Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

26. Tôn Giả Mahā Moggallāna Báo Hiếu Mẹ (bài của HT Minh Đức Triều Tâm Ảnh, do Phật tử Chánh Trí diễn đọc)

19/03/201407:59(Xem: 32106)
26. Tôn Giả Mahā Moggallāna Báo Hiếu Mẹ (bài của HT Minh Đức Triều Tâm Ảnh, do Phật tử Chánh Trí diễn đọc)
blank


bo tat muc kien lien-1

Tôn Giả Mahā Moggallāna
Báo Hiếu Mẹ





Hôm kia, vào sớm tinh sương, tôn giả Mahā Moggallāna đến đảnh lễ đức Phật khi ngài đang đi kinh hành giữa vườn cây. Biết là có việc quan trọng nên đức Phật dừng chân lại:

- Ông có việc gì, cứ nói đi?

- Về việc của mẹ đệ tử, bạch Thế Tôn.

- Ừ, Như Lai biết khi bà mất, ông cùng chư tăng đệ tử đã có mặt kịp thời để tụng kinh chú nguyện. Nghe nói, ông đã làm lễ hỏa táng nhục thân bà rất chu đáo, dị giản nhưng trang nghiêm. Vậy là tốt rồi. Người con trai của giống dòng sa-môn chỉ có thể làm được như thế thôi.

- Vâng! Nhưng đệ tử biết là không thể cứu được mẹ. Mong đức Tôn Sư chỉ giáo.

Đức Phật bước vào hành lang, ngồi trên tấm nệm cỏ, rồi câu chuyện được tiếp tục.

- Ông cứ nói đi!

Tôn giả Mahā Moggallāna lựa tìm chỗ ngồi phải lẽ rồi thưa rằng:

- Đệ tử biết rõ về tội phước, nhân quả, nghiệp báo. Thuở còn sanh tiền, không biết bao nhiêu lần, đệ tử đã từng khuyên răn mẹ nên có đức tin chân chánh, nên kiềm chế bớt cơn nóng giận, nên có tấm lòng thương yêu người và vật, nên rộng lòng giúp đỡ kẻ ăn, người ở, bà con, quyến thuộc... nhưng tất thảy đều hoài công vô ích. Với tâm như vậy, nghiệp như vậy nên chắc chắn bà đã sa vào bốn đường khổ rồi...

- Cụ thể bà thường tạo những nghiệp xấu ác như thế nào, này Moggallāna?

- Thưa, thật là quá nhiều, không kể xiết đâu! Thân khẩu ý gì cũng bất chánh, bất thiện cả. Trong những ngày lễ của đạo bà-la-môn, toàn thể gia đình chỉ ăn ngũ cốc, rau trái nhưng các ngày khác thì bà thẳng tay giết vật, lựa tìm cái gì ngon mà ăn thôi, còn lại bà quăng bỏ. Lại còn cho vay nặng lãi. Lại còn buôn một bán mười. Lại còn bòn rút của thiên hạ không từ nan bất cứ thủ đoạn lường gạt nào. Lại còn rít róng, keo kiệt với kẻ ăn, người ở. Lại còn đâm thọc, chanh chua miệng lưỡi. Suốt đời chỉ biết thâu vào, không chịu cho đi dù một vá cơm, một muỗng cháo, một tấm áo, một xu, một cắc cho người cùng khổ, đói nghèo! Nói tóm lại, cả mười nghiệp ác bà đều dính cả, lại không làm được một nghiệp thiện nào. Tâm xấu ác của bà đã trở thành cố tật, nhưng nổi bật nhất vẫn là tâm tham lam vô tận, vô độ, bạch Thế Tôn!

- Trong trường hợp của bà thì không ai có thể cứu được đâu, này con trai!

- Vâng, đệ tử biết vậy. Nhưng bên lòng vẫn canh cánh hình ảnh của mẹ đang chịu cực hình thống khổ, không phải địa ngục thì cũng là ngạ quỷ thôi.

- Thế ông có tìm ra sanh thú của mẹ ông chưa?

- Hồi đêm, đệ tử đã sử dụng năng lực thần thông, tìm kiếm chỗ tái sanh của mẹ. Đệ tử đã tìm kiếm khắp các cõi người, a-tu-la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục... nhưng không thấy. Gần sáng, khi rà soát chỗ gần biên ranh các đại địa ngục thì đệ tửchợt thấy mẹ ở trong một chỗ ẩm thấp, tối tăm, lạnh lẽo nhưng không rõ thuộc cảnh giới nào. Tuy nhiên, quan sát cho kỹ thì đấy không phải là địa ngục băng giá hay địa ngục viêm hỏa, vì băng giá hay viêm hỏa thì sẽ chịu cực hình kinh khiếp hơn nhiều. Ở đây, tại chỗ đấy, thân xác của mẹ là một bộ xương khô, xanh xao, trông như đã bị nhịn đói cả trăm năm, cả ngàn năm vậy đó.

