Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại Cương Về Luận Câu Xá

11/11/201017:36(Xem: 17854)
Đại Cương Về Luận Câu Xá


ĐẠI CƯƠNGVỀ LUẬN CÂU XÁ

Hòathượng Thích Thiện Siêu
Họcviện Phật giáo Việt Nam tại Huế, PL. 2543 - TL. 1999

TỰA

Toànbộ giáo lý đức Phật đều nhằm mục đích ''chuyển mêkhai ngộ'' cho chúng sanh. Vì mê ngộ là gốc của khổ vui.Mê thì khổ, ngộ thì vui. Mê thì thành chúng sanh luân hồisanh tử, ngộ thì thành chư Phật giải thoát Niết-bàn. Nhưngmê là tâm mà ngộ cũng là tâm. Chuyển mê khai ngộ tức làchuyển đổi tâm mê lầm thành tâm giác ngộ. Như vậy đạoPhật chính là đạo nói về tâm (Phật ngữ tâm tông, nhấtthế Phật ngữ tâm). Tùy theo trình độ căn cơ của chúngsanh mà mỗi kinh nói về tâm mỗi khác. Khi thì nói về tâmtánh, khi thì nói về tâm tướng, khi thì nói về tâm dụng.Thậm chí có khi đề cập vấn đề thế giới sắc trần,sự vật chuyển biến nhưng cũng cốt để chỉ rõ tâm hầudễ thực hành chuyển mê khai ngộ.

KinhPháp Cú nói: "Tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác mọisự". "Ham muốn sinh lo, ham muốn sinh sợ, không còn ham muốncó lo sợ gì !" Đó là nói tâm.

KinhA-hàm nói: "Tứ đế, Thập nhị Nhơn duyên, Vô thường, Vôngã, Giới, Định, Tuệ...". Đó là nói tâm.

KinhBát-nhã nói: "Bát nhã tâm, vô sở đắc, vô trụ, nhất thiếtkhông, vô trú sinh tâm, vô tướng vô tự tánh...". Đó là nóitâm.

KinhHoa Nghiêm nói: "Tam giới thượng hạ pháp, duy thị nhất tâmtắc. Tâm như công họa sư, họa chủng chủng thế gian. Ưngquán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo...". Đó là nóitâm.vô tướng vô tự tánh...". Đó là nói tâm.

KinhLăng Già nói: "Năm pháp, ba Tự tánh, tám thức, hai Vô ngã.Thánh trí tự giác ...". Đó là nói tâm.

KinhLăng Nghiêm nói: "Bảy chỗ gạn tâm, mười phen chỉ tánh thấy.Thức tinh nguyên minh, tánh tịnh minh thể, tri kiến lập tri,tức vô minh bổn, tri kiến vô kiến, tư tức Niết-bàn...".Đó là nói tâm.

KinhPháp Hoa nói: "Phật tri kiến, nhất thừa đạo, chúng sanh đềuthành Phật...". Đó là nói tâm.

KinhNiết-bàn nói: "Phật tánh thường trú, thường lạc ngã tịnh...".Đó là nói tâm.

KinhViên Giác nói: "Huyễn tùng giác sanh, huyễn diệt giác viên,giác tâm bất động...". Đó là nói tâm.

Thiềntông nói: ''Bản lai diện mục, vô vị chân nhân. Thuyền khôngđáy, đàn không giây...". Đó là nói tâm.

Nhưngtrong kinh, đức Phật nói tâm một cách vắn tắt cô đọng.Các vị Tổ sư, Luận sư mới dựa theo để suy tầm tu chứngphát hiện ra nhiều ý nghĩa ẩn khuất trong đó, mới tạoluận để giải thích, dần dần mới phát sinh nhiều ý nghĩamới lạ độc đáo giúp cho hành giả có thêm sự hiểu biếthết sức phong phú. Từ lý Tứ đế, ngài Long Thọ đã kháiquát thành hai đế là tục đế và chơn đế, hay thế tụcđế, thắng nghĩa đế. Ngài Hộ Pháp lại khai triển ra thànhbốn lớp hai đế (Tứ trùng Nhị đế) là thế gian thế tụcđế, đạo lýï thế tục đế, chứng đắc thế tục đế,thắng nghĩa thế tục đế, thế gian thắng nghĩa đế, đạolý thắng nghĩa đế, chứng đắc thắng nghĩa đế, thắngnghĩa thắng nghĩa đế. Chữ vô minh trong kinh cũng được trongluận chia ra làm phát nghiệp vô minh, nhuận sanh vô minh, nhiễmô vô tri, bất nhiễm ô vô tri, kiến hoặc, tư hoặc, trầnsa hoặc, vô minh hoặc, năm trụ địa vô minh. Luận Du-giàcuốn hai còn nói đến mười lăm thứ vô minh. Ngay luận Câu-xánày cũng đã hệ thống năm uẩn, mười hai xứ, mười támgiới thành ba khoa và phân tích một cách tỉ mỉ theo hai mươihai phương diện (hai mươi hai môn phân biệt) và đặt chúngthành một vấn đề tranh cải giữa các bộ phái Tiểu thừavề tính hư thật của chúng. Những gì thuộc về tâm mê nhưnăm cái, mười triền mười hoặc...và những gì thuộc vềtâm ngộ như giới, định, tuệ, biến tri, biến đoạn, tậntrí, vô sanh trí...đều được gom lại sắp đặt có hệ thốngđể luận giải làm cho rõ ràng từng ly từng tí quá trìnhdiễn biến trong khi mê, cũng như tuần tự tu chứng trên bướcđường ngộ.

