Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ba nền tảng giáo dục trong Đạo Phật

01/02/201704:39(Xem: 5428)
Ba nền tảng giáo dục trong Đạo Phật


hoasen3


BA NỀN TẢNG GIÁO DỤC TRONG ĐẠO PHẬT

(Ý giáo, Khẩu giáo và Thân giáo)

Đức Hạnh

 

 A-Định nghĩa : Ý GIÁO

Một số tư tưởng Phật học sau đây cùng nói lên nghĩa của Ý Giáo : Ý tưởng mong muốn đem giáo Pháp giải thoát của Phật ra, giảng dạy cho mọi người được biết mà tu tập. Tâm thông đạt mọi khế lý, giáo nghĩa Phật pháp. Tự mình làm thầy lấy mình để sửa tâm. Tự mình thắp đuốc lên mà đi. Hành giả vào đạo Phật để tìm con đường giải thoát, phải học Phật. Là Tăng bảo trong Phật giáo phải học kinh, luật, luận. Muốn biết lý lẽ thế gian tức thị phật pháp, phải học Phật pháp. Tâm biết được những thứ đạo thiện, đạo ác, phải học Phật. Muốn thành Phật, Bồ Tát, các bậc Thánh, phải học và tu tập Phật pháp. Muốn nói Phật Pháp đúng khế lý, phải uyên thâm Phật học. Tâm giác ngộ, là chất liệu kiến tạo pháp thân. Trước khi làm việc gì, phải đem tâm tư duy, quán xét kỹ, rồi mới thi hành đúng với câu ngạn ngữ : “Phàm làm việc gì phải nghĩ đến kết quả của nó”. Tâm thông đạt Phật pháp là một đại đăng, soi đường cho thế gian được sáng.

   B- Tóm lại. Ý giáo là thông đạt kinh điển, tự tu, tự giác ngộ, là nền tảng giáo dục cho pháp giới chúng sanh (giác tha) bằng Khẩu giáo. Chư Tăng, Ni là người thầy nói pháp giải thoát chúng sanh, ai cũng phải đạt được Ý giáo. Không có ý giáo, không thể có khẩu giáo. Quy luật này được có trong Tăng đoàn của Phật từ ngàn xưa và Tăng đoàn ngày nay vẫn tri hành đúng không khác. Người viết đề tài trên, mục đích để cho Phật tử tại gia được biết. Nếu ai phát nguyện hoằng hóa độ sanh, phải thông đạt khế lý Phật pháp, thì mới hành động độ tha đúng chánh đạo.

   I- Ý giáo của Phật.

Như hai lần phật nói lời xác định : 1-“Ta vốn ở tại cõi Ta bà trong vô lượng kiếp, chứ không phải vừa mới sanh ra tại vườn Lâm Tỳ Ni- Nước Ca Tỳ La Vệ”. 2- “Chính Ta đã thành Phật từ vô lượng kiếp, chứ không phải mới khuya hôm nào dưới cội Bồ Đề”.

   Đúng như tam minh : Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, và Lậu tận minh được hiện hữu trong tâm của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni đang ngồi dưới cội Bồ Đề khuya mồng Tám Tháng Mười Hai, cách nay 26 thế kỷ. Và sau đó Phật rời khỏi cội Bồ Đề, đi về phía Vườn Nai. Tại đây, Phật đã nói hai bài pháp Tứ đế cho năm anh em Kiều Trần Như trong giờ phút đầu tiên và bài phá Vô ngã tưởng sau đó không lâu. Rồi liên tiếp nói năm thời Pháp với hằng ngàn bài pháp có đề tài khác nhau có nội dung siêu lý luận, Nhân đạo, Thiên đạo hiện thực lý giải thoát cho Tăng đoàn và các giới Cư Sĩ suốt 45 năm như vậy. Thử hỏi, Đức Thế Tôn của Ta lấy đâu ra hằng ngàn bài pháp, lời kinh, câu kệ ngắn, dài ? Phải chăng Đức Thế Tôn đã học hỏi với chư Phật, Bồ tát tại cõi Ta bà trong vô lượng kiếp ! (Bản môn- Phẩm Như Lai Thọ Lượng- Kinh Pháp Hoa). Đích thực, Thái Tử Tất Đạt Đa xuất gia lúc 19 tuổi, tu khổ hạnh suốt sáu năm trời trong rừng. Không học Phật pháp đâu cả, chỉ ngồi thiền định. Nhờ thiền định, mà nhớ hết lại hằng ngàn bài Phật pháp có khế lý khác nhau, do đã học trong vô lượng kiếp tại cõi Ta bà.

