Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Huấn Luyện Giảng Sư (bản Việt dịch của Tỳ Kheo Chánh Kiến)

15/06/202216:50(Xem: 10424)
Huấn Luyện Giảng Sư (bản Việt dịch của Tỳ Kheo Chánh Kiến)

Phat thuyet phap-4


Huấn Luyện Giảng Sư

  

Maggakkhagiham. Ta, là người chỉ đường thôi!

(Kinh Trung Bộ 107)

 

 

- Giảng sư Púi Xẻng Chải soạn

- SCK lược dịch từ tiếng Thái


“Nói về niềm tin với người không tin, này các tỳ kheo, là ác thuyết.

Nói về giới với người ác giới, là ác thuyết.

Nói về nghe nhiều học rộng với người thiểu học ít nghe, là ác thuyết.

Nói về bố thí buông xã với người xan tham, là ác thuyết.

Nói về trí tuệ với người ác tuệ ngu xuẩn, là ác thuyết”

(Chương 5 Pháp, Tăng Chi Bộ)

 

- Dịch xong tại chùa Thiền Quang II, 1988.

- Tìm lại được bản thảo sau hơn 3 thập kỷ,  hoàn chỉnh tại chùa Pháp Bảo, 2022.

* Kính dâng song thân, các vị thầy tổ, hữu ân!

+ Đặc biệt cảm niệm công đức Linh Phạm (Hà Nội), khổ công đánh máy bản thảo xưa!

 

 

 



Lời Giới Thiệu, từ dịch giả

Tôi thật chưa tìm ra cuốn nào như cuốn này, tác giả viết từ những năm 50s, hữu duyên được dịch ra tiếng Việt vào những năm 80s… Tìm lại được bản thảo sau khoảng 33 năm (2021). Tốn thêm một năm hiệu đính trên đường ta bà, gọt dũa lại.

Nó cổ xưa và sống chậm như “cụ rùa Hồ Gươm” vậy, xin cáo lỗi bà con về cái thai đá này! Dụng văn khi trẻ có nhiều vụng về, dịch sát từng chữ, sợ mất ý mang tội, giờ lại nhọc lòng còn hơn dịch một bản mới. Văn cổ Thái Lan thường điệp ý điệp từ, kiểu như các cụ mình cũng ưa nhắc đi nhắc lại sợ con cháu quên. Giờ phải cắt bớt kẻo bạn đọc nhàm, nên chuẩn là “lược dịch”! Thêm vài ý riêng, kinh nghiệm giảng dạy của dịch giả vào ngoặc (…), và một phần riêng cuối sách.

Do lược bỏ phần dạy tính niên lịch kiểu Thái Lan, và những cách chúc phúc cho vua, hoàng hậu, quan chức… Nói chung là những gì cần thiết cho các giảng sư bên Thái Lan hồi xưa, không dành cho độc giả Việt Nam, nên thành “lược dịch”, mong quý vị hiểu cho!

Nhiều lần, tôi muốn nhắm mắt bấm delete nó cho theo cụ rùa, khỏi bận lòng mất ngủ, vì giờ có rất nhiều sách dạy kỹ năng giảng dạy kiểu này - viết bằng lối văn cập nhật hơn, bên ngoài và trong chùa. Nhưng rồi quyết định giữ lại, vì tinh thần các cụ xưa, vì cái hồn chân tu, nói gì nói, luôn đi sát nguyên văn lời Phật.

Mời bạn đọc! Sẽ hiểu ý dịch giả, người còn thích sưu tầm đồ cổ…

- SCK, chùa Bắc Linh, Adelaide, Úc/ 20/03/22

 


 

LỜI NÓI ĐẦU, của tác giả

Trong 14 năm giảng dạy giáo lý, tôi thuyết giảng theo sự hiểu biết tàm tạm! 8 năm sau này mới tìm hiểu Tam Tạng. Có một lần nhận lời thỉnh thuyết pháp, tôi không biết là sẽ nói gì? Dễ như “7 Thánh Sản”, tôi cũng phải xem xét trong Tam Tạng, có ở những nơi nào… suốt đến ngày sắp sửa đi giảng mới nghỉ ngơi chút, cứ vậy mà làm suốt 8 năm.

