Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khai Nguồn

14/12/201017:54(Xem: 9159)
Khai Nguồn

KHAI NGUỒN

Các bạn thân mến!

Khi đặt bút viết cuốn sách, lòng tôi dâng lên với bao niềm hy vọng: đó là kết quả của sự nghiên cứu, lượm lặt những đóa hoa tư tưởng rải rácở khắp đó đây đem xâu kết lại thành một tràng hoa dâng hiến cho đời những “yếu lý thâm uyên” về tôn giáo, đạo học, khoa học, triết học Đông Tây và đạo Phật.

Từ nghìn xưa, đã có biết bao người để hết lòng mình vào việc suy tìm chân lý, nghĩa sống của cuộc đời (...). Những khoa học gia hiện đại, tuyđã phát minh những điều mới lạ, các học giả, các tư tưởng gia cũng đã dành nhiều thì giờ cho việc tìm hiểu nguồn gốc Vũ trụ và con người nhưng (cho tới nay) vẫn chưa có một kết luận nào tạm gọi là thỏa đáng (!)

Mỗi khi nghĩ đến sự tiến triển tinh thần của nhân loại, chúng ta không thể không có những phút suy tư!... Tìm ở khoa học? - Khoa học đương trong vòng nghiên cứu, thực nghiệm. Tìm ở triết học? Triết học vớinhững luận lý bất đồng. Tìm ở tôn giáo? - Tôi thường băn khoăn tự hỏi, liệu rồi đây người ta có thể nào tìm ra ánh sáng chân lý để giải quyết những khác biệt giữa các tư tưởng, tôn giáo, chủ nghĩa hiện đương làm mối xung đột mà mọi giá trị tinh thần xưa cũ đều bị bôi đen làm đảo lộn cả nếp sống văn minh nhân loại?! Vốn mang trong thần trí những nghi ngờ..., hàng ngày tôi lại được sống bên cạnh những tàng kinh sách, tuy đã bị thời gian bụi phủ (!) song tư tưởng của những áng văn trác tuyệt đó bao giờ cũng vẫn là di sản bất di dịch đượm hương sắc của đạo Từ Bi Trí Tuệ, vì ở đó đã sản sinh những kỳ hoa dị thảo làm tươi đẹp cho cuộc đời và giúp con người có một tinh thần tự chủ, vui sống. Bao nhiêu mối hoài nghi về Vũ trụ, con người, về quan niệm sống, chết và sự tiến hóa chung, đạo Phật đều giải quyết hầu như toàn mỹ.

Điều này cũng dễ hiểu. Ta hãy ôn lại những lời dạy của đức Phật làm minh chứng. “Này! Các người hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi. Hãy tinh tiến để giải thoát. Các người hãy quay lại với mình; các người là Phật đấy”[1].Bên phía trời tây, hiền triết Socrate (470-399 TTL) cũng nói những câu tương tự: “Connais-toi-toi-même”: Hãy tự mình tìm hiểu mình. Con người phải làm chủ cuộc sống, ngoài sự tự cứu, con người còn có đặc quyền khám phá những gì... bí ẩn trong trời đất bao la. “Bất cứ loài hữutình nào cũng có năng lực tiến hóa và cải tạo, nâng cao địa vị mình và thay đổi hoàn cảnh chung quanh.”

Trở về nguồn, ta có thể căn cứ ở điểm xuất phát tối sơ trong “lịch sửtruyền bá đạo Phật”, cách nay trên XXV thế kỷ, với thời gian dài dặc ấy(và hiện nay) đạo Phật vẫn giữ địa vị quan trọng trong công cuộc hướng dẫn con người trên đường sáng hóa: Số là: Chính kiến trong việc tìm hiểusự thật (chân lý)-Tôn trọng sự sống và quyền sống của hết thảy chúng sanh-Thể nhận giá trị tuyệt đối mà con người là chủ động lực của tất cả vấn đề. Hoạch định cho con người có một đường lối thẳng tiến để tự giảithoát mọi phiền não, khổ đau, mê tối. Kiến thiết một xã hội người văn minh giác ngộ và giải thoát căn cứ trên quan điểm giáo dục con người về ba đức tính đại bi, đại trí, đại hùng; nhằm giúp con người có một ý niệmchính xác trong cuộc sống, biết nhận rỏ về mình-một ý nghĩa chân thật người-để có một đức tin vững chắc có thể vượt và tạo hoàn cảnh, tìm mộtlối thoát, một chương trình cải tiến thích hợp với nhu cầu của quần chúng thời đại, tạo cho đời một cảnh giới tốt đẹp hơn.

