Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chữ Như trong Văn Học Dân Gian & Phật Giáo

13/03/201721:37(Xem: 5038)
Chữ Như trong Văn Học Dân Gian & Phật Giáo



hoa_sen (17)
CHỮ  NHƯ

TRONG  VĂN  HỌC  DÂN  GIAN  VÀ  PHẬT  GIÁO.

Đức Hạnh

 

Chữ NHƯ được thông dụng rất phổ biến trong văn chương và lời nói thường nghiệm của  các dân tộc trên thế giới và trong Phật Giáo .

Trong văn chương, chữ Như được thấy ở một số trường hợp : Xác định, phủ định, tương tợ, không thực…(như ảo, như hóa) đối với các vật thể hiện thực.

Lãnh vực văn chương ở lời nói và viết thành văn, thơ.

   Ta thường nghe dân Việt nói và viết lời xác định về chữ như : Trắng như tuyết, cứng như đá, mềm như bún, nóng như lửa đốt, lạnh như băng giá, lạnh như đồng, xưa như trái đất, xưa như Diễm, chua như chanh, nắng như lửa đổ, mặn như muối, lạc (nhạt) như nước lã, tối như đêm ba mươi, đen như mực tàu, ốm như ma trơi, bén như gươm, cao như bầu trời, rộng như biển cả, ốm như cây sậy, nhanh như chớp, lẹ như sóc, dữ như cọp, ngang như cua, v.v…

Danh từ Như Ảo. Cụm từ này, được chỉ cho những đồ vật có hình tướng trông như thật. Chẳng hạn những đồ chơi trẻ con : Búp bê, ông già Noel, người lính, mèo, chó, cọp, voi, chim muôn, máy bay, xe hơi, xe lửa, thuyền bè, v.v…, Tất cả đều cử động, phát ra tiếng còi, tiếng hát, lắc lư, mở và nhắm mắt, đi, chạy, nhảy, ngoắt đuôi…  Những hình ảnh Như ảo, giả tạo trên cũng được thấy trên đài truyền hình với tên hoạt họa.

Danh từ Như hóa. Với các bậc Tiên ông, đạo cốt, Thiên long ngoại đạo huyền bí. Họ cũng có thể biến hóa ra muôn vật có hình dáng hiện hữu tạm thời như thật nhưng, mờ mờ. Sau đó biến mất. Tất cả, do tư tưởng chăm chú đọc tụng thần chú hay thiền định ngoại đạo. Đến một lúc nào đó, họ có khả năng biến hóa và thần thông.

Như Ảo Tam Muội. Cụm từ này, được chỉ cho những bậc đạo sư Phật giáo, trong lúc tu thiền định, tâm an trú tĩnh lặng bậc trung, đã thấy những cảnh vật hiện ra. Đến lúc vào đại định, nhiều hiện tượng trùng trùng hiện ra như huyển, như ảo. Nhưng, quý ngài liền dập tắt ngay trong định, dù là những cảnh Thần tiên, Thiên đàng rất đẹp, cỏ cây, hoa lá, lâu đài trong sáng, êm đềm, v.v…Tất cả đều là cảnh Như Ảo Tam Muội.

Chữ NHƯ cũng được thấy ở những hiện tượng vừa mới hợp, đã vội tan : Như điển chớp, như  bọt nước, như sương mai trên ngọn cỏ, cành cây…

Chữ NHƯ ở lời xác định có tính cách mệnh lệnh, khuyên bảo, nhắn nhủ, than thở.  Chẳng hạn người kiến trúc sư đưa bản đồ xây nhà cho ông thầu xây cất và nói rằng; đây là mô hình photo, giống y hệt như bản chính. Vậy, ông hãy xây cất cho đúng như bản chính. Hay là lời người mẹ khuyên con : “ Con phải luôn có thái độ lễ phép với mọi người giống như anh con, như chị con đã từng đối đãi với mọi người”. Một vị Tăng giáo thọ, thường nhắn nhủ với các Phật tử : “ Người học Phật và tu tập giáo lý giống như người chèo thuyền trên dòng nước ngược, không tiến ắt phải lùi. Lời than thở : “ Hôm nay tôi mất mẹ như mất cả bầu trời”.

Chữ NHƯ ở lời phủ định. Ta thường nghe mọi người nói và viết lời phủ định: “ Tôi không làm như lời anh bảo. Bà ấy không tri hành theo như hành động của ông X. Những học sinh ngoan, không bao giờ bê tha như những đứa học kém. Một nhà báo nói rằng; thế kỷ 21, nhân loại bị tận thế, ông A nói  :“tôi không tin như vậy !”.

