Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vị đạo nhân không y cứ

18/10/201012:58(Xem: 3655)
Vị đạo nhân không y cứ




vi-dao-nhan-khong-y-cu

Sau Lục Tổ Huệ Năng (638-713), Thiền Tông phương Nam của ngài chia làm hai hệ phái do hai đệ tử của ngài đứng đầu là Nam Nhạc Hoài Nhượng (677-744) và Thanh Nguyên Hành Tư (?- 740). Về sau, hệ phái Thanh Nguyên gồm ba dòng là Tào Động, Pháp Nhãn và Vân Môn, còn hệ phái, còn hệ phái Nam Nhạc truyền ra hai dòng là Lâm Tế và Quy Ngưỡng. Lâm Tế Nghĩa Huyền (?-867) đã mở ra một dòng thiền lớn kéo dài cho đến ngày nay, có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo Trung Quốc, Việt Nam, Cao Ly và Nhật bản. Riêng tại Việt Nam, Thiền Lâm Tế có mặt và phát triển liên tục đến nay kể cũng đã hơn bảy thế kỷ.

Tố Lâm tế nổi danh với cách ứng cơ tiếp vật, giáo hóa đồ chúng thật hóc hiể, kỳ khôi. Ngài đã sử dụng những nghịch lý, những phép biện chứng siêu việt. Ngọn hèo, tiếng quát vẫn như còn sống động rung chuyển khi ta đọc đến những hành trạng, pháp ngữ của ngài qua các Thiền lục như Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, Ngũ Đăng Hội Nguyên, Cao Tăng Truyện., Thiên Nhân Nhãn Mục, Thung Dung Lục, Bích Nham Lục, Viên Ngộ Tâm Yếu, Truyền Pháp Chánh Tông Ký, Tổ Đình Sự Uyển…Nhưng  tác phẩm quan trọng nhất hẳn là tập “ Lâm Tế Ngữ Lục”do đệ tử thọ pháp của ngài là Bảo Thọ Diên Chiếu ghi chép.

Thiền lục này gồm hai phần: Thị chúng và Khám biện. Theo cách phân chia của người sau khi mở đầu phần Thị chúng là mười bài ngắn nói về cách ứng cơ của ngài, thường rất khó hiểu và đầy những nét kỳ đặc trong phương pháp và hành trạng. Riêng phần lớn của phần Thị chúng là những lời dạy thâm thiết đậm đà, ân cần và lắm khi mạnh mẽ, khốc liệt. Nội dung chủ yếu là nói về cái tâm vô phân biệt, sự phá chấp, thực hiện tính bình đẳng, thâm nhập cái không, cái vô tướng của vạn pháp. Thái độ vô chấp của một cái tâm bình thường nhưng vô cùng diệu dụng chính là thái độ của người hành đạo không thiên chấp, không vướng vào các hình tướng, ý niệm. Tố Lâm Tế gọi con người ấy là vị đạo nhân không y cứ (vô y đạo nhân).

Trong Lâm Tế Ngữ Lục có bốn chỗ nhắc đến vị đạo nhân không y cứ, đều thuộc phần Thị chúng:

1-   Khi nói về kiến giải chân chánh, Tổ Lâm Tế nhấn mạnh đến sự vô phân biệt, vô chấp trước để thấy rõ cái không tướng của các pháp:

“ Phật ra đời chuyển đại pháp luân hồi nhập Niết-bàn, chẳng thấy tướng mạo đi đến chi cả, tìm cái sinh tử rốt ráo không thể được, bèn vào pháp giới vô sanh, đi khắp các quốc độ và thế giới Hoa tạng, thấy rõ hết cái không tướng của các pháp, tất cả đều không phải thực pháp. Chỉ có vị đạo nhân không y cứ là mẹ của chư Phật mà thôi. Cho nên Phật từ chỗ không y cứ mà sanh; nếu ngộ sự không y cứ thì Phật cũng không có sự đắc. Nếu thấy như vậy thì gọi là kiến giải chân chánh” (bài 15)/

2-  Vì không y cứ, không nương tựa vào đâu, nên vị đạo nhân không y cứ không chấp cảnh, không nghi ngờ, chỉ một mực vượt lên, đạp lên, hay cưỡi lên trên cảnh:

“ Thấy được cái người cưỡi lên trên cảnh thì đó là huyễn chi của chư Phật. Cảnh của Phật không tự  nói rằngnó là cảnh của Phật, chính là vị đạo nhân không y cứ cưỡi lên cảnh mà ra thôi” (bài 17).

