Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm niệm Tri Ân Sư Phụ Thích Nguyên Tạng đã ban hơn 200 bài pháp thoại trong mùa Đại Dịch Covid-19 (bài của Phật tử Quảng Tịnh Tâm từ Montreal, Canada, do Phật tử Nguyên Như đọc)

30/12/202005:14(Xem: 18203)
Cảm niệm Tri Ân Sư Phụ Thích Nguyên Tạng đã ban hơn 200 bài pháp thoại trong mùa Đại Dịch Covid-19 (bài của Phật tử Quảng Tịnh Tâm từ Montreal, Canada, do Phật tử Nguyên Như đọc)

le man khoa lop giao ly online
quang tinh tamquang tinh tam

Cảm niệm Tri Ân
Sư Phụ Thích Nguyên Tạng đã ban hơn

200 bài pháp thoại trong mùa Đại Dịch Covid-19
(bài của Phật tử Quảng Tịnh Tâm từ Montreal, Canada)



Do Phật tử Nguyên Như (đọc thay thế tác giả)



Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,

 

Hôm nay là ngày cuối tháng 12-2020, chúng con những Phật tử hữu duyên phước báu từ lâu đời, trong mùa cách ly vì đại dịch Covid 19, khắp nơi trên thế giới chao đảo, tang thương, bao nhiêu gia đình bị ảnh hưởng nặng nề về mọi mặt không thể kể xiết, mà chúng con được bình an, tận hưởng những năm tháng qua, ngày ngày bình an thọ hưởng pháp Phật sâu mầu, một gia tài tâm linh vô giá cho chúng con.

Bạch Sư Phụ, thiện duyên lớn lao này chúng con có được do từ Tâm lượng lớn lao của Sư Phụ khởi phát trao truyền cho hàng Phật tử sơ cơ bước chân chập chững e dè vào chốn thiền tự uy nghi.

Sư Phụ đã dẫn dắt từng nghi lễ tiếng chuông, tiếng trống, tiếng mõ...Sư Phụ giải thích ý nghĩa của từng tôn tượng oai nghi, những bài kinh căn bản, 48 đại nguyện của Đức Phật A Di Đà. Chừng bao nhiêu hiểu biết này giúp cho chúng con hãnh diện tự tại bước chân đến chùa có đủ tư lương hoa trái trong giỏ, hạnh phúc trong niềm tôn kính chắp tay khiêm cung từng bước hiểu và hạnh hài hoà trong ngôi nhà chung thiêng liêng Phật đạo.

 

Bước đầu lợi lạc cho kiến thức khi về Chùa, thiên tai Covid vẫn còn leo thang, Sư Phụ vẫn an nhiên theo thời, hết lòng biên soạn trao truyền kế tiếp giáo pháp của Đức Thế Tôn. Suối nguồn pháp của Phật được tuôn chảy từ ngày thành đạo sau 49 ngày tọa thiền dưới cội Bồ Đề thiêng liêng.

Khởi phát cho Ngài Sơ Tổ Ca Diếp. Nguồn suối pháp được chảy dài xuyên suốt khắp quê hương Phật, qua đến Trung Hoa theo đường bộ của Tổ Bồ Đề Đạt Ma, theo đường biển đến Việt Nam, Đại Hàn, Nhật...cho đến ngày hôm nay chưa hề bị gián đoạn. Trên quả địa cầu này, dòng suối pháp luôn được gia trì của mười phương chư Phật trên kia qua sự thị hiện ra đời của các vị Tổ.

 

Trên hư không bao la trùm khắp vẫn còn mười phương Chư Phật, Chư Bồ Tát đủ uy lực, thần lực, tha lực, đại trí lực luôn hộ độ cho chúng sanh sáu cõi trầm luân còn u mê chìm trong biển khổ luân hồi sớm biết tu sửa.

Những vị Tổ Sư, Thiền Sư, Đại Hoà Thượng, Thượng Toạ...chân tu, là cánh tay nối dài của Chư Phật trên cõi hư không thiêng liêng của vũ trụ.

 

Kính Bạch Sư Phụ, thời cách ly do đại dịch Covid, thế giới bất an, trong cái rủi có cái may, hệ thống truyền thông hiện đại, Sư Phụ ngồi một chỗ trong phòng trao truyền giáo pháp của Như Lai, tất cả năm châu đều có thể nhìn thấy và lắng nghe, con là một con kiến bé nhỏ lỗi thời mà cũng có được phương tiện thần thông nhìn thấy và nghe SP giảng pháp Phật, thật là tuyệt vời diệu dụng.

Bạch Sư Phụ, với điều kiện tuyệt diệu này, Sư Phụ đã lần lượt trao truyền dòng suối pháp Phật từ Ấn Độ, đến Trung Hoa, Nhật, Việt Nam...qua các sự chứng đắc của những Thiền Sư. Tới nay, chúng con được học hơn trăm vị Thiền Sư. Mỗi vị Thiền Sư biểu hiện hoàn cảnh, hình thức chứng đắc khác nhau, nhưng cùng một cứu cánh là hiển lộ Tâm Phật là thật có, thường hằng trong tất cả chúng sanh vạn loại, con sâu, con kiến, ngạ quỷ, con người...đều có tánh Phật như nhau.

