chia ra có rộng hẹp, cao thấp… nên sự tu chứng cũng do đấy mà có sự khác biệt. Tuy nhiên, chân lý thì đồng nhất bất biến. Tiểu Thừa cùng cực chỉ đạt đến quả vị A La Hán. Còn Ðại Thừa thì tu lên mãi cho đến bao giờ chứng ngộ quả vị tốicao: PHẬT ÐÀ.

Trong kinh điển đạo Phật có chỗ gọi Nhị Thừa giáo tức chỉ cho Thanh Văn và Duyên Giác. Song Thanh Văn lại chia làm 4 quả vị:

Tư Ðà Hoàn (Srotàpanma)
Tu Ðà Hàm (Sakrdàgami)
A Na Hàm (Arigami)
A La Hán (Arahat)
Duyên Giác duy chỉ có một quả vị: Thanh Văn hay là Tích Chi Phật.

- Những người thực hành “Tam Qui”[17], Ngũ Giới[18], gọi là Nhân Thừa.

- Những người tu theo pháp “Thập Thiện”[19], gọi là Thiên Thừa.

- Những người trực tiếp hay gián tiếp nghe Phật thuyết pháp, hoặc họctheo giáo lý “Tứ Diệu Ðế”[20] mà tu hành chứng ngộ, gọi là Thanh Văn (Sràvaka).

- Những người tự mình có đủ trí tuệ hoặc nương nơi giáo pháp xét biếttự thân tâm mình cho đến sự vật trong vũ trụ không cái gì không do nhânduyên sinh, theo phép quán “Thập Nhị Nhân Duyên”[21] tu hành chứng ngộ,gọi là Duyên Giác (Pratyckabuddhi).

- Những người thực hành hạnh Bồ Tát (Boddhisattva) cũng phải nương vào Tứ Diệu Ðế làm quan điểm chính, đồng thời tu các pháp môn “Lục Ðộ[22] Vạn Hạnh[23]” để chứng quả vị tối cao: Phật Ðà (Buddha).

(Nhân, Thiên, Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát, gọi chung là năm thừa).

Ðức Phật nói pháp năm thừa chẳng qua tùy theo tâm trí chúng sinh có cao thấp khác nhau, kỳ thực đều qui về một Phật Thừa cả.

Như vậy, dù có chia giáo này giáo khác nhưng vẫn qui về một giáo duy nhất, cũng như nước trăm sông đều chảy về biển cả - Nhất Vị Thanh Tịnh.

ÁNH SÁNG CHÍNH PHÁP TRUYỀN ÐI CÁC NGẢ…,

Ngược dòng lịch sử, ta nhận thấy sau mấy kỳ Ðại Hội Kết Tập Kinh Ðiển, đạo Phật đã chia ra hai phái: Ðại Thừa Phật Giáo và Tiểu Thừa PhậtGiáo.

Ðạo Phật truyền ra ngoại quốc do hai ngả Nam phương và Bắc phương.

Nam phương truyền Phật giáo Tiểu Thừa:

Những người truyền bá Phật giáo thuộc nam Ấn Ðộ là nơi Tiểu Thừa Phật Giáo.
Các dân tộc chịa ảnh hưởng Tiểu Thừa như Sri Lanka, Myanmar, Kampuchia, Lào quốc v.v…

Bắc phương Phật giáo truyền bá Ðại Thừa:

Những người truyền giáo thuộc bắc Ấn Ðộ, nơi phát xuất Ðại Thừa Phật Giáo.
Các dân tộc sớm được thấm nhuần Ðại Thừa Phật Giáo như Trung Hoa, Tây Tạng, Mông Cổ, Nhật Bản, Việt Nam v.v…
Dùsao, với điều này ta cũng không thể chối cãi: “Phật giáo là một tôn giáo[24] đứng trên tất cả quốc gia, dân tộc và ngay cả thế giới hệ. Ðó là điều mà hết thảy học giả đông, tây đều công nhận. Do đó, sự truyền bácủa Phật giáo bắt đầu từ Á châu rồi tràn qua Âu châu, Mỹ châu, Úc châu,gần khắp toàn thế giới. Tựu trung, người ta lấy Á châu làm bản đồ của Phật giáo. Phật giáo đồ Á châu, trong hơn hai nghìn năm truyền bá, từ sinh hoạt cá nhân, đến tổ chức xã hội đều chịu ảnh hưởng của Phật giáo. Ngoài ra, Phật giáo ở Á châu tuy phát triển, nhưng lại có một màu sắc khác. Học giả Âu Mỹ đối với Phật giáo chỉ có thái độ nghiên cứu học thuyết, sự tín ngưỡng hãy còn là một vấn đề do dự, so với truyền bá Chính Pháp ở các nước Á Tế Á thì rất kém…”[25]

Suốt dọc dài lịch sử, cách nay ba trăm năm, đạo Phật đã thâm nhập sâurộng hơn ở các nước tiến bộ Tây phương: hiện nay ở Ðức, Anh, Pháp, Mỹ… đều có Hội Nghiên Cứu Ðạo Phật, đã thu phục (gần như hầu hết) giới thượng lưu trí thức mà từ trước, họ thường thờ ơ nhìn đạo Phật với cặp mắt lạnh lùng thì; ngày nay, lại tìm hiểu một cách say sưa thích thú. Một người Mỹ, Myriam M. Salanave, trong khi nghiên cứu đạo Phật, đã hết lời xưng tụng: “Ðạo Phật trãi mấy nghìn năm lịch sử, không lúc nào ngừngphát triển, vì đạo Phật không những đi song đôi với khoa học, là vì đạoPhật lấy Chân Như làm căn bản, nên không bị các thể tướng điên đảo phá hủy”.

