Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 10

16/04/201312:11(Xem: 10612)
Chương 10

Tâm Lý và Triết học Phật giáo
áp dụng trong đời sống hàng ngày

Nguyên tác: "Abhidhamma in daily life",
Tác giả: Nina Van Gorkom

Ðại đức Thiện Minh dịch ra Việt ngữ
Kỳ Viên Tự xuất bản, 2001
---o0o---

Chương 10

Tâm tái tục

-ooOoo-

Nhiều khi có những tâm phát sanh biết những cảnh khác nhau xuyên qua ngũ căn và ý môn. Khi tâm nhãn thức và nhĩ thức phát sanh thì chúng ta tham đắm vào chúng. Những tâm này phát sanh vì những nhân duyên khác nhau. Tâm nhãn thức và tâm tham biết cảnh sắc không phát sanh cùng một lúc, chúng thì khác nhau và có những chức năng khác nhau. Chúng ta sẽ hiểu nhiều về các loại tâm nếu, chúng ta biết chúng phát sanh theo thứ tự và chúng có chức năng gì. Mỗi tâm đều có chức năng riêng của nó (Kicca). Tâm có tất cả 14 chức năng.

Tâm phát sanh ở thời điểm đầu tiên của kiếp sống cũng phải có một chức năng. Tái sanh là gì, và thật sự cái gì đi tái sanh? Chúng ta nói đến sự tái sanh của một em bé, nhưng trong thực tế, chỉ có danh và sắc tái sanh. Tái sanh là danh từ tục đế. Chúng ta nên xem xét tái sanh thật sự là gì. Danh và sắc sanh diệt luôn luôn và như vậy luôn luôn có sanh tử. Ðể hiểu nguyên nhân tái sanh, chúng ta nên biết những lý do nào danh sắc phát sanh ở khoảnh khắc đầu tiên của kiếp sống mới.

Ðiều gì phát sanh đầu tiên của đời sống chúng ta, danh hoặc sắc? Ở bất cứ khoảnh khắc nào của đời sống, chúng ta cũng đều có cả danh lẫn sắc. Trong các cảnh giới có năm uẩn (4 danh uẩn và một sắc uẩn), danh không thể phát sanh mà không có sắc; tâm không thể phát sanh mà không có thân [1]. Ðiều gì chúng ta làm tốt cho bất cứ khoảnh khắc nào của đời sống thì cũng làm tốt cho khoảnh khắc đầu tiên của kiếp sống chúng ta. Ở khoảnh khắc đầu tiên của kiếp sống chúng ta, danh và sắc phải phát sanh cùng một lúc. Tâm phát sanh và lúc đó gọi là tâm tái tục (patisandhi citta) [2]. Vì không có tâm nào phát sanh mà không có nguyên nhân. Tâm tái tục cũng phải có nguyên nhân. Tâm tái tục là tâm đầu tiên của kiếp sống mới và như vậy nguyên nhân của nó có thể là trong quá khứ. Người ta có thể hoài nghi về kiếp quá khứ, nhưng nếu không có kiếp quá khứ thì làm thế nào con người có thể khác biệt như vậy? Chúng ta có thể thấy rằng con người sanh ra có những nghiệp lực khác nhau. Chúng ta có thể giải thích cá tính của một em bé chỉ do cha mẹ? Ðiều chúng ta muốn nói thật sự "cá tính" là danh. Cha mẹ có thể chuyển đổi thêm danh pháp nữa mà nó diệt ngay khi nó phát sanh? Chắc chắn có những nhân tố khác làm trợ duyên cho cá tính của một em bé. Các tâm sanh diệt nối tiếp lẫn nhau và như vậy mỗi tâm trợ duyên cho tâm kế. Tâm cuối cùng của kiếp quá khứ (tâm tử ) được nối tiếp bởi tâm đầu tiên của kiếp sống này. Cho nên những khuynh hướng ngủ ngầm mà người ta tạo trong kiếp quá khứ có thể liên tục bằng cách liên tục từ tâm này đến tâm kế và từ kiếp quá khứ đến kiếp hiện tại. Bởi vì người ta đã huân tập những huynh hướng ngủ ngầm trong kiếp quá khứ khác nhau, nên họ tái sanh có nhũng huynh hướng ngủ ngầm và những sở thích khác nhau.

