Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Luận Câu Xá

11/11/201017:55(Xem: 12881)
Luận Câu Xá


LUẬNCÂU XÁ

A.TÁC GIẢ VÀ THỜI GIAN TẠO LUẬN

Tácgiả luận này là Luận sư Bà-tấu-bàn-đậu (Vasubandhu - cựudịch là Thiên Thân, tân dịch là Thế Thân), người Bắc AánÐộ, sanh trong khoảng 900 năm sau Phật nhập diệt, tại đôthành Bố-lâu-sa-bố-sa (Purusapura), nước Kiền-đà-la (Gandhara),họ Kiều-thi-la, chủng tộc Bà-la-môn, Ngài có ba anh em đềuxuất gia theo bộ phái Tát-bà-đa (Sarvàstivada: Nhất thế hữubộ, gọi tắc là Hữu bộ, một trong hai mươi bộ phái Tiểuthừa), nhưng anh ngài là Vô Trước (Asanga) sớm tỏ ngộ khônglý (Sunyata) của Tiểu thừa, không còn bị bế tắc ở nơiđó, nên thông suốt thật tướng, quay về nghiên cứu và hoằngdương giáo lý Ðại Thừa. Em ngài là Tỷ-lân-trì-đạt-đathì chỉ theo giáo nghĩa Tiểu thừa mà thôi. Riêng ngài làbậc thông tuệ tuyệt vời, khi còn theo Tiểu thừa đã viết500 bộ luận để xiễn dương giáo nghĩa này. Về sau, đượcsự khuyến dẫn của anh là Vô Trước, ngài trở về Ðạithừa và cũng viết 500 bộ luận để hoằng dương giáo nghĩanày. Vì thế, đương thời tôn ngài là Thiên Bộ Luận Sư.Câu-xá Luận là một trong 500 bộ luận Tiểu thừa do ngàitrước tác. Ðến năm 80 tuổi ngài viết bộ luận cuối cùnglà "Duy Thức Tam Thập Tụng". Như vậy, có thể ước định,ngài viết luận Câu-xá vào khoảng từ 40-50 tuổi, tức khingài đang theo Tiểu thừa.

TheoTây Vức Ký 2, cách thành Bố-lâu-sa-bố-la, khoảng tám, chíndặm về phía đông, có một cây tất-bát-la, phía nam cây nàycó một ngôi tháp cao do vua A-nị-sắc-ca (Kaniska, 120TL) dựnglên khoảng năm trăm năm sau Phật Niết-bàn, phía tây ngôitháp có một ngôi chùa cao rộng, với nhiều tầng, tên làQuỳnh Lâm, cũng do vua Ca-nị-sắc-ca lập. Tầng thứ ba làmột Tăng phòng, nơi mà trước kia ngài Hiếp Tôn Giả ở,phía đông Tăng phòng có một gian nhà, chính nơi đây ngàiThế Thân viết bộ luận Câu-xá này.