Khi hoàn tục rồi, vào thư viện thành phố làm thầy giáo thọ (Ācāriya), kiểm xét và giải đáp mỗi ngày. Soạn dịch chút đỉnh, chừng 5 năm. Khi việc soạn sách được tiến triển, mới rời thư viện, chỉ soạn sách thôi. Từ Phật lịch 2478 (1934) đến nay, suy gẫm trong Tam Tạng và nhiều chỗ khác nữa.

Khi suy nghĩ để viết, đều là sách nói về giảng thuyết được dịch ra từ Tam Tạng và cả chú giải (Aṭṭhakathā - Tikā), đến các loại sách diễn thuyết, hợp thành 7 cuốn, 120 chuyện. Lúc ấy, tôi đã là giảng sư kha khá, chuyên tâm soạn sách cũng khá, quan tâm trong các môn học liên quan đến diễn thuyết. Nếu đọc 7 cuốn “Quyền Hạn Giảng Sư”, 3 cuốn “Luận Lý” và 3 cuốn “Sáng Trí” (Patibhāna), bạn sẽ thấy!

Ngoài ra còn có những cuốn: Phật Lý (Buddha Parajañā), Pháp Lý, Thế Lý, Tâm Lý Học Phật Giáo (Citta Parajañā), Phật Tuệ (Buddha Paṭibhāṇa), Pháp Tuệ (Dhamma Paṭibhāṇa), và Thinh Văn Tuệ (Sāvaka Paṭibhāṇa), Thần Thông (Iddhipaṭihāriya), Đại Trí Xứ (Mahāsatipaṭṭhanā), Nguyên Tắc Trong Phật Giáo và bộ Sāsanā Sākala. Hơn 20 cuốn, đều liên quan đến thuyết giảng.

Đến lúc sáng tác “Huấn Luyện Giảng Sư”, tôi cố gắng tìm tòi bố cục từ Tam Tạng và Chú giải, liên hệ mọi kiến thức đã có, mong đem lại lợi ích đến giảng sư và người muốn thành giảng sư, nên chuyên cần làm việc đến 4 tháng, chỉ được 3 cuốn. Sàng lọc 100 trang dư thừa, lâu hơn mọi sáng tác khác, mất nhiều thời gian, viết đi viết lại hoài. (Lại bị gọt khoảng 80 trang khi hiệu đính bản dịch! – Dịch giả).

Vì chưa từng có loại sách kiểu này (1950). Nên cần sáng tác theo kinh nghiệm thuyết giảng của mình và các vị đã từng viết loại này. Do thấy rằng, Phật giáo sẽ thạnh hành lâu dài bởi sự kính Pháp!

Nếu vị nào thuyết tốt, vị ấy thường được mọi người kính trọng. Còn ai giảng ẹ quá, sẽ ít người kiên nhẫn nghe, đến rồi lắc đầu về. Giảng hay, làm cho thiện tín Phật giáo (Buddhasāsanikajana) xoay vào, chịu ngồi nghe. Vừa lòng, dẫn nhau đến nghe cho đông khi biết vị ấy sẽ thuyết ở chùa nào lúc nào...

Một trong các quả báo (phala) của sự thính Pháp, là sự thạnh hành lâu dài của Phật Giáo. Do vậy, tôi mới mong có nhiều vị Tăng tỳ kheo (bhikkhusangha) thành giảng sư đỉnh cao, thuyết giảng lão luyện và sâu rộng. Mới cố gắng hoàn thành bộ “Huấn Luyện Giảng Sư” này, vững tin rằng sẽ có lợi ích đến Phật Giáo (Buddhasāsanā), và các Phật tử được toại nguyện.