Xưa kia, người ta quan niệm “đông phương là đông phương, tây phương là tây phương giữa hai thái cực ấy không thể nào gặp nhau được”[2]. Một quan niệm sai lầm. Chân lý là chân lý. Ta không thể tách rời nó ở điểm nào; với một vài chi tiết vụn vặt, chẳng qua do “danh ngôn, tập khí” gây nên! Nếu ta mãi cố chấp, sự thật sẽ không đến với ta và do đấy, conngười chẳng bao giờ nhận chân được bản thể chung cùng của một nguồn sống vô biên diệu dụng... Ðể có một chính tri kiến trong việc tìm hiểu chân lý nên (nội dung cuốn sách) tôi chỉ trình bày trung thực nguồn giáolý cao đẹp của đạo Phật để tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và thực hành.Cố nhiên trong đó sẽ khái quát những tinh chỉ về “Phật Học Tinh Hoa, một tổng hợp đạo lý”; đồng thời có tham chiếu tư tưởng các bậc thánh nhân, hiền triết đông tây. (Có thể nói) đây là Tập đại thành mở ra một chân trời mới cho những ai muốn đi trên đường tìm về ánh sáng chân lý Phật Đà. Và, sự thật bao giờ cũng là sự thật, đấy là định hướng của một lối đi, một con đường sáng vậy.

Giữa thời gian, hoàn cảnh đầy gian lao thử thách, nhưng vì nghĩa vụ “hoằng pháp lợi sinh” tôi không ngại lực mình, mạnh dạn viết cuốn sách mong góp một phần nhỏ trong công cuộc xây dựng nền văn hóa, văn minh dântộc mà ảnh hưởng sâu xa của đạo Phật ở nước ta là bảo chứng cho một quá trình vẻ vang của lịch sử từ buổi sáng quốc; nó đã in sâu trong tim óc mọi người Việt mến yêu.

Vậy, cuốn sách này dù có ghi chép những điều đã tham cứu, chắc chắn còn nhiều thiếu sót, vì giáo lý đạo Phật rất thâm diệu, nay đem toát yếutrong một cuốn sách thật vô cùng khó khăn! Tuy chỉ là một giọt nước đốivới đại dương trong suốt là đạo Phật, nhưng nếu may mắn được đặt trên tay bạn, những tâm hồn hướng thượng, ham hiểu... nó sẽ là điểm tựa đưa ta qua một khúc quanh, trở về “Thắng nghĩa”[3]. Đó cũng là phần thưởng tinh thần mà bạn đã dành tặng cho vậy.

Thưa bạn,

Vì mến “Sự Thật” muôn đời, tôi viết cuốn sách này:

* Tri ân các nhà nghĩa học Phật giáo, các bậc trứ tác, dịch thuật đã giúp tác giả có những đóa hoa tư tưởng để hoàn thành tác phẩm.

* Riêng tặng những người bạn tôi quen và lạ ở cuối thế kỷ XX, đương băn khoăn tìm “lẽ sống” cho hiện tại, tương lai.

* Kính dâng Tam Bảo chứng minh, và thành thực cầu mong các bậc cao minh phủ chính cho những điều sơ lậu.

Phật lịch 2500 - Dương lịch 1957

Tác giả cẩn chí.

