Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Lý Thập Nhị Nhân Duyên

14/12/201016:30(Xem: 17763)
8. Lý Thập Nhị Nhân Duyên

LÝ THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN

(PATICCA SAMUPPÀDA)

Paticca là “do bởi” hay “tùy thuộc nơi”; Samuppàda là “phát sanh hay căn nguyên”. Cho nên, Paticca Samuppàda, theo ngữ nguyên là “Phát sanh ... Tùy thuộc” hay“Căn nguyên Phát sanh”.

Ta nên nhớ rằng Thập Nhị Nhân Duyên chỉ là một bài giảng về tiến trình của vòng sanh tử chứ không phải là một lý thuyết về nguồn gốc cuối cùng của đời sống. Giáo lý này đề cập đến nguyên nhân của sự luân hồi và khổ đau; chứ không nhằm cố gắng trình bày sự tiến hóa từ khởi thủy của vũ trụ.

Vô minh là móc nốihoặc nguyên nhân đầu tiên tạo nên vòng luân hồi của kiếp sống. Vô minh làm che lấp mọi điều hiểu biết chân chính (Chánh kiến).

Do vô minh không thấu rõ về Tứ Diệu Ðế đã khiến Hành phát sanh - gồm thiện và bất thiện. Những hành động dù xấu hay tốt đều bắt nguồn từ vô minh, chắc chắn sẽ tạo nên kết quả, dẫn đến sự kéo dài cuộc sống luân hồi. Trái lại, nhữnghành động lành là căn bản để tận diệt các phiền não của đời sống.

Do nơi Hành phát sanh Thức Tái Sanh. Nó nối liền quá khứ với hiện tại.

Danh Sắc phát sinh cùng lúc với Thức Tái Sanh.

Lục Nhập là kết quả của Danh và Sắc.

Do bởi Lục Nhập phát sanh Xúc. Xúc dẫn đến Thọ.

Năm nhân duyên: thức, danh sắc, lục nhập, xúc và thọ là kết quả của hành động quá khứ vàđược gọi là phương diện tiêu cực (thụ động) của cuộc sống.

Do nơi Thọ phát sanh Ái, Ái dẫn đến Thủ. Thủ là nguồn gốc gây ra Hữu và Hữu tạo ra sự Sanh trong tương lai. Sanh là nguyên nhân dẫn đến Lão và Tử.

Quả phát sanh vì có nhân, nếu nhân bị diệt thì quả cũng không có.

Suy nghiệm lý Thập Nhị Nhân Duyên theo chiều ngược ta sẽ hiểu rõ vấn đề.

Lão và Tử chỉ có thể có ở trong và với một cơ thể tâm vật lý. Một cơ thể như thế cần phảicó sự sanh ra; cho nên, cơ thể bao hàm có sự sinh trong đó. Mà sự sanh là kết quả tất nhiên của hành động hay Nghiệp (Kamma) quá khứ. Nghiệp phát sanh do thủ và thủ là do Ái. Ái chỉ phát sanh khi có Thọ. Và Thọ làkết quả của sự tiếp xúc giữa lục căn và lục trần. Cho nên phải có lục căn mà lục căn không thể có nếu không có Danh và Sắc (tâm và thể xác). Tâm phát sanh do Thức. Thức phát sanh do kết quả của việc làm thiện và ác trong quá khứ.

Hành động tốt và xấu bắt nguồn từ Vô Minh, vì không nhận chân được thực tướng của vạn hữu.

Toàn thể phương thức có thể lược tóm như sau:

Do Vô Minh phát sanh Hành (thiện và bất thiện).

Do Hành phát sanh Thức (Thức Tái Sanh).

Do Thức phát sanh Danh Sắc.

Do Danh Sắc phát sanh Lục Nhập.

Do Lục Nhập phát sanh Xúc.

Do Xúc phát sanh Thọ.

Do Thọ phát sanh Ái.