  II- Khẩu giáo của Phật.

   Khẩu giáo của Phật được chỉ chung: Thuyết pháp, giảng dạy giáo lý, lời huấn từ, đáp từ, khuyên răn, giáo chỉ, chỉ đạo, thăm hỏi… Vấn đề này được thấy từ lúc Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni còn tại thế cách đây 26 thế kỷ. Từ khi Đức Thế Tôn thành lập Tăng đoàn, Ngài luôn luôn sử dụng kim khẩu chứa đầy lòng từ, ái ngữ, hoan hỷ, bình đẳng nhưng, không kém nghiêm khắc trong lúc thuyết giáo, Pháp đàm với đại chúng Thánh Tăng, thăm hỏi, chỉ giáo, chỉ đạo cho Tôn giả A Nan, Xá Lợi Phất về một số giáo vụ, nói lời giáo huấn cho vị Thánh Tăng nào đó. Chẳng hạn đối với Tôn giả La Hầu La, vị Sa Di nhỏ nhất trong Tăng đoàn. Ngài La Hầu La có tánh ưa đùa nghịch, chọc ghẹo đối với một vài vị Thánh Tăng lớn, mà không bao giờ nhận lỗi của mình. Phật biết hết về chuyện Ngài La Hầu La ưa giỡn cợt với các huynh trưởng.

 Do vậy, một hôm nọ tại rừng Ôn-tuyền, Tôn giả La Hầu La múc nước đổ vào chậu cho Phật rửa chân. Rửa xong rồi, Phật hỏi Ngài La Hầu La; nước trong chậu có uống được không ? Ngài La Hầu La trả lời, dạ không, vì nước đã dơ rồi !

- Phật nói khẽ: “Con cũng giống như nước trong chậu bây giờ ! Nước vốn trong sạch, sau khi rửa chân vào đó, nước trở thành dơ. Con vốn là một vương tôn, đã chịu giã từ những cuộc vui, vinh hoa, phú quý ở vương cung, xuất gia tu hành, thọ giới Sa Di, mà không siêng năng tu tập để rửa sạch thân tâm, vẫn còn hành động trêu ghẹo các thầy bên cạnh. Cho nên trong tâm con đang còn đầy những cáu bẩn, ô trược. Đâu có khác gì nước trong chậu đang sạch, lại bị dơ !

   Phật nói thêm lời giáo dục nữa với Tôn giả La Hầu La. Phật hỏi :

- Này La Hầu La ! Con có thể dùng cái chậu hết nước này, để đựng thức ăn, được không ?

- Kính bạch Thế Tôn ! Trong chậu vẫn đang còn dính chất dơ, không thể đựng thức ăn được.

- Con cũng giống như cái chậu vậy. Con đang là hành giả xuất gia nhưng, không lo tu tập Giới Định, Huệ, làm cho thân, miệng, ý chưa gột sạch, còn chứa đầy trần cáu dơ nhớp, thì đâu còn chỗ để chứa các thức ăn của chánh pháp ?

    Phật Khẩu giáo cộng đồng.

