Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vô Môn Quan

04/09/201017:49(Xem: 8882)
Vô Môn Quan


vo mon quan


Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn, nhà nghiên cứu và giảng dạy Phật học đã viết: « Chúng tôi là kẻ hậu học, tuy kiến thức chữ nghĩa và thực lực hành trì chẳng bao nhiêu, cũng đem hết sức mình dịch cuốn Vô Môn Quan này ra Việt ngữ, gọi là để đóng góp vào công cuộc chấn hưng Thiền học hiện nay. »



   Một thời xa xưa, tại pháp đường của các Thiền viện, người ta nghe sang sảng những tiếng cười và tiếng hét. Bao nhiêu lời lẽ luận bàn khúc chiết được gởi trả về cho dải sa mạc trên miền Cao Á, nơi đã từng ghi dấu cuộc hành trình khổ nhọc của những tâm hồnkhát khao tuyệt đối. Nơi đây, sa mạc vẫn cứ thiên thu cô tịch trong cơn gió bức bách của hư vô. Lẽ sống và lẽ chết vẫn mãi bồng bềnh trong hư ảo. Tâm hồn miệt mài nóng cháy, nhưng không cháy tan nổi những giấc mộng hãi hùng của hư vô và hủy diệt. Rồi một mai, khi thời cơ đến, tiếng cười và tiếng hét trỗi lên làm đảo lộn cả nếp sống bình sinh.

Cuộc sống bình thường của chúng ta chẳng mấy khi nghe được những tiếng ấy trong cơn sửng sốt bàng hoàng; để cho, trong thiên tải nhất thì, một lần chết đi và một lần sống lại trước sự thật nghìn đời. Những khát khao nồng nhiệt cứ vĩnh viễn mỏi mòn; tâm trí càng lúc càng bất động như sỏi đá.Biết bao thành kiến dần dần đông lại thành lớp vỏ cứng của bản ngã, không cách gì phá vỡ.

Bởi vậy, chúng ta có thói quen đến với các tác phẩm Thiền như săn đuổi một thứ hương hoa kỳ lạ nào đó để trang điểm thêm một chút văn vẻ cho đời sống vốn dĩ đã nhạt phèo này. Thói quen đã khiến cho chúng ta sơn phết cho Thiền vô số tạp sắc: nghệ thuật, văn chương, triết lý và vân vân…

“Phải đến với Thiền như thế nào?”Chúng ta quen hỏi như vậy. Bởi vì đời sống đang chìm đắm trong bùn lầy hôi thối của những cảm thức phù phiếm; chúng ta như những con sâu, triền miên ngủ suốt một mùa băng giá. Ngôn ngữ Thiền, dù có là sấm chớp bão bùng, trong tai ta, chẳng qua chỉ là “ve sầu kêu ve ve suốt mùa hè nóng bức.”

Làm sao chúng ta có thể gộp tất cả gió bồn phương trời sa mạc mà động vào đôi cánh cửa của quan ải Thiền? Có lẽ, cũng nên một lần, với đói khát, với nóng lạnh, nghênh ngang bước vào giữa những tiếng cười rổn rảng, băng qua biên giới không ngần của sa mạc. Rồi sẽ thấy như người xưa từng nói, Thiền là một quan ải hiểm nghèo, không cửa, thách thức bước tiến của tâm linh. Vậy đã nhất quyết bước tới, sấn cho đến tận cửa, chúng ta vẫn cố thẳng lưng mà vượt qua.

 

Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn, nhà nghiên cứu và giảng dạy Phật học đã viết:  « Chúng tôi là kẻ hậu học, tuy kiến thức chữ nghĩa và thực lực hành trì chẳng bao nhiêu, cũng đem hết sức mình dịch cuốn Vô Môn Quan này ra Việt ngữ, gọi là để đóng góp vào công cuộc chấn hưng Thiền học hiện nay. »



Mục lục.