Do Ái phát sanh Thủ.

Do Thủ phát sanh Hữu.

Do Hữu có Sanh.

Do Sanh có Lão Tử, phiền não, ai oán, đau khổ, buồn rầu và thất vọng.

Ðó là sự tập hợp toàn bộ tạo nên sự đau khổ. Hai yếu tố đầu tiên của Thập Nhị Nhân Duyên này (Vô Minh, Hành) thuộc về quá khứ; tám yếu tố giữa thuộc về hiện tại và hai yếu tố cuối cùng thuộc về vị lai.

Sự đoạn dứt hoàn toàn Vô Minh dẫn đến sự tận diệt Hành.

Ðoạn dứt Hành dẫn đến tận diệt Thức.

Ðoạn dứt Thức dẫn đến tận diệt Danh sắc.

Ðoạn dứt Danh sắc dẫn đến tận diệt Lục Nhập.

Ðoạn dứt Lục nhập dẫn đến tận diệt Xúc.

Ðoạn dứt Xúc dẫn đến tận diệt Thọ.

Ðoạn dứt Thọ dẫn đến tận diệt Ái.

Ðoạn dứt Ái dẫn đến tận diệt Thủ.

Ðoạn dứt Thủ dẫn dến tận diệt Hữu.

Ðoạn dứt Hữu dẫn đến tận diệt Sanh.

Ðoạn dứt Sanh dẫn đến tận diệt Lão, Tử, Phiền não, Ai oán, Ðau khổ, Buồn rầu và Thất vọng.

Ðó là sự chấm dứt toàn bộ nguyên nhân gây nên kết quả của khổ đau.

Tiến trình Nhân vàQuả này tiếp diễn liên tục vô cùng tận. Khởi điểm của tiến trình ấy khónhận thức được, vì ta không thể rõ lúc nào trong dòng sống của ta khôngbị bao phủ bởi màn Vô Minh. Tuy nhiên, chỉ khi nào mà vô minh đã được chuyển đổi thành trí tuệ; và dòng sống chứng nghiệm được cảnh giới Niết Bàn, chừng ấy, tiến trình sinh tử hay vòng Luân Hồi (Samsàra) mới chấm dứt.