 Khẩu giáo của Đức Phật đối với chư vị Bồ Tát, Thanh Văn, A La Hán, đại chúng Thánh Tăng và Cư sĩ Phật tử các giới thời xưa ấy, là thuyết hằng ngàn bài Pháp dài, ngắn (pháp cú) và kinh điển qua Năm thời, suốt 45 năm. Nội dung của tất cả Kinh điển Phật nói, đều là những khế lý giải thoát. Hai bài pháp đầu tiên, Phật khẩu giáo cho năm anh em Kiều Trần Như tại vườn Nai  đó bài “Tứ đế” và bài pháp “Vô ngã tưởng” không lâu sau đó. Tiếp theo, Phật nói nhiều thứ kinh tại các nơi : Pháp Hoa tại núi Kỳ Xà Quật. Các kinh Di Đà, Vu Lan, Kim Cang, Hoa Nghiêm… tại vườn Cấp Cô Độc. Kinh Bát Dương bên sông Căn Già. Kinh Dược Sư tại khu rừng dưới cây Nhạc Âm. Kinh Địa Tạng tại trời Đao Lợi. Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo tại Long Vương Sa Kiệt La. Những bài pháp: Bát Chánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên, Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tam Vô lậu Học, Ba mươi bảy trợ đạo, Bốn bộ kinh A Hàm, v.v…tại núi Linh Thứu.

   Trong lúc khẩu giáo kinh điển cho đại chúng, Đức Thế Tôn nói Pháp bằng tâm qua trạng thái tỉnh thức nhưng, không quên khởi tâm hoan hỷ, dân chủ, tôn trọng đối với hằng ngàn cử tọa, ai muốn hỏi đến chỗ chưa hiểu trong bài pháp thoại, Phật sẵn sàng giải đáp. Nhất là những bài pháp đàm, như Kinh Kim Cang, Phật gợi ý cho ông Tu Bồ Đề hỏi Phật và Phật hỏi lại ông Tu Bồ. Hai bên đối đáp thật sinh động. Tuy nhiên, Phật không quên đem lời khen các cử tọa có ý tưởng hay, trả lời đúng. Chẳng hạn Phật khen các vị đại Bồ tát thượng thủ : “Hay thay! Hay thay ! Thiện nam tử ! Các ông có thể đối với Như Lai mà phát lòng tùy hỷ” (Pháp Hoa- An lạc hạnh). Phật khen Bồ Tát Vô Ngại :”Ông có lời lý luận chính xác, hay lắm ! (kinh Bát Dương).

   Những bài kinh, Phật thuyết trong quá khứ xa xưa đó, đã được các giới Khoa học không gian, vật lý, văn hóa, tiến sĩ giáo sư cấp đại học trên thế giới theo Ki Tô giáo đọc đến, rồi viết ra thành sách, phổ biến khắp nơi để nhân loại nghiên cứu học hỏi theo hạnh từ bi của Phật, mà dừng lại những tay súng, đem lại hòa bình cho nhân loại.

  III- Thân giáo của Phật.

Pháp thân Phật, được gọi bằng cụm từ “Tướng hảo quang minh”, là cây đèn lớn, là cột trụ hải đăng có hằng triệu cánh sen kim cương tỏa ánh sáng ra khắp các pháp giới chư Phật và chúng sanh trong ba cõi dục giới, sắc giới và vô sắc. Pháp thân Phật tại cõi Ta bà nhưng, đâu đâu cũng được tiếp nhận ánh sáng từ pháp thân Phật.

   Do vì tướng hảo quang minh, cho nên con người có tánh cao ngạo, hung dữ đến bậc nào, khi đối diện trước Phật, liền trở nên hiền hòa. Như chàng vua Não chạy theo Phật để hại Phật nhưng, vẫn cách xa Phật hằng trăm mét. Chàng liền la lên : “Ông Cù Đàm ơi ! Sao tôi chạy mãi, mà không đuổi kiệp Ông ?” Phật liền quay lại, vua Não bước tới, bị khựng người, đứng yên, ngước mặt lên, không nói nên lời. Đoạn, Phật nói: “Này vua Não, hãy bỏ con dao trong tâm ra”. Nghe vậy, chàng ta quỳ xuống cúi đầu, xin quy y theo Phật.