Giới thiệu về tác giả

Vô Môn Huệ Khai 1183-1260, là một vị Thiền sư Trung Quốc thuộc hệ phái Dương Kì tông Lâm Tế, nối pháp Thiền sư Nguyệt Lâm Sư Quán. Sư là vị Thiền sư nổi danh nhất thời, đến bây giờ vẫn còn được nhắc đến qua tập công án Vô môn quan này. Sử sách ghi lại rằng: “Vào khoảng cuối đời Tống. Ngài Vô Môn đến tham học Thiền sư Lâm Nguyệt tại chùa Vạn Thọ. Nguyệt Lâm là môn sinh đời thứ 8 của Dương Kỳ, thuộc dòng Lâm Tế. Ngài được Nguyệt Lâm cho tham chữ Vô. Qua sáu năm công phu vẫn chưa khai thông được, ngài phẫn chí, thề quyết không ngủ cho đến khi nào vỡ lẽ mới thôi. Sau vì quá buồn ngủ, ngài đi lững thững ngoài hành lang, mệt mỏi tựa đầu vào một cây cột, bỗng nghe tiếng trống ngọ đánh, bất giác lĩnh ngộ. Ngài mừng quá, chạy đến tìm Nguyệt Lâm, toan trình điều sở ngộ. Nguyệt Lâm vừa trông thấy vụt hỏi: “Chạy đi đâu mà như ma đuổi vậy?” Ngài liền quát một tiếng. Nguyệt Lâm cũng quát một tiếng. Hai bên cùng ứng đáp như thế. Sau đó ngài ứng khẩu đọc bài kệ rằng:

Vô Vô Vô Vô Vô

Vô Vô Vô Vô Vô

Vô Vô Vô Vô Vô

Vô Vô Vô Vô Vô

Trích đoạn sách hay:

“...BÀI THỨ HAI MƯƠI BA

KHÔNG NGHĨ THIỆN ÁC

* Công án:

Lục Tổ (74) bị Thượng tọa Huệ Minh (75) đuổi theo đến núi Đại Diễu Lĩnh. Tổ thấy Huệ Minh đến, liền quẳng y bát trên tảng đá mà nói:

- Áo này vốn để làm tin, há tranh đoạt được ư? Ông cứ việc lấy đi.

Huệ Minh toan lấy áo lên, thấy nặng trịch như núi, tần ngần run sợ nói:

- Tôi đến cầu Pháp, chẳng phải vì áo. Xin hành giả (76) khai thị (77) cho.

Tổ nói:

- Không nghĩ thiện, không nghĩ ác. Ngay lúc ấy thì mặt mũi xưa nay của Thượng tọa Huệ Minh là gì?

Huệ Minh liền ngộ, khắp mình đãm mồ hôi, khóc lóc sụp lạy nói:

- Ngoài mật ý, mật ngữ đó ra. Ngài còn truyền thọ ý chỉ gì nữa chăng?

Tổ nói:

- Điều tôi nói với ông đây không có chỉ là mật. Nếu ông tự quay nhìn mặt mũi chính mình, thì bí mật chính là ở phía bên ông.

Huệ Minh thưa:

- Tôi tuy ở Tăng chúng học ngài Hoàng Mai (78) thực chưa từng xét kỹ mặt mũi mình. Nay đội ơn ngài trỏ cho lối vào, như người uống nước, nóng lạnh tự hay. Giờ đây ngài là thầy tôi vậy.

Tổ nói:

- Nếu được như thế, tất tôi cùng ông đều là học trò của Hoàng Mai. Nên tự giữ gìn cho khéo.

* Lời bàn:

Có thể nói Lục Tổ vì việc nhà quá gấp. Lão bà cưng con cháu, như trái vải đầu mùa, lột vỏ, lột hột nhét vô miệng cho, chỉ việc nuốt một cái là xong.

* Kệ tụng:

Vẽ không ra chữ, tả không được,

Khen chẳng đến chừ, đành phải thôi.

Mặt mũi xưa nay không chỗ giấu,

Dù tan thế giới vẫn không phai.

BÀI THỨ HAI MƯƠI BỐN

LÌA KHỎI NÓI NĂNG

* Công án:

Một ông Tăng hỏi ngài Phong Huyệt (79):

- Nói hay im lặng đều là vặt vãnh, làm sao khỏi vướng mắc?

Sư đáp:

- Giang Nam nhớ mãi ngày xuân ấm,

Hoa lừng trong chốn chá cô (80) kêu.

* Lời bàn:

Thiền cơ của Phong Huyệt như ánh chớp, gặp đường là đi, ngặt lại không phá được khuôn sáo của người xưa.Nếu chỗ này mà thấy cho xác triết thì vạch được lối đi cho mình. Bay giờ thử rời bỏ ngôn ngữ tam muội (81), hãy đáp một câu xem!