Không những chúng ta thấy rằng, con người có những đặc tính khác nhau, mà còn thấy rằng họ tái sanh trong những hoàn cảnh khác nhau; một số người tái sanh trong những hoàn cảnh thuận lợi và một số người khác tái sanh trong hoàn cảnh khổ đau. Ðể hiểu rõ điều này chúng ta không nên chấp những danh từ tục đế như "con người" hoặc "hoàn cảnh". Nếu chúng ta suy nghĩ theo pháp chân đế, chúng ta sẽ thấy rằng, chúng sanh sống trong hoàn cảnh hạnh phúc hoặc đau khổ thì không có gì khác, ngoại trừ việc cảm nhận những đối tượng lạc và bất lạc xuyên qua mắt, tai, mũi, lưỡi và thân căn. Ðó là quả thiện hoặc quả bất thiện. Quả không phát sanh mà không có nhân duyên; nó là nguyên nhân của nghiệp thiện hoặc nghiệp bất thiện. Con người khác nhau nên tạo nghiệp khác nhau và mỗi hành động mang lại kết quả riêng của nó. Sự thật là con người tái sanh trong những hoàn cảnh khác nhau phải có một nhân duyên: nó là duyên nghiệp đã tạo trong kiếp sống quá khứ. Nghiệp dẫn dắt con người tái sanh. Tâm tái tục là kết quả của nghiệp.

Trên thế gian này, chúng ta thấy sự tái sanh khác nhau của con người và loài thú. Khi chúng ta so sánh kiếp sống của loài thú với kiếp sống con người, chúng ta nhận thấy rằng tái sanh kiếp thú thì đau khổ; nó là quả bất thiện. Tái sanh kiếp người là quả thiện, cho dù con người sanh ra gặp phải nghèo khó hoặc phải chịu đựng nhiều điều bất hạnh suốt đời sống của họ. Sở dĩ tâm tái tục của con người có những mức độ quả thiện khác nhau bởi vì con người đã tạo nghiệp thiện ở những mức độ khác nhau.

Ở khoảnh khắc đầu tiên của kiếp sống, nghiệp tạo tâm tái tục và đồng thời sắc cũng phải phát sanh. Người ta có thể tự hỏi nguyên nhân gì sắc pháp phát sanh vào khoảnh khắc đầu tiên của kiếp sống. Chúng ta thấy rằng, con người tái sanh có những đặc điểm về thân khác nhau: có người mạnh, kẻ yếu, có người bị tật nguyền khi sanh ra. Ðiều này phải có nguyên nhân của nó. Ðó là nghiệp duyên khiến cho cả danh lẫn sắc tái sanh.

Sắc pháp chúng ta có thể gọi là "sắc chết" và sắc pháp chúng ta cũng có thể gọi là "cây" do nghiệp tạo? Cây thì không có "tái sanh" bởi vì cây thì không có tạo nghiệp thiện và nghiệp bất thiện; nó không có nghiệp khiến cho sự tái sanh của nó. Thời tiết là điều kiện cho sự sống của cây. Ðối với con người, nghiệp tạo ra sắc pháp ở sát na tâm tái tục phát sanh. Không có kiếp sống, nếu nghiệp không tạo ra sắc pháp từ khoảnh khắc đầu tiên của kiếp sống. Có bốn yếu tố tạo ra sắc thân khác nhau. Như chúng ta biết nghiệp là một yếu tố. Những yếu tố khác là: tâm, thời tiết và vật thực. Nghiệp tạo ra sắc pháp ở sát na tâm tái tục phát sanh và sau đó những yếu tố khác cũng bắt đầu tạo ra sắc pháp. Thời tiết tạo ra sắc pháp; nếu không có thời tiết thích hợp thì kiếp sống mới không thể phát triển. Thời tiết tạo ra sắc pháp suốt cả kiếp sống. Ngay khi tâm tái tục diệt, ở sát na tâm kế tiếp phát sanh, tâm cũng bắt đầu tạo ra sắc pháp, và nó tạo ra sắc pháp suốt cả kiếp sống của chúng ta. Xa hơn nữa, vật thực tạo ra sắc để cho sắc thân phát triển. Nó tạo sắc pháp suốt cả đời sống của chúng ta. Như vậy chúng ta thấy rằng có bốn yếu tố tạo ra sắc thân.