  Với các loài thú dữ, như voi say rượu, hung bạo điên cuồng, gặp Phật, chúng liền quỳ xuống thật hiền hòa. Rõ thật qua câu truyện Vua Tần Bà Sa La cho bày voi uống rượu, để hại Phât. Rồi giả vờ mời Phật đến nội thành để vua thăm, sau đó thả voi ra. Khi Phật và Thánh Tăng vừa đến cổng nội thành, bày voi từ trong chạy ra một cách điên cuồng, cùng tiếng kêu E, É, vang dội cả cung thành. Vừa ra cổng thành, tất cả bày voi quỳ xuống trước Phật, im  lặng.

   Cũng trong thời đó, nhiều giới ngoại đạo nghe đến Phật, họ đến với mục đích để hơn Phật qua tranh cãi đạo lý của họ. Hay để tìm lời phỉ báng Phật nhưng, tất cả khi đối diện trước Phật, ai nấy đều im lặng không nói nên lời, chỉ lắng nghe Phật nói lời thăm hỏi, sau đó xin quy y theo Phật tu hành; như năm anh em Ca Diếp theo đạo thờ lửa. Khi gặp Phật, chỉ người anh cả là Ma Ha Ca Diếp và thứ năm Thập lực Ca Diếp xin theo Phật tu hành, còn ba vị kia: “Ưu Lâu Tần  Loa Ca Diếp, Già Da Ca Diếp, Na Đề Ca Diếp”. Ba người này mời Phật đến nhà họ, với mục đích, xem thử tài đức, uy lực của Phật có thắng nổi con Rồng Lửa của họ hay không. Nếu hạ bệ được Rồng lửa, thì xin quy y theo Phật, bằng không, thì thôi.

Thế là, ba anh em : Ưu Lâu, Già Da và Na Đề mời Phật đến nhà vào một buổi sáng, rồi mời Phậvào đền thờ lửa, đang có con Khủng Lông Lửa trong đó. Ba anh em họ đứng ngoài đưa mắt dõi theo, nghe lửa phát ra ầm ầm, họ vui mừng, nghĩ rằng; Ông Cù Đàm đã bị Khủng Long đốt cháy cả rồi. Sau đó, không còn nghe gì cả. Họ nghĩ rằng Đức Phật bị Khủng Long thiêu rụi thành tro, cho nên Khủng Long nằm im.   Ba anh em họ Ca Diếp dự trù vào đền để xem. Phật biết liền được ý đồ của họ, Phật từ trong đền đi ra một cách khoan thai. Ba anh em họ, cùng nói lớn :” Ụa, sao Ngài Cù Đàm vẫn còn sống ?  Phật bèn trả lời : “Chẳng những Ta còn sống đây, mà con Khủng Long Lửa các ngươi, đã bị Ta tiêu diệt từ lúc đầu cơ, khi nó phun lửa”. Kể từ đó, ba anh em họ Ca Diếp quỳ xuống nói lời sám hối và xin quy y Phật, được Phật hoan hỷ chấp nhận, dẫn về Tinh Xá, tu tập với đại chúng Tăng.

   1- Ý Giáo của các giới Tăng bảo ngày nay.