* Kệ tụng:

Câu kia còn nguyên vẹn,

Chưa thốt đã trao lời.

Chân đi, mồm lẩm nhẩm,

Biết ông kẹt lắm rồi.

BÀI THỨ HAI MƯƠI LĂM

TÒA THỨ BA NÓI PHÁP

* Công án:

Hòa thượng Ngưỡng Sơn (82) nằm mơ thấy đến chỗ Phật Di-lặc, ngồi tòa thứ ba. Có một tôn giả bạch chùy thưa:

- Hôm nay đến phiên tòa thứ ba thuyết Pháp.

Sư liền đứng dậy bạch chùy nói:

- Pháp Ma-ha-diễn (83) rời bốn câu lý luận, dứt hết trăm cách phủ nhận (84). Nghe cho kỹ, nghe cho kỹ.

* Lời bàn:

Thử hỏi đó là nói pháp hay không nói pháp? Mở miệng là sai, ngậm miệng là mất. Không mở không ngậm, mười vạn tám ngàn.

* Kệ tụng:

Ban ngày ban mặt,

Trong mộng nói mơ.

Nghĩ bậy, nghĩ bậy,

Lừa bác gạt cô.

BÀI THỨ HAI MƯƠISÁU

HAI TĂNG CUỐN RÈM

* Công án:

Trước giờ trai, các học tăng đến tham hỏi ngài Đại Pháp Nhãn (85) ở chùa Thanh Lương. Sư giơ tay trở bức rèm. Bấy giờ có hai ông Tăng cùng ra cuốn rèm.

Sư nói:

- Một được, một mất.

* Lời bàn:

Thử hỏi ai được ai mất?Nếu thấy được chỗ này thì thấy được chỗ lải nhải của Quốc Sư Thanh Lương. Tuy vậy, kỵ nhất là việc so đo chỗ được mất.

* Kệ tụng:

Rèm cuốn trông vời chốn thái không,

Thái không vẫn chửa hợp nguồn tông.

Chi bằng gạt hết từ nơi ấy,

Một mạch liền liền gió chẳng thông.

BÀI THỨ HAI MƯƠI BẢY

KHÔNG PHẢI TÂM KHÔNG PHẢI PHẬT

* Công án:

Một ông Tăng hỏi Hòa thượng Nam Tuyền:

- Có pháp nào chưa dạy nữa không?

Sư đáp:

- Có

Ông Tăng lại hỏi:

- Pháp chưa dạy là pháp gì vậy?

Sư nói:

- Không phải tâm, không phải Phật, không phải vật.

* Lời bàn:

Nam Tuyền bị hỏi một câu như thế, phải dốc hết vốn liếng, thiệt là lận đận.

* Kệ tụng:

Dặn kỹ làm mất đức,

Không lời mới có công.

Dù cho dâu bể đổi,

Đành quyết chẳng khai thông.

BÀI THỨ HAI MƯƠI TÁM

CÂY ĐUỐC CỦA LONG ĐÀM.

* Công án:

Ngài Đức Sơn tham hỏi ngài Long Đàm (86) cho đến tối. Sư nói:

- Đã khuya, sao ông chưa về đi?

Đức Sơn vái chào, vén rèm mà ra, thấy ngoài trời tối đen liền quay trở vào thưa:

- Bên ngoài trời tối quá!

Sư thắp một cây đuốc giấy trao cho.Đức Sươn toan cầm lấy, Sư liền thổi tắt mất.Đức Sơn tỉnh ngộ, sụp lạy.

Sư nói:

- Ông thấy được ý nghĩa chi?

Đức Sơn đáp:

- Tôi từ nay trở đi hết nghi hoặc những lời dạy của chư Hòa thượng trong thiên hạ.

Hôm sau Sư thăng đường nói:

- Trong đây có kẻ răng như rừng gươm, miệng như chậu máu, bị đánh một hèo mà chẳng quay đầu lại, mai kia mốt nọ leo lên đỉnh cao dựng đạo của ta.

Đức Sơn bèn đem mấy bộ sớ sao (87) đến trước pháp đường, cầm một bó đuốc dơ lên nói:

- Hết thảy mọi biện giải cao thâm chỉ như cái lông tơ nơi tháihư, hết thảy mọi yếu quyết chỉ như giọt nước đổ xuống vực.

Bèn đốt hết các bộ sớ sao rồi vái lạy mà đi.

