Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Tựa

22/11/201014:26(Xem: 7487)
Lời Tựa

ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
Hoang Phong dịch
GIÁO HUẤN CỦA ĐỨCĐẠT-LAI LẠT-MA
Nhà xuất bản Phương Đông

Lời Tựa
(của người dịch sangtiếng Việt)

Quyểnsách này gồm có hai phần đề cập đến hai chủ đề thoạt nhìn khá độc lập với nhau.Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập củanhững người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.

Năm 1974, hơn một trămngàn người Tây tạng sống rải rác tại nhiều nơi như Ấn độ, Népal, Sikkim,Bhutan…và cả ở Âu châu và Mỹ châu đã đi hành hương tại Bô-đề Đạo-tràng (BodhGaya), nơi Phật đắc Đạo, và tụ họp với nhau để nghe Đức Đạt-Lai Lạt-Ma thuyếtgiảng. Cũng có vài người Tây phương đến nghe, trong số này có hai người Pháp làGeorges Dreyfus và Anne Andermet. Họ được Đức Đạt-Lai Lạt-Ma cho phép thu băngsuốt ba ngày thuyết giảng của Ngài. Sau đó họ đã chuyển ngữ sang tiếng Pháp vớisư giúp sức chủ yếu của Gonsar Tulku. Những lời thuyết giảng này được gom lạitrong phần một của sách và sách đã được xuất bản lần đầu năm 1976.

Chủ đề của phần một làBồ-đề tâm, tức Bodhichitta. Nghĩa từ chương của chữ Bodhichitta là Tâm linhTỉnh thức hay Tâm linh Giác ngộ, tức là một tâm linh mang quyết tâm trở thànhPhật trong mục đích cứu giúp tất cả chúng sinh thoát ra khỏi thể dạng luân hồi,đạt đến Giác ngộ và Giải thoát toàn vẹn.

Bài thuyết giảng của ĐứcĐạt-Lai Lạt-Ma dựa vào một văn bản do một vị Lạt-Ma Tây tạng, tên là Thogs-medbzang-po trước tác, gồm 37 tiết thơ. Vị Lạt-Ma Thogs-med bzang-po sống trêntrăm tuổi (1245-1369), đã sáng tác văn bản này khi ẩn cư trong một hang độngtrên Hy-Mã-Lạp-Sơn, gần thành phố dNgul-chuhirinchen.

Phần thứ hai của sách làmột bài viết của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về một chủ đề chính yếu của trường pháiTrung đạo (Madyamika), phản ảnh tư tưởng của Bồ-tát Long Thọ (Nâgârjuna), mộtđại luận sư Phật giao sống vào cuối thế kỷ thứ I sang thế kỷ thứ II. Những tưtưởng của Ngài Long Thọ sau đó được Ngài Nguyệt Xứng (Chandrakìrti) triển khaivà luận giải qua truyền thống của học phái Cụ-duyên tông (Prasangika). Chủ đềnày giải thích về Tánh không của mọi vật thể và mọi hiện tượng, cho thấy chúngkhông phải không hiện hữu nhưng cũng không hề hiện hữu một cách tự tại, trườngtồn và bất biến. Đây là một trong những luận thuyết then chốt, đặc thù và caothâm nhất trong Phật giáo. Phần thứ hai của sách khá nặng về lý thuyết và Luậnlý học, có vẽ như độc lập với phần thứ nhất, vì phần thứ nhất có tính cách thựctiễn hơn, nhấn mạnh nhiều hơn về tu tập tâm linh và thực hành. Nhưng đúng raphần thứ hai trình bày một giai đoạn tiếp nối hợp lý và liên tục với phần thứnhất trên con đường tu tập, đó là một cấp bậc tối thượng đòi hỏi nhiều đến phầntrí tuệ và suy tư, tức là thiền định.