Chữ NHƯ ở bán tín, bán nghi.  Một ông nói chuyện gì đó…Ông kia trả lời : “ Ồ, hình như vậy ! Có lẽ như vậy ! Tôi tưởng như vậy ! Thấy gần giống như vậy, chứ không phải như vậy ! Đời người và mọi vật như ảo, như hóa, như mộng, như hình, như bóng ! Đồ giả bên hông chợ Lớn, lại nói như bên Hồng Kông !

Các nhà văn Việt Nam thường dùng chữ như trong các bài tả cảnh, tả hình dáng vật thể, con người, để  làm cho sáng tỏ bản thể hiện thực, gọi là nhân cách hóa. Chẳng hạn những câu văn có chữ như : “Chiều nay mặt hồ dưới bầu trời Thu có ráng chiều vàng, cùng với gió heo mây, làm cho mặt hồ chau động, gợn sóng lung linh giống như hằng vạn con rắn vàng đang bơi lội trong đó”.

Giữa ngọn đồi trong mùa đông giá rét, nhìn những bụi cây trụi lá, trơ cành, giống như những bộ xương cách trí, như được ai đem dựng trên đó”.

“ Một thiếu nữ phục sức toàn màu trắng, tóc xỏa chấm vai, ngồi lẻ loi bên gốc đại thọ, cuối mặt tư duy thầm lặng, qua từng giờ, làm cho tôi từ xa nhìn đến, tưởng như tượng đá công viên.

 “Trên bầu trời nắng hạ, không có mây, tôi thấy rõ một con diều hâu đang sải cánh, lượn quanh nhiều vòng, đầu nó luôn nhìn xuống như để tìm gà con. Rồi  lại cất cánh bay lên, vòng xuống chầm chậm, giống như chiếc máy bay  L 19, loại quan sát bay vòng tìm lối hạ cánh xuống phi đạo.

   Chữ Như vừa nói trên, là chữ Như của nhân loại đông, tây thường dùng trong ngôn ngữ thường nghiệm trong đời sống hằng ngày.

  Chữ NHƯ trong văn học Phật giáo.

 Tất cả vạn pháp trên vũ trụ này, về mặt hiện tượng thì vô vàn sai biệt hình thể, khó có thể tính lường được phẩm chất của chúng ra sao. Ta chỉ biết mọi bản thể của chúng không tự thể. Tất cả do các duyên giả hợp lại tạo nên, gọi là duyên sinh. Khi các duyên lần lượt ra đi theo định luật vô thường, thì bản thể con người và vạn pháp bị tan rả, trở về không. Với người phàm phu đều lầm tưởng mọi vật đều trường tồn do căn cứ vào biểu hiện bên ngoài mà phân biệt vật này với vật kia, là do lấy không làm thực. KHÔNG, chính là thực tướng của vạn pháp, là thực tướng của chư Phật. Đó là cái NHƯ của  thực tướng hay còn gọi là Như thật, Như thị. Có nghĩa là chỉ thẳng vào mọi bản thể hiện hữu (con người và vạn hữu), đều không tự thể, tất cả do các duyên giả kết tụ tạo nên bản thể rõ ràng như vậy. Sau đó bản thể bị chết non, chết già, là do các duyên bị hư hoại, thật đúng theo định luật vô thường! Do vì lẽ đó, mà Phật giáo không thể xác định mãi chữ Như ở sự tồn tại và không thể phủ định mãi chữ Như luôn hoại diệt. Nếu không nói, là lý trung đạo.

   Qua khế lý trên, cho ta thấy rằng chữ Như trong văn học Phật giáo vừa xác định, lại vừa phủ định. Xác định là khi nào những hiện tượng hiện hữu. Còn phủ định là do biết được những hiện tượng đang có mặt đó, không tự thể, tất cả do duyên khởi, nên chi đang trên đà hoại diệt.