B.Ý HƯỚNG TẠO LUẬN

Khitách khỏi Thượng tọa bộ, Hữu bộ có kiến giải riêngvề Phật pháp. Theo Hữu bộ mục đích của toàn bộ Phậtpháp ở chỗ chỉ ra sự khổ của thế giới hiện hữu vàphương cách thoát ly sự khổ đó để đạt Niết-bàn an ổnvĩnh cửu. Nói đầy đủ hơn là chỉ rõ sự khổ mà ngườicầu giải thoát cần phải biết, nguyên nhân sự khổ mà ngườicầu giải thoát cần phải diệt trừ, phương cách diệt khổcần phải tu và cảnh giới Niết-bàn an vui cần phải chứng.Ðó là bốn Thánh đế bao gồm tất cả mọi sự vật thếgian và xuất thế gian. Mọi sự vật này lại có thể chiara năm vị là sắc, tâm, tâm sở, tâm bất tương ưng và vôvi. Sắc tức năm căn, năm trần và vô biểu sắc. Tâm tứctinh thần, khả năng nhận thức, tức tâm vương. Tâm sở làcông dụng tinh thần đặc thù như cảm giác, tri giác, tưởngtượng v.v... Công dụng đặc thù này không phải là công dụngcủa tâm vương nhưng nó có tự thể riêng hợp cùng với tâmvương thành có cảm giác tri giác, như thọ tâm sở hợp vớitâm vương thành có sự cảm thọ vui khổ. Tâm bất tươngưng hành, hành là tạo tác, những pháp có công dụng tạotác gọi là hành như sanh, trụ, dị, diệt v.v... nó từ tâmvà sắc mà có được, chứ không phải như tâm sở tươngưng với tâm vương, nên gọi tâm bất tương ưng hành. Vôvi pháp tức ba thứ trạch diệt, phi trạch diệt và hư khôngvô vi. Năm vị pháp này theo chỗ tiện nghi chia làm năm uẩnvà vô vi, hoặc chia làm mười hai xứ, hoặc chia làm mườitám giới. Năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới hợp lạigọi là ba khoa, thể nó thường hằng bất diệt, chỉ khi tácdụng nó chưa khởi gọi là pháp vị lai, khi đã khởi rồigọi là quá khứ, khi đang khởi gọi hiện tại. Ðây là chủtrương "ba đời thật có", "pháp thể hằng có" của tông pháiHữu bộ. Pháp thể tuy hằng có, nhưng tác dụng của nó sanhkhởi được phải nhờ đến sự hòa hợp của các cái khácvà sự quan hệ trước sau, tức là nhờ nhân duyên, chứ khôngthể đơn độc khởi lên tác dụng. Tự thể mỗi pháp riêngcòn không thể khởi lên tác dụng huống là có một chủ tểthường nhất để gọi đó là ngã được sao? Do đó tôngnày còn được gọi là "Pháp hữu ngã vô tông".

Hỏi:Nếu không có ngã thể chủ tể thường nhất thì cái gì dẫnđến sự khổ của thế giới hiện thực này?

Ðáp:Dẫn đến sự khổ của thế giới hiện thực không ngoàinghiệp nhân và phiền não duyên, nếu dứt hết nghiệp nhânvà phiền não duyên thì quả báo sự khổ tự dứt, đồngthời chứng đắc diệu thể Niết-bàn. Phương pháp dứt nghiệpphiền não này nói lược là Thánh đạo tám chi, nói rộnglà bảy khoa ba mươi bảy giác phần. Tóm lại, tông phái Hữubộ rất chú trọng lý tánh, chú trọng dùng tuệ giản trạchcác pháp để dứt mê hoặc chứng chân lý. Cho nên trên bướcđường tu đạo không ngoài vận dụng tuệ thế tục (hưũlậu tuệ) và tuệ thắng nghĩa (vô lậu tuệ) tuần tự tiếntheo ba đạo là kiến đạo, tu đạo, vô học đạo. Kiến đạolà dựa vào tuệ trạch pháp thấy biết một cách xác thậtvề lý Tứ đế, dứt được kiến hoặc cũng gọi mê lý hoặc.Tu đạo là tiến lên dùng sức tuệ trạch pháp tiếp tụcquán sát lý Tứ đế, để dứt trừ tư hoặc cũng gọi làmê sự hoặc (sự là sự trạng). Nhưng hai đạo này còn trênđường tu tập dứt hoặc chứ chưa hòan toàn thanh tịnh, nêncòn gọi chúng là hữu học, cho đến khi hòan toàn sạch hếtmê hoặc chứng đạt Niết-bàn mới gọi là vô học đạo,còn gọi là vô học vị. Lại do căn cơ người tu có hạ,trung, thượng nên kết quả khác nhau. Hạ căn phải nhờ nghegiáo pháp Phật để tu mới được giải thoát, đây là chủngtánh thanh văn, kết quả chứng A-la-hán. Trung căn không nhờsự nghe giáo, chỉ do tự lực quán sát lý Mười hai Nhân duyênmà dứt hoặc ngộ đạo. Ðây là chủng tánh duyên giác, kếtquả chứng độc giác Phật. Thượng căn trải nhiều kiếptu hành đầy đủ nhất thế chủng trí, dứt sạch mê hoặc,viên mãn công hạnh tự lợi lợi tha, chứng vô thượng giác.Ðây là chủng tánh đại giác.