Gần đây, nơi phát tích đạo Phật đã vươn lên một cách mạnh mẽ: Năm 1950, gần 500 đại biểu thuộc 26 quốc gia Phật giáo qui tụ về thủ đô Sri Lanka (Ceylon) để thành lập Hội Liên Hữu Phật giáo Thế Giới (World Fellowship of Buddhists). Ðó là một điểm son ghi đậm nét trong trang lịch sử truyền bá Phật giáo thế giới.

Và dưới đây là nguyên văn Lời mở đầu bản Hiến Chương thành lập Hội Phật Giáo Thế Giới:

“Chúng tôi, đại biểu của nhiều nước và của một số đông tổ chức rải rác khắp hoàn cầu, quyết định trong tinh thần thống nhất và kết hợp lực lượng, thành lập HỘI PHẬT GIÁO THẾ GIỚI, với chí nguyện là: hết sức tuânhành Phật Pháp để trở nên những tấm gương huy hoàng của lòng tín ngưỡnglinh hoạt, sẽ làm những gì chúng tôi có thể làm để tuyên dương, giáo lývô thượng của đức PHẬT THÍCH CA MÂU NI, tức là đạo TỪ BI HỶ XẢ có năng lực giải thoát toàn thế giới, bằng cách cảm hóa và hướng dẫn tất cả dân tộc và chính phủ của họ về nẻo sống đạo đức của người Phật tử, là con đường duy nhất của bất cứ thời đại nào, hầu tạo dựng cho nhân loại một cảnh thái bình, một nguồn hạnh phúc vô biên. Vì vậy hôm nay, ngày 8 tháng Asadha, Phật lịch năm 2494, nhằm ngày 6 tháng 6 dương lịch, năm 1950, chúng tôi lập quyết nghị, tự thảo và tự ban hành bản HIẾN CHƯƠNG này”.

Sau đó vài tháng, Hội đã liên tục phát hành khắp các quốc gia Phật giáo trên thế giới hai tờ báo: News letter và The Buddhist World, nội dung với những tin tức và giáo lý phổ thông.

- Năm 1952, ở Nhât Bản cũng triệu tập một đại hội nghị kỳ II để thảo luận về những điều quan trọng: Phát triển đạo Phật ở các nước hội viên và toàn thế giới, theo một thể thức chung, do đại hội ấn định.

- Năm 1954, một đại hội thứ III của Phật giáo thế giới được long trọng khai mạc cùng lúc với Ðại Hội Kết Tập Tam Tạng kỳ VI ở kinh thành hoa lệ Myanmar.

- Năm 1956, tại Kathmandu, thủ đô nước Népal, cũng mở Ðại Hội Phật Giáo Thế Giới lần thứ IV, với mục đích thảo luận các vấn đề triết lý, văn chương, nghệ thuật và khoa học…[26]

- Năm 1958, Ðại Hội Phật Giáo Thế Giới kỳ V diễn ra tại Bangkok, thủ đô nước Thailand. Mục đích của đại hội là khai triển Phật giáo tại các quốc gia trên thế giới. (Kỳ đại hội này không có đại biểu Ðạo Phật Việt Nam tham dự).

- Năm 1961, Hội Phật Giáo Thế Giới lại họp đại hội lần thứ VI tại Kampuchia, gồm 180 đại biểu của 33 quốc gia Phật giáo trên thế giới thamdự, dưới sự điều khiển của U Chan Thoon, trưởng phái đoàn Phật Giáo Myanmar. Hội nghị cũng đã biểu quyết nhiều vần đề quan trọng: (1) Xây dựng Học việc Phật giáo liên Á Châu. (2) Khuyến cáo các việc thành lập một phong trào Thanh niên Phật tử ở khắp thế giới. (3) Phúc quyết về ngày Phật Ðản mà Ðại Hội Phật Giáo Thế Giới tại Nhật Bản, năm 1952, đã ấn định (hằng năm) lấy ngày Phật Niết bàn, nhằm ngày trăng tròn tháng 5 dương lịch là ngày cử hành Phật Ðản trên toàn thế giới. (4) Gửi thông điệp cho Liên Hợp Quốc phản đối việc thí nghiệm nguyên tử, và yêu cầu các cường quốc trên thế giới hoàn thành đình chỉ mọi cuộc thí nghiệm nguyên tử.

Ðặc biệt, Hội nghị kỳ này, ngoài các nước Á châu còn có các quốc gia xa xôi như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Hòa Lan, Sweden và nhiều quốc gia Tây phương tham dự.

- Năm 1964, Ðại Hội Phật Giáo Thế Giới kỳ VII họp tại Sarnath (Ấn Ðộ)với sự tham gia của trên 120 đại biểu thuộc 26 quốc gia. Ðại Hội tổ chức tại Sarnath, nơi xưa kia đức Phật đã thuyết pháp.