   Về mặt bản thể của chư pháp, chữ Như là tính của chư pháp (pháp tính), nó là cái cùng cực của sự chân thực, thực tế, chư pháp thực tướng, nên gọi là Như Như bất động, tức là cùng một nghĩa đó là Như. Cho nên, mặc dù thế giới hiện tượng thật đa dạng bản chất, quy luật chỉ là một, đó là Như. Tất cả những lý giảng (tục đế) về chữ Như, chẳng qua cũng là một cái tên gọi khác về chữ Như. Tất cả đều chơn thật, nên gọi là chơn Như hay Nhất Như. Mặc dù là Nhất Như nhưng, Như có hai loại : Như của sự thật hiện hữu. Nếu không nói rằng, là nhân chứng bằng lời xác định về những dữ kiện nào đó là thật, do  hiện hữu vào thực tại. Điều này được thấy qua lời Tôn giả A Nan nói : “Như thị ngã văn nhất thời Phật tại Xá-Vệ quốc…” (Chính tôi nghe Như vầy, một thuở nọ Phật ở tại thành Xá Vệ…”. Và như của thực tướng, tức là thực tướng của các pháp là vô ngã.

     Một số chữ Như trong văn học Phật giáo sau đây : 1- Như vật thể hiện hữu. 2- Như thật tướng. 3- Như, là các tướng giống như pháp. 4- Như, là  tính của chư Pháp. 5- Cái lý chân thật, là Chơn Như. 6- Cái lý chỉ có một, gọi là Nhất Như. 7- KHÔNG, chính là thực tướng, đó là thực tướng của chư Phật, mới đích thực là Như.

   Với danh xưng Phật tử, là hành giả đi tìm cho mình con đường giải thoát sinh tử, bằng tu tập giáo lý của Phật, quý vị nên chọn chữ  Như nào trong bảy chữ Như nói trên, để làm hành trang giải thoát sinh tử ?

    Lời hỏi của người viết nói trên, được nghe một số Phật tử đã chọn “ Lý chân thật, là chân như”. Lý do chọn, vì đã hiểu được tánh của các pháp là thường tịch vắng lặng, không biến đổi. Thì người tu tập thiền định hay niệm Phật A Di Đà, đều phải sử dụng Phật tánh đang hiện hữu trong tâm để xa lìa mọi vọng nhiễm, dứt trừ mọi ý niệm về ngã, hoàn toàn an trú vào chánh niệm (đối cảnh vô tâm).

Một số khác, thì chọn “ Cái lý chỉ có một, gọi là Nhất như”. Lý do chọn, là vì đã hiểu được rằng; người tu Thiền hay Tịnh độ, cần nhất chỉ một tâm (nhất nguyên) không được hai tâm (nhị nguyên). Một tâm, đó là tâm Phật, gọi là chơn tâm, tâm Nhất như, cũng gọi là nhất tâm bất loạn, do không còn những ý niệm về ngã, (niệm, vô niệm).

  Sự chọn cho mình một chữ Như vào tâm của hai nhóm, đều đúng trên cơ sở khế lý, khế cơ. Tức là cả hai, đều cùng ngộ lý Chân tâm, Nhất như, vô ngã. Dù lời văn lý luận khác nhau một chút ở  2 chữ Như số 5, số 6 nhưng, vẫn cùng đi đến tâm Phật, là Chân tâm, Nhất Như, vô ngã (chia mhau phương tiện, gặp nhau cứu cánh Niết bàn), là hành trang giải thoát đích thực.

   

 Để được hiểu thêm về chữ Như có chứa đựng 10 thứ : Tướng, Tánh, Thể, Lực, Tác, Nhân, Duyên, Quả, Báo, Bản mạt.

1 Như Thị Tướng (Tướng như vậy)  2- Như Thị Tánh (Tánh như vậy)  3- Như Thị Thể (Thể như vậy) 4- Như Thị Lực (Lực như vậy) 5- Như  Thị Tác (Tác như vậy) 6- Như Thị Nhân (Nhân như vậy)  7- Như Thị Duyên (Duyên như vậy) 8- Như Thị Quả (Quả như vậy) 9- Như Thị Báo (Báo như vậy ) 10-  Như Thị Bản Mạt  Cứu Cánh Đẳng ( Bản mạt cứu cánh  đẳng như vậy).

    Chữ Như, trong ngôn ngữ Phật giáo, đó là thực tướng, là tính của chư pháp. Chữ Như đi với chữ Thị, nghĩa là như vậy, một danh từ để chỉ cho sự ân khả, đúng thực như Thánh giáo, pháp xứng hợp với đạo lý, lời thừa nhận đúng như vậy, lời khẳng định chắc thực, lời bày tở chơn thật về sự việc đã nghe, thấy chính xác, như lời Tôn giả A Nan nói : “ Chính tôi nghe như vầy…” ở phần đầu của mỗi bài kinh.