Kể từ sau khi kết tập ba tạng kinh, Luật, Luận lần thứ Tư (sau 400 năm Phật nhập diệt) trên 10 nước Á Châu có Đạo Phật hiện hữu. Tiếp đến một vài nước Âu Châu. Đến nay, Phật giáo có mặt gần hết ở các nước Âu, Mỹ. Chư Tăng tại các nước Phật giáo nói chung ở các ngôi vị trưởng thượng : Hòa thượng (Sư bà), bậc trung Thượng Tọa (Ni sư) bậc hạ Đại đức (Sư cô). Tất cả, đều tự xây dựng Ý giáo cho mình bằng cách tự học Phật pháp qua kinh, luật, luận bằng ngôn ngữ tại nước mình. là : Sanskrit (Ấn Độ-Tích Lan), Anh, Mỹ, Úc, Pháp, Đức, Canada, Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bổn, Hàn Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có nhiều vị đại Tăng tìm học Phật pháp với những vị đại danh Tăng có sở học cao. Như Bồ Đề Đạt Ma đã tìm học Phật với Bồ Tát Nhã Đa La, vị Tổ Thiền thứ 27 sau khi tự học Triết lý Trung Đạo, Tánh Không của ba vị Long Thọ, Thế Thân, Vô Trước.

   Chư Tăng, Ni tại các quốc gia lấy Phật giáo làm Quốc giáo, như Trung Hoa, Tây Tạng, Nhật Bổn, Hàn Quốc, Miến Điện, Lào, Campuchia và Việt Nam. Được thấy chư Tăng, Ni tại các nước nói trên, tất cả đều tự tạo ý giáo cho mình qua quá trình học hỏi Kinh, Luật, Luận vốn sẵn có tại tự viện. Rõ nét nhất, được thấy các bậc đạo sư Việt Nam dưới các triều đại Lý, Trần, Nguyễn. Như Thiền Sư Vạn Hạnh, Mãn Giác, Huyền Quang, Trần Nhân Tông… Trong thời Nhà Nguyễn có các vị Tổ Liễu Quán, Nguyên Thiều, Phước Huệ, Tịnh Khiết, v.v…Tất cả tự tạo Ý giáo cho mình qua tự học kinh, Luật, Luận.

   Dĩ nhiên, theo quy luật tre tàn, măng mọc. Tức là chư Tăng, Ni tại các chùa trên thế giới đều có Tăng, Ni trẻ phát tâm xuất gia, xin vào đó để học phật và tu tập. Với vai trò giáo dục cho nhau. Từ cấp trên giáo dục xuống cấp dưới hậu lai. Hậu lai trở thành bậc trung, thượng. Cứ như thế, mà xoay vần hết lớp này đến lớp khác từ thuở xa xưa ấy và nay vẫn tiếp tục truyền thừa quy luật giáo dục thiền môn.

  Để được có đạo lý kinh điển của Phật làm nền tảng dạy dỗ Tăng, Ni và Phật tử. Các lớp Tăng, Ni nào dù ở các nước Đông, Tây cũng phải trải qua trường Đạo, thì mới thành Tăng. Thành Tăng có hai hạng: 1-Tăng, chỉ chung ai cũng phải có giới đức Tỳ Kheo, thân tướng trang nghiêm, đầu tròn, áo vuông, gọi là đường đường Tăng tướng. 2- Tăng tài. Tăng có học vị văn hóa Quốc gia làm nền tảng tiến lên học vị khoa bảng Phật học ở ba cấp: Tiểu,Trung và Cao đẳng (Cử nhân, Tiến sĩ Phật Học), được thấy tại Việt Nam từ 1964-2016, và mai sau nữa.