Các quốc gia có đại biểu tham dự đại hội là: Úc, Myanmar, Tích Lan, Ðài Loan, Tiệp Khắc, Anh, Ðức, Pháp, Hương Cảng, Ấn Ðộ, Nhật Bản, Ðại Hàn, Ðại Mã Lai, Mông Cổ, Népal, Hồi Quốc, Phi Luật Tân, Thụy Ðiển, TháiLan, Hoa Kỳ, Nga, Bỉ, Gia Nã Ðại, Phần Lan, Hòa Lan, Trung Hoa Quốc Gia, Việt Nam. Tham dự đại hội còn có sự hiện diện của đức Ðạt Lai Lạt Ma (Tây Tạng), tổng thống Ấn Ðộ, triết gia Radakrishnan, đã đọc diễn vănkhai mạc đại hội[27]. Sau đó, đại hội đã thảo luận và biểu quyết những phần chính được tóm lược như sau:

… Việc đối xử với Phật giáo ở Tây Tạng, Việt Nam và các nước khác.
Sinh hoạt phát triển văn hóa đạo Phật.
Hợp tác chặt chẽ giữa hai tông phái Tiểu Thừa và Ðại Thừa.
Ngoài ra, được biết nhân dịp đại hội này, hàng vạn du khách từ nhiều nước đã đến Sarnath chiêm lễ thánh tích nơi đây.

“Phật giáo tồn tại và phát triển xuyên suốt chiều dài hơn 2500, vượt qua những thành trì thiên kiến, đã sống trong lòng mọi quốc gia, chủng tộc. Và ngày nay, nơi đây, mặc dầu đã chậm chân hơn 1000 năm, trải bao thử thách của tiến bộ tri thức, Phật giáo đã tự khẳng định mình, vươn lên là một tôn giáo của vũ trụ một cách vẻ vang… Thật sự là một môn triết học, tâm lý học mang hình thức tôn giáo, đạo Phật chỉ ra những định luật khách quan mà không cần mang tội lỗi ra dọa ai… với đường lối hỷ xả, ngoài giáo luật và bất bạo động, với những phương pháp “hàng phụckỳ tâm” rất tỷ mỷ, Phật giáo đã làm hơn những lời hô hào khuyến thiện suông, về cả phương diện thế gian và xuất thế gian, nghĩa là đời sống nội tâm và cách ứng xử giữa con người (Ethik und Sammlung) đều được phântích chỉ dẫn tường tận. Trong một thế giới càng ngày càng chật hẹp, điều đó thật sự là một bảo bối của thời đại mới mà Ðạo Pháp (Dharma) tặng cho chúng ta vậy[28].

Tin tưởng sự bành trướng của đạo Phật, chắc chắn trong tương lai sẽ còn có những đại hội tương tự được diễn ra tại các quốc gia khác nữa[29].

Chúng ta hãy hy vọng và chờ đợi.

[1] Cách khoảng 600 năm sau đức Phật niết bàn, Bồ tát Long Thọ (Nagarjuna) hệ thống hóa tư tưởng Bát Nhã, đưa ra thuyết lý “Không” nhằmxuyển dương giáo lý Trung Ðạo.

Trong Tam Luận Tông (Madhyamika) Bồ tát đề ra 8 cái Không (Bát Bất):

“Bất sinh, diệc bất diệt.
‘Bất thường, diệc bất đoạn.
‘Bất Nhất, diệc bất nhị.
‘Bất lai, diệc bất khú.

Nguyên văn chữ Phạm:

Anirodham anutpàdam.
Annucikedam ásàsvatam.
Anekàrtham ananàrtham.
Anàgamam anirgamam.”

Theo thuyết “Bát Bất” trên đây, ta thấy: Vạn pháp do các nhân duyên hội ngộ mà sinh, nên gọi là bất sinh. Khi nhân duyên tán thì vạn pháp phải hủy diệt; nhưng đã không sinh thì làm gì có diệt, vì thế gọi là bấtdiệt. Và vạn pháp do nhân duyên sinh tất nhiên không tránh khỏi sự đổi thay, gọi là bất thường, vì vạn pháp không thật có nên cũng chẳng có gì là đoạn, nên gọi là bất đoạn. Vạn pháp sinh khởi chẳng giống nhau, như mộng mạ và cây lúa, không phải là một, nên gọi là bất nhất. Nhưng cây lúa là do mộng mạ mà thành, nên gọi là bất dị. Vạn pháp vốn không thật có, nên gọi là bất lai, bất khứ. Theo quan niệm mê chấp của thế gian, người ta cho rằng vạn pháp có sinh, có diệt, có thường, có đoạn, có một,có khác, có lại, có đi…

Vì muốn khai thị cho thế nhân, nên Bồ tát Long Thọ đã dùng tám thứ không là: không sinh, không diệt, không thường, không đoạn, không một, không khác, không lại, không đi để đả pháp những nhận thức sai lầm của thế tục, tức phá bỏ triệt để các chấp tướng, chứ không phải phủ nhận cái“Thực Tướng Vô Tướng” của các pháp. Ðây là lối dùng không môn để đi vàothực tướng Trung Ðạo vậy.

Nền tảng Biện Chứng Pháp của Bồ tát Long Thọ là nguyên lý nhân duyên và ngay từ đó ta đã thấy triết lý “Không” đưa tới chân lý Trung Ðạo.

Ở đầu cuốn Trung Luận, chép:

“Nhân duyên sở sinh pháp
Ngã thuyết tức thị KHÔNG
Diệc danh vi GIẢ danh
Thị danh TRUNG đạo nghĩa”

Vì tính của các pháp là “Không”, chẳng phải vì lý do này hay lý do khác mà nó lại như thế. Chỉ vì tự tính của nó bao giờ cũng vẫn như thế (Pháp nhĩ như thị: Dharmata). Lập thuyết của Tam Luận Tông về chữ “Không” dẫn tới chân lý “trùng trùng duyên khởi” và “một là tất cả”, “tất cả là một” sự sự vô ngại pháp giới của tông phái Hoa Nghiêm…

[2] Ngũ uẩn (Skandha) gồm có 5: Sắc (cơ thể của con người) (thuộc vậtchất), Thụ (cảm giác), Tưởng (trí thức), Hành Tâm tư), Thức (nhận thức)(thuộc tinh thần).

