Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

44. Như Thớt Voi Giữa Trận Tiền

15/03/201410:49(Xem: 35829)
44. Như Thớt Voi Giữa Trận Tiền
mot_cuoc_doi_bia_3


Như Thớt Voi Giữa Trận Tiền






Thấy âm mưu tố cáo của mình bất thành, bà thứ hậu Māgaṇḍiyā tự nghĩ:

“- Đức vua dẫu sủng ái mình nhưng vẫn đang còn trọng vọng chánh hậu. Vậy chưa thể làm hại cả bè lũ chúng được. Việc ta cần làm ngay là hãy tập trung vào ông sa-môn Gotama. Phải đối phó, phải hạ nhục ông ta trước đã!”

Nghĩ thế xong, bà cho gọi một vị quan hậu cung thân tín, tìm gặp những tay đầu sỏ du đãng, côn đồ, trộm cắp trong kinh thành, tung tiền bạc cho chúng để thuê chúng làm duy nhất một việc như sau:

“- Bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, sa-môn Gotama và đệ tử của ông trì bình khất thực, đi và về trên các ngả đường, bọn chúng phải mắng nhiếc, lăng mạ, chưởi rủa bằng bất cứ lời tiếng gì cay độc nhất, xấu xa nhất, thô bỉ nhất, hèn hạ nhất, dơ bẩn nhất... Càng chưởi hay chừng nào, nhục mạ đẹp chừng nào sẽ được tiền thưởng nhiều chừng ấy!”

Thế là ngày hôm kia, khi đức Phật dẫn đầu Tăng chúng chừng trăm vị, có thị giả Nāgita theo hầu từ lâm viên Ghositārāma bộ hành đi đến nhà ông bà triệu phú Ghosaka; vừa quành ngang con lộ dẫn vào thành phố thì một bọn đầu trộm đuôi cướp ở đâu đó ùa ra chưởi rủa, nhiếc mắng...

Đức Phật biết chuyện này nên nói nhỏ vừa đủ cho chư tăngi bên sau nghe:

- Bà thứ hậu Māgaṇḍiyā trả thù đấy! Hôm nay họ sẽ nhiếc về những con thú!

Và quả vậy! Nào là “Những con chó hủi, hãy lủi đi khỏi thành phố!” Nào là “Này, đàn bò lộn giống, hãy cút đi!” Nào là “Này, bọn heo đê tiện! Kinh thành này không phải là cái máng heo cho bọn bây!”... Chúng chưởi nhiều lắm, chúng ví von nhiều lắm! Từ chó, bò, heo rồi sang chuột đồng, bọ hung, lừa, lạc đà, súc sanh, sâu kiến, dòi bọ... hay bất cứ con vật xấu xí nào mà chúng vừa nghĩ ra được! Tuy nhiên, các vị thánh nghe thì mỉm cười trong tâm, còn phàm Tăng, kể cả tôn giả Ānanda thì nghe xốn tai, tức không chịu nổi.

Thế rồi, ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư... hết thú vật, chúng quay sang chưởi mắng ma xó, quỷ đói, dạ-xoa thúi... Hết ma quỷ, dạ-xoa... chúng quay sang phỉ báng người: Bọn bây là kẻ ngu si, quân cướp ngày, phường ăn bám, bọn ăn hại, lũ điên khùng... Hết người chúng nói ra những cái dơ bẩn nhất như hầm phân, đống dòi, cục cứt, máu dơ, đàm dãi, nước tiểu, cầu xí...

Hôm ấy, khi đã về đến tu viện, chúng còn tập họp cả một đám người say rượu dữ dằn, mặt đỏ như mặt trời, lăm lăm đùi gậy, đao kiếm với sát khí đằng đằng, cất tiếng hăm dọa nữa:

- Chúng tao gởi lời tối hậu cho ông Cù Đàm và bè lũ là hãy cút khỏi Kosambī, bằng không sẽ không an toàn tánh mạng, sẽ bỏ xác trên những con đường đấy!

Một vị tỳ-khưu vô lậu, có thắng trí, bạch với đức Phật rằng:

- Có nên sử dụng năng lực để giáo hóa chúng không, bạch đức Tôn Sư?

- Chưa cần thiết đâu, này con trai! Lửa bùng lên ở đâu thì lửa sẽ tự tắt ở đấy!

Đức Ānanda thưa:

- Chúng mạ lỵ, phỉ báng quá đáng, đệ tử không chịu nổi. Hay là chúng ta đi qua nơi khác?

- Đi đâu hở Ānanda?

- Thị trấn nào, thành phố nào cũng được!

- Vậy nếu ở đó cũng bị chưởi rủa, mắng nhiếc nữa thì ta phải làm sao?

- Thì ta lại đi sang vùng khác.

- Nếu vùng khác ấy lại được tái diễn sự việc giống như mấy ngày hôm nay thì ta phải làm sao?