Bạn sẽ thấy bộ “Huấn Luyện Giảng Sư” này như là một môn học, bao gồm mọi khía cạnh, mọi ngóc ngách, mọi kỹ xảo, mọi nghệ thuật của diễn thuyết. Chỉ dẫn cho thành giảng sư giỏi, sơ thiện - trung thiện - hậu thiện, dù chưa từng là. Sẽ làm số lượng giảng sư giỏi mỗi ngày càng tăng. Thành giảng sư rồi, không cần nói gì khác…

Sau cùng, mong mọi người luôn SỐNG THẬT bằng pháp chân thật, nền tảng cần có của giảng sư. Hãy cố gắng đọc hết bộ sách này bằng trí xét đoán (bicāraṇāñāṇa). Nhằm sanh ích lợi tăng thượng, lâu dài và rộng rãi đến Phật giáo và mọi chúng sinh…

 

- Giảng sư PÚI XẺNG CHẢI

26/10/ Phật lịch.2494 (1950)

 

 

MỤC LỤC

I-PHẬT NGÔN.. 11

A. 8 Pháp của tỳ kheo đáng được tin tưởng. 11

B. 5 sự hiếm quý. 15

C. Tỳ kheo được Đức Phật quan tâm.. 16

D. Những nguyên nhân làm Phật giáo suy đồi, hay thạnh hành. 19

E. 5 Giải thoát xứ (Vimuttāyatana) 21

F. 6 quả báo của giảng sư. 23

II- Tiểu sử các vị tối thắng về thuyết Pháp. 28

A. Tiểu sử trưởng lão Puṇṇamantānīputta. 29

Sự thuyết giảng kiểu mẫu của trưởng lão Puṇṇamantānīputta. 36

Nói thêm về Thất Tịnh. 43

B. Tiểu sử trưởng lão ni Dhammadinnā. 58

Sự thuyết Pháp kiểu mẫu của trưởng lão ni Dhammadinnā. 63

C. Tiểu sử trưởng giả Citta. 88

Sự thuyết Pháp kiểu mẫu của trưởng giả Citta. 92

D. Tiểu sử bà Khujjuttarā. 108

III– Bàn về giảng sư. 112

A. Phân loại giảng sư: 116

B. Giảng sư đặc biệt 123

1. Chuyện thuyết giảng của ngài Upāli 123

2. Phân loại giảng sư theo Phật ngôn. 139

IV- Giải rộng 5 chi phần giảng sư. 143

PHẦN V.. 157

A. 4 sự luyện tập, rất quan trọng của giảng sư. 157

B. Dành cho giảng sư thuyết đơn. 161

C. 8 đề tài tập thuyết đơn. 163

D. 25 chủ đề mẫu thuyết đơn. 176

1. Nói về sự bố thí (dāna) có nhiều quả báo. 177

2. Nói về người nên và không nên thân cận. 179

3. Nói về người mù, người chột và người tỏ. 182

4. Nói về 3 hạng trí tuệ. 184

5. Nói về gia tộc có Phạm Thiên (Brahma) 188

6. Nói về nhân tạo 3 nghiệp. 190

7. Nói về thiên sứ (Devadūta) 191

2. Nói về 3 trường hợp kiêu mạn, say mê: 194

9. Nói về tăng thượng. 196

