Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Văn Tự Kinh Chữ Nghĩa Đời

20/01/202416:58(Xem: 2854)
Văn Tự Kinh Chữ Nghĩa Đời





tang tang kinh dien

VĂN TỰ KINH CHỮ NGHĨA ĐỜI


 

 Năm xưa khi Phật thuyết kinh, hoàn toàn dùng khẩu ngữ vì bấy giờ nhân loại chưa có chữ viết (xứ Ấn). Sau khi Phật diệt độ, các đệ tử Phật mới kết tập laị những gì Phật dạy để lưu truyền cho đời sau. Đạo Phật dần dần truyền sang các xứ khác, truyền đến đâu thì kinh điển cũng được phiên dịch sang ngôn ngữ của xứ ấy. Lúc ban đầu kinh Phật được ghi chép bằng tiếng Phạn ( Sancrit, Pali ) sau đó thì dịch sang tiếng: Sinhale, Pakistan, Afghanistan, tiếng Tàu, Thái, Nhật, Hàn, Việt… và sau nữa là tiếng Pháp, Anh, Tây Ban Nha…

 Đọc, tụng kinh Phật mỗi người có lợi ích khác nhau vì mức độ thấu hiểu và thâm nhập khác nhau. Phàm người đã từng đọc, tụng kinh Phật có thể hiểu hay không, có thể nhớ hay quên…nhưng có một câu này thì ai ai cũng thuộc lòng, ai ai cũng biết. Cho dù đó là trí hay ngu, sang hay hèn, già hay trẻ… Đó là câu mở đầu thông thường trong các kinh Phật:” Ta nghe như thế này…” Câu này có vẻ đơn sơ, tầm thường, tưởng như không có gì, chẳng có ý nghĩa gì nhưng kỳ thật nó thật thâm sâu và đầy ý nghĩa, nó vô cùng vi diệu! vì nó trống rỗng  như hư không nên vô cùng vi diệu. Hư không chứa được tất cả mà hư không vẫn trống rỗng. Không thể giữ lấy hình hài, không thể nắm bắt được hư không vì thế mà vi diệu. Đem ngôn ngữ mà bình luận, phân tích, chia chẻ kinh Phật thì cũng như đem thước thợ may mà đo hư không vậy!

 “Ta” ở câu này là ai? Có thật có cái “ta” chăng? Ở nghĩa hẹp có thể hiểu là ngài Anan- người tuyên đọc lời Phật dạy, là năm trăm vị A La Hán kết tập kinh điển. Còn nghĩa rộng thì có thể hiểu là những người đọc, tụng kinh Phật, là tất cả chúng sanh trong các pháp giới, là tất cả những ai đọc kinh Phật, là tánh giác, là Phật tánh của mỗi chúng sanh…

 “Nghe” là văn, là thính tuy nhiên có nhiều cách nghe, nghe lơ đãng, nghe thoáng qua, nghe kỹ càng…Trong các cách nghe thì “Đế thính” là cách nghe sâu sắc nhất, là lắng lòng mà nghe, là tập trung toàn bộ tư tưởng tinh thần mà nghe. Ở đây nhất định là “Đế thính”! thế nhưng nghe cái gì? Nghe kinh Phật, kinh Phật vô cùng mênh mông như biển cả, cao như núi thì biết nghe từ đâu? nghe như thế nào đây?

 Chỉ nghe mỗi hai từ “ Như thị”, mà “ Như thị” còn có: Như thị tánh, như thị tướng, như thị thể, như thị lực, như thị tác…Quả thật rắc rối, hoa cả mắt, bận cả tâm thế thì làm sao mà nghe? rốt cuộc “Như thị” là cái gì? Là như thế đó! Là như vậy! là sự thật đúng như vậy, sự thật đúng như thế đó!

