Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tự thân & tha nhân

15/01/201214:50(Xem: 10072)
Tự thân & tha nhân
Duc_Phat_Thich_Ca (4)
Tự thân & tha nhân

HT. Thích Thiên Ân– Quảng Trí dịch

Sự thể hiện đích thực về đờisống của người Phật tử không phải là ngôn ngữ, kiến thức mà là hành động. Tọathiền là quan trọng; giữ tâm điềm tĩnh, lắng dịu và nghiêm túc trong quá trìnhhành thiền là cần thiết, nhưng đấy không phải là nhiệm vụ khó khăn nhất. Nhiệmvụ khó khăn nhất ấy là đem tâm nghiêm túc ấy vào trong đời sống thường nhật.


Trong Đại thừa Phậtgiáo, vị Bồ tát được ví như hoa sen, mọc lên từ bùn mà không nhiễm mùi bùn, vẫnnở hoa tươi đẹp và tinh khiết. Vị Bồ tát sống trong đời mà không bị nhiễm bụitrần khi vị ấy cứu giúp mọi chúng sanh. Một thiền sinh phải cố gắng làm sao đểgiống như vị Bồ tát. Thiền sinh có thể sống đời sống của một con người bìnhthường, nhưng luôn luôn kiểm soát được tâm và luôn tràn đầy trí tuệ và từ biđối với mọi loài chúng sanh.

Để đạt được tâm Bồ tát, bước quan trọng nhất là phải có sự tỉnh giác thựcsự về bản thân và về mối quan hệ với người khác. Con người là loài vật duy nhấtcó khả năng tự ý thức và tự làm chủ chính mình. Khả năng hiểu về bản thân làđiều khiến cho nhân loại trở thành loài có khả năng nhất trong sáu cõi về khảnăng tu tập để đạt đến giác ngộ. Con người và động vật không chỉ khác nhau vềlối sống mà còn khác nhau về những mức độ ý thức. Một con vật chỉ có ý thức vềnhững thứ xung quanh chúng, về thế giới bên ngoài. Con người thì tiến bộ hơnthế, con người không chỉ ý thức về thế giới bên ngoài mà còn ý thức về bảnthân, về toàn bộ sự sống của mình.

Vì thế, bước đầu tiên hướng đến sự giác ngộ chính là hiểu “ngã” là gì. Nótồn tại hay không tồn tại? Nó thường hằng hay không thường hằng? Theo triết họcPhật giáo, “ngã” là một thực thể gồm có hai đặc tính: kết hợp và thay đổi. Thânthể của chúng ta, cuộc sống của chúng ta là sự kết hợp của bốn yếu tố: chấtcứng, chất ướt, không khí, hơi nóng. Chúng ta không thể nào sống được nếu bốnthứ này tách rời nhau, bởi vì cái mà chúng ta gọi là “thân thể của mình” là gồmcó bốn yếu tố vật lý ấy kết hợp với nhau và duy trì sự kết hợp ấy.

Tuy nhiên, cuộc sống của chúng ta không chỉ có thân thể vật lý mà còn cóphần tâm thức nữa. Do vậy, triết học Phật giáo dẫn chúng ta đến sự ý thức vềmột thứ khác, đó là tâm thức. Tâm là gì? Có phải nó là một thực thể? Nó có tồntại mãi không? Nó có vật chất không? Theo tư tưởng của Phật giáo, tâm được cấuthành bởi bốn yếu tố khác nhau, đó là: thọ, tưởng, hành, và thức. Tâm khôngphải là một thực thể, không thường hằng, không thực. Nói cách khác, cuộc sốngcủa chúng ta được duy trì vì thân và tâm kết hợp lại với nhau. Chính thân vàtâm vốn đã không thực, chúng là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Bởi vìchúng là sự kết hợp của nhiều thành tố, cho nên sự sống dễ thay đổi. Từ quá khứđến hiện tại và đến tương lai, sự sống thay đổi trong từng sát na. Không có gìlà thường hằng trong thế giới này cả. Cuộc sống cũng giống như vòng lửa đượctạo ra khi chúng ta cầm một cây nhang và quay nhanh. Khi chúng ta ngừng quaythì vòng lửa cũng tự động biến mất. Sự vận động của cuộc sống cũng như thế.Trong kinh Kim Cang có một bài kệ rằng:

Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bào ảnh,
Như lộ diệc như điện
Ưng tác như thị quán.