1. Sắc Uẩn (Rupaskandha) chia làm 5 căn, 5 cảnh (sắc, thanh, hương, vị, xúc) và vô biểu sắc.

a. Sắc là đối tượng của nhãn căn, gồm có 2 loại: 1. Hiển Sắc như: xanh, vàng, đỏ, đỏ tím, đỏ lợt, biếc, màu lục, vàng sẫm, trắng, ánhsáng, tối, mây, khói, mù (sương) v.v… 2. Hình sắc: Vuông, tròn, dài, ngắn, cao, thấp, thẳng, cong, v.v…

b. Thanh là đối tượng của nhĩ căn, chia làm 2: động vật tính (âm thanh: trong, đục, trầm, bổng, cao, thấp, chìm, khản… và vô động vậttính: như khả giải (hữu tình danh) và bất khả giải (phi hữu tình danh).

c. Hương là đối tượng của tỉ căn như: ngọt, hảo hương, ác hương, phương hương (mùi thơm)…

d. Xúc là đối tượng của thân căn, như cứng, ướt, ẩm, động hoạt tính (trơn tru), sáp tính (sần sùi), trọng tính, khinh tính, lạnh, đói và khát v.v…

2. Thụ Uẩn (Vedanàskankandha): cảm giác, lĩnh thụ v.v…

3. Tưởng Uẩn (Samjnàskandha): Các khái niệm, tưởng tượng phân biệt sự vui (lạc thụ), buồn (khổ thụ), không vui không buồn (xả thụ) v.v…

4. Hành Uẩn (Samkarandha): Tất cả trạng thái, thái độ sinh hoạt của tinh thần (có tất cả 51 “hành” chia làm 5 loại):

a. Tâm Sở Biến Hành: 5
b. Tâm Sở Biệt Cảnh: 5
c. Tâm Sở Thiện: 11
d. Tâm Sở Bất Thiện: 26
e. Tâm Sở Bất Ðịnh: 4

5. Thức Uẩn (Vijnànaskamdha): Nhận thức, phân biệt v.v…

[3] Xem tiếp phần Nhân Sinh Quan.

[4] Xem đạo Phật là gì?

[5] Có chỗ nói đức Phật diệt độ được 4 tháng mới mở Ðại Hội Kết Tập.

[6] Tỳ khưu (Bhiksuh), Tỳ khưu ni (Bhiksuni), Thức xoa ma na (Sikkhamànà), Sa di (Sràmanerah), Sa di ni (Sràmanerikà), Ưu bà tắc (Upasakah) Ưu bà di (Upasikà).

[7] Về danh mục của 10 điều luật trên, muốn rõ hơn xin xem:

- Luật Tứ Phần q.54, phẩm Thất Bách Tập Pháp Tỳ Ni. (ÐTK, Luật bộ, tập 212, trang 968)

- Luật Thiện Kiến q.1, phẩm Bạt Xà Tử (ÐTK, Luật bộ, tập 214, trang 677).

- Luật Thập Tụng q.60, 61, phẩm Ngũ Bách Tì Khưu Kết Tập Tam Tạng và phẩm Thất Bách Tì Khưu Tập Diệt Ác Pháp ÐTK, Luật bộ, tập 213, các trang450 – 542, 453 – 456).

Ở đây, chúng tôi chỉ lược lấy ý chính mà không đi sâu vào chi tiết.

[8] A. ÐẠI CHÚNG BỘ (Mahasanghikàh):

I. Nhất Thiết Bộ (Ekavyahàrikàh)

Thuyết Xuất Thế Bộ (Lokottaravàdinàh)

Kế Dận Bộ (Kaukutikàh)

II. Ða Văn Bộ (Bàhusrutiyàh)

III. Thuyết Giả Bộ (Prajnàptivàdinah)

IV. Chế Ða Văn Bộ (Jetavaniyàh)

Tây Sơn Trụ Bộ (Aparásaiyàh)

Bắc Sơn Trụ Bộ (Uttarásailàh)

B. THƯỢNG TỌA BỘ (Sthavathàh):

I. Tuyết Sơn Bộ (Haimavathàh)

II. Ðộc Tử Bộ (Vàtsipoutriyàh)

III. Pháp Thượng Bộ (Dharmottaràh)

Hiển Vũ Bộ (Bhadrayaniyàh)

Chính Lượng Bộ (Sànnagarikàh)

Mật Lâm Sơn Bộ (Sàmagarikayah)