Ðối với sắc pháp không hiện hữu trong thân mà hiện hữu bên ngoài, như sắc trong vật liệu hư hoặc cây chết, những sắc này duy nhất do thời tiết tạo ra.

Nghiệp tạo ra sắc pháp không những ở khoảnh khắc đầu tiên của kiếp sống mà suốt cả cả đời sống của chúng ta. Nghiệp không những tạo ra tâm quả mà nó biết cảnh lạc hoặc bất lạc qua căn môn, mà nó còn tạo ra suốt cả kiếp sống của chúng ta những sắc pháp mà có chức năng như căn môn do những cảnh này chúng được tiếp nhận. Ví dụ chúng ta có thể tạo ra nhãn căn riêng của chúng ta? Nó không thể do thời tiết tạo ra, mà chỉ do nghiệp tạo. Sự ghép mắt không thể thành tựu ngoại trừ nghiệp tạo ra nhãn căn trong thân của người tiếp nhận.

Sự tái sanh bằng thai bào của người mẹ không phải là cách duy nhất của sự tái sanh. Chúng ta học Phật pháp thấy rằng có bốn cách tái sanh khác nhau: thai sanh, noãn sanh, thấp sanh, hóa sanh.

Người ta muốn biết khi nào sự sống bắt đầu trong bào thai của người mẹ. Chúng ta không thể xác định khoảng thời gian chính xác. Sự sống bắt đầu ở sát na tâm tái tục đồng sanh cùng một lúc với sắc do nghiệp tạo. Một kiếp sống chấm dứt khi tâm tử diệt. Cho đến khi nào tâm tử chưa diệt thì người vẫn còn sống. Người ta không thể biết khoảng thời gian tâm tử của người khác sanh và diệt ngoại trừ người đó có tha tâm thông. Ðức Phật và đệ tử của ngài đã có tâm này cho nên có thể biết chính xác thời gian chết của người khác.

Chúng ta có thể tự hỏi, nghiệp gì trong kiếp sống của chúng ta tạo ra tâm tái tục của kiếp sống kế. Một số người tin rằng, do làm nhiều hành động thiện trong kiếp này cho nên họ tin chắc sự tái sanh của họ an vui. Nghiệp tạo ra sự tái sanh thì không cần thiết từ kiếp này. Trong quá khứ cũng như trong kiếp hiện tại chúng ta đã tạo nghiệp bất thiện lẫn nghiệp thiện và những nghiệp này có những mức độ khác nhau. Một số nghiệp trổ quả trong cùng một kiếp mà chúng ta đã tạo, một số nghiệp trổ quả trong hình thức tâm tái tục của kiếp tương lai, hoặc chúng trổ quả trong tiến trình của kiếp tương lai. Chúng ta thực hiện những hành động trong kiếp quá khứ có thể dẫn đến tái sanh nhưng chưa trổ quả. Chúng ta không biết nghiệp nào sẽ tạo ra sự tái sanh kế tiếp của chúng ta.

Nếu nghiệp bất thiện dẫn đến sự tái sanh của kiếp sống kế sẽ có sự tái sanh đau khổ. Trong trường hợp này những tâm phát sanh trước sát na tâm là tâm bất thiện và chúng biết một cảnh bất lạc. Tâm tái tục của kiếp sống kế tiếp nối tâm tử, chúng biết cùng cảnh bất lạc đó. Nếu nghiệp thiện dẫn đến sự tái sanh thì sẽ có sự tái sanh an vui. Trong trường hợp này tâm thiện phát sanh trước sát na tâm tử và chúng biết cảnh lạc, Tâm tái tục của kiếp sống kế biết cùng cảnh lạc đó.