Giáonghĩa của Hữu bộ từ khi tách khỏi Thượng tọa bộ chođến khi luận sư Ca-đa-diễn-ni tử ra đời mới tổ chứchoàn chỉnh có hệ thốngvới bộ luận Phát Trí của ông,được truyền bá mạnh nhất tại nước Ca-thấp-di-la (Kasmir,Kế Tân) ở Bắc Aán. Ðến giữa thế kỷ thứ hai TL, vua Ca-nị-sắc-cacủa Ca-thấp-di-la triệu tập Ðại hội Kết tập Kinh điểnlần thứ tư dưới sự chủ trì của các ngài Hiếp Tôn Giả,Pháp Cứu, Thế Hữu, Diệu Âm, Giác Thiên thuộc Hữu bộ (trongđó, Thế Hữu làm Thượng thủ), kết quả đặc bi?t củacuộc kết tập là cho ra đời bộ luận A-tỳ-đạt-ma ÐạiTỳ-bà-sa 200 cuốn, nhằm giải thích luận Phát Trí. Từ trướccác học giả A-tỳ-đạt-ma được gọi là Ðối pháp sư,từ khi luận Ðại tỳ-bà-sa ra đời thì các học giả nàyđược gọi là Tỳ-bà-sa sư, nghĩa là vị thầy giải thíchtỉ mỉ. Họ truyền bá rất mạnh Hữu bộ, tôn trọng luậnLục Túc, Phát Trí hơn kinh, mạt sát các kinh luận của cácbộ phái khác hành trì và cứ mê chấp chủ trương "Ba đờithật có, ba khoa đều thật", cho đó là chân lý, rồi chêbai kẻ khác.

Ðếnđây các luận thư của Hữu bộ đã phong phú, lý nghĩa dồidào đến chi li phiền toái, người học khó theo nổi, đòihỏi đến sách tóm lược. Ðáp ứng nhu cầu đó, Pháp Thắngđã viết A-tỳ-đàm Tâm luận, rồi Như Ý Luận sư viết VôY Hư Không Luận giải thích Tâm Luận. Pháp Cứu, đệ tửcủa Pháp Thắng (cũng gọi Pháp Thượng, Ðạt-ma-thi-la), khôngđồng ý Hư Không Luận nên viết Tạp A-tỳ-đàm Tâm Luậnđể giải thích Tâm Luận của thầy mình. Các luận này tuynói là tóm lược Ðại Tỳ-bà-sa nhưng đã có nhiều điềukhông trung thực với Ðại Tỳ-bà-sa, nghĩa là không trung thựcvới lý thuyết Hữu bộ, nên khi Tâm Luận ra đời đượctruyền bá tại nước Càn-đà-la trở thành đối lập vớisự truyền bá của Ðại Tỳ-bà-sa ở Ca-thấp-di-la. Ngài ThếThân sinh tại Càn-đà-la đọc đến Tâm Luận, Tạp Tâm Luận,cùng giáo nghĩa của Kinh bộ có chỗ đồng tình, ngược lạikhông đồng tình một số giáo nghĩa chính của Hữu bộ nhưngHữu bộ đã tôn trọng nó hơn cả kinh Phật nói, nên ngàimuốn thẩm định lại thị phi, bèn cải trang đến tại Ca-thấp-di-langhiên cứu giáo nghĩa Hữu bộ, nhất là nghiên cứu bộ luậnÐại tỳ-bà-sa, được giữ nghiêm ngặt tại nước đó. Khiđến nơi ngài được vị A-la-hán Ngộ Nhập (Tác-kiện-đà)(Tây Tạng truyền rằng ngài học với Chúng Hiền là họctrò của Ngộ Nhập) truyền dạy giáo nghĩa Hữu bộ cho. Sau4 năm học hiểu thấu trọn giáo nghĩa Hữu bộ ngài đượcngài Ngộ Nhập ngầm khuyên trở về. Khi ngài trở về nướcbắt đầu giảng Ðại Tỳ-bà-sa, tập hết yếu nghĩa tạothành 600 bài tụng, trong đó thường thêm chữ "truyền thuyết"biểu thị sự không tin hẳn chủ trương "Ba đời thật có,pháp thể hằng có" của Hữu bộ. Sáu trăm bài tụng này đượcđưa đến Ca-thấp-di-la, các học giả Ca-thấp-di-la rất hoannghênh và yêu cầu giải thích, ngài đã giải thích và đúckết thành bộ luận Câu-xá với nội dung trình bày theo sựhiểu biết độc lập của mình chứ không thiên vị tông pháinào. Tuy ngài theo Hữu bộ, nhưng nếu giáo nghĩa nào của Hữubộ không đúng thì ngài đều bỏ qua, còn nếu giáo nghĩanào của Kinh bộ mà đúng thì thì ngài thu lấy, mục đíchlà trừ bỏ bịnh tình chấp ngoan cố hẹp hòi từ trướccủa nhà Hữu bộ, để phát huy chân lý Phật, và phát huychân lý Phật tức là để giúp cho chúng sanh khai sinh trí tuệ,đoạn trừ phiền não, lấy đó làm cách duy trì Chánh pháptồn tại lâu dài ở thế gian. Xem bài tụng cuốn luận nàyđủ thấy ngài không theo hẳn giáo nghĩa chính thống củaHữu bộ: "Nghĩa lý của Ca-thấp-di-la đã hoàn bị. Có mộtít điều chê bai đó là lỗi ở tôi, nhưng phê phán đâu làchính, điều đó chỉ do ở đức Mâu-ni". Ðối với luậnCâu-xá này, Tây Vức Ký cuốn 4 đã viết: "Bấy giờ có Bồ-tátThế Thân chuyên tâm đạo mầu, tìm hiểu nghĩa lý bên ngoàingôn ngữ, phá chỗ mê chấp của Tỳ-bà-sa, tạo luận Câu-xá,lời lẽ nghĩa lý tinh vi, lý trí cao siêu trong sáng".

