Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo và vũ trụ

27/11/201402:58(Xem: 12604)
Phật giáo và vũ trụ
vu tru

Các phương đông, nam, tây, bắc, trên, dưới gọi là “vũ”, tức chỉ không gian vô hạn; từ ngàn xưa đến ngày nay gọi là “trụ”, tức chỉ thời gian vô hạn. Trong triết học gọi là thế giới, tức chỉ tất cả vật chất và toàn bộ hình thức tồn tại của nó. “Vũ trụ” của Phật giáo cũng bao hàm tứ duy (đông nam tây bắc) thượng hạ, quá khứ, hiện tại và vị lai, đồng thời dung chứa thế gian hữu tình vô lượng vô số, và khí thế gian rộng lớn mênh mông. Từ xưa đến nay, con người không ngừng thảo luận và nghiên cứu về sự tồn tại bí ẩn của vũ trụ; từ trong thần thoại của thuở hồng hoang đến sự phát hiện lần lượt của hệ thái dương, hệ ngân hà; sự biến chuyển từng ngày của khoa học khiến cho nhân loại bừng sáng và hiểu ra rằng thời gian và không gian (thời không), hữu tình, vật chất đều tự nhiên rộng lớn vô cùng, vượt xa ngoài phạm trù có thể hiểu biết của loài người.


Cách đây 2.600 năm trước, đối với thời không rộng khắp vô cùng ấy, Đức Phật đã có kiến giải thấu triệt, sâu sắc; điều này chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy trong các kinh điển Phật giáo. Do nội dung sâu rộng của giáo pháp, đệ tử Phật qua các thế hệ đã tìm hiểu nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, dần dần làm cho nội dung “Vũ trụ luận” của Phật giáo ngày một phong phú, các học phái ồ ạt ra đời. Lấy Thế gian luận mà nói, Phẩm Diêm phù châu trong Kinh Khởi thế miêu tả và trình bày sự hình thành của “tam thiên đại thiên thế giới” cho thấy trong vũ trụ đang tồn tại con số những thế giới đếm không xuể, nhiều đến nỗi có thể dùng số lượng của “hằng hà sa” hay của “vi trần” để ví von, gọi chung là “tam thiên đại thiên thế giới” hay “thập phương vi trần sát độ”. Tam thiên đại thiên thế giới này, trải qua quá trình thành, tựu, hoại và không, không ngừng lưu chuyển tuần hoàn.

Đối với thế gian hữu tình và tịnh độ Phật quốc, vũ trụ quan Phật giáo đã có cách nhìn sâu sắc, thấu đáo: thế gian hữu tình nương vào quả báo tốt xấu của chúng sinh với sự sai biệt khổ lạc có thể chia làm ba tầng dục giới, sắc giới, và vô sắc giới, gọi tắt là “tam giới”. Dục giới là nơi chúng sinh nam nữ có ái dục về giới tính và những ái dục khác, sống tụ tập với nhau, lấy ngũ dục duy trì sinh mệnh, do dục niệm thiện ác ấy trôi chảy, mà có quả báo thụ sinh trong “lục đạo”. Sắc giới là nơi chúng sinh đã viễn ly tình dục, ở trên cõi dục, không có sự phân biệt nam nữ, không tồn tại ý niệm tồn tại tình ái, đều do tu tập từ “định” mà hóa sinh, nương vào độ sâu cạn, thô diệu của thiền định phân làm bốn cấp, tất cả có mười tám tầng trời. Trên nữa là cõi trời vô sắc, cõi này không có vật chất, chỉ lấy tâm thức trú ở thiền định thâm diệu, là thế giới tinh thần thuần túy.

Trong Phẩm Thí dụ của Kinh Pháp Hoa nói: “Tam giới vô an, do như hỏa trạch, chúng khổ sung mãn, thậm khả bố úy, thường hữu sinh lão bệnh tử ưu hoạn”, nghĩa là tam giới không yên, hệt như nhà lửa, khổ não đầy vơi, thật đáng kinh hãi, thường hiện hữu sinh già bệnh chết và khốn khó. Khi thế gian mới có ý báo chiêu cảm nghiệp duyên của hữu tình chúng sinh, tam ác ngũ thú trà trộm ở với nhau, Đức Phật nhằm khiến cho chúng sinh thoát ly cõi trọc uế, mới tuyên truyền thuyết tịnh độ Phật quốc thanh tịnh an lạc, khuyến khích chúng sinh phát nguyện vãng sinh, không còn thọ khổ trong luân hồi. Kinh A-di-đà nói: “Tùng thị Tây Phương quá thập vạn ức Phật độ, hữu thế giới danh viết Cực Lạc”, tức là từ Tây Phương, qua mười vạn ức cõi Phật, có một thế giới tên là Cực Lạc, ở đấy, đất được rải bằng những bảo vật quý báu, lầu gác được làm bằng thất bảo kim, ngân, lưu ly, xa cừ, mã não, hổ phách và san hô, không tồn tại tam ác đạo, đều là nơi tụ hội, gặp gỡ của những người lành thượng đẳng. Trong Kinh Dược Sư cũng ghi chép, trong thế giới lưu ly của Đông Phương Dược Sư Như Lai, vật chất dân sinh phong phú, tất cả đều có thể làm theo ý muốn, nhân dân hiền lành đôn hậu. Ngoài ra, Luận Thập trụ Tì-bà-sa, Kinh Thập cát tường v.v., đều tỉ mỉ ghi lại các chủng loại của thập phương Phật quốc tịnh độ.