IV. Hóa Ðịa Bộ (Mahisàsakàh)

V. Pháp Tạng Bộ (Dhamaguptàh)

VI. Ẩm Quang Bộ (Kàsyapiyàh)

VII. Kinh Lượng Bộ (Sautràntikàh)

Trong 20 bộ phái trên, theo Ngài Huyền Trang (Hsan Tsang 600 – 664), đời Ðường, Trung Hoa, dịch bộ Di Bộ Tôn Luân Luận thì, cách Phật Niết bàn chừng 100 – 200 năm, ÐẠI CHÚNG BỘ, lần thứ: chia ra Nhất Thiết Bộ, Thuyết Nhất Thế Bộ, Kế Dận Bộ, Lần thứ 2: Ða Văn Bộ, Lần thứ 3: chia ra Thuyết Giả Bộ, Lần thứ 4: chia ra Chế Ða Văn Bộ, Tây Sơn Trụ Bộ, Bắc SơnTrụ Bộ; tức là một bộ phái căn bản, chia thành 8 bộ phái chi mạt. Về THƯỢNG TỌA BỘ, lần thứ nhất: chia ra Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (cũng gọi là Tuyết Sơn Bộ). Lần thứ 2: từ Hữu Bộ chia ra Ðộc Tử Bộ, Lần thứ 3: từ Ðộ Tử Bộ chia ra làm 4 bộ: Pháp Thượng Bộ, Hiền Vũ Bộ (có chỗ gọi là Hiền Hữu Bộ), Chính Lượng Bộ, Mật Lâm Sơn Bộ, Lần thứ 4: Hóa Ðịa Bộ. Lầnthứ 5: từ Hóa Ðịa Bộ chia ra Pháp Tạng Bộ. Lần thứ 6: Từ Hữu Bộ chia raẨm Quang Bộ. Lần thứ 7: cũng từ Hữu Bộ chia ra Kinh Lượng Bộ; ấy là mộtbộ phái căn bản chia ra 10 bộ phái chi nhánh.

Sau khi THƯỢNG TỌA BỘ chia ra Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ rồi, thì thế lực có phần nào yếu kém, phải rời ra ở Tuyết Sơn, nên cũng gọi TUYẾT SƠNBỘ. Tổng cộng cả bộ phái căn bản lẫn chi mạt của Ðại Chúng Bộ và ThượngTọa Bộ, thành 20 bộ phái, như đã ghi ở trên.

[9] Thời Luận (số đặc biệt kỷ niệm năm 2500 lịch sử Phật giáo).

[10] Cả thảy có đến 12 lần kết tập. Nhưng sáu lần kia có tính cách địa phương, chẳng qua do Giáo Hội Tăng Già của mỗi xứ họp nhau lại ở mộtchùa viện nào đó rồi cùng nhau chỉnh đốn Tam Tạng và phiên dịch ra chữ của mỗi quốc gia, như Miến Ðiện, Thái Lan, Kampuchia, Ai Lao, Trung Hoa,Nhật Bản v.v… nên những lần ấy không được gọi là chính thức.

[11] Năm Thời Thuyết Pháp.

Theo Ngài đại sư Trí Khả thì đức Phật thuyết pháp chia là 5 thời kỳ:

1. Thời kỳ Hoa Nghiêm (Avatamsaka). – Sau khi mới thành đạo, đức Phật dùng tuệ nhãn nhìn thấy rõ tâm địa các vị đại Bồ tát và các bậccăn trí thượng thừa đã thuần thục, nên Phật nói kinh Hoa Nghiêm để giáohóa và điều ngự họ. Trong số đó cũng có những hàng tiểu căn nghe, nhưnglại chẳng hiểu đức Phật nói gì cả.

2. Thời kỳ A Hàm (Agamas). - Thời kỳ đức Phật nói kinh “Tứ A Hàm”:

- Dirghàgamsa sutra (Trường A Hàm)
- Madhyamàgamas sutra (Trung A Hàm)
- Ekottarikàgamas sùtra (Tăng Nhất A Hàm)
- Samyaktàgamas sùtra (Tạp A Hàm) và

- Khudhana sùtra (Tiểu A Hàm) (Tạp Tạng) thì gọi là “Ngũ A Hàm”. Bộ kinh này đầu tiên đức Phật giảng tạI vườn hoa Lộc Uyển (Sarnath), nên sau này còn gọi là Thời kỳ Lộc Uyển, vì căn cơ của các hàng Thanh văn còn thấp kém nên Phật nói Pháp “Tứ Diệu Ðế” (Catuariyasaca = Khổ, Tập, Diệt, Ðạo); diễn giảng trong 4 bộ kinh A Hàm,để giáo huấn các bậc sơ cơ Tiểu Thừa.

3. Thời kỳ Phương Ðẳng (Vaipulya). – “Phương Ðẳng” có nghĩa làthời kỳ thuyết giáo chung cho hết thảy chúng sinh, gồm 4 giáo TẠNG – THÔNG - BIỆT – VIÊN. Về thời kỳ này, đức Phật nói kinh Vimalakirti (DuyMa Cật) để giáo hóa các bậc Tiểu Căn, rằng giáo pháp thuộc Nhị Thừa giáo chưa phải là chỗ rốt ráo, cùng tột, đã vội cho là đủ, tức Phật có ýquở trách để họ tự biết hối mà ham mộ giáo lý Thượng Thừa.

- Tạng Giáo, tức Tam Tạng Thánh Giáo.

- Thông Giáo, tức có nghĩa là đức Phật thuyết pháp cho mọi hạng người đều nghe. Hàng đệ tử căn cơ ám độn khi nghe giáo pháp ấy thì “thông” vào Tạng Giáo; bậc căn trí sáng láng, nghe giáo pháp ấy rồi thì được “thông” vào Biệt Giáo và Viên Giáo, nên gọi là Thông Giáo.

- Biệt Giáo, tức là đức Phật nói phép cho hàng Bồ tát, khác với Tạng Giáo, Thông Giáo kể trên và Viên Giáo sau này, nên gọi là Biệt Giáo.