 Ở góc độ cạn cợt thì: Tôi lập lại đúng những lời Phật đã nói! ở góc độ rộng lớn thì như thị là: Chơn tướng của tất cả mọi vật, mọi việc nó vốn như thế!  chơn tướng ấy là gì? Là khổ-không-vô thường-vô ngã, là sanh-trụ-dị-diệt… bởi vậy mới có: Khổ-tập-diệt-đạo, mới có Bát chánh đạo, thập nhị nhân duyên, ba mươi bảy phẩm trợ đạo… Chơn tướng sự thật nó như thế nhưng vì con người, vì chúng sanh mê lầm, vì chấp chặt vào sắc-thanh-hương-vị-xúc-pháp, vì trói buộc trong tài-sắc-danh-thực-thùy mà triền miên khổ, luân hồi bất tận. Chỉ cần nghe “Như thị”, biết cái “Như thị” và hành cái “Như thị” thì lập tức giải thoát! Không có ai trói buộc mình, tự mình buộc mình thì cũng tự mình giải thoát cho mình. Phật - Bồ tát đã thị hiện đã chỉ bày phương cách, con đường đi; đã cho mình nghe cái “ Như thị”  vậy thì cứ “Như thị” mà hành, cứ y theo “Như thị” thì sẽ hết khổ, hết ràng buộc vậy! Con người chịu trách nhiệm với chính số phận mình, những gì mình có hôm nay là cái quả đã gieo trong quá khứ; những gì mình gieo hôm nay thì sẽ gặt nó ở ngày mai. Không có thượng đế, thần linh nào có quyền ban phước hay giáng họa cả. Ngay cả các vị trời cũng còn dính chặt vào sắc-hương-thanh… và khi hết phước cũng đọa như thường.

 Như thị là  đúng như thế đấy! chân tướng sự thật của vũ trụ, của nhân sinh nó như thế đấy! muốn hết khổ, muốn giải thoát thì cứ nghe như thế, hành như thế! sẽ đắc được giải thoát. Ai tin thì theo, không tin thì thôi. Đạo Phật không có bắt buộc, không có giáo điều, không có cực đoan… Nói theo ngôn ngữ hiện đaị thì rất tự do và dân chủ. Ai cũng có thể tin theo hoặc lìa bỏ. Ai cũng có thể hành theo và đạt được địa vị giác ngộ tối cao. Ai cũng có thể thành Phật nếu cứ nghe và hành đúng như thị! vì thế mà nghe được như thị và hành đúng như thị quả là một việc vô cùng quan trọng.

  Ta đã nghe như thế này rồi, nhưng còn “ Một thuở nọ” nghĩa là sao? một thuở nọ là thuở nào? ở đâu? ngày, tháng, năm nào? đời nào? Sao không ghi xuống cụ thể rõ ràng?  Nghe qua cứ tưởng như chuyện cổ tích:” Ngày xửa ngày xưa ở taị một làng nọ…”, “Một thuở nọ” tưởng chừng như mơ hồ, mông lung nhưng thật sự là sự vi diệu cùng cực, không thể dùng từ ngữ khác hay khái niệm khác thay được. Khi Phật thuyết pháp, thời ấy là thời đaị dân tộc bộ lạc. Ấn Độ có cả trăm quốc gia, mỗi quốc gia dùng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Lịch pháp chưa có, hoặc giả có thì cũng sơ khai và khác biệt vô cùng. Nếu đem năm, tháng, ngày, giờ  ghi xuống thì chết cứng và sai biệt lớn, không thể linh hoạt mà hoằng truyền sang xứ khác và truyền thừa cho đời sau. Thời gian vốn vô thuỷ vô chung, không gian vốn không đầu không cuối, quốc độ thiên sai vạn biệt. Bên này bán cầu là ngày thì bên kia là đêm. Bên này trái đất là mùa hè thì bên kia mới mùa đông…Ấy là chưa nói đến sự khác biệt giữa các cảnh giới khác nhau, những cảnh giới phi thời gian, phi không gian…Bởi vậy dùng năm, tháng, ngày, giờ là không thể được! Việc này cũng giống như Phật -Bồ tát vốn vô tướng nên có thể hiện mọi tướng, còn con người chấp chặt một tướng chết cứng nên không thể nào mà hiện tướng khác được. Vì vậy việc dùng chữ “ Một thuở nọ” là vô cùng vi diệu, vô cùng linh hoạt. Bất cứ thời nào, đời nào, quốc độ nào… Kinh Phật cũng đều khế cơ khế lý vì nó được nghe và chép vào “ Một thuở nọ”. Năm, tháng, ngày, giờ mãi sau này con người mới chế ra để cho tiện công việc và cuộc sống ( Nghĩ cũng mắc cười, con người chế ra năm, tháng, ngày,giờ rồi laị tưởng tượng thêm ra kiết-hung, tốt-xấu… để rồi mắc kẹt, dính chặt vào đó luôn)