10. Nói về 3 bậc chân nhân 201

11. Nói về 3 sự tăng trưởng. 202

12. Nói về quả báo của sự trì giới 205

13. Nói về 3 sự trong sạch: 206

14. Nói về tịnh giả. 208

15. Nói về giờ đẹp khắc tốt 210

16. Nói về bốn chánh cần. 212

17. Nói về khuynh hướng. 213

18. Nói về 4 bánh xe. 214

19. Nói về bốn Nhiếp Pháp. 216

20. Nói về 4 tịnh tín. 219

21. Nói về 4 tưởng điên đảo (saññavillāsa) 221

22. Nói về “con sông”, 4 loại phước báu. 223

23. Nói về quả của sự thí thực. 225

24. Nói về quả của sự thí thực (tiếp) 227

25. Nói về 4 sự mong muốn khó được. 228

PHẦN VI 230

A. Tư cách giảng sư. 230

B.Truyền giới 231

C. Nói về Phật lịch (kiểu Thái) 232

D. Cách thức đọc “Namo…” (Nam Mô) 237

E. Cách thuyết Pháp. 242

F. Thuyết giảng và Chúc phúc cho công chúng. 243

PHẦN VII – 3 KIỂU THUYẾT BAN ĐẦU.. 245

A. Thuyết Được. 245

B. Thuyết Rõ. 254

C. Thuyết thành. 262

D. 4 phần của thuyết thành công. 278

E. “Thuyết được” có 4 kiểu mẫu. 280

VIII. Phân loại thuyết giảng (tiếp theo) 297

A. Giảng về Pháp học (pariyatti) 297

B. Giảng về Pháp hành (paṭipatti) 299

A2. Kiểu mẫu thuyết về Pháp học. 299

B2. Kiểu mẫu thuyết về Pháp hành. 311

A3. Kiểu mẫu thuyết về Pháp học. 316

B3. Kiểu mẫu thuyết về Pháp hành. 326

A4. Kiểu mẫu thuyết về Pháp học. 330

B4. Kiểu mẫu thuyết về Pháp hành. 339

IX (Tập 2) 343

A. Thuyết về Pháp thành (Vesanāpativedha) 343

B. Bài mẫu về đúng – sai với 4 hạng người 357

PHẦN CỦA DỊCH GIẢ:

Con Đường Hoằng Pháp. 375

I/ Định nghĩa và nguồn gốc của hoằng Pháp. 376

Chuyển Pháp Luân 377

II/ 1. Chuẩn bị cho hoằng Pháp. 380

2. Một số đoạn kinh hướng dẫn hoằng Pháp. 388

3. Vài ứng xử của Đức Phật với ngoại đạo: 401

4. Vài trãi nghiệm.. 410

5. Ứng xử với các vị ngọt, sự nguy hại... 413

III. Tâm niệm nên có của giảng sư. 4271

MẠNG NHÀ TRUYỀN GIÁO.. 432



pdf
Huấn Luyện Giảng Sư__Giảng sư Pui Xeng Chai soạn__SCK lược dịch từ tiếng Thái

***

Chân thành cảm ơn Thượng Tọa Chánh Kiến
gởi tặng trang nhà Quảng Đức phiên bản điện tử
tập sách quý báu này.
Melbourne 16/6/2022
TK Thích Nguyên Tạng