* Lời bàn:

Đức Sơn trước khi ra cửa, tâm hừng hực, miệng hằm hằm, dong duổi về Nam, quyết tâm dập tắt chỉ Giáo ngoại biệt truyền (88). Trên đường đến Lễ Châu, Đức Sơn hỏi một bà lão để mua đồ ăn điểm tâm. Bà lão nói: “Trong xe của Đại đức có chở sách vở gì đó? “ Đức Sơn đáp: “Mấy bộ sớ sao Kinh Kim Cương”. Bà lão nói: “Cứ như trong kinh dạy, tâm bữa qua bắt không được, tâm bữa nay bắt không được, vậy Đại đức điểm tâm là điểm cái tâm nào?”. Đức Sơn bị hỏi một câu nhưn vậy mà vẫn không chịu chết quách đi trước câu nói của bà lão, lại còn hỏi bà: “Gần đây có Tông sư nào không?”. Bà lão đáp: “Cách đây ngoài năm dặm có Hòa thượng Long Đàm”. Đức Sơn bèn tới Long Đàm, dở hết trò bê bối, thiệt là cà kê dê ngỗng. Long Đàm thực như người thương con không sợ dơ xấu, thấy kẻ kia có đôi chút lửa, vội lấy nước dơ dập tắt liền. Bình tĩnh xét lại, thật đáng nực cười.

* Kệ tụng:

Nghe tên chẳng được như nhìn mặt,

Nhìn mặt sao bằng nghe được tên.

Dẫu đã khai thông đường mũi nọ,

Ngặt rằng mắt ấy lại đui liền …”

Thông tin về cuốn sách:

Tên sách

Vô môn quan

Tác giả

Giá dự kiến

Đang cập nhật

Số trang

Đang cập nhật

Nhà xuất bản  

Nhà xuất bản

Khổ

Đang cập nhật

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/06/2011(Xem: 3873)
Trong khoảng 1000 năm tồn tại và phát triển, Phật giáo dung hợp văn hoá bản địa, góp phần vào sự phát triển chung của dân tộc. Từ nền tảng này, đã tạo ra một bước chuyển hình thành triều đại Lý - Trần thịnh vượng phú cường kéo dài khoảng 400 năm. Đó cũng là thời hoàng kim của Phật giáo Việt Nam.
15/06/2011(Xem: 8901)
Tôi thấu hiểu Đức Phật Nguyên Sơ, cũng được biết như Đức Phật Phổ Hiền, là thực tại tối hậu, thế giới của Pháp Thân – không gian của tính không – nơi mà tất cả mọi hiện tượng, thanh tịnh và nhiễm ô, là hòa tan. Đây là sự giải thích được dạy bởi Kinh điển và Mật điển. Tuy nhiên, trong phạm vi câu hỏi này, chỉ truyền thống mật tông tantra giải thích Pháp Thân trong dạng thức của Linh quang bản nhiên, (hay tịnh quang bản nhiên), bản chất tối hậu của tâm; điều này dường như bao hàm tất cả mọi hiện tượng, luân hồi và niết bàn, sinh khởi từ cội nguồn trong suốt và rực rở này.
10/06/2011(Xem: 7694)
Tất cả những ai đã quy y có một cảm giác gần gũi và tin tưởng đối với Tam Bảo – Đức Phật, Giáo Pháp (lời dạy của Ngài), và Tăng Già, cộng đồng tâm linh của tăng ni. Đây là nhân tố quyết định quý vị có phải là một Phật tử hay không. Nếu quý vị quy y Tam Bảo, quý vị là Phật tử; còn nếu khác đi thì không phải. Chúng ta có thể quy y ở nhiều trình độ khác nhau của sự thậm thâm, tùy thuộc trên mức độ thông tuệ của chúng ta. ..Đức Phật là vị thầy, người hướng dẫn và chỉ đạo tâm linh của chúng ta. Do thế, những hành vi thân thể, lời nói và tư tưởng phải phù hợp với lời dạy của ngài.
30/05/2011(Xem: 21469)
Phật Và Thánh Chúng The Buddha and His Sacred Disciples Chương 1: Đức Phật—The Buddha Chương 2: Đạo Phật—Buddhism Chương 3: Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo Buddhist Points of view on Human Life and Buddhist Cosmology Chương 4: Chuyển Pháp Luân và Năm Đệ Tử Đầu Tiên Turning The Wheel of Dharma and The First Five Disciples Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils Chương 6: Tam Bảo và Tam Tạng Kinh Điển Triple Jewels and Three Buddhist Canon Baskets Chương 7: Kinh và Những Kinh Quan Trọng—Luật—Luận Sutras and Important Sutras-Rules-Commentaries Chương 8: Đạo và Trung Đạo—Path and Middle Path Chương 9: Vi Diệu Pháp—Abhidharma Chương 10: Tam Thời Pháp—Three Periods of The Buddha’s Teachings Chương 11: Thân Quyến—The Buddha’s Relatives Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—Other Famous Disciples Chương 14: Giáo Đoàn Tăng và Giáo Đoàn Ni—Monk and Nun Orders Chương 15: Tứ Động Tâm—Four Buddhis
12/05/2011(Xem: 6926)
Nhiều lý thuyết siêu hình của Phật giáo tỏ ra xa vời, khó hiểu và khó tiếp cận đối với độc giả trung bình chưa được chuẩn bị để tiếp nhận chúng. Đó là vì chúng đòi hỏi một sự thông hiểu sâu sắc và lâu dài các định luật của thế giới tâm linh và tiết nhịp của đời sống tinh thần, chưa nói đến khả năng hãn hữu cần có để duy trì sự suy nghiệm khô khan. Thêm vào đó, các nhà tư tưởng Phật giáo lại tạo nên một số giả định ngầm mà các triết gia Tây phương hiện đại đã minh nhiên bác bỏ. Thứ nhất, chung cho hầu hết mọi người Ấn độ bình thường*, khác với người châu Âu có tính ‘khoa học’, tư tưởng lấy những kinh nghiệm du-già làm nguyên vật liệu cho phản tỉnh triết học.
11/05/2011(Xem: 5300)
Trong cuộc sống thường nhật của con người, ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng trọng yếu. Không có ngôn ngữ con người không thể diễn đạt được bất cứ điều gì, từ những cảm quan thường nghiệm đến những tư duy siêu việt.
01/05/2011(Xem: 6845)
Tất cả các tôn giáo, nói chung, đều có động lực từ lòng từ bi và nhân ái. Mặc dù các tôn giáo thường có sự khác biệt lớn trên bình diện triết học, nhưng mục đích cơ bản cũng đại khái giống nhau, đó là mang đến sự tiến triển tốt đẹp. Dĩ nhiên, mỗi tín ngưỡng có những phương pháp đặc thù. Mặc dù các nền văn hóa dĩ nhiên khác nhau, nhưng chúng ta đang ngày càng đến gần nhau hơn, vì thế giới ngày càng thu nhỏ với sự tiến triển của ngành thông tin, tạo dịp tốt để chúng ta học hỏi lẫn nhau. Tôi cảm thấy điều này rất hữu ích.
04/04/2011(Xem: 6156)
François Jullien, giáo sư trường Đại học Denis Diderot Paris VII, giám đốc Viện tư tưởng hiện đại và Viện Marcel Granet của trường này, là một nhà triết học nổi bật hiện nay ở Pháp, và cả ở phương Tây nói chung. Các tác phẩm của ông rất phong phú, chứng tỏ một sức sáng tạo rất dồi dào, và cũng thật độc đáo. Trong nhiều năm qua, ông chăm chú nghiên cứu về minh triết phương Đông, hoặc nói cho thật đúng hơn, ông làm một cuộc đối chiếu, ngày càng sâu sắc, tinh vi, triệt để giữa minh triết phương Đông với triết học phương Tây, - không chỉ để cố gắng thấu hiểu đến thực chất của nền minh triết ấy
02/04/2011(Xem: 6321)
Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết và sức mạnh của lý trí để giải quyết vấn đề tâm linh của con người cùng những vấn nạn của xã hội mà không dựa vào Thần Linh.
29/03/2011(Xem: 9690)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta? Đức Đạt Lai Lạt Ma cống hiến giải pháp của ngài. Với nhiều tín đồ, chấp nhận tính chính đáng của những truyền thống tín ngưỡng khác đặt ra một thử thách nghiêm trọng. Để chấp nhận những tôn giáo khác là chính đáng có thể dường như làm tổn hại tính nguyên vẹn niềm tin tôn giáo của chính mình, vì nó đòi hỏi sự thu nạp những con đường tâm linh khác nhau nhưng hiệu quả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]