3- Phá chấp đến triệt để phủ nhận mọi tình huống, ý niệm, ngôn cú, văn tự, chỉ một mực nhận rõ cái không của vạn vật là thái độ của con người hành đạo bình thường mà cũng là của con người siêu việt:

“Cho nên đạt được sáu trần sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp đều là không tướng thì chúng không thể trói buộc vị đạo nhân không y cứ này được. Tuy là vật chất năm uẩn mà cũng là địa hành thần thông (bài 19).

4-  Giải thích rõ hơn vị đạo nhân không y cứ là thế nào, là ai, ngài Lâm Tế nói đấy là cái tâm bình thường, không phân biệt; bao giờ cũng thế, không khác; đấy là bản lai diện mục; tâm ấy hay vị đạo nhân không y cứ ấy là Phật, là Tổ, là cái Tâm bình đẳng tuyệt đối, viên mãn, nhưng lại rất bình thường, chính là tâm của mỗi con người; cái tâm đang đối diện với mọi sự nhưng không hề chấp trước, phân biệt; cái tâm đang nghe pháp ngay đây:

“ Cho nên người xưa nói, “tâm bình thường là đạo”. Này các Đại đức, các ông tìm cái chi? Vị đạo nhân không y cứ nghe pháp ngay trước mạt các ông đây, rõ ràng mồn một chưa từng khiếm khuyết. Nếu các ông muốn cùng với Phật và Tổ không khác thì hãy thấy như vậy, chẳng nên nghi ngờ. Các thứ tâm của các ông mà không khác thì gọi là vị Tổ sống; tâm mà có khác thí tánh và tướng khác nhau. Do tâm không khác nên tánh và tướng không khác nhau. (bài 18).

Suốt phần Thị chúng, Tổ Lâm Tế chỉ nhằm đả phá cái ý niệm phân biệt tâm, cảnh; phân biệt tánh, tướng, ngôn từ, ý niệm…Tổ luôn trỏ cái ngay ở đây, bây giờ đây, cái người đang hiện diện đây mà không có niệm nào phân biệt thì đấy là đạo nhân không y cứ, là Tổ, là Phật, là thần thông diệu dụng, là tự tại, giài thoát. Niết-bàn. Tổ tha thiết dặn dò:

“ Các ông có muốn hiểu được Phật, là Tổ chăng? Kẻ nghe pháp trước mặt các ông đây là đấy vậy. Người học tin chưa tới mà cầu tìm bên ngoài, dủ cho tìm được thì cũng đều là mặt nổi của văn tự, rốt lại chằng được cái ý linh hoạt kia của Tổ. Chớ lầm, này các Thiền đức, giờ đây không gặp thì trăm kiếp ngàn đời, luân hồi ba cõi, cứ theo cảnh dẫn thì sanh vào bụng của bò, lừa” (bài 11).

Thì ra vị đạo nhân không y cứ cũng chính là chúng ta đây, kẻ đang nghe pháp, học Phật, và chính là đồng bạn với chư Phật,chư Tổ nếu chúng ta vất bỏ sự chấp trước, trói buộc, nếu chúng ta từ bỏ ý niệm phân biệt, cầu tìm:

“ Này các Đạo lưu, người đang nghe rõ mồn một trước mắt đây, người ấy không bị chìm đắm vào đâu cả, thông suốt mười phương, tự tại ba cõi; mà trong mọi sai biệt của cảnh mà không bị chuyển đổi trong một sát-na, suốt nhập pháp giới; gặp Phật nói chuyện với Phật; gặp Tổ nói chuyện với Tổ;gặp A-la-hán nói chuyện với A-la-hán; gặp Ngạ  quỷ nói chuyện với Ngạ quỷ; hướng đến khắp nơi, rong khắp quốc độ, giáo hóa chúng sanh, chưa từng rời một niệm; khắp nơi điều thanh tịnh, soi suốt mười phương, vạn pháp như một” (bài 14 ).