Dolẽ trên nên khi luận Câu-xá ra đời được mọi người hoannghênh nghiên cứu và được tôn là Thông minh luận, khiếnLuận sư Chúng Hiền viết Thuận Chánh Lý luận 80 cuốn đểkích bác lại.

C.TỔ CHỨC CỦA BỘ LUẬN CÂU-XÁ.

Nhưđã biết, luận này nhằm mục đích phá thiên chấp của Hữubộ để làm sáng tỏ chân lý của giáo pháp. Tuy nhiên, đểthấy rõ chân lý ấy, Luận được trình bày như sau: Toànbộ luận này có 30 cuốn chia làm 9 phẩm:

1.Phẩm Phân biệt giới, 2 quyển
2.Phẩm Phân biệt căn, 5 quyển
3.Phẩm Phân biệt thế gian, 5 quyển
4.Phẩm Phân biệt nghiệp, 6 quyển
5.Phẩm Phân biệt tùy miên, 3 quyển
6.Phẩm Phân biệt hiền thánh, 4 quyển
7.Phẩm Phân biệt trí, 2 quyển
8.Phẩm Phân biệt định, 2 quyển
9.Phẩm Phân biệt ngã, 1 quyển

Chínphẩm này nhằm thuyết minh hai điều:

1.Tám phẩm đầu (29 quyển): Thuyết minh sự tướng của cácpháp.
2.Phẩm Phá ngã (1 quyển): Thuyết minh lý vô ngã.

Hoặcnói rõ hơn, toàn bộ Luận không ngoài thuyết minh về bốnnghĩa chính sau đây:

1.Thể dụng của vũ trụ vạn hữu (phẩm Giới và Căn).
2.Nhân và quả của mê (các phẩm 3, 4 và 5).
3.Nhân và quả của ngộ (các phẩm 6, 7 và 8).
4.Ðạo lý vô ngã (phẩm 9).