HT. Thích Đức Nhuận

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2013(Xem: 7817)
“ Đức Phật dạy chư tỳ kheo có bổn phận suy xét hằng ngày 4 điều: Ân đức Phật, rãi tâm từ, niệm sự chết và quán bất tịnh!”. Hành giả cần phải: Hành 14 giờ chính thức mỗi ngày bằng thiền, trong tư thế ngồi và đi ...
01/04/2013(Xem: 5849)
Nhiều người cho rằng đức tin và trí tuệ trong thiền quán (vipassanà) đối nghịch nhau, mâu thuẫn và không thể phối hợp. Không phải vậy! chúng thân hữu và là hai nội lực quan trọng. Trong thông tin vừa rồi, tôi đã viết về những điểm đặc thù và khác biệt giữa các hành giả châu Aù và phương Tây.
29/03/2013(Xem: 10217)
Tư tưởng hiện đại hay (tâm hồn hiện đại) cũng không xa tư tưởng ngày xưa là mấy. Những triết gia từ thiên cổ đã mở rộng tâm thức bao quát mọi chân trời. Có người đã lặng thinh.
01/03/2013(Xem: 6512)
Có lẽ Lăng Già là một trong những bộ kinh phân tích cái Tâm một cách chi li, khúc chiết nhất trong kinh điển Phật giáo, làm căn bản cho bộ Duy thức luận của Vasubandhu. Học thuyết Duy tâm được biểu hiện trong các câu quen thuộc, thường được trích dẫn trong kinh Lăng Già, chỗ nào cũng là tâm cả (nhất thiết xứ giai tâm), tất cả hình tướng đều do tâm khởi lên (chúng sắc do tâm khởi), ngoài tâm không có cái gì được trông thấy (tâm ngoại vô sở kiến), thế gian chỉ là tâm (tam giới duy thị tự tâm), ba cõi do tâm sinh (tam giới do tâm sinh) v.v..
26/02/2013(Xem: 4129)
Kinh Đại Bát Nhãnói Bồ-tát là người “Vì chúng sanh mà cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác, cứu độ những chúng sanh điên đảo chấp ngã” (Phẩm Đạo thọ thứ 71), “vì chúng sanh mà cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác” (Phẩm Nhất niệm thứ 76), “hành sáu ba la mật, ba mươi bảy phẩm trợ đạo, mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại, mười tám pháp bất cọng, hành đại từ đại bi, hành nghiêm tịnh cõi Phật, thành tựu tuệ giác cho chúng sanh” (Phẩm Bồ-tát hạnh thứ 72).
12/01/2013(Xem: 4843)
Bây giờ chúng ta bắt đầu phần thứ nhì của bản văn, giải thích chủ yếu. Phần này có ba phần: ý nghĩa danh đề của bản văn, nội dung của bản văn và lời cuối. Chương 1 của Giải thích Trung Luận này gồm có Các giải thích mở đầu [= Giải thích Trung Luận. (Bài 1)], Tụng mở đầu Trung luận [Giải thích Trung Luận (Bài 2)], và Giải thích về chương 1 của Trung Luận. Phần thứ nhì là giải thích các chương từ chương 2 tới chương 27.
09/01/2013(Xem: 3817)
Như được giải thích trong chương trước, tất cả mọi hiện tượng cho dù vô thường hay thường, đều có những phần tử. Những phần tử và toàn thể tùy thuộc với nhau, nhưng chúng dường như có thực thể riêng của chúng. Nếu toàn thể và những bộ phận tồn tại trong cách mà chúng hiện diện đối với quý vị, quý vị phải có thể chỉ ra một tổng thể riêng biệt với những phần tử của nó. Nhưng quý vị không thể làm như thế.
31/12/2012(Xem: 6514)
Phật giáo hiện hữu trên đất nước Việt Nam, hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của đất nước Phật giáo luôn làm tròn sứ mệnh của một tôn giáo gắn liền với nền văn hoá nước nhà. Chiến tranh đi qua, để lại bao đau thương mất mát, cảnh vật hoang tàn, đời sống nhân dân nghèo đói cơ hàn. Đến thời độc lập, ngoại xâm không cò n nữa, đất nước từng bước chuyển mình đi lên, Phật giáo cũng nhịp nhàn thay màu đổi sắc vươn lên, GHPGVN được ra đời vào ngày 07/11/1981 đến nay gần 22 năm với VI nhiệm kỳ hoạt động của giáo hội.
29/12/2012(Xem: 5798)
Chủ đề của sách này chính là ‘không’. Nói đơn giản: cái không của A-hàm là xem trọng con đường giải thoát để tu trì. Cái không của Bộ phái dần dần có khuynh hướng bình luận, phân tích về ý nghĩa của pháp. Cái không của Bát-nhã là ‘nghĩa sâu sắc’ của sự thể ngộ. Cái không của Long thọ là là giả danh, tánh không của kinh Bát-nhã, và sự thống nhất trung đạo và duyên khởi của kinh A-hàm.
28/12/2012(Xem: 10175)
Trong bầu không khí trang nghiêm, hòa hợp, thắp sáng niềm tin vào nền giáo dục nhân bản Phật giáo của ngày Hội thảo Giáo dục Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VI (2007 -2012) của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương với chuyên đề “Giáo dục Phật giáo Việt Nam định hướng và phát triển”, tôi xin phát biểu một số ý kiến chung quanh vấn đề Giáo dục Phật giáo như sau:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]