   Cả hai cấp Tăng, Ni có sở học văn hóa cao hay thấp, tất cả đều có vai trò giáo dục cho Tăng, Ni cấp dưới của mình tại Tự viện, Tu viện. Giáo dục ở lãnh vực Tăng với Tăng, Ni với Ni, là dạy về các cách : đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, nói năng, đánh mõ, gõ chuông, đóng cửa chùa, quét sân, hương đăng, rửa chén bát, thị giả, v.v…Tất cả Tăng, Ni hậu lai phải tri hành đúng giới luật về Oai Nghi của Phật, mà Tăng, Ni cấp Thượng, Trung đang hướng dẫn để trang nghiêm thân tâm, cho nên mới nói : Ăn, uống, đi, đứng, nằm, ngồi…đều là Đạo. Đạo ở đây, là tâm tỉnh thức. Chẳng hạn nằm ngủ, phải nằm nghiêng bên phải, không nằm ngữa, hay bên trái. Đi chậm từng bước. Quét sân chùa, quét theo chiều gió,v.v…Thêm luật mới, đó là lái xe hơi, gắn máy phải lái đúng luật giao thông quốc tế và quốc gia sở tại. Tăng, Ni Phật giáo tri hành đúng luật thiền môn, gọi là đời sống đạo Thiền môn. (Thiền môn thanh tịnh, hải chúng an hòa).

   II-KHẨU GIÁO của chư Tăng.

Khẩu giáo của chư Tăng ngày nay, là những lời :1-Thuyết Pháp cho đại chúng Cư sĩ Phật tử tại đạo tràng tự viện hay cho đồng bào các giới tại Hội trường quốc gia ngoài xã hội, dạy Kinh điển cho Tăng, Ni, giáo huấn chư Tăng, Ni cấp dưới về sự việc nào đó thuộc lãnh vực giáo hội hay Tu viện, Tự viện bằng lời nói thật êm ái, nhẹ nhàng, từ tốn, khiến cho mọi người khởi lòng tuân theo, thương kính cúi đầu ( do thuyết tâm không thuyết ngôn). Được như vậy do từ ý giáo vốn có 2 thứ :1- thông đạt mọi khế lý, giáo nghĩa của từng pháp môn tu trong ba tạng Kinh, Luật, Luận. 2- Nói ra lời Pháp, giáo huấn, chỉ thị các việc làm, đều có lòng từ trong đó, là năng lực  khiến cho mọi người ngoan ngoản nghe theo, tuân lệnh thi hành  một cách thương kính. Những vị có khẩu giáo này, dù có giữ vai trò đào tạo Tăng tài, hoằng dương chánh pháp hay chỉ chuyên tu tập trong am thiền, tịnh thất, tư gia… Tất cả ai cũng phải tri hành vai trò khẩu giáo (giáo thọ, trụ trì, thủ chúng).

 III- Thân giáo chư Tăng ngày nay.

     Thân giáo, nghĩa là giáo dục con người bằng thân tướng, tức là không nói hay chưa nói, mà các đối tượng sống chung trong Tu viện, tự viện, làm  việc cùng cơ sở giáo hội, v.v.. mới vừa gặp đã sanh tâm tôn kính lễ bái, chào hỏi một cách trịnh trọng, vâng lời, kính nễ và cả sợ nữa.

   Thân tướng như thế nào mà những người cấp dưới hay mới gặp lần đầu mà đã sanh lòng tôn kính? Thân tướng ấy không phải là tấm thân cao ráo, xinh đẹp, các căn đầy đủ. Mà là bản thân nhỏ, thấp hay cao ráo được có trạng thái đứng đắn, trang nghiêm, chững chạc, thật lòng, cho nên lời nói ra điều gì đều chắc nịch như đinh đóng cột, hứa điều gì với ai luôn nhớ và thi hành, khi nhìn ai là nhìn thẳng vào mặt một cách chánh trực, khi đi là đi từng bước chững chạc, khi đứng là đứng ngay người, ngồi là ngồi đúng cách, nằm là nằm tế nhị và kín đáo, ăn thật chậm rãi, ít nói, thường im lặng như chánh pháp, khi nói là nói điều hay, lẽ phải mang tính giáo dục lợi ích cho mọi người, gọi là nói năng như chánh Pháp.

   Tất cả những đạo hạnh nói trên được có ở những bậc tu hành cao tột (Tăng, Ni), là do từ ý giáo tạo nên, nói như ngạn ngữ Việt Nam : “Có văn có chất mới thật con người”.

