Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Phật với Kinh tế học (Buddhism and Economics)

18/03/202310:55(Xem: 9598)
Đạo Phật với Kinh tế học (Buddhism and Economics)


kinh te pg

Đạo Phật với Kinh tế học

(Buddhism and Economics)

 

Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta.

 

Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.

 

Kinh tế học Phật giáo, được xem như một chủ đề học thuật, bắt nguồn từ Tiểu luận Kinh tế học Phật giáo của nhà kinh tế Anh gốc Đức, F. Schumacher, xuất bản lần đầu năm 1966, và sau đó là tác phẩm “Small Is Beautiful - Nhỏ Là Đẹp” (Small Is Beautiful; Schumacher 1973), trong đó tác giả đưa ra những lời cảnh báo liên quan đến các vấn đề “sự phụ thuộc quá mức vào phát triển của thu nhập, đặc biệt là làm việc quá sức và cạn kiệt tài nguyên.” (Brown và Zsolnai, 497)

 

Nhà kinh tế Anh gốc Đức, F. Schumacher nói rằng: “Yêu cầu của đạo Phật về Nghề nghiệp Chân chính (Chánh mạng, Sinh kế đúng đắn) cung cấp nền tảng cho Kinh tế học Phật giáo, với mục tiêu là phát triển sự thanh tịnh về đạo đức, không bị thiếu hụt, sống thiểu dục tri túc và không gây tổn hại. Mô hình tiêu dùng tối ưu sẽ là phúc lợi tối đa với sự phụ thuộc vào tài nguyên”. Chuyên gia Kinh tế F. Schumacher kết luận rằng: “Cách tiếp cận của đạo Phật đối với Kinh tế học, đại diện cho Con đường Trung đạo, nhịp cầu nối các hệ thống kinh tế đang phát triển không ngừng và các hệ thống kinh tế đang dần trì trệ”.

 

Những quan sát của chuyên gia kinh tế F. Schumacher đã được quan tâm ở các vùng Phật giáo và cả ở các nước phương Tây, nơi chúng có thể hữu ích trong việc giải quyết các vấn đề như lòng tham vô độ, tiêu dùng quá mức, thờ ơ với phúc lợi xã hội và sự tàn phá thiên nhiên.

 

Ở châu Á, một đóng góp đáng kể cho Kinh tế học Phật giáo, đã được thực hiện bởi sử gia, học giả người Thái Lan, Trưởng lão Hòa thượng P.A. Payutto tác giả cuốn “Buddhist Economics: A Middle Way for the Market Place” (Kinh tế học Phật giáo: Con đường Trung gian cho Kinh tế Thị trường; xuất bản 1994), trong đó Ngài mô tả các hướng dẫn mà Đức Phật vạch ra các phương tiện cho các Phật tử, chủ hộ và doanh nhân về cách kiếm tiền chân chính, và tích lũy của cải một cách hợp pháp (Brown và Zsolnai, 498)

Ví dụ, liên quan đến việc thương mại, không nên làm giàu bất chính thông qua sự bóc lột hoặc trở thành nạn nhân, mà phải thông qua nỗ lực đạo đức và hành động trong sáng về mặt đạo đức.

 

Một số tài liệu tham khảo trong Tam tạng Thánh điển Phật giáo (Tipitaka, त्रिपिटक) nguyên văn giúp minh họa:

 

Thế nào là Sinh kế đúng đắn? Trường hợp đệ tử của các bậc Thánh giả, chuyển hóa nghề nghiệp bất thiện, kiếm sống theo nghề đức hạnh: Đây gọi là Chánh mệnh. (SN 45.8)

 

Liên quan đến các yếu tố khác trong Bát chánh đạo:

 

Thế nào là Chính kiến bước đầu tiên? Người ta phân biệt tà mệnh là tà mệnh, và chánh mệnh là chánh mệnh. Vậy tà mệnh là gì?

 

Lập kế hoạch, thuyết phục, ám chỉ, coi thường và theo đuổi vì lợi ích cá nhân tổn hại người khác. Đây là Sinh kế sai lầm. . .