Người ta muốn biết chính xác về sự tái sanh an vui của mình bằng cách kiểm soát những tâm cuối cùng trước tâm tử, bằng cách tạo cho họ có tâm thiện không? Một số người mời chư Tỳ khưu đến tụng kinh cho người sắp chết để giúp họ có nhiều tâm thiện. Tuy nhiên, không ai bảo đảm rằng sự tái sanh của người đó sẽ an vui, hạnh phúc, ngoại trừ người đó đạt được một trong bốn từng thánh. Tâm luôn luôn khống chế chúng ta. Bây giờ chúng ta có thể kiểm soát tâm của chúng ta được không? Vì chúng ta không thể thực hiện được điều này, làm thế nào chúng ta có thể kiểm soát tâm của chúng ta ở thời điểm trước khi chết? Không ai có thể quyết định về sự tái sanh của mình trong kiếp sống tương lai. Sau những tâm bất thiện và những tâm thiện cuối cùng trong đời sống đã diệt thì tâm tử phát sanh. Tâm tử được nối tiếp bởi tâm tái tục của kiếp sống tương lai. Khi tâm tái tục phát sanh thì một kiếp sống mới lại bắt đầu. Khi nào còn nghiệp thì vẫn còn kiếp sống tương lai.

Tâm tái tục thực hiện nhiệm vụ tái sanh. Nó "nối liền" kiếp sống quá khứ với kiếp sống hiện tại. Bởi vì chỉ có tâm đầu tiên của kiếp sống thực hiện nhiệm vụ tái sanh, chỉ có một tâm tái tục trong đời sống. Không có bản ngã luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác; chỉ có Danh sắc sanh và diệt. Kiếp sống hiện tại thì khác biệt với kiếp sống quá khứ nhưng nó liên tục cho đến kiếp sống hiện tại được kiếp sống quá khứ làm duyên. Vì tâm tái tục nối tiếp tâm tử của kiếp sống quá khứ, những khuynh hướng ngủ ngầm được tích lũy trong kiếp quá khứ tiếp diễn với tâm tái tục. Như vậy, người ta có những sở thích trong kiếp sống hiện tại là do nhân duyên trong quá khứ.

Tâm tái tục là kết quả của hành động thiện hoặc hành động bất thiện đã làm trong quá khứ. Cảnh mà tâm tái tục biết, như chúng ta hiểu, thì giống như cảnh tâm bất thiện hoặc tâm thiện quá khứ biết mà nó phát sanh trước tâm tử của kiếp sống quá khứ. Thanh tịnh đạo(XVII, 164-168) giải thích bằng cách so sánh rằng mặc dù kiếp hiện tại khác với kiếp quá khứ nhưng nó có sự liên tục. Chúng sanh được tái sanh thì không giống như chúng sanh trong kiếp quá khứ, nhưng nó được trợ duyên do kiếp quá khứ. Nó "không tuyệt đối giống nhau mà cũng không tuyệt đối khác nhau", như Thanh tịnh đạogiải thích. Chúng ta xem phần tâm tái tục:

Có thể mượn hình ảnh tiếng vang,
Ðể ví dụ cho sự tương tục,
Tiếp diễn nhau, nên không thể nói,
Là tương đồng hay dị biệt.

Và ở đây, để minh họa thức này thì giống như tiếng vang, ánh sáng, dấu in, bóng trong gương, nó không đến đây từ sự hiện quá khứ, nó phát sanh do nhân duyên thuộc về sự hiện hữu quá khứ. Vì tiếng vang, ánh sáng, dấu ấn, hình bóng, có âm thanh... làm nhân cho chúng và chúng hiện hữu không đi đâu cả, như vậy thức này cũng như thế.