PaticCa samuppda
Paticca means because of, or dependent upon: Samuppada - "arising or origination". Paticca Samuppada, therefore, literally means - "Dependent-Arising" or "Dependent Origination".
It must be bornein mind that Paticca Samuppada is only a discourse on the process of birth and death and not a theory of the ultimate origin of life. It deals with the cause of rebirth and suffering, but it does not in the least attempt to show the evolution of the world from primordial matter.
Ignorance (Avijja) is the first link or cause of the wheel of life. It clouds all right understanding.
Dependent on ignorance of the Four Noble Truths arise activities (Sankhara) - both moral and immoral. The activities whether good or bad rooted in ignorance which must necessarily have their due effects only tend to prolong life's wandering. Nevertheless, good actions are essential to get rid of the ills of life.
Dependent on activities arises re-birth consciousness (Vinnana). This links the past with the present.
Simultaneous with the arising of rebirth-consciousness there come into being mind and body (Nama Rùpa).
The six senses (Salayatana) are the inevitablee consequences of mind and body.
Because of the six senses contact (Phassa) sets in. Contact leads to feeling (Vedana).
These five, viz., consciousness, mind and matter, six senses, contact and feeling are the effects of past actions and are called the passive side of life.
Dependent on feelings arises craving (Tanha). Craving results in grasping (Upadana). Grasping is the cause of Kamma (Bhava) which in its turn, conditions future birth (Jati). Birth is the inevitable cause of old age and death (Jara-marana).
If on account of cause effect comes to be, then if the cause ceases, the effect also must cease.
The reverse order of the Paticca Samuppada will make the matter clear.
Old age and death are possible in, and with, a psycho-physical organism. Such an organism must be born; therefore it pre-supposes birth. But birth is theinvetable result of past deeds of Kamma. Kamma is conditioned by grasping which is due to craving. Such craving can appear only where feeling exists. Feeling is the outcome of contact between the sense and objects. Therefore it presupposes organs of sense which cannot exist without mind and body. Where there is a mind there is consciousness. It is the result of past good and evil.
The acquisition of good and evil is due to ignorance of things as they truly are.
The whole formula may be summed up thus: -
Dependent on Ignorance arise Activities (Moral and Immoral).
Dependent on Activities arises Consciousness (Re-birth Consciousness).
Dependent on Consciousness arise Mind and Matter.
Dependent on Mind and Matter arises the six Spheres of Sense.
Dependent on the Six Spheres of Sense arises Contact.
Dependent on Contact arises Feeling.
Dependent on Feeling arises Craving.
Dependent on Craving arises Grasping.
Dependent on Grasping arises Actions (Kamma).
Dependent on Actions arises Re-birth.
Dependent on Birth arises Decay, Death, Sorrow, Lamentation, Pain, Grief and Despair.
Thus does the entire aggregate of suffering arise. The first two of these twelve pertain to the past, the middle eight to the present, and the last two to the future.
The complete cessation of Ignorance leads to the cessation of Activities.
The cessation of Activities leads to the cessation of Consciousness.
The cessation of Consciousness leads to the cessation of Mind and Matter.
The cessation of Mind and Matter leads to the cessation of the six Spheres of Sense.
The cessation of Six Spheres of Sense leads to the cessation of Contact.
The cessation of Contact leads to the cessation of Feeling.
The cessation of Feeling leads to the cessation of Craving.
The cessation of Craving leads to the cessation of Grasping.
The cessation of Grasping leads to the cessation of Actions.
The cessation of Actions leads to the cessation of Re-birth.
The cessation of Re-Birth leads to the cessation of Decay, Death, Sorrow, Lamentation, Pain, Grief and Despair.
Thus does the cessation of this entire aggregate of suffering result.