***



facebook

youtube

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/01/2013(Xem: 1113)
Giáo dục Phật giáo không dính dáng gì đến đức tin, cầu nguyện hay nghi lễ mang ý nghĩa tôn giáo. Nó cũng không phải là một hệ thống triết thuyết mang tính giáo điều, răn đe, mà là một con đường dẫn đến nếp sống an lạc, hạnh phúc, hoàn toàn giải thoát nhờ vào sự hoàn thiện đạo đức, tri thức và tâm linh.
16/11/2012(Xem: 5222)
Sau khi Thế Tôn nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống cung kính tùy thuận bậc Ðạo Sư; sống cung kính tùy thuận pháp; sống cung kính tùy thuận chúng Tăng; sống cung kính tùy thuận học pháp; sống cung kính tùy thuận không phóng dật; sống cung kính tùy thuận tiếp đón. Ðây là nhân, đây là duyên, sau khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp được tồn tại lâu dài
01/11/2012(Xem: 7526)
Nhằm để thực hành Đạo Phật, chúng ta trước nhất phải biết về tâm. Ngay cả nếu ta là một người không tín ngưỡng, ta có thể thử để cải thiện hay rèn luyện tâm, được cung cấp ta có kiến thức về nó. Bất cứ một con người bình thường nào, cho vấn đề ấy, có thể thực tập rèn luyện tâm và điều này cuối cùng sẽ chứng tỏ là rất hữu dụng.
03/10/2012(Xem: 5921)
Kết quả của bất cứ hành động nào đều tùy thuộc vào động cơ của đương sự. Cùng một hành động có thể đưa đến kết quả khác nhau, tùy theo đương sự có phiền não hay cảm xúc tích cực trong tâm. Thậm chí khi có cùng một cảm xúc chung chung, thí dụ như lòng bi mẫn thúc đẩy một hành động, các yếu tố tình cảm và tinh thần hỗ trợ cảm xúc ấy cũng tác động lên kết quả.
20/09/2012(Xem: 6300)
Chúng ta đang sống ở một thời đại đặc biệt. Phật pháp bây giờ đã được khắp thế giới biết đến. Phật pháp được thực hành ở những vùng đất mới, trong dân chúng với những truyền thống và mối quan tâm khác nhau. Phật pháp đang đóng góp vào một nền văn hóa mới toàn cầu. Điều này thật thú vị và phấn khích. Và là những Phật tử chúng ta có thể hân hoan khi thấy rằng năng lực chữa trị của lời dạy Đức Phật đang được người ta lắng nghe khắp nơi. Nhưng có một mặt khác của việc phát triển này. Việc truyền bá Phật pháp đến một nền văn hóa mới, đặc biệt khi nền văn hóa đó đang gia tăng ưu thế toàn cầu, tạo ra cho Phật giáo những nguy cơ. Tôi xin nói rõ nguy cơ này. Thế giới hiện đại đã phát triển mà không có sự hiểu biết về Pháp (Dharma). Những thực hành, giá trị và quan điểm hiện đại được đặt cơ sở nơi những khái niệm, sự nhận thức và niềm tin mà chúng thường trái ngược với lời dạy của Đức Phật. Đây là nơi nguy cơ tiềm tàng. Nếu những người phương Tây thích ứng với Phật giáo quá nhanh chóng, nhìn
25/08/2012(Xem: 3717)
Nhiều khổ đau của con người xuất phát từ những cảm xúc phiền não, như thù hận sinh khởi bạo động và hay tham dục tạo ra mê đắm. Một trong những trách nhiệm căn bản nhất của chúng ta khi quan tâm đến con người là để làm vơi bớt những cái giá phải trả của loài người về những cảm xúc vượt ngoài vòng kiểm soát. Tôi cảm thấy rằng cả Phật học và khoa học đều có nhiều đóng góp.
25/08/2012(Xem: 9279)
Đây là bài nói chuyện của Tỳ Kheo Bodhi trong chương trình Google Techtalks vào ngày 3 /11/2010. Trong phần mở đầu, Tỳ Kheo Bodhi nói rằng Ngài biết anh bạn Quản lý chương trình Techtalks là người thích hài hước, nên Ngài phải chọn một nhan đề mang tính hài hước cho bài nói chuyện này là:“ Cần Có Hai Người Để Nhảy Điệu Tango ”,( vì Ngài e ngại bài nói chuyện của Ngài sẽ tẻ nhạt đối với thính giả). Nhưng nếu nói một cách nghiêm túc, thì đề tài của buổi nói chuyện này sẽ là: “Tương Lai Nhân Loại và Tương Lai Phật Giáo ”.
02/08/2012(Xem: 16936)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
24/07/2012(Xem: 11950)
Trong khi Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi điểm qua nhiều chủ đề trong tiến trình thảo luận của chúng tôi, vẫn còn một vấn đề đơn độc được đan kết lại suốt tất cả những thảo luận của chúng tôi, câu hỏi của việc làm thế nào tìm thấy hạnh phúc trong thế giới phiền não của chúng ta. Vì vậy, trong việc nhìn vào những nhân tố đa dạng ngầm phá hạnh phúc nhân loại suốt chiều dài của lịch sử, những nhân tố đã tạo nên khổ đau và khốn cùng trong một mức độ rộng lớn, không nghi ngờ gì nữa, chính là bạo động ở trong những nhân tố chủ yếu.
15/06/2012(Xem: 6387)
Trong kinh điển Phật giáo , có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một sồ câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc hoặc thiếu thực tế . Đức Phật thấy rõ , những người đặt các câu hỏi như thế thì hoặc chính bản thân họ không hiểu , hoặc họ chỉ nhằm khoe khoang kiến thức qua những tưởng tượng hay ức đoán ; và nếu có trả lời thì tính hạn chế của ngôn ngữ cũng khiến mọi giải thích không thể diễn tả rốt ráo mọi điều thấy biết của Đức Phật . Vì thế mà Đức Phật chỉ im lặng .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]