- Thì ta sẽ đi nữa!

Đức Phật mỉm cười, nụ cười dịu dàng và mát mẻ như vầng trăng mùa thu:

- Và nếu cứ đi nữa, đi mãi cho đến hết kiếp quả địa cầu cũng sẽ không có nơi đâu là an toàn, là an ổn, là vừa lòng, là toại ý ta được. Đấy là định luật của pháp, sự thực bất toàn của pháp! Chẳng nên làm thế đâu, Ānanda! Chỗ nào mà ngại pháp, chướng pháp, hại pháp, não pháp phát sanh thì ta sẽ lắng nghe, chịu đựng, rỗng không, tĩnh lặng, từ, nhẫn, xả để làm lắng dịu chúng, xa lìa chúng, đoạn trừ chúng, dập tắt chúng... ngay tại chỗ ấy.

Đức Ānanda tuy hiểu biết sâu xa vấn đề, nhưng không biết tại sao trong tâm ông ta vẫn còn nhăn nhó, chưa yên:

- Vậy biết bao giờ mới chấm dứt, thưa Tôn Sư?

- Loại phiền não này phát sanh từ đâu, do đâu hở Ānanda?

- Thưa, chúng thuộc “khẩu thiệt”, xàm ngôn, loạn ngữ, ác khẩu...

- Ừ, nếu chúng thuộc khẩu, đối với Như Lai, đối với một vị Chánh Đẳng Giác thì không có một năng lực lời tiếng nào của thế gian có thể tồn tại quá bảy ngày. Vậy, sau bảy ngày, chúng sẽ tự diệt, này Ānanda!

Buổi chiều, trong giờ pháp thoại, đức Phật giảng một thời pháp liên hệ đến nội dung kể trên rồi cũng kết luận tương tự:

- Như một thớt voi ra giữa trận tiền, phải hứng chịu hằng trăm ngàn mũi tên, hòn đạn từ bốn phía bắn vào; cũng vậy, là sa-môn khất sĩ như Như Lai và chúng đệ tử của Như Lai, đi giữa cuộc đời cũng phải nhận chịu tất thảy tiếng lời gièm pha, nhiếc mắng, mạ lỵ, phỉ báng, sỉ nhục từ những người không có đức tin, kẻ thiểu trí, ác giới, cuồng si, điên loạn... Vậy phải biết nhẫn nhục, mát mẻ, vắng lặng, rỗng không với tâm từ, với tâm xả! Làm được như thế mới thật xứng đáng là phẩm hạnh của sa-môn ôm bát xin ăn cao thượng đi giữa cuộc đời.

Rồi đức Phật đọc lên một bài kệ:

“- Thớt voi đứng giữa trận tiền

Hứng bao mũi đạn, lằn tên sá gì

Như Lai chịu đựng ác tri

Nhẫn chịu ác giới, ngu si lòng người”(1)

Dường như muốn bổ túc thêm cho tròn đầy ý nghĩa, đức Phật đọc thêm hai bài kệ nữa.

Một, nhấn mạnh đức tính nhẫn nại vô úy và vô thượng của sa-môn:

“- Ngựa, voi đã luyện, đã thành

Con nào thuần nhất để dành vương quân

Cao thượng nhất giữa nhân quần

Chịu đựng phỉ báng, dao đâm tiếng lời!”(2)

Hai, nói lên đức tính quý báu của sa-môn là phải tự thu thúc, tự điều tiết, tự chế ngự lời nói và hành động:

“- Con la tinh thục quý thay

Ngựa kỳ, ngựa ký tung mây, quý là!

Quý sao, voi lớn có ngà

Quý hơn tất cả, chính ta tự điều!”(1)

Rồi đúng như đức Phật tiên tri, đúng bảy ngày thì chuyện nhiếc mắng, phỉ báng kia tự động chấm dứt. Thứ nhất là do bà thứ hậu thấy tốn vàng, tốn bạc quá mức - nhưng “ông Gotama và đệ tử của ông ta” cứ “trơ trơ” như khúc gỗ, xem ra chẳng có tác dụng gì! Bà đành chịu thua, sẽ nghĩ kế khác.



(1)Pháp cú 320: Ahaṃ nāgo’ va saṅgāme cāpāto patitaṃ saraṃ. Ativākyaṃ titikkhissaṃ dussīlo hi bahujjano.

(2)Pháp cú 321: Dantaṃ nayanti samitim dantaṃ rājābhirūhati. Danto seṭṭho mannussesu yo’ tivākaṃ titikkhati.