- Viên Giáo, Ðức Phật đối với các bậc Bồ tát có căn trí thông tuệ mà nói ra pháp cao siêu, mầu nhiệm, dạy đủ Viên, Ðốn, cho nên gọi là Viên Giáo.

(Trong 4 Giáo trên, TẠNG, THÔNG BIỆT, là 3 giáo thuộc về Quyền Giáo, VIÊN giáo thuộc về Thật Giáo).

4. Thời kỳ Bát Nhã (Prajnãramita), tức thời kỳ đức Phật nói các kinh Bát Nhã để mở mang kiến, văn, giải, cho hàng Tiểu căn, có tâm hướng thượng; nhưng hãy còn có chỗ cố chấp, chưa dứt bỏ hết được, nên Phật nói pháp “Bát Nhã Không Tuệ” để phá chấp, giúp cho họ không đạt lý CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU của các “Pháp”. (Ðấy chẳng qua là “giả tướng”, chứ thực ra không có cái gì là thật thể hiện hữu trên cõi đời này). Nhờ đó mà hàng Tiểu căn sớm đạt được giải thoát.

5. Thời kỳ Pháp Hoa và Niết Bàn (Saddharmapundarikam - Nirvàna), tức thời kỳ đức Phật nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa và kinh Niết Bàn cho mọi căn cơ, mọi lớp người (từ thượng căn, bậc căn trí thông tuệ,đến trung căn, bậc căn trí trung bình và hạ căn, bậc căn trí thấp kém),tất cả đều được nghe và hiểu, tùy mỗi căn tính chúng sinh; cũng gọi là “HộiTam Qui Nhất” cho đến khi đã thuần thục, nên đức Phật trực chỉ nghĩaKhai, Quyền, Hiển, Thực, tức là chỉ thẳng Thật Tính, Thật Tướng của các“pháp”; không ngoài mục đích: “Khai, Thị, Ngộ, Nhập Phật Tri Kiến” cho chúng sinh đều được chứng đạo quả “Vô Thượng Bồ Ðề = Anuttara Samyak Sambodhi”. Ngoài ra, cũng có những căn cơ vì quá thấp kém thì Phật giảngkinh Niết Bàn để độ tận chúng sinh cùng vào bể “Ðại Hải Thanh Tịnh”, chứng đạo quả “Giác ngộ” và “Giải thoát”.

[12] Câu này ý nói: Chân lý chỉ có một – chân lý là chân lý – ta không thể mô tả nó trên giấy tờ chữ nghĩa, cũng không thể đem Cái Này, Cái Kia làm tỷ dụ. Chỉ khi nào con người trực giác mới thấu hiểu mà thôi.

- Kinh Văn Thù chép lời đức Phật (khẳng định): “Suốt 49 năm Như Lai chưa từng nói một lời. Một lời, là pháp chân thực thường nhiên, không thể diễn nói được, và Như Lai ở trong trạng thái vô sinh, không từ đâu đến và không đi về đâu…”

Ðứng trên lập trường bản thể để xác định: “Như Lai chưa nói một lời”.Nhưng đứng về hiện tượng giới, ta thấy đức Phật Thích Ca, bằng thân hình loài người, đi tu, đắc đạo và nói pháp, giáo hóa chúng sinh trong 49 năm (Kinh điển Tiểu Thừa nói đức Phật thuyết pháp 45 năm), trụ thế 80năm, rồi nhập Niết Bàn. Nói khác, là con người, hễ có sinh ra là có chết đi. Thì ứng thân Thích Ca bằng thân hình loài người cũng đã chết, cách nay 2515 – 1971. Nhưng Pháp thân Phật (Như Lai) không chết – vì, Như Lai không từ đâu đến và không đi về đâu (… tòng vô sở lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai - Ðức Phật, từ bản thể hiện ra hiện tượng nhưng vẫn không rời bản thể, siêu xuất cả hai mặt mới gọi là Như Lai.)

[13] Giáo: những lời dạy của Phật là Như Thật, đúng chân lý.

Lý: lý giải chân lý.

Hành: thực hành phương pháp thực hiện chân lý.

Quả: thể hiện chân lý.

[14] Tính, Tướng của các Pháp khác nhau:

- Tính (Svabhàva) là thể tính.

- Tướng (Laksana) là sự tướng.

Ví dụ: Chất ướt của nước là tính, Sóng là sự tướng.

[15] Bảng phân phối mục lục này dựa theo cuốn tư Tưởng Phật Giáo và bài Phật Giáo Nam Phương (Vạn Hạnh số X. tháng 2, 1966).

[16] Chữ “TÂM”, hiểu theo nghĩa rộng, tức chỉ cho Bản Thể Chân Không Diệu Hữu của vũ trụ vạn hữu…

[17] TAM QUI: Qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng.

[18] NGŨ GIỚI: không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu.

[19] THẬP THIỆN: không giết hại chúng sinh, không trộm cướp, không tàdâm, không nói những lời ác xấu, thêu dệt, dèm pha, hung bạo, không tham, không giận, không si mê.

[20] Tứ Diệu Ðế: Catuariyasacca

1. Khổ Diệu Ðế (Dukkha Ariyasacca): Sự khổ ở đời.

2. Tập Diệu Ðế (Samudayat Ariyasacca): Nguyên nhân sự khổ.

3. Diệt Diệu Ðế (Nirodha Ariyasacca): Sự khổ tiêu diệt (giải thoát: Apavaryah).

4. Ðạo Diệu Ðế (Magga Ariyasacca): Phương pháp diệt trừ nguyên nhân sự khổ gồm Tám Con Ðường Chính (Bát Chính Ðạo Ayàstaniga Màrgamàni):

1. Samyagdrstih : thấy biết chân chính.
2. Samyaksamkalpah : suy nghĩ chân chính.
3. Samyagavàk : lời nói chân chính.
4. Samyagàjivàh : nghề nghệ chân chính.
5. Samyagvyàyàmah : đời sống chân chính.
6. Samyaksmrtih : siêng năng chân chính.
7. Samyaksmrtih : nhớ tưởng chân chính.
8. Samyaksamàdhih : định tâm chân chính.