 

Nếu người cố gắng chuyển hóa từ sinh kế bất thiện và vững tiến bước vào sinh kế đúng đắn: Đây là sự nỗ lực đúng đắn của họ. Nếu người sống trong chánh niệm từ bỏ nếp sống tà mệnh và vững tiến bước vào an trú trong chánh mệnh: Đây là chánh niệm của họ. Như thế, ba phẩm chất này – Chánh kiến, Chánh tinh tấn và Chánh niệm – xoay quanh Chánh mệnh. (MN 117)

 

Tà mệnh của hàng Bạch y cư sĩ:

 

Đức Phật đã chế định cho hàng Phật tử có năm nghề tà mạng: “Buôn bán vũ khí sát thương, buôn bán người, thương mại mãi dâm, buôn bán thuốc phiện, các chất gây nghiện tổn hại thân tâm con người và buôn bán hóa chất độc hại giết người” là những nghề mưu sinh bất chính, không nên làm. Trong xã hội hiện đại ngày nay, những lời dạy của Đức Phật vẫn còn nguyên giá trị lợi ích lâu dài. (AN 5.177)

 

Tà mệnh của người xuất gia:

 

Từ kim ngôn khẩu ngọc của Đức Phật tuyên thuyết trong kinh Di giáo rằng, những phương cách mưu sinh đối với nhân sinh mà các chúng đệ tử của Ngài bất đắc dĩ phải tiếp cận. Đức Phật khuyên các chúng đệ tử xuất gia không nên làm các việc như những thương buôn thế tục,  xâm hại thiên nhiên, bào chế linh đơn, luyện pháp thuật bùa chú, làm bốc sư, địa lý. . . tham gia chính trị, các cơ quan quyền lực, . . . Bởi vì Ngài đã thấu rõ nếu người xả tục xuất gia làm những công việc nêu trên sẽ phát sinh những chướng duyên, lung lay đạo nghiệp tu hành.

 

Liên quan đến việc giữ an toàn, của cải nên được tiết kiệm và bảo vệ như một khoản đầu tư cho sinh kế sau này và như một sự bảo hiểm cho các nhu cầu trong tương lai.

 

Cân bằng Sinh kế:

 

. . . một gia chủ, biết thu nhập và chi tiêu của mình, với đời sống cân bằng, không xa hoa quá mức cũng không keo kiệt, biết rằng như thế thu nhập của mình sẽ vượt quá chi phí của mình, nhưng chi phí không vượt quá thu nhập của mình.

 

Giống như người thợ kim hoàn, hoặc người học nghề kim hoàn, khi cầm một cái cân lên, biết rằng nó đã hạ xuống bao nhiêu, nó nghiêng lên bấy nhiêu; cũng vậy, cũng vậy, một gia chủ, biết thu nhập và chi tiêu của mình, với một cuộc sống quân bình, không lãng phí cũng không keo kiệt, biết biết rằng như thế thu nhập của mình sẽ vượt quá chi phí của mình, nhưng chi phí không vượt quá thu nhập của mình. (AN 8.54)

 

Khi của cải vật chất tích lũy vượt quá hai nhu cầu nêu trên, nó có thể được sử dụng để hỗ trợ bản thân, gia đình và tình bằng hữu, và sự hòa hợp xã hội, chẳng hạn như tiếp khách, các hoạt động của bạn bè và người thân, hoặc để hỗ trợ các mục đích tốt như phúc lợi xã hội cộng đồng.

 

Với thái độ tinh thần, không nên biến của cải thành nguyên nhân cho sự tham lam ám ảnh làm lu mờ tâm trí. Cả lợi ích và giới hạn cần được hiểu rõ, sự giàu có  nên được xử lý theo cách nuôi dưỡng sự phát triển tinh thần. (Brown và Zsolnai, 499)

 

Trưởng lão Hòa thượng P.A. Payutto phân tích giữa hai loại ham muốn khác nhau: Taṅhā, một khái niệm quan trọng để chỉ cho "sự khao khát, sự thèm muốn, sự thèm khát mãnh liệt, sự tham lam", hoặc về vật chất hoặc về tinh thần. Chanda là “muốn, là muốn làm, muốn thực hiện cái gì đó... như khi đói muốn ăn, khi khát muốn uống, muốn cắm hoa, muốn đọc sách...” Tất cả cái muốn này là tự nhiên, là bình thường; chúng chỉ là ước muốn thuần tuý, chưa có dục, tham, ái gì cả. Taṅhā dựa trên vô minh, trong khi chanda dựa trên trí tuệ. Ví dụ, những người bị tham ái sai khiến sẽ tìm cách thỏa mãn thèm muốn mù quáng đối với những thú vui trần tục, vui nhục dục, nhưng đối với những người được dẫn dắt bởi chanda, chuyển hóa ham muốn đến việc kiến tạo sự an lạc hạnh phúc.

