Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Triết Học Như Lai Tạng

08/04/201314:27(Xem: 8943)
Triết Học Như Lai Tạng

lotus_50

TRIẾT HỌC NHƯ LAI TẠNG

Thích Nghiêm Quang

Như Lai (Tathagata) một trong 10 hiệu của Phật “không từ đâu đến, không đi về đâu”, là tính thường trụ thường hằng của các pháp, như như bất động không sinh không diệt, không tới không lui, là bản thể, là thực tướng là pháp tánh của mọi sự vật. “Nếu lấy sắc để nhìn ta, lấy âm thanh để cầu ta, đó là kẻ hành tà đạo, chẳng thể thấy Như Lai” Như lai được hiểu là thực tướng của các pháp đó là vô ngã tướng không còn các tướng (Ngã, nhơn chúng sanh, thọ giả).

Như Lai Tạng (Tathagata garbha) còn gọi là Như lai chủng tánh đồng nghĩa với pháp tánh, pháp thân, chơn như, Phật tánh, Niết bàn…Tạng là cái bọc chứa, theo nghĩa ban sơ là cái bọc thai, tạng là giấu kín che phủ phiền não mê lầm, giấu kín che phủ Phật tính là cái mầm giác ngộ vốn có trong mọi chúng sanh. Tạng là chất chứa, Như lai tạng là chất chứa mọi công đức quyền năng của Như lai, là tất cả pháp do Phật giảng dạy tập hợp lại thành Như Lai tạng.

Về mặt ô nhiễm, Như lai tạng là tượng trưng cho thế giới luân hồi sinh diệt, về mặt tịnh Như lai tạng biểu hiện cho Niết bàn giải thóat. Như Lai tạng là cái kho chứa Như lai, thuật ngữ của Khởi Tín luận gọi là “pháp giới đại tổng tướng” nhiếp thâu các pháp của tòan bộ pháp giới gồm có nhiễm và tịnh. Tịnh là chơn như, nhiễm là vô minh, chân như và vô minh kết thành một khối bất ly trong tâm chúng sanh, cả hai đều thâu nhiếp các pháp ngang nhau. Nếu xuôi dòng vô minh thì bị giam hảm trong vòng sinh tử thì gọi là Như lai tại triền (trạng thái bị phiền não trói buộc). Mặt khác nếu thuận chơn như tu tập, huân tu bên trong làm nhân và lấy giáo pháp bên ngoài làm duyên thì tịnh dần dần mạnh lên và nhiễm bị yếu đi, tịnh bọc lấy nhiễm và chuyển lực dụng của nhiễm thành nghiệp dụng bất khả tư nghì thì gọi là Như lai xuất triền.

Như lai tạng là gì? Ở Ấn độ tư tưởng Như lai tạng được thành lập sớm hơn thuyết Duy thức, là một tên khác của A lại da theo Khởi tín luận, tâm sinh diệt bao gồm hai nghĩa Giác và bất giác. Giác xuất phát từ Như lai tạng, bất giác xuất phát từ thức tạng là một loại kho trong đó chứa các chủng tử của Như lai tính, Tathagata-garbha là cái thai trong đó chư Như lai được thai nghén và lớn lên.

Tất cả chúng sanh đều có Như lai tạng, có thể thành Như lai nếu biết tháo gỡ tất cả những sở tri chướng và phiền não chướng. Kinh Lăng già cũng nói rằng Alaya thức là biểu hiện của các giai đọan bất tịnh của Như lai tạng, mặt khác nếu A lại da nhận hình ảnh, như một tấm kiếng, không suy nghĩ gọi là vô ký, nhưng do bởi ảnh hưởng của các tập khí chất chứa từ nhiều kiếp, giống như biển lớn sóng cuộn, nhưng dưới lòng biển vẫn bất động, khi nào A lại da vượt lên trên sự phân biệt, được gọi là Như lai tạng: “Nầy Mahapati, Như lai tạng chứa trong nó những nguyên nhân cả tốt lẫn xấu và từ những nguyên nhân nầy mà tất cả con đường hiện hữu (lục đạo) được tập thành, được rót vào bằng tập khí đủ loại suy diển sai lầm vốn đã diển biến từ vô thủy. A lại da có tên là Alaya nó đi chung với 7 thức được sinh trong nhà vô minh…”

Trong khi Lăng già chủ trương quan điểm cho rằng Như lai tạng hay A lại da là kho chứa cái bất tịnh cũng như cái tịnh, thì Đại thừa khởi tín luận chỉ rõ tâm Chơn như hay Như lai tạng, mặt tuyệt đối tâm Chơn như là cái tâm tính bất sinh bất diệt, tâm ấy là tâm nhất thể, nhiếp thâu tất cả pháp thế gian cũng như xuất thế gian, tuyệt đối, bình đẳng, ly danh tuyệt tướng. Về mặt tương đối tâm ấy là tâm tầm tứ, bao gồm tự thể, tự tướng và tự dụng:

Tự thể: Tương đồng với bản thể; tự tướng: cái tướng của tự thể; Tự dụng: công năng sinh nhân quả lành thế gian và xuất thế gian.