- Chỗ của mẹ ông được gọi là cận biên địa ngục, nó không nằm trong bát đại hàn băng(1), không nằm trong bát đại viêm hỏa(2). Mẹ ông không thuộc địa ngục, không thuộc ngạ quỷ nên ông không biết cảnh giới nào cũng phải. Thân mẹ ông gầy ốm như bộ xương thì giống ngạ quỷ, nhưng ở chỗ ẩm thấp, tối tăm gần địa ngục hàn băng nên lạnh lẽo, rét buốt.

- Vâng, đúng là vậy, bạch Thế Tôn! Tuy đệ tử biết cảnh địa ngục thường chịu quả nghiệp đau khổ, thống khổ, bị thiêu, bị đốt, bị chặt, bị chém... chẳng ăn uống gì được. Cõi ngạ quỷ cũng vậy, đói khát cả trăm năm, đói khát cả ngàn năm để chịu quả báo, có muốn ăn, muốn uống cũng tợ như nuốt kim, nuốt lửa, nuốt mủ, nuốt máu mà thôi! Thế nhưng, thấy mẹ đói quá chịu không được, đệ tử sử dụng thần thông giúp mẹ chút cơm, chút bánh; nhưng lần thứ nhất cơm bánh ấy biến thành than lửa, lần thứ hai thì cơm bánh ấy biến thành cục băng!

- Đúng là vậy rồi, này con trai! Sức mạnh của nghiệp ấy, năng lực thần thông của ông cũng bất lực thôi.

- Đệ tử không nghĩ ra cách gì giúp mẹ thoát khỏi cảnh khổ đó được, bạch Thế Tôn.

- Ông không có gì phải canh cánh bên lòng nữa. Ông đã làm hết bổn phận và trách nhiệm của một người con hiếu rồi. Khi bà còn sống, ông đã tìm cách năm lần bảy lửa khuyến giáo mẹ trở về đường ngay nẻo chánh, làm lành lánh dữ rồi. Khi bà mất đi, ông tụng kinh chú nguyện, ông lo hỏa táng chu đáo, và cũng đã tìm cách cứu mẹ ra khỏi khổ đồ, tuy bất lực. Ngoài ra, suốt gần bốn mươi năm sống đời phạm hạnh thiêng liêng và gương mẫu, ông đã cứu độ cho không biết bao nhiêu dạ-xoa, rồng, trời, người các cõi. Chính công đức ấy, sức mạnh thắng trí, thắng hạnh ấy đã gánh một phần nghiệp cho mẹ ông, đã nâng đỡ bà đến bảy đời tiếp theo nữa đó, này con trai!

- Điều này đệ tử chưa hiểu tới.

- Đấy thuộc về trí của bậc Toàn Giác. Nhờ trí của bậc Toàn Giác, Như Lai còn biết rằng, mẹ của ông cũng có thể có cách cứu độ được.

- Đệ tử xin lắng nghe.

Đức Phật chợt nhìn ra sân vườn, đưa tay chỉ một ngọn lá xanh bị sâu đục trước tầm mắt.

- Ông có thấy chiếc lá bị sâu đục kia chăng?

- Đệ tử có thấy.

- Chiếc lá ấy đang xanh, ông thử dùng năng lực tâm làm cho chiếc lá ấy vàng được không?

- Thưa được!

Rồi tôn giả chỉ cần đưa tầm mắt nhìn, chú tâm một sát-na, chiếc lá đang xanh tức khắc thành màu vàng úa.

Đức Phật thong thả nói:

- Năng lực của tâm mà làm cho lá xanh thành lá vàng là chuyện nhỏ, quá nhỏ. Như Lai còn nhớ, không phải ông mà là đệ tử của ông, tỳ-khưu Piṇḍolabhāradvāja đã hút dính tảng đá lớn, to cao hơn cả cái nhà bay quanh thành Vương Xá ba vòng để lấy cái bát gỗ đàn hương đỏ rực của ông triệu phú... cái năng lực ấy lớn hơn chứ, con trai?

- Đúng vậy, quả vậy! Đệ tử chỉ cần nhiếp tâm vào định tứ thiền, xuống cận hành, khởi tưởng, trú tưởng, làm kiên cố tưởng thì có thể nhấc bổng cả núi Tu Di, bạch Thế Tôn!

- Ừ, đúng vậy! Như Lai biết rõ năng lực tâm của ông còn tối thượng hơn thế nhiều.

- Nhưng năng lực thần thông ấy, đệ tử cũng không thể cứu mẹ, bạch Thế Tôn.