 

Trưởng lão Hòa thượng P.A. Payutto nhấn mạnh rằng, việc tăng gia sản xuất, tiêu dùng, các hoạt động kinh tế khác đều trở thành phương tiện để vững tiến bước đến sự an lạc thịnh đạt hạnh phúc cho cá nhân, xã hội và môi trường. Do đó, nên được hiểu rằng, việc tiêu dùng hợp lý, việc sử dụng hàng hóa và dịch vụ để đạt được hạnh phúc cân bằng cho tất cả mọi người. 

 

Nên được hiểu rằng, dựa trên sự tích lũy của cải đối với việc tiêu dùng sai bởi vì sử dụng hàng hóa và dịch vụ để thỏa mãn dục vọng về cảm giác và sự thỏa mãn bản thân. Sản xuất hầu như đi kèm với suy thoái tài nguyên thiên nhiên và gây tổn hại cho trái đất. Chẳng hạn như một số trường hợp khai thác cây gỗ trong rừng núi để làm chất đốt, để lấy năng lượng nhiệt quy mô ở địa phương còn nhiều hạn chế, điều này sẽ dẫn đến làm đảo lộn sự cân bằng sinh thái môi trường, những trường hợp khác, chẳng hạn như dùng than đốt trong các nhà máy sản xuất thép xuất cho thị trường toàn cầu, điều này cũng sẽ làm đảo lộn sự cân bằng tự nhiên và hủy hoại môi trường.

 

Sản xuất chỉ có thể được biện minh khi lợi ích của hàng hóa được sản xuất       lớn hơn lợi ích của bất cứ thứ gì bị phá hủy. Trong khi các ngành công nghiệp mà sản xuất đòi hỏi phải phá hủy tài nguyên thiên nhiên và suy thoái môi trường, phi sản xuất đôi khi là sự lựa chọn tốt hơn. Trong một số trường hợp, ví dụ như sản xuất dầu mỏ, tốt hơn hết là không sản xuất và để dầu dưới lòng đất. Theo nghĩa này, phi sản xuất có thể được coi là một hoạt động lành mạnh và hữu ích.

 

Một người sản xuất ít hàng hóa hơn sẽ tiêu thụ tài nguyên ít hơn và để lại lượng khí thải carbon nhỏ hơn, do đó dẫn đến một sự sinh tồn có lợi hơn, gây hại ít hơn hoặc không gây tổn hại cho cuộc sống và môi trường. Một người Sinh kế đúng đắn như thế có giá trị hơn một ông trùm tham lam tiêu thụ một lượng lớn tài nguyên, thông qua sản xuất hàng hóa có hại cho xã hội và hủy hoại môi trường.

 

Còn nhiều điều để chia sẻ về chủ đề này, những những điều đã nói ở trên ít nhất cung cấp một bước đệm trên lộ trình thực hiện những gì có lợi nhất về mặt kinh tế cho nhân loại và hành tinh.

 