 Sau này kinh Phật truyền đến đâu thì dịch ra ngôn ngữ xứ ấy, việc lý giải cũng có nhiều sai biệt, cộng với sự giao thoa của văn hoá bản địa mà phát sinh nhiều trường phái khác nhau. Tuy nhiên tất cả cùng chấp nhận và giữ vững cái cốt lõi: Tứ diệu đế, Bát thánh đạo, Thập nhị nhân duyên, Ba mươi bảy phẩm trợ đạo… thì là Như thị! Một thuở nọ từ thời thế Tôn cho đến một thuở nọ chư tổ và hôm nay vẫn mãi là “Một thuở nọ”, mai sau vẫn cứ là “Một thuở nọ”, vĩnh viễn là “ Một thuở nọ”

 Ta nghe như thế này, một thuở nọ…vĩnh viễn vi diệu như thế!

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 9/24/109




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/01/2013(Xem: 1100)
Giáo dục Phật giáo không dính dáng gì đến đức tin, cầu nguyện hay nghi lễ mang ý nghĩa tôn giáo. Nó cũng không phải là một hệ thống triết thuyết mang tính giáo điều, răn đe, mà là một con đường dẫn đến nếp sống an lạc, hạnh phúc, hoàn toàn giải thoát nhờ vào sự hoàn thiện đạo đức, tri thức và tâm linh.
16/11/2012(Xem: 5187)
Sau khi Thế Tôn nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống cung kính tùy thuận bậc Ðạo Sư; sống cung kính tùy thuận pháp; sống cung kính tùy thuận chúng Tăng; sống cung kính tùy thuận học pháp; sống cung kính tùy thuận không phóng dật; sống cung kính tùy thuận tiếp đón. Ðây là nhân, đây là duyên, sau khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp được tồn tại lâu dài
01/11/2012(Xem: 7451)
Nhằm để thực hành Đạo Phật, chúng ta trước nhất phải biết về tâm. Ngay cả nếu ta là một người không tín ngưỡng, ta có thể thử để cải thiện hay rèn luyện tâm, được cung cấp ta có kiến thức về nó. Bất cứ một con người bình thường nào, cho vấn đề ấy, có thể thực tập rèn luyện tâm và điều này cuối cùng sẽ chứng tỏ là rất hữu dụng.
03/10/2012(Xem: 5870)
Kết quả của bất cứ hành động nào đều tùy thuộc vào động cơ của đương sự. Cùng một hành động có thể đưa đến kết quả khác nhau, tùy theo đương sự có phiền não hay cảm xúc tích cực trong tâm. Thậm chí khi có cùng một cảm xúc chung chung, thí dụ như lòng bi mẫn thúc đẩy một hành động, các yếu tố tình cảm và tinh thần hỗ trợ cảm xúc ấy cũng tác động lên kết quả.
20/09/2012(Xem: 6217)
Chúng ta đang sống ở một thời đại đặc biệt. Phật pháp bây giờ đã được khắp thế giới biết đến. Phật pháp được thực hành ở những vùng đất mới, trong dân chúng với những truyền thống và mối quan tâm khác nhau. Phật pháp đang đóng góp vào một nền văn hóa mới toàn cầu. Điều này thật thú vị và phấn khích. Và là những Phật tử chúng ta có thể hân hoan khi thấy rằng năng lực chữa trị của lời dạy Đức Phật đang được người ta lắng nghe khắp nơi. Nhưng có một mặt khác của việc phát triển này. Việc truyền bá Phật