Và với dòng tương tục thì nó không có tương đồng hay dị biệt .Vì nếu nó hoàn toàn giống nhau trong dòng tương tục thì sẽ không có vấn đề sữa đông. Và như vậy nếu nó hoàn toàn khác biệt nhau, sữa đông sẽ không chuyển hóa từ sữa. Và như vậy đối với pháp duyên sinh ... Do vậy, ở đây không nên nói chúng không hoàn toàn giống nhau hoặc hoàn toàn khác nhau.

Nếu người ta không hiểu rằng tái sanh là kết quả của nghiệp thì họ hoan hỷ trong việc tái sanh và chừng nào còn nghiệp thì chúng sanh còn sanh tử luân hồi. Vì vô minh người ta không thấy nguy hiểm của sự tái sanh. Hiện nay chúng ta đang sống trong cõi nhân loại nhưng cho đến khi nào chúng ta chưa đạt được một trong bốn tầng thánh thì chúng ta không dám bảo đảm rằng sẽ không sa đọa một trong bốn đường ác đạo. Tất cả chúng ta đã tạo vừa nghiệp bất thiện lẫn nghiệp thiện trong những kiếp khác nhau. Có ai biết những hành động nào sẽ phát sanh tâm tái tục của kiếp sống tương lai, cho dù chúng ta vẫn tiếp tục thực hiện những hành động thiện? Một số người nghĩ rằng tái sanh trên cõi trời thì hưởng thụ nhiều hoan lạc, nhưng họ không hiểu kiếp sống trên cõi trời thì không trường tồn, sau khi hết tuổi trời, thì một ác nghiệp mà họ đã tạo trong quá khứ có thể tái sanh trong khổ cảnh.

Chúng ta xem trong 'Kinh Hiền ngu (Trung bộ kinh tập III, 129 ) khi đức Phật ngự trong vườn Jeta, tịnh xá của ông Cấp Cô Ðộc, ngài dạy cho các thầy Tỳ khưu về sự đau khổ trong địa ngục và sự đau khổ của bàng sanh. Ðức Phật dạy:

"Nầy chư Tỳ khưu, trong nhiều pháp môn, Như Lai tuyên thuyết về bàng sanh, nhưng khó giải thích cho đầy đủ, này chư Tỳ khưu vì có quá nhiều sự đau khổ của loài bàng sanh.

Này chư Tỳ khưu, giống như một người ném một khúc cây có một cái lỗ xuống biển. Gió tứ phương thổi khúc cây trôi dạt tứ phía. Có một con rùa mù một trăm năm nổi trên mặt biển một lần. Này các thầy Tỳ khưu, các thầy nghĩ gì? Con rùa mù đó có thể chui cổ của nó vào trong lỗ hỏng của khúc cây được không?"

"Nếu có, bạch Thế Tôn, chỉ một lần trong thời gian rất dài."

"Dù sớm hay muộn, này chư Tỳ khưu, con rùa mù đó có thể chui vào lỗ cây; Như Lai nói rằng, này chư Tỳ khưu, còn khó hơn điều đó nữa, người ngu mà sanh vào bốn đường ác đạo thì khó sanh làm người. Này chư Tỳ khưu, đó là nguyên nhân gì? Vì ở đó họ không hành theo pháp, tâm không an tịnh, không làm điều thiện, không làm phước. Này chư Tỳ khưu, vì ở đó chúng cấu xé lẫn nhau, ăn thịt lẫn nhau. Này chư Tỳ khưu, đôi khi một lần trong thời gian rất lâu, nếu người ngu được tái sanh làm người, họ sanh trong gia đình thấp hèn: gia đình làm nghề thợ săn, làm nghề đan tre, làm nghề đóng xe, làm nghề đổ phân, trong một gia đình nghèo khó như vậy, thì những nhu cầu vật chất hằng ngày rất nghèo túng. Xa hơn nữa, họ bất hạnh, xấu xí, khó nhìn, lùn thấp, bịnh hoạn, mù lòa hay tật nguyền; họ sẽ thiếu thốn thức ăn, thức uống, quần áo, xe cộ, tràng hoa, hương thơm, giường nằm, chỗ ở và ánh sáng; họ sẽ hành thân ác hạnh, khẩu ác hạnh, ý ác hạnh. Bởi vì thân khẩu ý bất tịnh như vậy, cho nên sau khi thân hoại mạng chung, họ sanh vào khổ cảnh, ác thú, đọa xứ, địa ngục...