(1)Pháp cú 322: Varaṃ assatarā dantā ājānīyā ca sindhavā. Kuñjarā ca mahānāgā attadanto tato varaṃ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/05/2011(Xem: 21819)
Phật Và Thánh Chúng The Buddha and His Sacred Disciples Chương 1: Đức Phật—The Buddha Chương 2: Đạo Phật—Buddhism Chương 3: Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo Buddhist Points of view on Human Life and Buddhist Cosmology Chương 4: Chuyển Pháp Luân và Năm Đệ Tử Đầu Tiên Turning The Wheel of Dharma and The First Five Disciples Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils Chương 6: Tam Bảo và Tam Tạng Kinh Điển Triple Jewels and Three Buddhist Canon Baskets Chương 7: Kinh và Những Kinh Quan Trọng—Luật—Luận Sutras and Important Sutras-Rules-Commentaries Chương 8: Đạo và Trung Đạo—Path and Middle Path Chương 9: Vi Diệu Pháp—Abhidharma Chương 10: Tam Thời Pháp—Three Periods of The Buddha’s Teachings Chương 11: Thân Quyến—The Buddha’s Relatives Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—Other Famous Disciples Chương 14: Giáo Đoàn Tăng và Giáo Đoàn Ni—Monk and Nun Orders Chương 15: Tứ Động Tâm—Four Buddhis
18/05/2011(Xem: 6728)
From the 6th to 16th of June 2007, His Holiness the Dalai Lama will visit Australia. This is his fifth trip here to teach the Buddha-Dharma. Everyone here is anxiously waiting for His arrival. His first four visits occurred in 1982, 1992, 1996 and 2002. In 2002, there were approximately 110,000 people (from cities like Geelong, Melbourne, Sydney and Canberra) who came to listen to his preaching, in order to change and develop their spiritual lives. It can be said that His Holiness the Dalai Lama is the greatest Buddhist preacher in the modern age and has written many books on Buddhism, These have attracted many western readers to read about Buddhism.
12/05/2011(Xem: 7010)
Nhiều lý thuyết siêu hình của Phật giáo tỏ ra xa vời, khó hiểu và khó tiếp cận đối với độc giả trung bình chưa được chuẩn bị để tiếp nhận chúng. Đó là vì chúng đòi hỏi một sự thông hiểu sâu sắc và lâu dài các định luật của thế giới tâm linh và tiết nhịp của đời sống tinh thần, chưa nói đến khả năng hãn hữu cần có để duy trì sự suy nghiệm khô khan. Thêm vào đó, các nhà tư tưởng Phật giáo lại tạo nên một số giả định ngầm mà các triết gia Tây phương hiện đại đã minh nhiên bác bỏ. Thứ nhất, chung cho hầu hết mọi người Ấn độ bình thường*, khác với người châu Âu có tính ‘khoa học’, tư tưởng lấy những kinh nghiệm du-già làm nguyên vật liệu cho phản tỉnh triết học.
11/05/2011(Xem: 5366)
Trong cuộc sống thường nhật của con người, ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng trọng yếu. Không có ngôn ngữ con người không thể diễn đạt được bất cứ điều gì, từ những cảm quan thường nghiệm đến những tư duy siêu việt.
25/04/2011(Xem: 12923)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
20/03/2011(Xem: 5092)
Tôi có một người huynh đệ băn khoăn bởi một vấn đề. Đó là một đằng theo lời dạy của Lục Tổ Huệ Năng: “Không nghĩ thiện không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục, v.v.?” tức là không còn so sánh, phê phán, nhị biên, để hoà mình, thâm nhập với chân như. Đằng khác lại phải còn biết phải quấy để hành thiện, cải thiện, tức là còn nhị biên. Như vậy người huynh đệ tự hỏi: chánh kiến là hành thiện, hay không thiện, không ác?Và đi xa hơn một chút, thế nào là định nghĩa đúng của chữ hành thiện (vì có rất nhiều cạm bẫy hiểu lầm: biết bao nhiêu kẻ quá khích lại tưởng mình hành thiện)? Tôi có cảm tưởng rằng câu hỏi đặt ra cũng là câu hỏi chung của nhiều Phật tử, trong đó có tôi. Nỗi băn khoăn, khắc khoải đó hoàn toàn có căn cứ, và không phải là dễ dàng giải đáp.
06/03/2011(Xem: 10998)
Trải qua dòng lịch sử, nhân loại đã thực hiện được nhiều kỳ công vĩ đại, nhưng con người vẫn phải bóp trán suy nghĩ để tìm hiểu ý nghĩa và nguyên nhân của sự đau khổ...
29/01/2011(Xem: 11302)
Cảm xúc, trong tâm lý nhà Phật gọi là Vedana. Theo chữHán, chúng ta có thể dịch Vedana theo nghĩa như chữ “thọ”, có bản dịch là chữ “giác”, tức cảm giác. Còn trong tiếng Việt, Vedana, có ba nghĩa để dùng là cảm thọ, cảm giác và cảm xúc.
17/01/2011(Xem: 6203)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
16/01/2011(Xem: 7231)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]