Đạo nhân không y cứ còn được Tổ gọi là bậc Chân nhân không ngôi vị (vô vị chân nhân). Bậc trượng phu, hoặc một cách bình thường, nhưng đầy ý nghĩa, là “người đang lắng nghe pháp đây”. “người đang nghe pháp trước mắt các ông đây”… Trong phần Thị chúng, Tổ đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần về sự phá bỏ chấp trước, thực hiện vô tâm. Lời dạy ân cần, tha thiết, tỉ tê, kỹ càng như tình lão bà thương cháu, từ mẫu thương con. Sự trùng lặp về ý này được tô điểm bằng những sắc thái linh động của văn từ, hình nảh, khiến người đọc được dẫn dắt từng bước một, chuẩn bị một chuyển biến lớn trong tâm. Ta hãy lấy một đoạn làm thí dụ:

“ Này các Đạo lưu, Phật chân thật không có hình pháp chân thật không có tướng. Các ông cứ vin vào cái huyễn hóa là làm này làm nọ thì dù có cầu được cũng đều là bọn chồn hoang tinh mị, đều chẳng phải là Phật chân chánh thì không chấp vào Phật, không chấp vào Bồ-tát, La-hán, không chấp vào sự thù thắng của ba cõi, riêng mình giải thoát, không bị trói buộc vào vật. Trời đất nghiêng ngã ta cũng chẵng nghi; chư Phật mười phương dù có hiện ra  trước mắt ta cũng chẳng có một thoáng vui mừng; ba đường địa ngục bỗng mở ra ta cũng chẳng có chút sợ hãi. Cớ sao vậy? Đấy là vì ta thấy cái không tướng của các pháp, biến thì vậy, không biến thì không có. Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức. Cho nên hoa đốm giữa hư không mộng huyễn thì hơi đâu mà nắm bắt” (bài 19)

Những lời khuyên dạy từ ái, nhẹ nhàng không thiếu cho trong những lần thuyết pháp của Tổ. Nhưng phương pháp dạy dỗ không chỉ như thế, Tổ vẫn nổi tiếng với những phương pháp mạnh mẽ, hùng hồn;  bằng hèo vung, bằng miệng quát, bằng những từ ngữ thô tháo. Tất cả chỉ nhằm làm cho người học tỉnh ngộ, phá chấp. Chỉ nhằm dồn chỗ u minh vào chân tường để đập vở nó. Tổ vạch ra những tai hại của kiến chấp, điều này không phải là mới trong Thiền học. Con đường đi đến chứng ngộ đầy gian lao, cần một năng lực mạnh mẽ, một sự tự tin tuyệt đối để phá vở vô minh tinh chấp. Tổ ví năng lực ấy như gươm trí của ngài Văn Thù để “Một đao vô thẳng, dù Na Tra tám tay cũng không can nổi, hai mươi tám Tổ ở Tây Thiên, sáu Tổ ở Đông Độ cũng chỉ phải ép mình xin tha mạng”. (Vô Môn Quan). Ở đây, ngôn ngữ văn tự dùng để chuyên chở  ý tưởng, chính ý tưởng, và dĩ nhiên là cả ngôn ngữ văn tự, phải bị xóa bỏ, phải được vượt qua:

“ Này các Đạo Lưu, chớ xem Phật ra làm  cứu cánh; ta xem Phật như hố xí, Bồ-tát, A-la-hán đều là gông cùm, là vật trói người. Cho nên Văn Thù mang kiếm giết Cổ-Đàm, Ương Quật cầm đao hại họ Thích” ( bài 23).