[21] THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN = Dvàda’sàngah prtiyasamutpàdah.

(xin xem mục Nhân Sinh Quan)

[22] LỤC ÐỘ:

1. Dànapàramita : Bố Thí.
2. Silapàramita : Trì Giới.
3. Ksàntiparamita : Nhẫn Nhục.
4. Viryanàramita : Tinh Tấn.
5. Dhyànapảratkita : Thiền Ðịnh.
6. Prajnãparamita : Trí Tuệ.

[23] VẠN HẠNH: làm mọi việc tốt lành có ích lợi cho bản thân và cho chúng sinh.

[24] Phật giáo tuy là một tôn giáo nhưng không có tính cách thần khải, thần quyền – chú thích của người viết.

[25] Trí Quang - Lịch Sử Truyền Bá Phật Giáo, trang VIII

[26] Những hội nghị trên đều có phái đoàn đại diện Ðạo Phật.

[27] Luôn thể, tôi xin trích lược đoạn chính bài diễn văn của Tổng Thống Ấn Ðộ, đọc trước Ðại Hội Phật Giáo Thế kỳ VII, họp tại Sarnath từ 27 – 11

“… Thật không có gì ý nghĩa và thích hợp đến 4 – 12 – 1964, để cống hiến quí vị độc giả cùng thưởng lãm. hơn kỳ hội nghị lần này tại vườn Lộc Uyển (Sarnath), truyền thống bốn chân lý (Khổ, Tập, Diệt, Ðạo) cho nhân loại. Ðây là lần đầu tiên, một người Ấn Ðộ đã điều ngự được lòng sùng bái của nhân loại mà không cần đến một mũi tên, một ngọn dáo.

“Tôi tin tưởng rằng với kỳ hội nghị này đức Phật đã truyền giảng tại nơi đây, tượng trưng bởi “pháp luân” mà chính phủ Ấn Ðộ đã thành kính chọn làm quốc kỳ của mình, sẽ ngày càng sáng rỡ hầu làm ngọn đuốc dẫn dắt nhân loại đang quờ quạng trong bóng tối dầy đặc của tham, sân, si, đến Hòa Bình thịnh vượng.

“Ðức Phật là lý tưởng của nhân loại, là một Người hoàn toàn nhất trong tất cả loài người từ cổ chí kim. Ngài là biểu tượng của những gì thanh cao, sáng suốt và tươi đẹp nhất hiện có ở thế gian.

“GIÁO LÝ CỦA NGÀI LÀ KẾT TINH TẤT CẢ NHỮNG GÌ GỌI LÀ TINH HOA CỦA LOÀI NGƯỜI, NHỮNG GÌ NGÀI DẠY LÀ NHỮNG LỜI NÓI VỀ SỰ THẬT, VỀ VŨ TRỤ VÀ VỀ CON NGƯỜI.
……….

“tôi còn nhớ một người bạn của tôi, đại hiền triết Bertrand RUSSELL, của Anh Quốc, đã có lần tuyên bố: “Ðạo Phật hấp dẫn tôi chính vì khía cạnh thực tế (pragmatic), tự do và khoan dung của nó. Nếu tôi cần theo một tôn giáo, tôi sẽ chọn đạo Phật”. Tôi cũng còn nhớ câu chuyện Thủ tướng Anh Winston CHURCHILL kể cho tôi nghe về ảnh hưởng tốt đẹp của bứctượng Phật của ông trong thời đại nhị thế chiến. Ông cho biết là suốt thời kỳ lãnh đạo cuộc chiến tranh chống lại Hitler, bức tượng Phật gia bảo để trên bàn trước mắt ông, đã đem lại cho ông không biết bao nhiêu là an lạc và can đảm. Một tôn giáo như thế, với một vị giáo chủ như thế,nhất định sẽ điều phục nhân loại để kiến tạo Hòa Bình và xây dựng một thế an lạc Từ Bi…”

[28] Trích trong bản chương trình nghị sự giới thiệu sơ lược đạo Phật của Ðại Hội Liên Ðoàn Phật Tử Châu Âu, họp tại Berlin, 9 – 1992- Tạp chí Lotus Blatter 8/92.