Tạm dịch:

Tất cả các hiện tượng trong thế giới này
Đều như mộng huyễn, bọt nước, như bóng râm
Như giọt sương, sấm chớp, như tia sáng
Mọi người cần phải ý thức được điều này.

Mặc dù được kết hợp bởi những yếu tố khác nhau, và dễ thay đổi, chúng tavẫn tồn tại trong giờ phút hiện tại trong thế giới này. Vì thế, điều quan trọngđối với chúng ta là chúng ta phải biết về bản thân, phải ý thức về bản thân. Sựtự ý thức này nâng chúng ta vượt lên trên sự ý thức về tự ngã để đạt đến sựnhận chân về cái ngã đích thực, về cái ngã không thay đổi theo thời gian, vềcái ngã luôn luôn đi cùng chúng ta, cái ngã đích thực, Phật tánh. Có một côngán nổi tiếng trong thiền Lâm Tế rằng: “Bản lai diện mục của ngươi trước khingươi được sinh ra là gì?”, công án này thường được các vị thiền sư trao chothiền sinh để giúp thiền sinh nhận chân được bản lai diện mục, nhận chân đượcPhật tánh. Bởi vì tự chứng ngộ là mục đích chính của thiền, nên hầu hết sự hànhthiền đều nhắm vào đích điểm cuối cùng ấy.

Làm sao chúng ta có thể nhận chân được “ngã”? Làm sao chúng ta có thểsống với “chân ngã” nếu như tâm chúng ta vẫn đang lang thang và nghĩ về nhiềuthứ, khi tâm còn bị quấy nhiễu bởi lo âu và hạnh phúc. Để cho tâm được ổn định,đạo Phật đưa ra pháp tham thiền. Tham thiền là một kỹ thuật giữ tâm điềm tĩnh,bình lặng và thanh khiết. Trong khi thực tập, hành giả không bận tâm đến câuhỏi “Phật ở đâu?”, “Chúa ở đâu?”, cũng không lo lắng về những gì đã xảy ratrong quá khứ, hoặc điều gì sẽ diễn ra trong tương lai. Thậm chí hành giả khôngchú ý đến những sự kiện ở bên ngoài. Những điều bận tâm ấy là không quan trọng.Vấn đề quan trọng là phải sống với tự ngã của mình ngay bây giờ và ở đây. Thiềnhọc giới thiệu những phương pháp giúp đem sự tỉnh thức về với “ngã”, nhận diện“ngã” ngay bây giờ và ở đây.

Trong quá trình nhận diện tự ngã, hành giả hiểu được rằng không ai có thểtồn tại một mình trên thế giới này cả. Không một ai. Người ta cần sống với mộtai đó. Một hòn đảo có thể tồn tại trên đại dương, nhưng một người thì không thểtồn tại đơn lẻ. Cho nên, ngay khi hành giả hiểu rõ về chính mình, vị ấy phảinghĩ về người khác, và vị ấy phải ý thức về mối liên hệ giữa mình với ngườikhác.

Chúng ta không thể tồn tại đơn lẻ trong cuộc đời này được. Xét về vậtchất, chúng ta cần có nhau. Nhu cầu này mang chúng ta xích lại gần nhau và giúpđỡ lẫn nhau. Chẳng hạn, bởi vì chúng ta không thể tự sản xuất vải và những thứcần cho sự sống của chúng ta, cho nên chúng ta cần có người khác. Mọi người đềucần đến người khác; tất cả chúng ta, toàn thể nhân loại, đang giúp đỡ lẫn nhau.Theo triết học Phật giáo, cuộc sống là một quá trình cho và nhận. Chúng sanhđược sinh ra theo nghiệp lực của cá nhân, và để nhận sự giúp đỡ từ người khácđồng thời hoàn thành trách nhiệm của mình trong sự giúp đỡ người khác. Vì thế,về đời sống vật chất, tâm linh cũng như đời sống tình cảm đều chứng tỏ rằngcuộc sống là một quá trình của cho và nhận. Tuy nhiên, trong lúc cho, chúng tacần phải nhớ một điều: không nên tạo sự khác biệt giữa người cho và người nhận.Nếu chúng ta nghĩ rằng, chúng ta đóng vai trò người cho và người khác là ngườinhận, thì sẽ khiến mình nảy sinh lòng kiêu hãnh và mong cầu. Trong việc bantặng, không nên có khái niệm người cho, vật đem cho và người nhận. Thái độ này,thuật ngữ Phật học gọi là “không”. Lúc chúng ta cho hay nhận, chúng ta nên ýthức rõ rằng, không có người nào được cho hay nhận cả. Để làm cho người nhậnđược hạnh phúc, chúng ta phải cho mà không nghĩ mình đang ban ơn. Chúng takhông được đặt mình vào vị trí cao hơn và nhìn xuống người khác như thể họ lànhững người thấp kém hơn ta. Hay nói cách khác, chúng ta phải bố thí với tháiđộ khiêm tốn và với lòng thương yêu.