...này chư Tỳ khưu, đây là đọa xứ hoàn toàn viên mãn của người ngu..."

Ðức Phật dạy sự nguy hiểm của tái sanh theo nhiều cách khác nhau. Ngài dạy rằng sanh là khổ; sau cái sanh là già bịnh và chết. Ngài chỉ cho thấy thân thì bất tịnh và ngài cũng nhắc nhở mọi người rằng, ngay thân này thì cũng vô thường, khổ não và vô ngã. Nếu chúng ta cứ tiếp tục chấp thân tâm của mình là bản ngã thì không thể nào thoát khỏi sanh tử luân hồi.

Chúng ta xem Tương ưng bộ kinh (II, phẩm Nidàna, chương XV, Tương ưng Vô thủy, 10, người) khi Ðức Phật ngự ở Rajagaha, trên núi Linh Thứu, ngài dạy cho chư Tỳ khưu:

Này chư Tỳ khưu, vô thủy là luân hồi. Khởi điểm thì không thể nêu rõ, đối với sự lưu chuyển luân hồi của chúng sanh, do vô minh và tham ái trói buộc...

Này chư Tỳ khưu, xương của một người trong vô lượng kiếp có thể là một đồi xương, một chồng xương, một đống xương lớn như núi Vepulla, nếu có người thu gom tất cả những xương này và gìn giữ không cho bị hư hoại.

Ðiều này là thế nào? này các thầy Tỳ khưu, vô thủy là luân hồi. Khởi điểm không thể nêu rõ đối với sự lưu chuyển luân hồi của chúng sanh, do vô minh và tham ái trói buộc...

Ðức Thế Tôn dạy như vậy. Sau đó ngài dạy thêm:

Như xương người chất thành đống
Sống trong vô số lượng kiếp
Có thể cao bằng núi lớn
Bậc đạo sư dạy như thế.
Nó cao lớn như núi Vipula
Phía bắc của núi Linh Thứu
Núi của thành phố xứ Magadha.
Khi người đạt được tuệ quán
Sẽ thấy được bốn thánh đế
Khổ và nguyên nhân của khổ
Níp bàn là con đường hạnh phúc
Con đường thánh đạo tám ngành
Dẫn đến chấm dứt khổ đau.
Vị ấy có thể luân hồi
Không quá bảy kiếp làm người
Sẽ đoạn trừ mọi đau khổ
Và tất cả mười Kiết sử
.

Thật là may mắn được sanh làm người, nơi mà chúng ta có thể tu tập Thiền quán. Khi đạt được bậc thánh Tu đà huờn, chúng ta thực chứng được Tứ thánh đế. Do đó chúng ta không còn tái sanh nhiều hơn bảy lần và chúng ta tin chắc rằng sẽ không còn sanh tử luân hồi nữa.

CÂU HỎI:

1/- Tâm có bao nhiêu chức năng?
2/- Tâm có bốn loại: bất thiện, thiện, quả và tố. Tâm tái tục thuộc loại nào?
3/- Có phải tái sanh làm người thì luôn luôn là kết quả của nghiệp thiện?
4/- Khi nào kiếp sống của con người bắt đầu?
5/- Tại sao sanh là khổ?

Chú thích:

[1] Có những cõi khác nhau mà con người tái sanh và không tái sanh trong tất cả các cõi có cả danh lẫn sắc. Trong vài cõi chỉ có danh và trong một cõi chỉ có sắc.