Man khoa lop giao ly online-covid (30)Man khoa lop giao ly online-covid (31)



 

Bạch Sư Phụ, sau hơn hai trăm bài giảng dày công biên soạn trao truyền sự chứng đắc Phật tánh của hơn trăm vị Thiền Sư, và nhờ con say mê sự chứng đắc này như là thần thông có chứng cớ hiện thực, con ghi chép, kính trình SP, ngày hôm nay con đã được một món quà trân quý vô giá cho con. Con kính xin khoe với Sư Phụ, tâm con như trưởng thành, pháp thực thắm vào con, một niềm tin tâm Phật trong con, con tĩnh lặng hơn, bảo trì tâm Phật như viên Ngọc sáng, luôn cố gắng, cố gắng chiếu soi từng cảm thọ tạp khí lâu đời, cạo gột tạp khí này như lời của HT ( trên núi ở Cali),  như cạo bò hóng trên bếp, thì mới được về cõi Phật.

 

Bạch Sư Phụ, nhờ thắm nhuận pháp Phật do SP hết lòng biên soạn trao truyền, tâm con như được trưởng thành, con biết lắng yên tri ơn tất cả những điều con được học hỏi từ Sư Phụ, từ lòng từ bi của SP chỉnh sửa sự sai sót của con rất nhiều và rất nhiều. Con không biết thưa trình sao cho hết, con chỉ biết kính xin ghi tạc lòng tri ân vô vàn mãi mãi của con đối với tâm lượng rộng lớn của Sư Phụ.

 

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(từ Montreal, Canada)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/01/2011(Xem: 9308)
Lý Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
05/01/2011(Xem: 36597)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 51713)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
04/01/2011(Xem: 5692)
Nói đến tiến trình phát triển Phật giáo là nói đến lộ trình diễntiến của Phật giáo từ lúc Phật nói bài pháp đầu tiên sau khi thành đạo cho đến bây giờ, suốt thời gian trên hai mươi lăm thế kỷ; là nói đến nơi Phật thuyết pháp lần đầu tiên cho nhóm Kiều-trần-như ở vườn Lộc Uyển cho đến bây giờ, trải qua một không gian rộng lớn từ lưu vực sông Hằng ở vùng Ấn Độ, đến miền Tây, vượt khỏi biên thùy Ấn Độ, đến Hy Lạp, Ai Cập, qua những sa mạc mênh mông, những dãy núi cao vòi vọi, những đồng bằng bát ngát, từ Trung Á đến Trung Quốc, Việt Nam, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật Bản, xuống Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên, Mã Lai, vượt Địa Trung Hải đến Âu châu, vượt Thái Bình Dương đến Úc châu, Mỹ Quốc. vượt Ấn Độ Dương đến Phi châu, vượt Đại Tây Dương đến Trung Mỹ, Nam Mỹ.
24/12/2010(Xem: 7260)
"Vị Trú Trì có một vai trò rất quan trọng, bởi lẽ Chùa và Niệm Phật Đường là nơi quy tụ quần chúng Phật tử, gắn bó với mọi hoạt động của con người xã hội. Sự thịnh suy của ngôi Chùa, của Niệm Phật Đường chính là sự thịnh suy của Đạo Phật tại địa phương ấy và góp phần vào sự thịnh suy chung của Phật Giáo Việt Nam..."
11/12/2010(Xem: 12718)
Trong cuộc sống hiện tại, là một con người, ai không phải suy nghĩ. Người có cuộc sống đơn giản cũng suy nghĩ về ăn uống, sinh hoạt, nghĩ về gia đình...
03/12/2010(Xem: 5506)
Một đệ tử đang ở trong tù viết thư cho Rinpoche khẩn cầu ngài ban những thực hành cho quãng đời còn lại của anh. Rinpoche đã trả lời như sau. Bài do Michelle Bernard biên tập.
27/11/2010(Xem: 2001)
Thay vì tiến hành bằng cách giải thích chỉ ra nguyên nhân tương sinh, tương ẩn như diệt, trong cách khởi đầu kệ tụng mang tính quán sát vạn hữu động trong DUY THỨC của Thế Thân được ngài Huyền Tráng dịch luận - cách giải luận về huyền học của tâm - thì đại sư Pháp Hưng (法興) đặt ngay vấn đề mang tính thế trí về hiện tượng vật lý: căn, trần, thức, là gì?
21/11/2010(Xem: 4855)
Phật Giáo và Tâm Lý Học Hiện Đại do ban biên tập của Bồ Đề Học Xã biên soạn, là một tài liệu giá trị cho những ai muốn tìm hiểu sự khác và giống giữa Phật Pháp và Tâm lý Học Trị Liệu Tây phương.
19/11/2010(Xem: 8266)
Nếu bạn hỏi ta tham dự vào việc lắng nghe, suy niệm và thiền định về giáo lý như thế nào thì câu trả lời là ta cần làm những điều đó không chỉ vì lợi ích của ta, nhưng bởi lợi lạc của tất cả chúng sinh. Như vậy bạn phát triển Bồ Đề tâm ra sao? Trước hết bạn thiền định về lòng từ ái, và sau đó là lòng bi mẫn. Làm thế nào bạn biết là mình có Bồ Đề tâm hay không? Người không phân biệt giữa bạn và thù, người ấy có Bồ Đề tâm. Điều này rất khó khăn đối với người mới bắt đầu, bạn nghĩ thế phải không? Vậy tại sao khó khăn? Từ vô thủy chúng ta đã bám chấp vào ý niệm sai lầm của cái tôi và đã lang thang suốt trong sinh tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]