Khi nói “tâm động” là nói tướng động, tức nói Như lai tạng động, tự thể tâm không động, Ngài Mã Minh thí dụ, nước biển cả (tánh giác) vì có gió (vô minh) nên nỗi sóng (tâm thức), sóng và gió đều động và không rời nhau, nhưng tánh nước không động khi gió hết sóng lặng, nhưng tánh ướt của nước không đổi. Vì tướng nước động nên có sóng nhỏ sóng lớn…cũng vậy tướng của tâm (Như lai tạng) động thì sóng thức dấy khởi, đợt nầy nối tiếp đợt khác nên nói có tâm sinh diệt (thức tạng), chính vậy nên nói nương vào Như lai tạng mà có tâm sinh diệt, cái tổng hợp bất sinh diệt (Như lai tạng) và sinh diệt (thức tạng) gọi Alaya. Từ A lại da (chân và vọng) sinh ra sinh diệt tâm, cũng từ A lại da hiển lộ Chân như tâm (Như lai tạng).

Tâm Chơn như, hay Như lai tạng theo kinh Viên giác gọi là Viên giác diệu tâm, chúng hữu tình vì không ngộ tánh viên giác nên để cho vô minh vọng tưởng điên đảo che mờ bản tâm thanh tịnh: “Tất cả chúng hữu tình từ hồi nào đến giờ bị nhiều món điên đảo làm mê mờ tánh viên giác, như người lạc đường, lầm lạcb bốn phương. Vì trong Như lai tạng (Viên giác) không có sinh diệt, không có thấy biết, biết như hư không thường chẳng lay động như tánh của pháp giới viên mãn khắp mười phương”.

Tánh Viên giác (Như lai tạng) của chúng hữu tình đều có, chỉ trừ hết vô minh thì Viên giác tánh hiện ra, tánh Viên giác cũng đã sẵn có tự bao giờ: “Nầy Thiện nam tử! Tất cả kinh điển của Như lai nói đều như ngón tay chỉ mặt trăng Viên giác. Vậy các ông phải biết: đây là ngón tay kinh giáo chứ không phải mặt trăng Viên giác. Nếu các ông chỉ cố chấp ngón tay, thì không bao giờ thấy được mặt trăng”.

Như lai tạng theo kinh Thắng man là một tên riêng của Phật tánh, hay pháp thân, cái tâm hằng ngày của chúng sanh bị phiền não khuấy trộn, nên Phật tính bị lu mờ, nhưng Phật tính ấy vẫn hòan tòan đầy đủ như tâm tính của Như lai. Chúng sanh vì không có công đức trang nghiêm nên pháp thân chưa thể hiện bày, giống như nước với sóng, tâm chúng sanh ví như làn sóng ở trong bể lớn của thanh tịnh tâm.

Như lai tạng tánh hay Phật tánh trong kinh Pháp Hoa chỉ ra rằng: Vì muốn khai mở tri kiến Phật cho chúng sanh nên chư Như lai mới thị hiện: “Chư Phật Thế tôn chỉ vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện trong đời, đó là khai thị ngộ nhập tri kiến Phật cho chúng sanh”. Vì chúng sanh sẵn có tính Phật (Như lai tạng) một khi loại bỏ vô minh phiền trược, vọng tưởng điên đảo thì Phật tính kia hiển lộ như nước trong thì trăng hiện.

Như lai tạng hay Phật tánh, Viên giác diệu tâm… tất cả đều chỉ cho thể tánh bất sinh bất diệt thường hằng của mọi chúng sanh. Giữa thế gian vô thường sinh diệt, trong cái tâm vọng tưởng điên đảo, chắc phải có một cái gì thường hằng bất biến đó là Như lai tạng, là pháp thân thường trụ. Tất cả kinh điển Đại thừa cũng nhằm triển khai triết lý này.

Khi nói biển tâm thanh tịnh bị gió cảnh thức làm dao động thì A lại da, nếu nói cái thai chứa đựng chủng tử Phật tánh gọi là Như lai tạng, cái thấy sáng suốt thì gọi là tri kiến Phật, tâm bất sinh diệt gọi là Chơn tâm; không bao giờ thay đổi gọi là Pháp thân…

Khi nói Pháp thân hay Như lai tạng thì khó dùng âm thanh để diển tả cho hết được, diệu đạo không lời, khó thể nhờ vào văn tự mà hiển bày diển đạt trọn vẹn ý nghĩa của Như lai tạng hay Pháp thân được. Đức Phật nói 45 năm ta không nói một lời là ý này, chân lý chỉ phải thể nhập, phải buông xả chấp ngã và chấp pháp, vượt qua nhị biên, nhìn thẳng tâm mình, mới vào Như lai tạng.