pháp đến một nền văn hóa mới, đặc biệt khi nền văn hóa đó đang gia tăng ưu thế toàn cầu, tạo ra cho Phật giáo những nguy cơ. Tôi xin nói rõ nguy cơ này. Thế giới hiện đại đã phát triển mà không có sự hiểu biết về Pháp (Dharma). Những thực hành, giá trị và quan điểm hiện đại được đặt cơ sở nơi những khái niệm, sự nhận thức và niềm tin mà chúng thường trái ngược với lời dạy của Đức Phật. Đây là nơi nguy cơ tiềm tàng. Nếu những người phương Tây thích ứng với Phật giáo quá nhanh chóng, nhìn
25/08/2012(Xem: 3654)
Nhiều khổ đau của con người xuất phát từ những cảm xúc phiền não, như thù hận sinh khởi bạo động và hay tham dục tạo ra mê đắm. Một trong những trách nhiệm căn bản nhất của chúng ta khi quan tâm đến con người là để làm vơi bớt những cái giá phải trả của loài người về những cảm xúc vượt ngoài vòng kiểm soát. Tôi cảm thấy rằng cả Phật học và khoa học đều có nhiều đóng góp.
25/08/2012(Xem: 9136)
Đây là bài nói chuyện của Tỳ Kheo Bodhi trong chương trình Google Techtalks vào ngày 3 /11/2010. Trong phần mở đầu, Tỳ Kheo Bodhi nói rằng Ngài biết anh bạn Quản lý chương trình Techtalks là người thích hài hước, nên Ngài phải chọn một nhan đề mang tính hài hước cho bài nói chuyện này là:“ Cần Có Hai Người Để Nhảy Điệu Tango ”,( vì Ngài e ngại bài nói chuyện của Ngài sẽ tẻ nhạt đối với thính giả). Nhưng nếu nói một cách nghiêm túc, thì đề tài của buổi nói chuyện này sẽ là: “Tương Lai Nhân Loại và Tương Lai Phật Giáo ”.
02/08/2012(Xem: 16711)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
24/07/2012(Xem: 11789)
Trong khi Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi điểm qua nhiều chủ đề trong tiến trình thảo luận của chúng tôi, vẫn còn một vấn đề đơn độc được đan kết lại suốt tất cả những thảo luận của chúng tôi, câu hỏi của việc làm thế nào tìm thấy hạnh phúc trong thế giới phiền não của chúng ta. Vì vậy, trong việc nhìn vào những nhân tố đa dạng ngầm phá hạnh phúc nhân loại suốt chiều dài của lịch sử, những nhân tố đã tạo nên khổ đau và khốn cùng trong một mức độ rộng lớn, không nghi ngờ gì nữa, chính là bạo động ở trong những nhân tố chủ yếu.
15/06/2012(Xem: 6316)
Trong kinh điển Phật giáo , có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một sồ câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc hoặc thiếu thực tế . Đức Phật thấy rõ , những người đặt các câu hỏi như thế thì hoặc chính bản thân họ không hiểu , hoặc họ chỉ nhằm khoe khoang kiến thức qua những tưởng tượng hay ức đoán ; và nếu có trả lời thì tính hạn chế của ngôn ngữ cũng khiến mọi giải thích không thể diễn tả rốt ráo mọi điều thấy biết của Đức Phật . Vì thế mà Đức Phật chỉ im lặng .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]