This process of cause and effect continues ad infinitum. The beginning of this process cannot be determined as it is impossible to say whence this life-flux was encompassed by nescience. But when this nescience is turned into knowledge, and the life-flux is diverted into Nibbanadhatu, then the endof the life process or Samsara comes about.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 12825)
Quyển “Quan Niệm Triết Học Của Duy Thức” được dịch ra từ nơi Tác Phẩm “DUY THỨC SỬ QUAN DỮ KỲ TRIẾT HỌC” của tác giả Pháp Sư Pháp Phảng. Nội dung tác phẩm DUY THỨC SỬ QUAN DỮ KỲ TRIẾT HỌC” của Pháp sư Pháp Phảng sáng tác gồm có hai phần: phần sử học và phần triết học. “Duy Thức Sử Quan” thì thuộc về phần sử học và “Dữ Kỳ Triết Học” thì thuộc về phần triết học. Tôi tách hai phần này ra thành hai quyển sách riêng biệt với hai danh xưng khác nhau.
08/04/2013(Xem: 11291)
Nghiên cứu về triết học Ấn Độ, chúng ta thấy rằng, không phải vì sự nhận định hay công nhận của toàn thể học giả, duy chỉ là do dựa vào ý kiến của một số đông mà triết học Ấn Độ được chia làm 6 phái. Danh từ Sïadïarsùana là chỉ cho 6 phái triết học, tức 6 tư tưởng hệ của 6 triết thuyết được kể như sau: Pùrva-Mìmàmïsà (tiền Di Man Tác), Sàmïkhya (Số Luận), Yoga (Du Già), Vaisùesïika (Thắng Luận), Nyàya (Chánh Lý) và Vedànta (Phệ Đàn Đa).
08/04/2013(Xem: 3271)
Phật giáo (PG) là một thành tố quan trọng hỗn hợp các triết lý khác của tiểu lục địa Ấn Độ trong hơn một ngàn năm qua. Từ phần đầu khá lặng lẽ vài thế kỷ trước Tây lịch, nền học thuật PG gia tăng sức mạnh cho tới khi đạt đến đỉnh cao ảnh hưởng và tính chất độc đáo trong nửa sau thiên niên kỷ thứ nhất. Từ thế kỷ thứ mười một trở đi, PG dần dần suy thoái và cuối cùng biến mất ở miền Bắc Ấn Ðộ. Mỗi nhà tư tưởng chú trọng vào những đề tài khác nhau, nhưng khuynh hướng chung của đa số họ là trình bày một hệ thống triết lý nhất quán, bao gồm đạo đức học, tri thức học và siêu hình học. Phần lớn những đề tài mà các triết gia PG Ấn này viết là phát xuất trực tiếp từ những giáo lý được xem là của Sĩ-đạt-ta Cồ Ðàm
08/04/2013(Xem: 3305)
Khi Phật giáo (PG) du nhập vào Trung Hoa (TH) lần đầu tiên từ Ấn-độ và Trung Á thì những TH theo PG có khuynh hướng coi tôn giáo này là một phần hay một phái của Ðạo Giáo Hoàng Lão, một hình thức Ðạo Giáo bắt nguồn từ kinh sách và pháp thực hành được coi là của Hoàng Ðế và Lão Tử. Những người khác chấp nhận ít hơn tôn giáo “ngoại lai” xâm nhập từ các xứ Tây Phương “man rợ” này PG là xa lạ và là một sự thách thức nguy hiểm cho trật tự xã hội và đạo đức TH.
08/04/2013(Xem: 19026)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”.
08/04/2013(Xem: 15243)
Trimsika là luận văn cuối cùng của Bồ tát Vasubandhu. Bộ luận nầy gồm có ba mươi bài tụng, nên được dịch sang tiếng Trung Hoa là "Tam Thập Tụng", đây chính là nghĩa của Trimsika. Ngài Huyền Trang Pháp sư khi dịch nó ra Hán văn có thêm vào hai chữ "Duy Thức", gọi là "Duy Thức Tam Thập Tụng"; vì trong ba mươi bài tụng ấy Bồ tát Vasubandhu đã tóm thâu toàn vẹn tinh ba của Duy Thức Học.
08/04/2013(Xem: 17395)
Theo truyền thống của Phật giáo Nguyên thủy thì Tạng Vi Diệu Pháp (A tỳ Ðàm) được Ðức Phật thuyết vào hạ thứ bảy tại cung trời Ðạo lợi (Tàvatimsa) với tác ý trả hiếu cho thân mẫu.
08/04/2013(Xem: 8883)
Như Lai (Tathagata) một trong 10 hiệu của Phật “không từ đâu đến, không đi về đâu”, là tính thường trụ thường hằng của các pháp, như như bất động không sinh không diệt, không tới không lui, là bản thể, là thực tướng là pháp tánh của mọi sự vật. “Nếu lấy sắc để nhìn ta, lấy âm thanh để cầu ta, đó là kẻ hành tà đạo, chẳng thể thấy Như Lai” Như lai được hiểu là thực tướng của các pháp đó là vô ngã tướng không còn các tướng (Ngã, nhơn chúng sanh, thọ giả).
08/04/2013(Xem: 10533)
Bản dịch quyển "The Buddha and His Teachings -- Đức Phật và Phật Pháp" được tu chỉnh và bổ túc lần thứ ba theo bản Anh ngữ cuối cùng của Ngài Narada, xuất bản ...
08/04/2013(Xem: 14448)
Một Tôn Giáo Hiện Đại (nguyên tác Anh ngữ: "What is this Religion? - Tôn giáo này là gì ?", ấn hành tại Đài Loan vào năm 1992), là một trong mấy mươi tác phẩm...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]