---o0o---

Trình bày: Tịnh Tuệ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2010(Xem: 8960)
Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn, nhà nghiên cứu và giảng dạy Phật học đã viết: « Chúng tôi là kẻ hậu học, tuy kiến thức chữ nghĩa và thực lực hành trì chẳng bao nhiêu, cũng đem hết sức mình dịch cuốn Vô Môn Quan này ra Việt ngữ, gọi là để đóng góp vào công cuộc chấn hưng Thiền học hiện nay. »
28/08/2010(Xem: 63006)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 59159)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
27/08/2010(Xem: 24309)
Còn nghĩ rằng “Đời là thế, vốn dĩ đời là thế”, “giữa cuộc đời cũng chỉ thế mà thôi”. Trước hiên nhà, lá rụng đầy sân, Chớm lộc mới, ngát hương đường cũ. Vậy nên: Hương xưa còn đọng trên đường, Ngàn lau lách ấy xem dường trinh nguyên. Âm ba tiếng hát đỗ quyên, Lung linh trăng nước xe duyên sơn hà.
19/08/2010(Xem: 7085)
Có thể vay mượn những lời như vậy để khởi đầu cho sự chờđợi tiếng vọng đáp ứng của những gì đó đang ẩn mình trong bóng tối. Những lờiđược vay mượn ấy không nhất thiết phải là đồng thanh với những cái sắp đáp ứng.Sự tựu thành của những cái đáp ứng này sẽ không xuất hiện trong những tiếngđộng náo nhiệt. Đây là sự tựu thành của một cơn mưa như thác lũ, khi con bướmmùa hè đã chịu khép lại đôi cánh mỏng để lắng nghe trong thầm lặng hơi thở củacỏ nội.
18/07/2010(Xem: 14127)
Bất cứ người nào có nghiên cứu Phật học, có kiến thức về giáo lý đạo Phật như được ghi trong ba tạng kinh điển, đều thừa nhận đang có một khoảng cách lớn, phân biệt đạo Phật trong kinh điển (mà tôi tạm gọi là đạo Phật lý thuyết) với đạo Phật ở ngoài đời, trong cuộc sống thực tế. Đạo Phật lý thuyết là đạo Phật lý tưởng. Khoảng cách giữa lý tưởng và thực tế là chuyện tất nhiên và tất yếu. Bởi lẽ nếu không có khoảng cách đó giữa đạo Phật lý tưởng và đạo Phật thực tế thì mọi người chúng ta đều thành Phật cả rồi, và cõi đất này là cõi Phật rồi.
18/07/2010(Xem: 14602)
Chúng ta không ai không hấp thụ một nền giáo dục, hay ít ra tiếp nhận một hình thức giáo dục. Thế nhưng chắc chúng ta không khỏi lúng túng khi gặp câu hỏi bất ngờ như trên và khó trả lời ngay một cách vắn tắt trọn nghĩa và trôi chảy.
11/07/2010(Xem: 10842)
Có nhiều bài báo, nhiều công trình khảo cứu công phu viết về con số 0 cả từ thế kỷ trước sang đến thế kỷ này. Quả tình, đó là con số kì diệu. Có những câu hỏi tưởng chừng ngớ ngẩn, chẳng hạn, “số không có phải là con số?”, nhưng đó lại là câu hỏi gây nên những trả lời dị biệt, và ở mỗi khuynh hướng tiếp cận khác nhau, những câu trả lời khẳng hoặc phủ định đều có những hợp lý riêng của chúng. Thế nhưng, hầu như ngoài những nhà toán học thì chẳng mấy ai quan tâm đến con số không; có thể nói người ta đã không cần đến nó từ các nhu cầu bình nhật như cân đo đong đếm.
16/06/2010(Xem: 7734)
"Vô Ngã" là vấn đề tương đối hơi khó và khiến cho nhiều người nghiên cứu về Đạo Phật phải tốn nhiều công sức để truy cứu, tìm hiểu. Nhưng Vô Ngã lại là vấn đề quan trọng trong giáo lý của Đạo Phật. Tại sao Đạo Phật lại chủ trương "Vô Ngã"?
14/06/2010(Xem: 4016)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không nhầm lẫn với những lời dạy bỡi các giáo chủ của các ngoại đạo khác qua: “Các hành là vô thường, các pháp vô ngã và, Niết-bàn tịch tĩnh” cho nên được gọi là ba pháp ấn. Ba phạm trù nội dung nghĩa lý này chúng luôn luôn phù hợp với chân lý cuộc sống qua mọi hiện tượng nhân sinh cùng vũ trụ. Trong ba tạng kinh điển dù là Đại thừa hay Tiểu thừa ba phạm trù tư tưởng nghĩa lý “ Vô thường, vô ngã, Niết-bàn” này đều có hết, với mục đích là dùng để ấn định bảo chứng cho những lời dạy của đức Đạo sư, chứ không phải là những lời nói của Ma. Nếu kinh điển nào mà không mang nghĩa lý của một trong ba phạm trù này thì những kinh điển đó không phải do đức Đạo sư nói ra.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]