- Tại sao? Tại sao không cứu được, ông có biết không?

- Thưa, năng lực ấy có thể chuyển hoá được vật chất nhưng không thể chuyển hoá được nghiệp!

- Đúng vậy! Thế thì cái gì có thể chuyển hoá được nghiệp?

- Ví như đức Thế Tôn bảo, công đức tu trì thanh tịnh của đệ tử có thể gánh một phần nghiệp của mẹ?

- Chính xác! Đức Phật gật đầu rồi nói tiếp - Nếu như dồn tụ, huân tụ năng lực tu trì thanh tịnh của trăm vị, ngàn vị, hai ngàn vị... để chú nguyện, thì với sức mạnh ấy có thể giúp mẹ ông thoát khỏi khổ đồ đấy, con trai! Nay mùa an cư cũng sắp mãn, Tăng chúng hiện nay ở Kỳ Viên và ở Lộc Mẫu có đến ba ngàn vị. Nếu bà con quyến thuộc của ông, có khả năng đặt bát cúng dường đến ba ngàn vị trong ngày lễ Kaṭhina; sau khi chư tăng thọ nhận rồi, họ sẽ chú nguyện quả phước thanh tịnh đến cho bà. Do nhờ vật thí thanh tịnh, do nhờ thân khẩu ý thanh tịnh của ông và bà con quyến thuộc, do nhờ công đức tu trì thanh tịnh của ba ngàn tỳ-khưu thánh phàm tăng sau ba tháng an cư - nhất định mẹ ông sẽ được siêu thoát, này con trai!

Nghe đến đây, tôn giả Mahā Moggallāna hoan hỷ đến tận chân tở kẽ tóc, quỳ sụp xuống bên chân đức Đạo Sư.

Thế rồi, tôn giả trình bày sự việc với bà con quyến thuộc, nội ngoại hai bên gia tộc; và họ đã hùn góp ngân khoản, mua sắm cả mười mấy chiếc xe lương thực, thực phẩm các loại, tổ chức một cuộc cúng dường lớn đến chư tăng hai ngôi đại tự trong ngày mãn hạ. Đại thí chủ Visākhā, ông trưởng giả tiểu Cấp Cô Độc, đức vua Pāsenadi, cư sĩ Citta cùng một số đại phú gia, thương gia khác trong kinh thành, nghe vậy, họ hoan hỷ hùn góp mấy ngàn tấm y và bát cùng vật dụng phụ tùy liên hệ cho cuộc lễ thêm phần trang trọng, hỷ mãn.

Và đúng như sự thấy biết của bậc Toàn Giác, nhờ công năng thanh tịnh của Tăng, nhờ uy lực của phước báu nâng đỡ, mẹ tôn giả Mahā Moggallāna được sanh thiên, làm thuộc hạ tùy tùng Tứ đại thiên vương. Vị trưởng lão nào có thắng trí đều biết rõ, thấy rõ như vậy.

Sau cuộc lễ, tại giảng đường Lộc Mẫu, cận sự hai hàng ngồi đầy đặc, tôn giả Sāriputta thay đức Phật kể lại nhân và quả cho đại chúng nghe. Tôn giả còn giải thích thêm rằng, trong cuộc lễ Kaṭhina hằng năm, sau mùa chư tăng mãn hạ; bất cứ ai muốn hồi hướng phước báu cho cha mẹ, cho bà con quyến thuộc nhiều đời đều có thể tổ chức đặt bát, trai Tăng, hay cúng dường tứ sự tại các tịnh xá, tu viện Tăng hoặc Ni. Nếu thí chủ cúng dường với tâm thanh tịnh, người thọ nhận là Tăng ni có giới luật thanh tịnh thì kết quả sẽ như ý nguyện.

Cuối buổi giảng, tôn giả Sāriputta còn cho biết thêm rằng, một hội chúng khả dĩ đại diện cho Tăng là bốn vị tỳ-khưu hay bốn vị tỳ-khưu-ni trở lên, nhiều hơn thì càng tốt; nếu chỉ một hoặc hai vị thì không thể gọi là đại diện cho Tăng được, năng lực phước báu sẽ giảm đi.

Nguyên do tôn giả Mahā Moggallāna là người đầu tiên nhờ đức Phật chỉ bày cách tổ chức đặt bát cúng dường tứ sự đến Tăng để chú nguyện cho mẹ trong ngày lễ Kaṭhina mãn mùa an cư – nên sau này, khi nhắc đến tôn giả, ai cũng bảo ngài là bậc đại hiếu.


(1)Tức là 8 đại địa ngục băng giá, mỗi đại địa ngục có 16 tiểu địa ngục; vậy có tất thảy 128 tiểu địa ngục băng giá.