Như thị ở đây, được chỉ cho bản thể hữu tình chúng sanh và vạn hữu trên vũ trụ này, từ xưa nay là như vậy, dù cho có Phật ra đời hay không. Tướng của vạn hữu và mọi loài chúng sanh là như vậy; núi là núi, sông là sông, đá sỏi là đá sỏi, cây là cây, người là người, chim là chim, súc vật là súc vật, v.v…Sau khi các duyên hợp nhau tạo thành bản thể từ lúc nhỏ cho đến lớn, từ lúc non cho đến già rồi chết hư hoại bởi định luật vô thường.

Để được biết rõ vai trò của mười thứ : Tướng, Tánh, Thể, Lực, Tác, Nhân, Duyên, Quả, Báo, Bản trong bản thân chúng sanh và vận hữu xưa nay như vậy, ta điểm qua từng thứ  Như Thị (Như vậy).

    1-Tướng  Như Vậy (Như thị tướng).

Tướng, là tướng trạng bên ngoài của mọi vật và chúng sanh, được thấy rõ ràng, nó được biểu thị là cái vỏ, bao bọc, thùng, vại… Nhìn thấy tướng bên ngoài như thế nào, là biết những thứ bên trong của tướng, vì có liên đới mật thiết với tướng. 

    2- Tánh Như Vậy (Như thị tánh)

Tánh thuộc về bản chất không bao giờ thay đổi, (lãnh vực con người. Có thể được thay đổi bởi giáo lý Phật) nó chìm sâu trong bản thể vạn hữu khó mà thấy được. Trong mỗi bản thể vạn hữu và chúng sanh đếu có tánh riêng muôn đời không biến dịch. 

    3- Thể Như Vậy (Như thị thể).

Thể, là phần nhất định bất biến của vạn pháp, cho nên thể vô sai biệt, bất sinh bất diệt, gọi đó là đương thể, cần có một huệ nhãn mới thấy dược đương thể đó, cũng gọi là thể chất, là chủ thể, bản thể vạn pháp.

   4- Lực Như Vậy (Như thị lực).

Lực, là một tạp ngữ, chỉ về lực dụng, công năng tác dụng. Mỗi  bản thể vạn pháp và con người trên vũ trụ này đều có cái lực dụng riêng cho tự thể mình và chúng sinh. 

    5- Tác Như Vậy (Như thị tác).

Tác, là những sự việc, lời nói được hiển lộ ở động tác của tay chân và miệng của một con người đang hành động và nói năng (nghiệp) do từ tâm ý, thân, miệng phát sanh ra (tác).

    6- Nhân Như Vậy (Như thị nhân)

Nhân, (nghĩa đen hạt giống), những vật, các việc hữu tướng, vô tướng có năng lực làm nguyên nhân trực tiếp với sự việc, các vật để sau đó có kết quả.

      7-Duyên Như Vậy (Như thị duyên).

   Duyên, thật sự là những nhân duyên gián tiếp theo sau, là điều kiện giúp vào cho cái nguyên nhân trực tiếp đầu tiên được có kết quả tròn đầy, cho nên Nhân cũng chính là Duyên

    8- Quả Như Vậy (Như thị quả).

Quả, là sản phẩm hiện thực của ý nghĩ (nhất thiết duy tâm), lời nói và hành động, là nhân tố chính và những nhân tố phụ (duyên) hòa hợp nhau tạo tác (nghiệp) ra Quả.

   9- Báo Như Vậy(Như thị báo).

Báo, có nghĩa là báo ứng. Tức là những quả thiện, ác cũ của kiếp trước mà chúng sinh (con người) đã tạo ra không bao giờ bị mất, Cho nên sau khi chết, con người mang theo ở một kiếp sau hay nhiều kiếp sau ở quốc độ nào đó, được có bản thân ra sao, sự nghiệp sống được sung sướng, hạnh phúc, giàu sang (lạc quả) hay khổ đau, nghèo khó (khổ quả). 

   10- Bản Mạt Cứu Cánh Đẳng Như Vậy(Như thị bản mạt cứu cánh đẳng).