Thái độ của vị đạo nhân không y cứ vẫn phải dứt khoát, triệt để:

“ Này các Đạo lưu, nếu ông muốn có kiến giải chân chính thì đừng sợ người ta mê hoặc; quay vào bên trong, quay ra bên ngoài, gặp gì giết đó; gặp Phật giết Phật; gặp Tổ giết Tổ; gặp La-hán giết La-hán; gặp cha mẹ giết cha mẹ; gặp người thân giết người thân. Như thế mới được giải thoát, mới không bị câu thúc, mới thấu thoát, tự tại” (bài 19).

Đây là sự không y cứ, sự phá chấp bằng trí mà một Thiền giả phải thực hiện cho được để trở thành bậc Chân nhân không ngôi vị hay vị Đạo nhân không y cứ. Con đường tu phải lắm gian lao, không có một năng lực mạnh mẽ, một ý chí cương quyết trong một công phu hàm dưỡng lâu dài thì mọi lời khuyên dạy của chư Phật, chư Tổ chỉ là những ngôn từ trống rỗng!

Ghi chú: Những chỗ trích dẫn đều do người viết dịch từ nguyên bản chữ Hán

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/06/2011(Xem: 3873)
Trong khoảng 1000 năm tồn tại và phát triển, Phật giáo dung hợp văn hoá bản địa, góp phần vào sự phát triển chung của dân tộc. Từ nền tảng này, đã tạo ra một bước chuyển hình thành triều đại Lý - Trần thịnh vượng phú cường kéo dài khoảng 400 năm. Đó cũng là thời hoàng kim của Phật giáo Việt Nam.
15/06/2011(Xem: 8911)
Tôi thấu hiểu Đức Phật Nguyên Sơ, cũng được biết như Đức Phật Phổ Hiền, là thực tại tối hậu, thế giới của Pháp Thân – không gian của tính không – nơi mà tất cả mọi hiện tượng, thanh tịnh và nhiễm ô, là hòa tan. Đây là sự giải thích được dạy bởi Kinh điển và Mật điển. Tuy nhiên, trong phạm vi câu hỏi này, chỉ truyền thống mật tông tantra giải thích Pháp Thân trong dạng thức của Linh quang bản nhiên, (hay tịnh quang bản nhiên), bản chất tối hậu của tâm; điều này dường như bao hàm tất cả mọi hiện tượng, luân hồi và niết bàn, sinh khởi từ cội nguồn trong suốt và rực rở này.
10/06/2011(Xem: 7704)
Tất cả những ai đã quy y có một cảm giác gần gũi và tin tưởng đối với Tam Bảo – Đức Phật, Giáo Pháp (lời dạy của Ngài), và Tăng Già, cộng đồng tâm linh của tăng ni. Đây là nhân tố quyết định quý vị có phải là một Phật tử hay không. Nếu quý vị quy y Tam Bảo, quý vị là Phật tử; còn nếu khác đi thì không phải. Chúng ta có thể quy y ở nhiều trình độ khác nhau của sự thậm thâm, tùy thuộc trên mức độ thông tuệ của chúng ta. ..Đức Phật là vị thầy, người hướng dẫn và chỉ đạo tâm linh của chúng ta. Do thế, những hành vi thân thể, lời nói và tư tưởng phải phù hợp với lời dạy của ngài.
30/05/2011(Xem: 21487)
Phật Và Thánh Chúng The Buddha and His Sacred Disciples Chương 1: Đức Phật—The Buddha Chương 2: Đạo Phật—Buddhism Chương 3: Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo Buddhist Points of view on Human Life and Buddhist Cosmology Chương 4: Chuyển Pháp Luân và Năm Đệ Tử Đầu Tiên Turning The Wheel of Dharma and The First Five Disciples Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils Chương 6: Tam Bảo và Tam Tạng Kinh Điển Triple Jewels and Three Buddhist Canon Baskets Chương 7: Kinh và Những Kinh Quan Trọng—Luật—Luận Sutras and Important Sutras-Rules-Commentaries Chương 8: Đạo và Trung Đạo—Path and Middle Path Chương 9: Vi Diệu Pháp—Abhidharma Chương 10: Tam Thời Pháp—Three Periods of The Buddha’s Teachings Chương 11: Thân Quyến—The Buddha’s Relatives Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—Other Famous Disciples Chương 14: Giáo Đoàn Tăng và Giáo Đoàn Ni—Monk and Nun Orders Chương 15: Tứ Động Tâm—Four Buddhis