    C- KẾT LUẬN

   Ba nền tảng giáo dục Ý giáo, Khẩu giáo và Thân giáo trong Đạo Phật, là phạm trù văn hóa đặc sắc để trang nghiêm thân tâm 4 chúng đệ tử Phật luôn thanh tịnh tâm, là điều cần thiết ắt phải có trong công tác giáo dục cho mình, cho người, tức là tất cả mọi người trong đại gia đình Phật giáo trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đều phải học Phật và tri hành đúng chánh đạo, chánh pháp. Bởi vì mục tiêu chính yếu của Đạo Phật là con đường giải thoát bằng Phật pháp cho mình và chúng sanh, do vậy không thể không tiếp nhận sự giáo dục bằng Phật pháp từ chư Tăng, Ni các cấp tại Tự viện, trường sở. Bởi vì toàn bộ nền đạo lý Phật đều là những chất liệu giáo dục để chuyển hóa tất cả chủng tử vô minh, phiền não, ác trược trong tâm con người  trở thành Bồ Đề.

 

                     Đức Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2015(Xem: 19033)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
15/12/2014(Xem: 11080)
Tôi rất vui mừng hiện diện với tất cả quý vị chiều hôm nay. Tôi đã được yêu cầu nói về "Tại sao Phật Giáo?" dĩ nhiên đây là câu hỏi đáng quan tâm, một cách đặc biệt ở phương Tây, nơi mà chúng ta đã có những tôn giáo của chúng ta, vậy thì tại sao chúng ta cần Phật Giáo? Tôi nghĩ thật quan trọng để hiểu rằng khi chúng ta nói về Phật Giáo, chúng ta có nhiều phương diện khác nhau đối với Phật Giáo. Đấy là những gì chúng ta có thể gọi là khoa học Phật Giáo, tâm lý học Phật Giáo, và tín ngưỡng Phật Giáo:
11/12/2014(Xem: 5926)
Sư nói: - Phật cùng chúng sinh một tâm không khác. Tỷ như hư không, không tạp loạn, không hư hoại. Như vầng nhật lớn chiếu khắp thiên hạ; khi mặt trời lên chiếu sáng khắp nơi, hư không chưa từng sáng. Lúc mặt trời lặn u tối khắp nơi, hư không chưa từng tối. Cảnh sáng tối tự tranh nhau, còn tính của hư không thì rỗng rang không thay đổi.
27/11/2014(Xem: 12546)
Các phương đông, nam, tây, bắc, trên, dưới gọi là “vũ”, tức chỉ không gian vô hạn; từ ngàn xưa đến ngày nay gọi là “trụ”, tức chỉ thời gian vô hạn. Trong triết học gọi là thế giới, tức chỉ tất cả vật chất và toàn bộ hình thức tồn tại của nó. “Vũ trụ” của Phật giáo cũng bao hàm tứ duy (đông nam tây bắc) thượng hạ, quá khứ, hiện tại và vị lai, đồng thời dung chứa thế gian hữu tình vô lượng vô số, và khí thế gian rộng lớn mênh mông. Từ xưa đến nay, con người không ngừng thảo luận và nghiên cứu về sự tồn tại bí ẩn của vũ trụ; từ trong thần thoại của thuở hồng hoang đến sự phát hiện lần lượt của hệ thái dương, hệ ngân hà; sự biến chuyển từng ngày của khoa học khiến cho nhân loại bừng sáng và hiểu ra rằng thời gian và không gian (thời không), hữu tình, vật chất đều tự nhiên rộng lớn vô cùng, vượt xa ngoài phạm trù có thể hiểu biết của loài người.
25/11/2014(Xem: 11045)
Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một quyển sách mang tựa Con tim giải thoát (A Heart Released) của nhà sư Thái Lan Ajahn Mun (1870-1949). Ajahn Mun và thầy của ông là Ajahn Sao (1861-1941) là những người đã tái lập "Truyền thống tu trong rừng", một phép tu thật khắc khổ và nghiêm túc, nêu cao lý tưởng của một cuộc sống khất thực không nhà của thời kỳ khi Đức Phật còn tại thế. Vị đại sư Ajahn Chah - mà người Thái tôn thờ như người cha sinh ra mình - thuộc thế hệ thứ hai của truyền thống này, và vị thầy của ông không ai khác hơn là Ajahn Mun.
19/11/2014(Xem: 10943)
Có một số người học Phật thích tìm kiếm, thu thập những tư tưởng cao siêu, từ đó đem ra lý giải, phân tích rất hay nhưng phần hạ thủ công phu, tu tập cụ thể như thế nào lại không nghe nói tới! Họ đã quên rằng, kiến thức ấy chỉ là âm bản, chỉ là khái niệm, không phải là cái thực. Cái thực ấy phải tự mình chứng nghiệm. Cái mà mình chứng nghiệm mới là cái thực của mình.
19/11/2014(Xem: 13561)
Văn học là một trong những phương thức biểu đạt tình cảm và trí thức của loài người. Một tác phẩm văn học hay, không chỉ tạo ra tiếng vang rộng lớn tại thời điểm và địa phương nào đó, thậm chí nó có khả năng siêu vượt biên giới thời-không, dẫn dắt nhân tâm bước vào cảnh giới chân- thiện- mỹ. Trong Phật giáo có rất nhiều tác phẩm chính là đại diện cho loại hình này; đặc biệt chính bản thân Đức Phật cũng là nhà văn học tài trí mẫn tiệp, trí tuệ siêu quần.
16/11/2014(Xem: 15434)
Lý thuyết nòng cốt của Phật giáo về sự cấu tạo con người và vũ trụ là năm uẩn. Uẩn có nghĩa là sự chứa nhóm, tích tụ: 5 uẩn là 5 nhóm tạo thành con người. Sở dĩ gọi “nhóm” là vì: 1) Tâm vật không rời nhau, tạo thành một nhóm gọi là uẩn. 2) Gồm nhiều thứ khác nhau họp lại, như sắc uẩn là nhóm vật chất gồm 4 đại địa thủy hỏa phong (chất cứng, chất lỏng, hơi nóng, chuyển động) và những vật do 4 đại tạo thành. 3) Mỗi một nhóm trong 5 uẩn có đặc tính lôi kéo nhóm khác, như sắc uẩn kéo theo thọ, thọ kéo theo tưởng, tưởng kéo theo hành... 4) và cuối cùng ý nghĩa thâm thúy nhất của uẩn như kinh Bát nhã nói, là: “kết tụ sự đau khổ”.
15/11/2014(Xem: 20741)
Nên lưu ý đến một cách phân biệt tinh tế về thứ tự xuất hiện của hai kiến giải sai lầm trên. Đầu tiên là kiến giải chấp vào tự ngã của các nhóm thân tâm, và từ cơ sở này lại xuất phát kiến giải chấp vào tự ngã của cá nhân. Trong trường hợp nhận thức được Tính không thì người ta sẽ nhận ra Tính không của nhân ngã trước; bởi vì nó dễ được nhận ra hơn. Sau đó thì Tính không của pháp ngã được xác định.
01/11/2014(Xem: 11276)
Trong các kinh tạng, Phật nói nhiều về ‘tam thiên, đại thiên’ thế giới và đa số chúng ta thường hình dung rằng những thế giới này nằm bên ngoài trái đất, thế giới của các vị trời, thần… Vì chưa chứng được thần thông nên chúng tôi không thể nhìn thấy được những thiên giới đó! Nhưng thật ra nếu quán chiếu cho sâu, chúng ta sẽ thấy rằng có những thế giới không đâu xa mà chính ngay bên trong cõi ta bà, nơi mình đang sống.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]