Một phẩm chất đạo đức quan trọng của đạo Phật là lòng khiêm tốn. Khiêmtốn tức là tránh đặt mình cao hơn người khác. Theo quan điểm của Phật giáo, mọingười đều là con người, vì đều là con người nên chúng ta đều có những ưu điểmvà khuyết điểm cả. Không có ai là Phật, là Bậc Toàn Giác, là người hoàn thiệncả. Nếu chúng ta nhận ra rằng chúng ta chưa hoàn thiện thì chúng ta cũng khôngđòi hỏi người khác phải hoàn thiện. Sự nhận thức này sẽ tạo nên mối quan hệ tốtđẹp giữa ta với người. Sự ý thức rằng chúng ta chưa hoàn thiện không chỉ khiếnchúng ta khiêm tốn hơn mà còn làm cho chúng ta biết tôn trọng và khoan dunghơn. Nếu chúng ta để ý đến lỗi lầm của người khác, chúng ta sẽ thất vọng và đaukhổ. Nếu chúng ta nhận ra rằng mình không hoàn thiện, chúng ta sẽ không yêu cầukhắt khe đối với người khác, biết tôn trọng, khoan dung và thương yêu ngườikhác nhiều hơn. Khoan dung là nhân tố quan trọng trong mối quan hệ giữa ngườivới người.

Mọi hành động mà chúng ta làm, mọi lời chúng ta nói đều tạo ra sự phảnứng nơi những người xung quanh. Ví dụ, khi chúng ta cảm thấy tức giận, ngườikhác thấy thế cũng cảm thấy khó chịu theo, khi thấy ta hạnh phúc thì họ cũngchia sẻ niềm hạnh phúc ấy với chúng ta. Chúng ta không chỉ chia sẻ đời sống vậtchất và chia sẻ những hàng hóa với người khác mà còn chia sẻ cả những yếu tốtình cảm và tâm linh nữa. Đấy chính là sự biểu hiện về mối liên hệ giữa ta vàngười. Bởi vì tất cả mọi người đều liên quan với nhau, không có ai là một hònđảo đơn lẻ cả. Mỗi người chúng ta là một phần của cái tổng thể. Mọi người khôngtách biệt nhau, sự tách biệt giữa ta và người là không thực. Chính sự chấp ngãvà si mê của chúng ta đã tạo ra sự chia rẽ đó. Nếu chúng ta vượt qua được sựchấp ngã và si mê của mình, chúng ta sẽ thấy được rằng mọi người thật sự khôngkhác nhau. Triết học Phật giáo và Ấn Độ giáo diễn tả điều này như sau: “Bạn làsự mở rộng của tôi và tôi là sự mở rộng của bạn”. Tại vì mọi người là sự mởrộng của chúng ta nên khi chúng ta cố ý làm cho ai đó đau khổ thì ngay lúc đóchính chúng ta cũng đau khổ. Ngược lai, bởi vì chúng ta là sự nới rộng củangười khác, nên khi họ cố tình làm hại ta thì họ cũng đang làm hại bản thân họ.

Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộclẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tươngquan với nhau. Tất cả chúng ta là những khía cạnh của cùng một thực thể, lànhững phần khác nhau của một tổng thể, giống như muôn vàn ngọn sóng nổi lên rồilại lặn xuống giữa đại dương liên hệ qua lại với những biến đổi của đại dương.Tại vì chúng ta liên quan chặt chẽ với nhau, không thể tách rời trong đại dươngbao la của sự tồn tại, cho nên Phật giáo khuyên mọi người nên thương yêu lẫn nhau.Chúng ta phải biết xem nhau như là sự nới rộng của cùng một thực thể. Từ đóchúng ta có thể đối xử với nhau như là những người bạn, người anh em của mình,và thế giới khổ đau, thù hận này sẽ được chuyển thành cảnh giới an bình và hạnhphúc. Thế giới luân hồi này sẽ chuyển thành cảnh giới Niết bàn.