Đạo lý duyên khởi mà Đức Phật chứng ngộ nêu rõ rằng “chư pháp nhân duyên sinh, chư pháp nhân duyên diệt” (các pháp do nhân duyên mà sinh khởi, các pháp cũng do nhân duyên mà biến diệt). Thế gian vạn vật, bao gồm hữu tình và vô tình, đều sinh diệt biến hóa dưới ánh sáng duyên khởi, bởi thế nhận thức về sự nảy sinh hay sự tăng giảm của vũ trụ chính là nguyên lý duyên khởi, hệt như một vòng tròn, vô thủy vô chung (không có điểm khởi đầu, cũng chẳng có điểm kết thúc), vì vậy không có cái gì gọi là sự duyên khởi hay thuyết sáng tạo của vũ trụ, các tông phái Phật giáo đều có chủ trương, như Nghiệp cảm duyên khởi, A-lại-da duyên khởi, Chân như duyên khởi, Pháp giới duyên khởi… Nhưng những lý luận này không nằm ngoài sư tạo tác của tâm, “tâm sinh thì pháp sinh, tâm diệt thì pháp diệt, nếu tâm không tồn tại, thì hết thảy pháp nào tồn tại”, gọi là một tâm có thể sinh vạn pháp, “tâm bao hàm cả thái hư và khắp thế giới hà sa”, tam thiên đại thiên thế giới đều là những biểu hiện của tâm thức. Cái lớn của tâm lực, sự vụt biến nhanh chóng của tâm niệm là không có gì có thể so sánh nổi, thế giới của tâm rõ ràng là vô cùng vô tận hơn nhiều so với thế giới vật chất, gọi là “Nhất niệm tam thiên”, tâm niệm vừa khởi thì có thể ngao du, rong chơi trong tam giới lục đạo hay vũ trụ mênh mông vô cùng vô tận. 

Trong Phẩm Súc sinh thuộc Kinh Chính Pháp niệm xứ nói: “Tâm năng tạo tác nhất thiết nghiệp, do tâm cố hữu nhất thiết quả” (tâm có thể tạo tất cả nghiệp do tâm cho nên mới có tất cả quả), lại nói: “Tâm vi nhất thiết xảo họa sư, năng ô tam giới khởi chúng hành” (Tâm như những vị họa sĩ giỏi, có thể vẽ nên tất cả trong tam giới, nên biết “tâm” là thế giới vũ trụ vi diệu bất khả tư nghì, chúng sinh trôi lăn trong lục đạo, hoặc thành Phật, làm Tổ, đạt đến Thánh cảnh, hết thảy chỉ do hành vi của tâm mà quyết định. 