Ðồbiểu:
1.Thể dụng các phápThể(P.1)Nóitổng quát pháp hữu lậu, vô lậu.
Dụng(P.2)
2.Nhân quả của mêQuả(P.3)Nóiriêng về hữu lậu (mê)
Thânnhân (P.4)
Sơduyên (P.5)
3.Nhân quả của ngộQuả(P.6)Nóiriêng về vô lậu (ngộ)
Thânnhân (P.7)
Sơduyên (P.8)
4.Ðạo lý vô ngã(P.9)

D.TÔN CHỈ CỦA LUẬN

Nhưtổ chức của Luận này chắc chắn nó phải có đối tượngtôn sùng và có chủ đích để làm tôn chỉ. Vậy tôn chỉcủa nó là gì? Ðó là: "Quán sát cùng tột lý nhân quả củamê và ngộ để đạt đến chân trí vô lậu của Niết-bàn".Tại sao nói như vậy? Bởi lẽ, nếu không nhằm mục đíchấy, thì thuyết minh về thể tánh, tác dụng của vạn hữuở hai phẩm Giới và Căn gồm 7 quyển để làm gì? Thuyếtminh về nhân và quả của mê ở ba phẩm Thế gian, Nghiệp,Tùy miên gồm 14 quyển, để làm gì? Thuyết minh về nhân vàquả của ngộ ở ba phẩm Hiền Thánh, Trí, Ðịnh gồm 8 quyển,để làm gì? Và đả phá chủ trương Hữu ngã của luận pháicổ đại Aán Ðộ như Số luận (Samkhya) và Thắng luận (Vaisesika)và Ðộc tử bộ ở phẩm Phá ngã 1 quyển, để làm gì? Tấtcả đều nhằm mục đích phát khởi chân trí vô lậu củachúng sanh để quét sạch trần cấu vọng niệm vô minh màđạt đến Niết-bàn. Cứ xem đề mục của Luận thì càngthấy rõ tôn chỉ của nó. Ðề mục của Luận là: A-tỳ-đạt-maCâu-xá (Abhidharma Kosa). A-tỳ (Abhi) dịch là đối; Ðạt-ma(Dharma) dịch là pháp;Câu-xá (Kosa) dịch là tạng. Vậy A-tỳ-đạt-maCâu-xá là Ðối pháp tạng.

Ðốicó hai nghĩa: 1. Ðối quán lý mê ngộ (lý Tứ đế). 2. Ðốihướng quả Niết-bàn. Nhưng lấy cái gì để đối quán vàđối hướng? Ðó là trí tuệ vô lậu chân chính. Luận nàychứa đựng trọn vẹn trí tuệ ấy nên mệnh danh là Ðốipháp tạng. Ðã gọi là Ðối pháp tạng, thì tôn chỉ đượcthuyết minh trong đó không ngoài trí tuệ đối pháp.

Tómlại, giáo nghĩa của Luận này tuy trăm sai ngàn biệt, nhưngtôn chỉ trọng yếu không ngoài khai phát trí tuệ vô lậumà thôi.