Đâylà những hiểu biết sâu sắc, rộng rãi và cần thiết đểxác định rõ ràng từng bước chuyển mê khai ngộ mà luậntạng đã cung cấp cho chúng ta. Tuy nhiên bên cạnh cái hay đó,luận tạng đã không tránh khỏi nhược điểm vì đôi khiphân tách quá tỉ mỉ làm cho vấn đề bị văm vún, lại cókhi còn nêu những việc tầm thường như vì sao có hai mắt,thấy với một mắt hay với hai mắt?...khiến cho người đọcbị chán nản, khó tập trung nghiên cứu các vấn đề thâmáo hơn. Vì lẽ đó ở tập Đại Cương Luận Câu Xá này chúngtôi đã lờ đi những gì tỉ mỉ rườm rà, mà chọn lấyphần rất cương yếu hầu giúp cho Tăng Ni sinh và những aikhông ở vào hạng căn cơ "nhất đao triệt đoạn, nhất cúliễu nhiên siêu bách ức" muốn biết được phần giáo lý"chuyển mê khai ngộ" cơ bản của luận Câu Xá, trước khinghiên cứu sâu xa vào những chi tiết đầy đủ.

Đọcluận Câu Xá và các luận thư A-tỳ-đạt-ma khác, còn cho thấylịch sử chuyển biến về tư tưởng Phật giáo từ sau ngàyphân chia hai bộ Thượng tọa và Đại chúng với sự hăngsay sôi nổi tranh biện về giáo lý giữa các bộ phái suốtmột thời gian dài trên 400 năm sau kỳ kết tập kinh điểnlần thứ hai tại Tỳ-xá-ly.

Riêngluận Câu-xá còn có vị trí rất quan trọng đối với Hữubộ, cũng như luận Thắng Pháp Tập Yếu của ngài A-nậu-lâu-đàcó một vị trí rất quan trọng đối với Tân Thượng tọabộ. Và có thể nói môn tâm lý học, đạo đức học Phậtgiáo cũng đã được các luận này trình bày khá đầy đủ.