Ta không sinh ra là mộtngười phật giáo, ta sinh ra là một chúng sinh như tất cả những chúng sinh khác.Phật cũng từng là một chúng sinh như ta. Ta là một chúng sinh trước đã và sauđó ta có thể trở thành một người phật giáo. Ta không trở thành một người phậtgiáo bằng sự ép buộc hay thói quen của gia đình, bằng truyền thống của một dântộc, bằng phép lạ hay nghi lễ, bằng sự mua chuộc hay dụ dỗ, bằng ân đức củangười khác ban cho ta. Ta cũng không trở thành một người phật giáo bằng lời nóihay bằng một sự tự nguyện đơn giản. Ta trở thành một người phật giáo bằng quyếttâm và cố gắng liên tục để biến cải chính tâm linh của ta. Ta trở thànhngười phật giáo bằng tu tập và suy tư lâu dài không ngưng nghỉ. Ta trở thànhngười phật giáo khi ta đã ý thức được ý nghĩa sự sống của chính ta là gì, bảnchất của thế giới này là gì và trọng trách của chính ta đối với tất cả nhữngchúng sinh khác là gì.

Quyển sách nhỏ bé này,ghi chép lại những lời khuyên thiết thực, thâm sâu và trong sáng của ĐứcĐạt-Lai Lạt-Ma, chỉ cho ta cách tu tập giúp biến cải tâm linh ta, biến ta thànhmột con người cao cả hơn, đạt đuợc nhiều khả năng hơn, trong mục đích giúp đỡtất cả chúng sinh để cùng nhau bước vào con đường Giác ngộ và Giải thoát.

Tôi xin chân thành cảmtạ Văn phòng Đức Đạt-Lai Lạt-Ma và nhà xuất bản Albin Michel đã cho phép tôidịch quyển sách này. Tôi cầu mong rằng công việc dịch thuật của tôi, tuy vụngvề, cũng có thể góp công một phần nhỏ bé nào đó, cùng với cố gắng chung của tấtcả những người khác nữa, trong ước vọng đem đến một xã hội nói riêng, và mộtthế giới nói chung, ít khổ đau hơn, ít hận thù hơn, nhưng an bình, hạnh phúc vàcao cả hơn.