Ð.PHIÊN DỊCH VÀ HOẰNG TRUYỀN

Luậnđược truyền sang do hai nhà dịch: Chân Ðế - người nướcƯu-thiền-ni (Ujyaini) ở Aán Ðộ sang Trung Hoa dịch thành 22quyển dưới triều Trần Văn Ðế, niên hiệu Thiên Gia thứ4 (563 TL), được các Ngài Trí Khải đời Trần và Tịnh Huệđời Ðường viết sớ giải truyền bá. Người thứ hai làHuyền Trang đời Ðường dịch thành 30 quyển, trong nhữngnăm 650 TL và có các Ngài Thần Thái, Phổ Quang, Pháp Bảo,Viên Huy, Huệ Huy viết sớ giải truyền bá. Từ đó, Luậnnày trở thành bộ Luận căn bản của Câu-xá tông tại TrungHoa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2017(Xem: 7949)
Trong nghi thức Cầu Siêu của Phật Giáo Việt Nam, ở phần Quy Y Linh, có ba lời pháp ngữ: “Hương linh quy y PHẬT, đấng PHƯỚC TRÍ VẸN TOÀN – Hương linh quy y PHÁP, đạo THOÁT LY THAM DỤC – Hương linh quy y TĂNG, bậc TU HÀNH CAO TỘT” (chơn tâm – vô ngã). Ba lời pháp ngữ trên chính là ba điều kiện, ba phương tiện siêu xuất, có năng lực đưa hương linh (thân trung ấm) được siêu lên các cõi thiện tùy theo mức độ thiện nghiệp nhiều,
13/03/2017(Xem: 5171)
Chữ NHƯ được thông dụng rất phổ biến trong văn chương và lời nói thường nghiệm của các dân tộc trên thế giới và trong Phật Giáo . Trong văn chương, chữ Như được thấy ở một số trường hợp : Xác định, phủ định, tương tợ, không thực…(như ảo, như hóa) đối với các vật thể hiện thực.
11/03/2017(Xem: 8048)
Do vì đặc thù, cho nên bảy hạng đệ tử Phật (Tỳ kheo Tăng, Tỳ kheo Ni, Sa di, Sa di ni, Thích xoa Ma na, Ưu Bà Tắt, Ưu Bà Di) từ trong thời Phật còn tại thế và hôm nay, ai cũng phải có tâm từ bi là một quy luật ắt phải có sau khi quay về Đạo Phật (Quy y tam bảo) trở thành Phật tử xuất gia. Được có tâm từ bi, là phải học và thực tập Phật Pháp. Dù là những oanh vũ nam, oanh vũ nữ trong tập thể GĐPT, đều phải học đạo lý từ bi và thực tập từ bi, được thấy ở những câu: em thương người và vật, em kính mến cha, mẹ và thuận thảo với anh chi, em.
01/02/2017(Xem: 4201)
Một số tư tưởng Phật học sau đây cùng nói lên nghĩa của Ý Giáo : Ý tưởng mong muốn đem giáo Pháp giải thoát của Phật ra, giảng dạy cho mọi người được biết mà tu tập. Tâm thông đạt mọi khế lý, giáo nghĩa Phật pháp. Tự mình làm thầy lấy mình để sửa tâm. Tự mình thắp đuốc lên mà đi. Hành giả vào đạo Phật để tìm con đường giải thoát
29/01/2017(Xem: 9186)
Hiểu tư tưởng Duyên Khởi thì hiểu Triết học Phật giáo. Thuyết “duyên khởi” là một nền tảng triết lý rất quan trọng trong lời giáo huấn của Đức Phật. Sau khi đắc đạo, Đức Phật đã căn cứ vào lẽ sanh khởi của dukkha (những điều không hài lòng, căng thẳng, khổ đau…) mà nói lên sự liên hệ nhân quả của nó gồm có 12 thứ/ 12 chi. Ngài lập ra thuyết “duyên Khởi”.
22/12/2016(Xem: 24596)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 13407)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
13/11/2016(Xem: 8666)
Khi bàn về Phật giáo, học giả Lương Khải Siêu đã nói: “Phật giáo là trí tín, không phải mê tín, là kiêm thiện chứ không phải độc thiện, là nhập thế chứ không phải yếm thế”. Lương Khải Siêu tiên sinh bác cổ thông kim, học thông cả cổ Trung và Tây phương, giữ một địa vị khả kính trong giới học giả. Lời nói của ông phải có căn cứ trên phương diện học lý. Thế thì căn cứ ấy là gì? Lẽ dĩ nhiên là ở trong Tam tạng giáo điển của đạo Phật. Vì mục đích của Phật Pháp là mong con người chuyển mê thành ngộ, chuyển ngu thành trí, và chuyển phàm thành Thánh chứ không gì khác.
27/08/2016(Xem: 6468)
Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.
27/08/2016(Xem: 4688)
Định nghĩa. Thực tại, nghĩa là nơi chốn, chỗ, vị trí, cũng có tên không gian. Không gian, nói một cách tổng thể, là bề mặt của vũ trụ từ bao la, rộng lớn, cho đến hạn hẹp đối với mỗi con người chúng ta đang có mặt ở một nơi nào đó, như tại : bãi biển, bờ đê, quán cà phê, phòng ngủ, phòng ăn, sân chùa, chánh điện, trong chợ, trên đoạn đường xa lộ, bãi đậu xe (parking), v.v…Trên mặt của toàn thể vũ trụ đều có vô số vạn hữu (cỏ, cây, muôn thú), và con người, gọi chung chư pháp. Kinh văn Phật nói: “Thật tướng của vạn hữu (chư pháp) là vô ngã “. Q
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567