Người Phật tử cố gắng nuôi lớn tình thương yêu không giới hạn và sự khôngphân biệt ở trong tâm trong lúc hành thiền và trong các hoạt động hàng ngày. Đểthể hiện tình thương yêu này, người Phật tử luôn tự nhắc nhở bản thân về hạnhnguyện Bồ tát: “Chúng sanh vô số lượng, thệ nguyện đều độ khắp”.

Tại sao người ta cưới nhau, tại sao người ta cần bạn bè? Khi người ta ởmột mình, người ta sẽ rất cô đơn, cho nên họ cưới nhau để thiết lập mối quan hệgiữa họ với người họ thương yêu. Người nam và người nữ cần bạn bè để thiết lậpmối quan hệ. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ là: Chúng ta luôn nhận ra những mối quan hệgần, nhưng lại không nhận ra những mối quan hệ xa. Chúng ta thấy mình cần mộtngười bạn, nhưng cùng lúc đó mình lại thấy không cần những người khác, nhữngngười mà mình không xem là bạn. Chúng ta có thể cố gắng với tất cả khả năng củamình để bảo vệ bạn, nhưng cùng lúc đó chúng ta có thể cố gắng tìm cách để hạingười khác, những người không được xem là bạn, mà là kẻ thù của chúng ta. Tuynhiên, bạn hay thù thì cũng giống như âm với dương. Dương không thể nào tồn tạinếu không có âm và âm không thể nào tồn tại nếu không có dương, cũng như ngườinam và người nữ không thể chia lìa nhau được. Bạn và thù cũng như thế. Ai khiếncho một người trở thành bạn bè hay kẻ thù? Chính chúng ta. Nếu chúng ta thayđổi thái độ của mình đối với người khác, nếu chúng ta đối xử tử tế với ngườikhác, thì người kia, thậm chí hiện giờ đang là kẻ thù của ta, cũng sẽ thay đổithái độ của họ đối với ta và dần dần trở thành bạn bè của nhau. Ngược lại, nếuta không đối xử tử tế với ai đó, thậm chí hiện giờ người đó đang là người bạntốt nhất của ta, thì sớm muộn gì người đó cũng sẽ trở thành kẻ thù. Chúng taphải biết rằng, bạn và thù chỉ đơn thuần khác nhau về mức độ quan hệ giữa haingười và ta là những người đã tạo ra điều đó.

Như đã đề cập ởtrên, mọi người sống trong thế giới này đều có quan hệ hỗ tương lẫn nhau. Mọicá nhân đều cần bạn bè. Tình bạn không chỉ tồn tại giữa con người với nhau, màcòn giữa con người với động vật, giữa con người với thiên nhiên. Nhiều ngườinuôi các con vật, như chó, mèo, cá, chim, rùa,… Một số người còn nuôi cả rắn,và những con vật cưng ít thấy khác. Việc nuôi vật cưng để thỏa mãn nhu cầu kếtbạn không chỉ cần thiết cho con người mà cho cả con vật và thiên nhiên nữa. Đểduy trì những mối quan hệ ấy và phát triển chúng, đạo Phật khuyên mọi người cầnphải hiểu vị thế của người khác, phải phát triển sự hiểu biết lẫn nhau. Đây làbước đầu tiên và quan trọng nhất.

Để giữ được mối quan hệ tốt đẹp giữa mình với người khác, chúng ta cầnphải tôn trọng lẫn nhau. Đây là bước thứ hai. Khi chúng ta gặp nhau, theotruyền thống của đạo Phật thì cả hai bên đều chắp tay và cúi đầu chào để bày tỏlòng kính trọng với nhau. Sự cúi đầu này nhắc nhở chúng ta rằng, chúng ta phảitôn trọng lẫn nhau bởi vì tất cả chúng ta đều trở thành những vị Phật trongtương lai. Nếu chúng ta kính trọng người khác thì họ cũng sẽ kính trọng vàthương yêu chúng ta.

Bước thứ ba trong quá trình đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp hơn với ngườikhác là phải trung thực. Chúng ta phải trung thực với chính mình và với ngườikhác. Nhờ vậy mà sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau nảy sinh. Trung thực vớichính mình và với người khác sẽ vun đắp cho mối quan hệ giữa mọi người vớinhau, giữa mình với người khác.