12/05/2011(Xem: 6929)
Nhiều lý thuyết siêu hình của Phật giáo tỏ ra xa vời, khó hiểu và khó tiếp cận đối với độc giả trung bình chưa được chuẩn bị để tiếp nhận chúng. Đó là vì chúng đòi hỏi một sự thông hiểu sâu sắc và lâu dài các định luật của thế giới tâm linh và tiết nhịp của đời sống tinh thần, chưa nói đến khả năng hãn hữu cần có để duy trì sự suy nghiệm khô khan. Thêm vào đó, các nhà tư tưởng Phật giáo lại tạo nên một số giả định ngầm mà các triết gia Tây phương hiện đại đã minh nhiên bác bỏ. Thứ nhất, chung cho hầu hết mọi người Ấn độ bình thường*, khác với người châu Âu có tính ‘khoa học’, tư tưởng lấy những kinh nghiệm du-già làm nguyên vật liệu cho phản tỉnh triết học.
11/05/2011(Xem: 5303)
Trong cuộc sống thường nhật của con người, ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng trọng yếu. Không có ngôn ngữ con người không thể diễn đạt được bất cứ điều gì, từ những cảm quan thường nghiệm đến những tư duy siêu việt.
01/05/2011(Xem: 6846)
Tất cả các tôn giáo, nói chung, đều có động lực từ lòng từ bi và nhân ái. Mặc dù các tôn giáo thường có sự khác biệt lớn trên bình diện triết học, nhưng mục đích cơ bản cũng đại khái giống nhau, đó là mang đến sự tiến triển tốt đẹp. Dĩ nhiên, mỗi tín ngưỡng có những phương pháp đặc thù. Mặc dù các nền văn hóa dĩ nhiên khác nhau, nhưng chúng ta đang ngày càng đến gần nhau hơn, vì thế giới ngày càng thu nhỏ với sự tiến triển của ngành thông tin, tạo dịp tốt để chúng ta học hỏi lẫn nhau. Tôi cảm thấy điều này rất hữu ích.
04/04/2011(Xem: 6158)
François Jullien, giáo sư trường Đại học Denis Diderot Paris VII, giám đốc Viện tư tưởng hiện đại và Viện Marcel Granet của trường này, là một nhà triết học nổi bật hiện nay ở Pháp, và cả ở phương Tây nói chung. Các tác phẩm của ông rất phong phú, chứng tỏ một sức sáng tạo rất dồi dào, và cũng thật độc đáo. Trong nhiều năm qua, ông chăm chú nghiên cứu về minh triết phương Đông, hoặc nói cho thật đúng hơn, ông làm một cuộc đối chiếu, ngày càng sâu sắc, tinh vi, triệt để giữa minh triết phương Đông với triết học phương Tây, - không chỉ để cố gắng thấu hiểu đến thực chất của nền minh triết ấy
02/04/2011(Xem: 6324)
Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết và sức mạnh của lý trí để giải quyết vấn đề tâm linh của con người cùng những vấn nạn của xã hội mà không dựa vào Thần Linh.
29/03/2011(Xem: 9694)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta? Đức Đạt Lai Lạt Ma cống hiến giải pháp của ngài. Với nhiều tín đồ, chấp nhận tính chính đáng của những truyền thống tín ngưỡng khác đặt ra một thử thách nghiêm trọng. Để chấp nhận những tôn giáo khác là chính đáng có thể dường như làm tổn hại tính nguyên vẹn niềm tin tôn giáo của chính mình, vì nó đòi hỏi sự thu nạp những con đường tâm linh khác nhau nhưng hiệu quả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]