Tác giả Giáo sư David Dale Holmes

Việt dịch Thích Vân Phong

Nguồn Buddhistdoor Global

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/01/2013(Xem: 1103)
Giáo dục Phật giáo không dính dáng gì đến đức tin, cầu nguyện hay nghi lễ mang ý nghĩa tôn giáo. Nó cũng không phải là một hệ thống triết thuyết mang tính giáo điều, răn đe, mà là một con đường dẫn đến nếp sống an lạc, hạnh phúc, hoàn toàn giải thoát nhờ vào sự hoàn thiện đạo đức, tri thức và tâm linh.
16/11/2012(Xem: 5205)
Sau khi Thế Tôn nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống cung kính tùy thuận bậc Ðạo Sư; sống cung kính tùy thuận pháp; sống cung kính tùy thuận chúng Tăng; sống cung kính tùy thuận học pháp; sống cung kính tùy thuận không phóng dật; sống cung kính tùy thuận tiếp đón. Ðây là nhân, đây là duyên, sau khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp được tồn tại lâu dài
01/11/2012(Xem: 7487)
Nhằm để thực hành Đạo Phật, chúng ta trước nhất phải biết về tâm. Ngay cả nếu ta là một người không tín ngưỡng, ta có thể thử để cải thiện hay rèn luyện tâm, được cung cấp ta có kiến thức về nó. Bất cứ một con người bình thường nào, cho vấn đề ấy, có thể thực tập rèn luyện tâm và điều này cuối cùng sẽ chứng tỏ là rất hữu dụng.
03/10/2012(Xem: 5893)
Kết quả của bất cứ hành động nào đều tùy thuộc vào động cơ của đương sự. Cùng một hành động có thể đưa đến kết quả khác nhau, tùy theo đương sự có phiền não hay cảm xúc tích cực trong tâm. Thậm chí khi có cùng một cảm xúc chung chung, thí dụ như lòng bi mẫn thúc đẩy một hành động, các yếu tố tình cảm và tinh thần hỗ trợ cảm xúc ấy cũng tác động lên kết quả.
20/09/2012(Xem: 6243)
Chúng ta đang sống ở một thời đại đặc biệt. Phật pháp bây giờ đã được khắp thế giới biết đến. Phật pháp được thực hành ở những vùng đất mới, trong dân chúng với những truyền thống và mối quan tâm khác nhau. Phật pháp đang đóng góp vào một nền văn hóa mới toàn cầu. Điều này thật thú vị và phấn khích. Và là những Phật tử chúng ta có thể hân hoan khi thấy rằng năng lực chữa trị của lời dạy Đức Phật đang được người ta lắng nghe khắp nơi. Nhưng có một mặt khác của việc phát triển này. Việc truyền bá Phật pháp đến một nền văn hóa mới, đặc biệt khi nền văn hóa đó đang gia tăng ưu thế toàn cầu, tạo ra cho Phật giáo những nguy cơ. Tôi xin nói rõ nguy cơ này. Thế giới hiện đại đã phát triển mà không có sự hiểu biết về Pháp (Dharma). Những thực hành, giá trị và quan điểm hiện đại được đặt cơ sở nơi những khái niệm, sự nhận thức và niềm tin mà chúng thường trái ngược với lời dạy của Đức Phật. Đây là nơi nguy cơ tiềm tàng. Nếu những người phương Tây thích ứng với Phật giáo quá nhanh chóng, nhìn
25/08/2012(Xem: 3674)
Nhiều khổ đau của con người xuất phát từ những cảm xúc phiền não, như thù hận sinh khởi bạo động và hay tham dục tạo ra mê đắm. Một trong những trách nhiệm căn bản nhất của chúng ta khi quan tâm đến con người là để làm vơi bớt những cái giá phải trả của loài người về những cảm xúc vượt ngoài vòng kiểm soát. Tôi cảm thấy rằng cả Phật học và khoa học đều có nhiều đóng góp.
25/08/2012(Xem: 9182)
Đây là bài nói chuyện của Tỳ Kheo Bodhi trong chương trình Google Techtalks vào ngày 3 /11/2010. Trong phần mở đầu, Tỳ Kheo Bodhi nói rằng Ngài biết anh bạn Quản lý chương trình Techtalks là người thích hài hước, nên Ngài phải chọn một nhan đề mang tính hài hước cho bài nói chuyện này là:“ Cần Có Hai Người Để Nhảy Điệu Tango ”,( vì Ngài e ngại bài nói chuyện của Ngài sẽ tẻ nhạt đối với thính giả). Nhưng nếu nói một cách nghiêm túc, thì đề tài của buổi nói chuyện này sẽ là: “Tương Lai Nhân Loại và Tương Lai Phật Giáo ”.
02/08/2012(Xem: 16786)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
24/07/2012(Xem: 11862)
Trong khi Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi điểm qua nhiều chủ đề trong tiến trình thảo luận của chúng tôi, vẫn còn một vấn đề đơn độc được đan kết lại suốt tất cả những thảo luận của chúng tôi, câu hỏi của việc làm thế nào tìm thấy hạnh phúc trong thế giới phiền não của chúng ta. Vì vậy, trong việc nhìn vào những nhân tố đa dạng ngầm phá hạnh phúc nhân loại suốt chiều dài của lịch sử, những nhân tố đã tạo nên khổ đau và khốn cùng trong một mức độ rộng lớn, không nghi ngờ gì nữa, chính là bạo động ở trong những nhân tố chủ yếu.
15/06/2012(Xem: 6330)
Trong kinh điển Phật giáo , có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một sồ câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc hoặc thiếu thực tế . Đức Phật thấy rõ , những người đặt các câu hỏi như thế thì hoặc chính bản thân họ không hiểu , hoặc họ chỉ nhằm khoe khoang kiến thức qua những tưởng tượng hay ức đoán ; và nếu có trả lời thì tính hạn chế của ngôn ngữ cũng khiến mọi giải thích không thể diễn tả rốt ráo mọi điều thấy biết của Đức Phật . Vì thế mà Đức Phật chỉ im lặng .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]