Vì vậy, chúng ta bất tất truy tìm bên ngoài tâm, chỉ cần giác ngộ tâm này, không tự làm những việc bất chính, thì sơn hà đại địa, cây cối hoa cỏ, đi hết vào trong não bộ, tức thì một niệm chính là pháp giới, thế giới sa-bà trong chớp mắt biến thành tịnh độ, sự khởi diệt của vũ trụ vạn tượng và của tâm thức, chắc chắn sẽ rộng mở rõ ràng, niệm niệm không bị sóng gió của nghiệp cảnh xoay vần, đảo điên, tợ như đạo lý mà Thiền sư Vô Môn nói “nhật nhật hảo nhật” (mỗi một ngày trôi qua đều là những ngày tươi đẹp), an nhiên tự tại.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 11614)
Nghiên cứu về triết học Ấn Độ, chúng ta thấy rằng, không phải vì sự nhận định hay công nhận của toàn thể học giả, duy chỉ là do dựa vào ý kiến của một số đông mà triết học Ấn Độ được chia làm 6 phái. Danh từ Sïadïarsùana là chỉ cho 6 phái triết học, tức 6 tư tưởng hệ của 6 triết thuyết được kể như sau: Pùrva-Mìmàmïsà (tiền Di Man Tác), Sàmïkhya (Số Luận), Yoga (Du Già), Vaisùesïika (Thắng Luận), Nyàya (Chánh Lý) và Vedànta (Phệ Đàn Đa).
08/04/2013(Xem: 3350)
Phật giáo (PG) là một thành tố quan trọng hỗn hợp các triết lý khác của tiểu lục địa Ấn Độ trong hơn một ngàn năm qua. Từ phần đầu khá lặng lẽ vài thế kỷ trước Tây lịch, nền học thuật PG gia tăng sức mạnh cho tới khi đạt đến đỉnh cao ảnh hưởng và tính chất độc đáo trong nửa sau thiên niên kỷ thứ nhất. Từ thế kỷ thứ mười một trở đi, PG dần dần suy thoái và cuối cùng biến mất ở miền Bắc Ấn Ðộ. Mỗi nhà tư tưởng chú trọng vào những đề tài khác nhau, nhưng khuynh hướng chung của đa số họ là trình bày một hệ thống triết lý nhất quán, bao gồm đạo đức học, tri thức học và siêu hình học. Phần lớn những đề tài mà các triết gia PG Ấn này viết là phát xuất trực tiếp từ những giáo lý được xem là của Sĩ-đạt-ta Cồ Ðàm
08/04/2013(Xem: 3361)
Khi Phật giáo (PG) du nhập vào Trung Hoa (TH) lần đầu tiên từ Ấn-độ và Trung Á thì những TH theo PG có khuynh hướng coi tôn giáo này là một phần hay một phái của Ðạo Giáo Hoàng Lão, một hình thức Ðạo Giáo bắt nguồn từ kinh sách và pháp thực hành được coi là của Hoàng Ðế và Lão Tử. Những người khác chấp nhận ít hơn tôn giáo “ngoại lai” xâm nhập từ các xứ Tây Phương “man rợ” này PG là xa lạ và là một sự thách thức nguy hiểm cho trật tự xã hội và đạo đức TH.
08/04/2013(Xem: 19704)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”.
08/04/2013(Xem: 15435)
Trimsika là luận văn cuối cùng của Bồ tát Vasubandhu. Bộ luận nầy gồm có ba mươi bài tụng, nên được dịch sang tiếng Trung Hoa là "Tam Thập Tụng", đây chính là nghĩa của Trimsika. Ngài Huyền Trang Pháp sư khi dịch nó ra Hán văn có thêm vào hai chữ "Duy Thức", gọi là "Duy Thức Tam Thập Tụng"; vì trong ba mươi bài tụng ấy Bồ tát Vasubandhu đã tóm thâu toàn vẹn tinh ba của Duy Thức Học.
08/04/2013(Xem: 17734)
Theo truyền thống của Phật giáo Nguyên thủy thì Tạng Vi Diệu Pháp (A tỳ Ðàm) được Ðức Phật thuyết vào hạ thứ bảy tại cung trời Ðạo lợi (Tàvatimsa) với tác ý trả hiếu cho thân mẫu.
08/04/2013(Xem: 8975)
Như Lai (Tathagata) một trong 10 hiệu của Phật “không từ đâu đến, không đi về đâu”, là tính thường trụ thường hằng của các pháp, như như bất động không sinh không diệt, không tới không lui, là bản thể, là thực tướng là pháp tánh của mọi sự vật. “Nếu lấy sắc để nhìn ta, lấy âm thanh để cầu ta, đó là kẻ hành tà đạo, chẳng thể thấy Như Lai” Như lai được hiểu là thực tướng của các pháp đó là vô ngã tướng không còn các tướng (Ngã, nhơn chúng sanh, thọ giả).
08/04/2013(Xem: 10853)
Bản dịch quyển "The Buddha and His Teachings -- Đức Phật và Phật Pháp" được tu chỉnh và bổ túc lần thứ ba theo bản Anh ngữ cuối cùng của Ngài Narada, xuất bản ...
08/04/2013(Xem: 14708)
Một Tôn Giáo Hiện Đại (nguyên tác Anh ngữ: "What is this Religion? - Tôn giáo này là gì ?", ấn hành tại Đài Loan vào năm 1992), là một trong mấy mươi tác phẩm...
06/04/2013(Xem: 5597)
Cũng giống như trong Phật giáo, vạn pháp không hiện hữu, chỉ có mối liên hệ của chúng là hiện hữu... Trịnh Xuân Thuận
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]