TừĐàm, ngày 28 tháng 11 năm 1991
Soạnthuật
-ooOoo-

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/04/2011(Xem: 5390)
Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết và sức mạnh của lý trí để giải quyết vấn đề tâm linh của con người cùng những vấn nạn của xã hội mà không dựa vào Thần Linh.
29/03/2011(Xem: 8506)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta? Đức Đạt Lai Lạt Ma cống hiến giải pháp của ngài. Với nhiều tín đồ, chấp nhận tính chính đáng của những truyền thống tín ngưỡng khác đặt ra một thử thách nghiêm trọng. Để chấp nhận những tôn giáo khác là chính đáng có thể dường như làm tổn hại tính nguyên vẹn niềm tin tôn giáo của chính mình, vì nó đòi hỏi sự thu nạp những con đường tâm linh khác nhau nhưng hiệu quả.
20/03/2011(Xem: 3936)
Tôi có một người huynh đệ băn khoăn bởi một vấn đề. Đó là một đằng theo lời dạy của Lục Tổ Huệ Năng: “Không nghĩ thiện không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục, v.v.?” tức là không còn so sánh, phê phán, nhị biên, để hoà mình, thâm nhập với chân như. Đằng khác lại phải còn biết phải quấy để hành thiện, cải thiện, tức là còn nhị biên. Như vậy người huynh đệ tự hỏi: chánh kiến là hành thiện, hay không thiện, không ác?Và đi xa hơn một chút, thế nào là định nghĩa đúng của chữ hành thiện (vì có rất nhiều cạm bẫy hiểu lầm: biết bao nhiêu kẻ quá khích lại tưởng mình hành thiện)? Tôi có cảm tưởng rằng câu hỏi đặt ra cũng là câu hỏi chung của nhiều Phật tử, trong đó có tôi. Nỗi băn khoăn, khắc khoải đó hoàn toàn có căn cứ, và không phải là dễ dàng giải đáp.
12/03/2011(Xem: 7174)
Với người chịu dày công tìm hiểu, đạo lý không có gì là bí ẩn; với người biết suy xét, hiểu được đạo lý không phải là khó khăn.
05/03/2011(Xem: 3697)
Áo nghĩa thư[1] thường được ghép vào trong phần phụ lục của Sâm lâm thư (Āraṇyaka), có khi lại được ghép vào trong phần phụ lục của Phạm thư (Brāhmaṇa), nhưng tính chất đặc biệt của nó như một chuyên luận riêng là điều luôn luôn được chú ý. Thế nên chúng ta nhận thấy trong một vài trường hợp, những chủ đề trông đợi được trình bày trong Phạm thư (Brāhmaṇa) lại thấy được giới thiệu trong Sâm lâm thư (Āranyaka), đôi khi bị nhầm lẫn thành một số lượng đồ sộ của các Áo nghĩa thư.
01/03/2011(Xem: 4038)
Vào khoảng cuối thế kỷ thứ VII đầu thế kỷ thứ VI trước Tây lịch, nền tư tưởng triết học của Ấn Độ đã trải qua những thay đổi lớn lao cả về hình thức lẫn nội dung. Nó được đánh dấu bằng sự ra đời của các học phái phi Veda với nhiều học thuyết khác nhau, góp phần rất lớn làm suy giảm tầm ảnh hưởng của hệ thống Veda già cỗi. Và kể từ đây, lịch sử tư tưởng Ấn lại sang trang mới để rồi ghi nhận về sự tồn tại song hành của hai trường phái triết học khác nhau nhưng lại có quan hệ với nhau: hệ thống Bà-la-môn và hệ thống Sa-môn. Hệ thống Bà-la-môn lấy giáo nghĩa của Veda làm cơ sở và đang bước vào thời kỳ suy thoái.
22/02/2011(Xem: 4411)
Tôi không hề quan tâm đến chữ ism(...isme) [tức là chữ ...giáotrong từ tôn giáo]. Khi Đức Phật thuyết giảng Dharma[Đạo Pháp], Ngài không hề nói đến chữ ismmà chỉ thuyết giảng về một cái gì đó mà mọi tầng lớp con người đều có thể hấp thụ được : đấy là một nghệ thuật sống...[...]. Phải làm thế nào để trở thành một con người tốt – đấy mới chính là điều quan trọng. Thiền sư S. N. Goenka
19/02/2011(Xem: 4226)
“Chân lý cao cả nhất là chân lý này: Thượng đế hiện diện ở trong vạn vật. Vạn vật là muôn hình vạn trạng của Thượng đế…Chúng ta cần một tôn giáo tạo ra những con người cho ra con người”. (Vivekananda)
19/02/2011(Xem: 3111)
Từ cổ chí kim, trong thâm tâm của mỗi người luôn cố gắng tìm kiếm và vạch ra bản chất của thế giới, thực chất bản tính của con người, sự tương đồng giữa nội tâm và ngoại tại, tìm con đường giải thoát tâm linh… Mỗi người tùy theo khả năng của mình đã cố gắng vén mở bức màn bí ẩn cuộc đời. Vì vậy, biết bao nhiêu nhà tư tưởng, tôn giáo, triết học ra đời với mục đích tìm cách thỏa mãn những nhu cầu tri thức và chỉ đường dẫn lối cho con người đạt tới hạnh phúc. Nhưng mỗi giáo phái lại có những quan điểm, tư tưởng khác nhau. Ở đây, với giới hạn của đề tài, ta chỉ tìm hiểu bản chất triết học của Bà-la-môn giáo dưới cái nhìn của đạo Phật như thế nào.
19/02/2011(Xem: 2966)
Là một phần trong cái hùng vĩ nền triết học Ấn Độ, Bà-la-môn giáo và Phật giáo đã có sự đóng góp to lớn, không những trên bình diện triết lý u huyền mà còn để lại những ảnh hưởng sâu đậm trong từng nếp nghĩ, cử chỉ hay quan niệm sống của toàn thể dân tộc Ấn Độ. Và cũng vì là hai thực thể có cùng chung một dòng máu nên trong quá trình phát triển, cả hai đều đã có những ảnh hưởng nhất định lên nhau. Nhưng vì ra đời muộn hơn nên đã có không ít quan niệm cho rằng Phật giáo là sự hệ thống lại các tư tưởng Ấn độ giáo, hoặc cũng có ý kiến cho rằng đạo Phật là phản biện của chủ nghĩa tôn giáo Ấn... Còn có rất nhiều nữa những quan niệm hoặc là thế này hoặc là thế kia để so sánh những mệnh đề đã tồn tại từ lâu trong lòng của hai khối tư tưởng một thời đã từng được xem là đối kháng của nhau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567