Bản, là gốc, đầu tiên, chỉ cho tướng trạng của vạn hữu ở đề tài “Như Thị Tướng số 1.”. Mạt, là ngọn, sau cùng, chỉ cho quả báo ứng ở đề tài “Thị Báo số 9” Cứu cánh đẳng, nghĩa là rốt ráo bình đẳng. Tức là Như thị số 10 này, là lời kết luận tổng thể vạn pháp từ TƯỚNG cho đến BÁO, trong và ngoài bản thể vạn pháp, chỉ là hiện hữu theo tương quan duyên khởi, không tự thể tức VÔ NGÃ. Nghĩa là, mọi bản thể vạn pháp, là do các nhân duyên giả hợp kết tụ phát sinh, cho nên đều KHÔNG. Chính cái Không ấy, là thực tướng đồng nhất của vạn pháp, thật rốt ráo và bình đẳng theo quy luật của nhân quả.

    Mười đạo lý Như Vậy (Như thị) được trình bày vừa rồi, chính là cái chìa khóa mở tung 9 cánh cửa bí mật của VẠN PHÁPCON NGƯỜI để thấy Phật hiện hữu trong đó.  Ở mỗi cõi Phật như vậy, trong mỗi một niệm, Phật ứng hiện vô số hóa thân nhiều như bụi để chuyển pháp luân”.

 

                                               