Một người không thể nào tồn tại đơn lẻ trong cõi đời này, cũng vậy, mộtgia đình không thể nào tồn tại đơn lẻ được. Gia đình là một phần của cộng đồng,cộng đồng là một phần của xã hội và xã hội là một phần của nhân loại. Phật giáođã nhận thấy được tính nhất thể của xã hội loài người, bởi vì một gia đình, mộtthành phố, một đất nước không thể nào tồn tại đơn lẻ. Tất cả chúng ta đều giúpđỡ lẫn nhau và liên hệ với nhau. Theo Phật giáo, nếu chúng ta muốn thế giới hòabình thì chúng ta phải có sự an bình trong tâm mình trước đã. Nếu chúng ta muốnxã hội được hòa hợp, hạnh phúc thì chúng ta phải khiến cho tâm ta được địnhtĩnh, bình an và hoàn thiện bản thân mình trước.

Theo quan điểm phương Tây, người ta tin rằng, muốn có hòa bình thì phảichiến đấu, vì theo họ, hòa bình nên là một sự hòa bình trong chiến thắng vàdanh giá. Họ lập luận rằng, hãy xây dựng lực lượng quân sự, chúng ta sẽ xâydựng được hòa bình. Đây có thể là một phương pháp, nhưng mà chúng ta có nhiềuphương thức khác nhau. Nếu chúng ta đi theo đường hướng của đạo Phật, thì trướchết chúng ta phải có được sự an bình trong tâm hồn, trong cuộc sống của chúngta. Khi tâm ta an bình, đời sống an bình, chính ta được an bình thì sẽ tác độngđến người khác để phát triển những tâm hồn bình an, những gia đình hòa hợp,những xã hội hòa bình, và chúng ta có được sự hòa bình lâu dài.

Đức Phật dạy rằng, sự hòa bình lâu dàikhông bao giờ có thể được tạo nên bởi sự thù hận, khủng bố hay chiến tranh. Sựhòa bình được xây dựng trên sự hung hăng, chống đối sẽ không thể kéo dài được.Như Đại đế A Dục, một vị hoàng đế Phật tử của xã hội Ấn Độ cổ đại đã nói: “Hậnthù không thể nào được chấm đứt bằng chiến tranh, hận thù chỉ có thể chấm dứtbằng tình thương yêu”. Đức Phật dạy rằng, nếu chúng ta muốn chấm dứt chiếntranh, chúng ta không thể dùng chiến tranh; nếu chúng ta muốn chấm dứt thù hận,chúng ta không thể nào dùng thù hận. Cách duy nhất để chấm dứt cái vòng thùhận, giết chóc tồi tệ ấy là sử dụng một sức mạnh hiệu nghiệm hơn, sức mạnh củatình thương yêu. Thông qua tình thương yêu, lòng bao dung, sự hiểu biết và tôntrọng lẫn nhau mà chúng ta có thể chiến thắng kẻ thù. Theo cách này, chúng tachuyển hóa những kẻ thù của chúng ta thành bạn bè. Cách tốt nhất để tạo dựngmột thế giới hòa bình là thông qua sự tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau giữa ngườivới người, giữa những cộng đồng, những quốc gia với nhau.