(2)Tương tự như trên, có 128 tiểu địa ngục viêm hoả.


***


Mot_Cuoc_Doi_01Mot_Cuoc_Doi_2Mot_Cuoc_Doi_3

Mot_Cuoc_Doi_4Mot_Cuoc_Doi_5Mot_Cuoc_Doi_6

Chân thành cảm ơn Hòa Thượng Giới Đức Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Đạo Hữu Chánh Trí và Đạo Hữu Viên Hướng đã gởi tặng 
trang nhà Quảng Đức phiên bản điện tử và CD-MP3 của tập sách này (Thích Nguyên Tạng, 11-2013)

Layout bản điện tử: Tâm Từ - Nguyên Thanh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/01/2011(Xem: 9394)
Lý Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
05/01/2011(Xem: 37198)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 52864)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
04/01/2011(Xem: 5781)
Nói đến tiến trình phát triển Phật giáo là nói đến lộ trình diễntiến của Phật giáo từ lúc Phật nói bài pháp đầu tiên sau khi thành đạo cho đến bây giờ, suốt thời gian trên hai mươi lăm thế kỷ; là nói đến nơi Phật thuyết pháp lần đầu tiên cho nhóm Kiều-trần-như ở vườn Lộc Uyển cho đến bây giờ, trải qua một không gian rộng lớn từ lưu vực sông Hằng ở vùng Ấn Độ, đến miền Tây, vượt khỏi biên thùy Ấn Độ, đến Hy Lạp, Ai Cập, qua những sa mạc mênh mông, những dãy núi cao vòi vọi, những đồng bằng bát ngát, từ Trung Á đến Trung Quốc, Việt Nam, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật Bản, xuống Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên, Mã Lai, vượt Địa Trung Hải đến Âu châu, vượt Thái Bình Dương đến Úc châu, Mỹ Quốc. vượt Ấn Độ Dương đến Phi châu, vượt Đại Tây Dương đến Trung Mỹ, Nam Mỹ.
24/12/2010(Xem: 7338)
"Vị Trú Trì có một vai trò rất quan trọng, bởi lẽ Chùa và Niệm Phật Đường là nơi quy tụ quần chúng Phật tử, gắn bó với mọi hoạt động của con người xã hội. Sự thịnh suy của ngôi Chùa, của Niệm Phật Đường chính là sự thịnh suy của Đạo Phật tại địa phương ấy và góp phần vào sự thịnh suy chung của Phật Giáo Việt Nam..."
11/12/2010(Xem: 12865)
Trong cuộc sống hiện tại, là một con người, ai không phải suy nghĩ. Người có cuộc sống đơn giản cũng suy nghĩ về ăn uống, sinh hoạt, nghĩ về gia đình...
03/12/2010(Xem: 5820)
Một đệ tử đang ở trong tù viết thư cho Rinpoche khẩn cầu ngài ban những thực hành cho quãng đời còn lại của anh. Rinpoche đã trả lời như sau. Bài do Michelle Bernard biên tập.
27/11/2010(Xem: 2023)
Thay vì tiến hành bằng cách giải thích chỉ ra nguyên nhân tương sinh, tương ẩn như diệt, trong cách khởi đầu kệ tụng mang tính quán sát vạn hữu động trong DUY THỨC của Thế Thân được ngài Huyền Tráng dịch luận - cách giải luận về huyền học của tâm - thì đại sư Pháp Hưng (法興) đặt ngay vấn đề mang tính thế trí về hiện tượng vật lý: căn, trần, thức, là gì?
21/11/2010(Xem: 4896)
Phật Giáo và Tâm Lý Học Hiện Đại do ban biên tập của Bồ Đề Học Xã biên soạn, là một tài liệu giá trị cho những ai muốn tìm hiểu sự khác và giống giữa Phật Pháp và Tâm lý Học Trị Liệu Tây phương.
19/11/2010(Xem: 8591)
Nếu bạn hỏi ta tham dự vào việc lắng nghe, suy niệm và thiền định về giáo lý như thế nào thì câu trả lời là ta cần làm những điều đó không chỉ vì lợi ích của ta, nhưng bởi lợi lạc của tất cả chúng sinh. Như vậy bạn phát triển Bồ Đề tâm ra sao? Trước hết bạn thiền định về lòng từ ái, và sau đó là lòng bi mẫn. Làm thế nào bạn biết là mình có Bồ Đề tâm hay không? Người không phân biệt giữa bạn và thù, người ấy có Bồ Đề tâm. Điều này rất khó khăn đối với người mới bắt đầu, bạn nghĩ thế phải không? Vậy tại sao khó khăn? Từ vô thủy chúng ta đã bám chấp vào ý niệm sai lầm của cái tôi và đã lang thang suốt trong sinh tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]