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/08/2019(Xem: 10545)
Trong thời Đức Bổn Sư Thích Ca còn tại thế, nhất là thời giới luật chưa được chế định, 12 năm đầu tiên sau khi Ngài thành đạo, có nhiều tỷ kheo hay cư sĩ đã liễu ngộ, giải thoát, niết bàn chỉ ngay sau một thời thuyết pháp hay một bài kệ của Tôn Sư. Tại sao họ đặt gánh nặng xuống một cách dễ dàng như vậy? Bởi vì họ đã thấu hiếu tận gốc rễ (liễu ngộ) chân đế, tự tại giải thoát, tịch lặng thường trụ, chẳng động, chẳng khởi, chẳng sanh, chẳng diệt, không đến cũng không đi mà thường sáng soi. Khi họ thấu hiểu được vậy. Kể từ lúc đó, họ tín thọ và sống theo sự hiểu biết chơn chánh này. Họ luôn tuệ tri tất cả các pháp đều huyễn hoặc, vô tự tánh cho nên, họ không chấp thủ một pháp nào và thong dong tự tại trong tất cả các pháp.
22/08/2019(Xem: 10787)
Phát Bồ đề Tâm là một pháp môn tu, nếu không hơn thì bằng chứ không kém một pháp môn nào trong tam tạng, bởi nó nói lên được cứu cánh của việc tu hành. Trong kinh Đại Phương Tiện, Phật dạy A Nan: “Phát Bồ Đề Tâm là pháp môn thù thắng giúp hành giả rút ngắn tiến trình tu tập của mình”. Trong kinh Hoa Nghiêm Phật lại ân cần nhắc nhở: “Kẻ chỉ quên việc phát Bồ Đề Tâm thì việc làm Phật sự là đang làm ma sự” huống hồ là kẻ tâm không phát, nguyện không lập.
16/08/2019(Xem: 11249)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương phápgiảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau. Chúng sanh có vô lượng trần lao, phiền não, thì Phật pháp có vô lượng pháp môn tu. Nếu sử dụng đúng phương pháp thì hiệu quả giảng dạy sẽ đạt được kết quả tốt. Tri thứcPhật học là nguồn tri thức minh triết, là giáo lý để thực hành, lối sống, do đó phương pháp giảng dạy là vấn đề vô cùng cần thiết để giới thiệu nguồn tri thức minh triết ấy.
05/06/2019(Xem: 16174)
Niệm Định Tuệ Hữu Lậu & Niệm Định Tuệ Vô Lậu Phật Đản 2019 – Phật lịch 2563 Tỳ kheo Thích Thắng Giải , Ngôn ngữ là một phương tiện để diễn tả đạo lý, nhưng thể thật của đạo thì vượt ra ngoài ngôn ngữ và tất cả ý niệm. Vì vậy, một khi chúng ta liễu tri được nghĩa chân thật của đạo thì lúc đó sẽ thấu tỏ được sự diệu dụng của phương tiện ngôn ngữ. Nếu xét về nghĩa thật của đạo, đó chính là chân tâm không sinh diệt hay chánh kiến vô lậu.
27/05/2019(Xem: 4852)
Tác giả William Edelglass là tân giám đốc về nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Học Barre và là giáo sư triết học và môi trường tại Trường Cao Đẳng Marlboro College tại tiểu bang Vermont. Công việc của ông đã đưa ông tới Dharamsala, Ấn Độ, nơi ông dạy cả triết học Tây Phương cho chư tăng Tây Tạng tại Học Viện Institute of Buddhist Dialectics và triết lý Phật Giáo cho các sinh viên đại học Mỹ về chương trình nghiên cứu Tây Tạng. Bài này trích dịch từ Quý San năm 2019 có chủ đề “Buddhadharma: The Practitioner’s Quarterly,” đăng ngày 14 tháng 5 năm 2019 trên trang mạng Lion’s Roar.
02/05/2019(Xem: 6438)
Vì thương xót hết thảy hữu tình phải chịu phiền não, đau thương do tham ái mà bị trôi dài trong bể khổ sinh tử luân hồi, Đức Phật hiện ra ở đời để lại cho thế gian vô số pháp môn tu tập, tùy theo căn cơ, sở trường và hoàn cảnh của mỗi chúng sanh mà chọn lựa pháp hành thích ứng để tu tập nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Chư pháp của Thế Tôn được ví như những thang thuốc tùy bệnh mà bốc thuốc. Trong số đó, Tuệ quán vô thường, khổ và vô ngã của tất cả pháp, qua đó hành giả quán tánh ly tham, quán tánh đoạn diệt, quán tánh xả ly của tất cả pháp, là pháp “tối thượng” và vi diệu ‘nhất’ vì nếu hành giả thường xuyên hành trì sẽ ‘chứng đạt’ Tuệ Giải Thoát, vị ấy sẽ đoạn tận mọi kiết sử, không còn khổ đau, phạm hạnh đã thành, chánh trì giải thoát, là bậc A-La-Hán.
24/04/2019(Xem: 3970)
Cuộc sống, nhìn quanh đâu cũng thấy Thật. Bạo động cũng có thật, giả dối cũng là thật, tham dục cũng hiện hữu thật,sợ hải cũng có thật ,nhiếp phục uế trược cám dỗ cũng thật, tài sản, vợ con, tình yêu, danh vọng, địa vị …đều thật hết. Chính cái Thật đó mà khổ đau phát sanh cũng là Thật.
01/03/2019(Xem: 5128)
Triết Học Phật Giáo Ấn Độ, Hayes Richard, Thích Nguyên Tạng (dịch), Phật giáo (PG) là một thành tố quan trọng, hỗn hợp các triết lý khác của tiểu lục địa Ấn Độ trong hơn một ngàn năm qua. Từ phần đầu khá lặng lẽ, vài thế kỷ trước Tây lịch, nền học thuật PG gia tăng sức mạnh cho tới khi đạt đến đỉnh cao ảnh hưởng và tính chất độc đáo trong nửa sau thiên niên kỷ thứ nhất. Từ thế kỷ thứ mười một trở đi, PG dần dần suy thoái và cuối cùng biến mất ở miền Bắc Ấn Độ. Mỗi nhà tư tưởng chú trọng vào những đề tài khác nhau, nhưng khuynh hướng chung của đa số họ là trình bày một hệ thống triết lý nhất quán, bao gồm đạo đức học, tri thức học và siêu hình học. Phần lớn những đề tài mà các triết gia PG Ấn này viết, là phát xuất trực tiếp từ những giáo lý được xem là của Sĩ-đạt-ta Cồ Đàm (Siddhartha Gautama), thường được tôn xưng bằng danh hiệu là Đức Phật.
16/02/2019(Xem: 5944)
Những câu văn không chuẩn văn phạm vì thiếu những chủ từ [subjects] trong những bài triết luận về Phật Giáo mà tôi đã, đang, và sẽ viết không phải là tôi cố ý lập dị như những triết gia danh tiếng trên thế giới khi họ hành văn chương và viết về triết học nhưng mà tôi không có thể làm cách nào khác hơn khi viết về ý vô ngã [không Tôi] để không bị mâu thuẫn với ý phá ngã.
01/02/2019(Xem: 7573)
Những câu văn không chuẩn văn phạm vì thiếu những chủ từ [subjects] trong những bài triết luận về Phật Giáo mà tôi đã, đang, và sẽ viết không phải là tôi cố ý lập dị như những triết gia danh tiếng trên thế giới khi họ hành văn (chương) và viết về triết học nhưng mà tôi không có thể làm cách nào khác hơn khi viết về ý vô ngã [không Tôi] để không bị mâu thuẫn với ý phá ngã.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567