[2] Patisandhi: nối lại, nó nối kiếp sống quá khứ với kiếp sống hiện tại. Nó thường được dịch là thức tái sanh, nhưng vì không có con người tái sanh, cho nên thức tái sanh có lẽ thì đúng hơn

---o0o---

Source : BuddhaSasana Home Page

---o0o---

Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/01/2011(Xem: 9406)
Lý Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
05/01/2011(Xem: 37248)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 52917)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
04/01/2011(Xem: 5791)
Nói đến tiến trình phát triển Phật giáo là nói đến lộ trình diễntiến của Phật giáo từ lúc Phật nói bài pháp đầu tiên sau khi thành đạo cho đến bây giờ, suốt thời gian trên hai mươi lăm thế kỷ; là nói đến nơi Phật thuyết pháp lần đầu tiên cho nhóm Kiều-trần-như ở vườn Lộc Uyển cho đến bây giờ, trải qua một không gian rộng lớn từ lưu vực sông Hằng ở vùng Ấn Độ, đến miền Tây, vượt khỏi biên thùy Ấn Độ, đến Hy Lạp, Ai Cập, qua những sa mạc mênh mông, những dãy núi cao vòi vọi, những đồng bằng bát ngát, từ Trung Á đến Trung Quốc, Việt Nam, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật Bản, xuống Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên, Mã Lai, vượt Địa Trung Hải đến Âu châu, vượt Thái Bình Dương đến Úc châu, Mỹ Quốc. vượt Ấn Độ Dương đến Phi châu, vượt Đại Tây Dương đến Trung Mỹ, Nam Mỹ.
24/12/2010(Xem: 7347)
"Vị Trú Trì có một vai trò rất quan trọng, bởi lẽ Chùa và Niệm Phật Đường là nơi quy tụ quần chúng Phật tử, gắn bó với mọi hoạt động của con người xã hội. Sự thịnh suy của ngôi Chùa, của Niệm Phật Đường chính là sự thịnh suy của Đạo Phật tại địa phương ấy và góp phần vào sự thịnh suy chung của Phật Giáo Việt Nam..."
11/12/2010(Xem: 12876)
Trong cuộc sống hiện tại, là một con người, ai không phải suy nghĩ. Người có cuộc sống đơn giản cũng suy nghĩ về ăn uống, sinh hoạt, nghĩ về gia đình...
03/12/2010(Xem: 5826)
Một đệ tử đang ở trong tù viết thư cho Rinpoche khẩn cầu ngài ban những thực hành cho quãng đời còn lại của anh. Rinpoche đã trả lời như sau. Bài do Michelle Bernard biên tập.
27/11/2010(Xem: 2025)
Thay vì tiến hành bằng cách giải thích chỉ ra nguyên nhân tương sinh, tương ẩn như diệt, trong cách khởi đầu kệ tụng mang tính quán sát vạn hữu động trong DUY THỨC của Thế Thân được ngài Huyền Tráng dịch luận - cách giải luận về huyền học của tâm - thì đại sư Pháp Hưng (法興) đặt ngay vấn đề mang tính thế trí về hiện tượng vật lý: căn, trần, thức, là gì?
21/11/2010(Xem: 4897)
Phật Giáo và Tâm Lý Học Hiện Đại do ban biên tập của Bồ Đề Học Xã biên soạn, là một tài liệu giá trị cho những ai muốn tìm hiểu sự khác và giống giữa Phật Pháp và Tâm lý Học Trị Liệu Tây phương.
19/11/2010(Xem: 8601)
Nếu bạn hỏi ta tham dự vào việc lắng nghe, suy niệm và thiền định về giáo lý như thế nào thì câu trả lời là ta cần làm những điều đó không chỉ vì lợi ích của ta, nhưng bởi lợi lạc của tất cả chúng sinh. Như vậy bạn phát triển Bồ Đề tâm ra sao? Trước hết bạn thiền định về lòng từ ái, và sau đó là lòng bi mẫn. Làm thế nào bạn biết là mình có Bồ Đề tâm hay không? Người không phân biệt giữa bạn và thù, người ấy có Bồ Đề tâm. Điều này rất khó khăn đối với người mới bắt đầu, bạn nghĩ thế phải không? Vậy tại sao khó khăn? Từ vô thủy chúng ta đã bám chấp vào ý niệm sai lầm của cái tôi và đã lang thang suốt trong sinh tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]