Hoang Phong

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/12/2012(Xem: 6445)
Như lai tạng (tathāgata-garbha), Như lai giới – Như lai tánh (tathāgata-dhātu), Phật tánh – Phật giới (buddha-dhātu), v.v., đây là một loại danh từ, trên mặt ý nghĩa tuy có sai biệt ít nhiều, nhưng làm tính khả năng để thành Phật, trên phương diệt bổn tánh chẳng phải là hai của chúng sanh và Phật để nói, thì có ý nghĩa nhất trí với nhau. Tại Ấn-độ, sự hưng khởi của thuyết Như lai tạng khoảng vào thế kỷ thứ 3 A.D., từ giai đoạn sơ kỳ Đại thừa tiến vào hậu kỳ Đại thừa Phật giáo.
25/11/2012(Xem: 6959)
Tôi đã trình bày cấu trúc căn bản của đạo lộ Phật giáo căn cứ trên lời giảng về ba chương trọng yếu: Quán mười hai chi duyên khởi, Quán ngã và vô ngã, Quán bốn thánh đế trong Trung Luận của ngài Long Thọ. Bây giờ chúng ta sẽ tiến vào phần thứ hai, làm cách nào đem tất cả các lí hội thông hiểu với cấu trúc này vào công cuộc tu tập Pháp thật sự. Tôi sẽ giảng giải điều này trên căn bản của một bản văn ngắn của ngài Tsong Khapa, “Ba phương diện chính yếu của đạo lộ” (“Three Principal Aspects of the Path”). Ba phương diện mà Ngài Tsongkhapa đề cập trong bản văn của ngài là xuất li siêu việt, tâm bồ đề, và tri kiến đúng về tính không.
22/11/2012(Xem: 15551)
“Lời Cầu nguyện Đức Kim Cương Trì” là tập hợp hai bài giảng riêng biệt của ngài Tai Situpa. - Người dịch: Nguyên Toàn - Hiệu đính: Thanh Liên.
19/11/2012(Xem: 13191)
Người Phật tử, dù là xuất gia hay tại gia đều không thể sống buông thả, phóng dật. Bởi lẽ, chúng ta nhận thức đời người là vốn quý, cuộc sống lại có hạn.
19/11/2012(Xem: 9590)
Nhân minh học là gì? Môn học này của Phật giáo ở phương Tây thường gọi là logic học hay là Luận lý học. Viện sĩ Nga Th.Scherbatsky, trong bản dịch Anh ngữ cuốn "Nyaya bindu" của Luận sư Ấn Ðộ Dharmakirti (Pháp Xứng) cũng dịch đầu đề cuốn sách là "A short treatise of logic" tức "Một bộ luận ngắn về logic".
16/10/2012(Xem: 8432)
Nghiệp (Karma) là một đề tài nghiên cứu lớn của các nhà triết học và tôn giáo Ấn Ðộ, Phật giáo cũng không ngoại lệ. Nó luôn luôn là đề tài thảo luận sôi nổi của con người,con người từ đâu sinh ra và sẽ đi về đâu sau cuộc sống này, là câu hỏi muôn thuở và mãi mãi về sau...
03/10/2012(Xem: 9402)
Tinh túy của đạo Phật là: nếu có khả năng, ta nên giúp đỡ người khác; nếu không thể giúp họ, thì tối thiểu nên hạn chế việc gây hại cho họ. Đây là tinh túy của cách sống một cuộc đời đạo đức. Mỗi một hành động đều bắt nguồn từ một động cơ. Nếu ta phương hại người khác, điều này bắt nguồn từ một động cơ; và nếu ta giúp đỡ người khác, điều ấy cũng bắt nguồn từ một động cơ. Thế nên, để hỗ trợ hay phục vụ người khác, chúng ta cần một động cơ nào đấy. Vì thế, ta cần các khái niệm nào đó.Tại sao ta lại giúp đỡ và không phương hại người khác?
20/09/2012(Xem: 6295)
Chúng ta đang sống ở một thời đại đặc biệt. Phật pháp bây giờ đã được khắp thế giới biết đến. Phật pháp được thực hành ở những vùng đất mới, trong dân chúng với những truyền thống và mối quan tâm khác nhau. Phật pháp đang đóng góp vào một nền văn hóa mới toàn cầu. Điều này thật thú vị và phấn khích. Và là những Phật tử chúng ta có thể hân hoan khi thấy rằng năng lực chữa trị của lời dạy Đức Phật đang được người ta lắng nghe khắp nơi. Nhưng có một mặt khác của việc phát triển này. Việc truyền bá Phật pháp đến một nền văn hóa mới, đặc biệt khi nền văn hóa đó đang gia tăng ưu thế toàn cầu, tạo ra cho Phật giáo những nguy cơ. Tôi xin nói rõ nguy cơ này. Thế giới hiện đại đã phát triển mà không có sự hiểu biết về Pháp (Dharma). Những thực hành, giá trị và quan điểm hiện đại được đặt cơ sở nơi những khái niệm, sự nhận thức và niềm tin mà chúng thường trái ngược với lời dạy của Đức Phật. Đây là nơi nguy cơ tiềm tàng. Nếu những người phương Tây thích ứng với Phật giáo quá nhanh chóng, nhìn
18/09/2012(Xem: 13048)
Qua bài viết này, người viết mong rằng sẽ góp một phần nhỏ kiến thức về ý nghĩa chân thật về Phật giáo đối với Phật tử đi chùa.
06/09/2012(Xem: 4334)
Gần năm tháng nay, hắn đã sống hững hờ như một thây ma; mỗi ngày bắt đầu lại một mặt trời cũ, dâng lên trên những mái nhà một xác thối của mặt trời, ánh sáng của đèn cầy còn dễ thở hơn ánh sáng của mỗi ngày dư máu. Máu ứ đọng lại trong lòng mặt trăng của tư tưởng. Hắn thù ghét sanh từ, động từ “ý thức” và thù ghét cả tính từ “ý thức”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]