(Trích dịch từ sách “Zen philosophy, Zen practice”của HT. Thích Thiên Ân, Dharma Publishing andColloge of Oriental studies xuất bản, America, 1975).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/12/2011(Xem: 7336)
Trên đời này có hai thứ cao quý nhất đó là bảy thứ: vàng, bạc, ngọc lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não còn được gọi là thất bảo và phật pháp tăng. Các thứ cao quý ấy được xuất phát từ thế gian. Các loại ngọc và vàng bạc được có trong lòng đất với thời gian cả ngàn năm, tỷ năm do môi trường của đất tạo nên. Các thứ ngọc gọi là đá quý, còn vàng bạc gọi là kim loại quý.
14/12/2011(Xem: 9115)
Tư tưởng Lão Tử rất nhất quán nên dù chỉ viết hai bài về Lão Tử Đạo Đức Kinh nhưng trong đó cũng liên quan hầu như toàn bộ tinh hoa đạo lý của nhà Đạo Học vĩ đại này.
10/11/2011(Xem: 3847)
Đạo Phật không ca ngợi sự nghèo khổ, cũng như không phê phán sự giàu có. Bởi vì, giàu nghèo chỉ là phương tiện, chứ không phải là cứu cánh. Cứu cánh là sự an lạc thật sự của thân tâm, chỉ có thể đạt tới được bằng đạo đức và trí tuệ...
25/10/2011(Xem: 7982)
Thái độ của Phật giáo liên quan đến sự hòa điệu phi thường này như thế nào? Phật giáo có chấp nhận ý niệm có một Đấng Sáng Tạo toàn tri hay là một nguyên lý sáng tạo có khả năng điều chỉnh sự tiến triển của vũ trụ một cách tuyệt vời? Hay Phật giáo cho rằng sự hòa điệu chính xác và tuyệt vời của vũ trụ chẳng qua chỉ là một tình cờ may mắn? Vấn đề có hay không một Đấng Sáng Tạo?
10/08/2011(Xem: 4335)
Thuyết nhân quả của nhà Phật, nói đủ là nhân-duyên và quả là một triết lý mang tính khoa học, qui luật tự nhiên của vũ trụ, không mang tính chất hình thức của sự thưởng phạt từ một đấng quyền năng nào. Hiểu vậy, trong cuộc sống, chúng ta vui vẻ đón nhận những khổ đau bất thường xảy đến với mình như một kết quả do chính mình tạo nhân từ trước. Từ đó suy nghiệm ra, lý nhân quả chi phối cả vũ trụ nhân sinh. Nếu tin sâu nhân quả, chúng ta sẽ được thăng hoa trên đời sống tâm linh, trở nên hiền thiện đạo đức. Ngược lại, nếu không tin nhân quả, cuộc sống chúng ta trở nên liều lĩnh và càn bừa, bất chấp hậu quả.
01/08/2011(Xem: 14278)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
01/07/2011(Xem: 6644)
Có lẽ rất xứng đáng khi dùng một ít thời gian cố gắng tìm ra liệu cuộc sống có bất kỳ ý nghĩa nào hay không. Không phải cuộc sống mà người ta sống, bởi vì sự tồn tại hiện nay chẳng có ý nghĩa bao nhiêu.
30/06/2011(Xem: 3953)
1.- HỎI:Thưa giáo sư, tại sao giáo Sư quyết định nghiên cứu Đạo Phật? ĐÁP:Tôi luôn luôn thích thú với Đạo Phật từ lúc rất trẻ, đặc biệt đối với truyền thống Tây Tạng. Khi tôi học hỏi nhiều hơn về điều này, tôi thấy rằng Đạo Phật đã cho tôi những trả lời tuyệt vời nhất đến những vấn đề mà tôi có về việc những cảm xúc và tâm thức hoạt động như thế nào. Giáo huấn nhà Phật đã thể hiện trọn vẹn ý nghĩa đối với tôi. 2.- HỎI:Giáo Sư quyết định nghiên cứu Đạo Phật vào lúc nào? ĐÁP:Mặc dù tôi đã đọc sách vở về Đạo Phật từ năm tôi vừa 14 tuổi, nhưng tôi đã quyết định học hỏi chính thức tại Đại Học vào năm 1962, khi tôi vừa 17 tuổi.
23/06/2011(Xem: 16840)
BỘ SÁCH PHẬT HỌC ỨNG DỤNG Hồng Quang sưu tầm và biên soạn Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011 GIỚI THIỆU BỘ SÁCH "PHẬT HỌC ỨNG DỤNG" Nguyên Định MỤC LỤC TỔNG QUÁT Cuốn 1: Nghi lễ, Thiền và Tịnh độ Cuốn 2: Giáo lý căn bản Cuốn 3: Bước đầu học đạo Cuốn 4: Bảy tôn giáo ngoài Phật giáo Cuốn 5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống Cuốn 6: Dưỡng sinh Cuốn 7: Khoa học và Phật giáo Cuốn 8: Những vấn đề kiếp sau Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng lúa Cuốn 10: Nghệ thuật diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ.
18/06/2011(Xem: 3878)
Trong khoảng 1000 năm tồn tại và phát triển, Phật giáo dung hợp văn hoá bản địa, góp phần vào sự phát triển chung của dân tộc. Từ nền tảng này, đã tạo ra một bước chuyển hình thành triều đại Lý - Trần thịnh vượng phú cường kéo dài khoảng 400 năm. Đó cũng là thời hoàng kim của Phật giáo Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]