[29] “… vào cuối thời mạt pháp, đạo Phật sẽ phục hoạt trở lại” – Kinh Bảo Tích -

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/05/2015(Xem: 11706)
Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối. LDKG có liên hệ chặt chẽ với giáo lý duyên khởi nổi tiếng trong đạo Phật. Cho những ai chưa quen thuộc nhiều với những lời Phật dạy, lý duyên khởi là một chuỗi mười hai yếu tố nhân quả kết nối với nhau. Yếu tố cuối cùng trong chuỗi nhân quả này là khổ. Bởi vì là một chuỗi nhân quả, nó cho ta thấy khổ phát sinh như thế nào. Yếu tố thứ nhất của mười hai nhân duyên là vô minh – không có khả năng thấy được thế gian như nó là, và nó thật sự hoạt động như thế nào. Như thế, bắt đầu với vô minh, yếu tố này dẫn đến yếu tố sau, tiếp luôn cho đến khổ đau. Do vậy, lý duyên khởi chỉ cho ta thấy khổ đau chính là hậu quả của vô minh.
16/05/2015(Xem: 24759)
Hãy nôn ra lòng sân hận độc hại khỏi cõi lòng bạn. Sự sân hận đầu độc và bóp nghẹt tất những gì thiện mỹ nơi bạn. Tại sao bạn phải hành động chỉ vì con quái vật độc hại dấu mặt này? Hãy nôn nó ra, vứt hết đi, không chừa lại một chút gì cả. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu khi vứt bỏ nó đi. Rồi cõi lòng bạn tràn ngập tình bi mẫn vị tha, thẩm thấu qua từng lỗ chân lông bạn. Hãy hiển lỗ tâm từ vô nhiễm trào dâng thương yêu. Hãy để những ai đến với bạn đều nhận được vầng quang hảo tâm không thể chối từ, cũng như khi rời xa, họ cảm thấy được cảm thông và can đảm hơn để đối mặt với cuộc đời đầy gian truân và nghiệt ngã này.
15/05/2015(Xem: 26356)
Thể theo lời yêu cầu của các bạn Đạo, tôi chọn một số bài nói chuyện về Phật pháp của tôi tại Tổ Đình Từ Quang ở Montréal và một vài nghi thức tụng niệm để in thành cuốn sách này, với hy vọng phổ biến Phật pháp. Cuốn sách được hình thành trong dịp Tết Canh Thìn, nhưng phải đợi đến Tết Dương Lịch 2001 mới đánh máy xong. Trong thời gian chờ đợi này, tôi đã cẩn thận kiểm điểm lại nội dung từng bài, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, những mong các bậc cao minh từ bi chỉ điểm cho. Montréal, Tết Dương lịch 2001 Hiển Mật, Đỗ Hữu Trạch
12/05/2015(Xem: 22585)
Video: Những Hiểu Lầm về Đạo Phật
01/05/2015(Xem: 30700)
Một tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với Kito giáo tại Việt Nam, cũng là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách nầy nằm trong hai lĩnh vực: 1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói qua vấn đề nầy, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay. 2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là giòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
05/04/2015(Xem: 14042)
Cái Tâm là cái chi chi, có chi chi củng cứ chi chi với Tâm. Theo quan niệm của Phật Giáo, Duy Thức Luận: Tâm thức tạo ra thế giới vạn vật, "tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức" hay "nhất thiết duy tâm sở tạo." Tất cả đều nói lên một ý rằng cả thế giới chúng ta đang sống đều do tâm thức tùy theo nhân duyên mà sanh ra muôn sự, muôn vật rồi cũng tùy theo nhân duyên mà diệt đi. Không có việc gì, vật gì, có thực tướng ngay cả chư pháp, tồn tại vĩnh viễn ngoại trừ Tâm Bồ Đề là vô sinh, vô diệt đó chính là Tâm Phật.
27/03/2015(Xem: 7719)
Hình ảnh tâm như đài gương, như tấm kính sáng… thường được nhắc tới trong Thiền Tông Trung Hoa, Việt Nam và Nhật Bản. Thực sự không phải là những hình ảnh mới do người đời sau sáng tạo nên. Đức Phật đã từng nói như thế. Lời của Đức Phật cô đọng, rất mực cô đọng khi nói tới các hình ảnh này, như dường chỉ nói cho một số ít người và không cần giảỉ thích nhiều.
16/03/2015(Xem: 8726)
Con đường luận pháp nhứt là trực chỉ nhân tâm hay trở về chân nguyên, tức là phải rõ đệ nhất nghĩa các kinh Phật dạy mà hành đúng pháp, là một việc cần liễu tri và tinh thông thành phần và mục đích pháp học mới có thể mở ra lối đi chân chánh giác ngộ niết bàn. Giải thoát khỏi dòng tâm thức vẩn đục (vô minh) để được minh tâm kiến tánh là hướng đi của mọi tu sĩ. Phổ Nguyệt mong mỏi pháp Phật nhiệm mầu được soi sáng bằng tuệ quán của mỗi người chúng ta cố gắng thâm cứu và thực hiện hoàn mỹ hơn đem lại nhiều lợi ích hơn trong việc tu học.
21/01/2015(Xem: 9785)
Nguyên văn emai của một cư sĩ: Con có một thắc mắc bấy lâu không biết hỏi ai, con kính xin Thầy giải thích dùm cho con. Câu hỏi này có liên hệ tới bài kệ cô đọng của Lý Duyên Khởi: "Cái này có, cái kia có Cái này sinh, cái kia sinh Cái này không cái kia không Cái này diệt cái kia diệt" Theo chỗ con hiểu, bài kệ này là công thức rốt ráo tóm tắt sự vận hành của Lý Duyên Khởi. Theo như Thế Tôn nói, nó luôn đúng và cho dù Phật có ra đời hay không có ra đời thì nguyên lý này vẫn đứng vững, không thể nào khác hơn được và không có ngoại lệ.
15/01/2015(Xem: 13116)
Con xin thành kính đảnh lễ và tri ân: -Đức Đạt Lai Lạt Ma,và Hòa Thượng Lhakor cùng Thư Viện Tây Tạng đã hoan hỷ cho phép con được chuyển dịch nguyên tác “The Way to Freedom” từ Anh Ngữ sang Việt Ngữ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]