Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

22. Thăm Phụ Vương Lần Cuối

15/03/201405:34(Xem: 28266)
22. Thăm Phụ Vương Lần Cuối
Mot cuoc doi bia 02

Thăm Phụ Vương Lần Cuối






Vừa đến ngoại ô Kapilavatthu, đức Phật dừng lại một lát trên ngọn đồi thấp, đưa mắt nhìn quanh. Đây là chỗ mà thuở xưa, đức vua Suddhodana thuyết phục cho ngài nghe - lúc ấy mới bảy tuổi - phải biết yêu đất nước gấm vóc, núi sông xinh tươi kỳ vĩ. Và dường như suốt sáu bảy mươi năm làm vua, Người đã làm đúng như vậy. Nhưng bây giờ, Người sắp ra đi thì dường như khí số đất nước cũng từ thịnh mà sang suy như định luật tự nhiên của vạn hóa. Những dãy núi xa xanh xanh thuở xưa kia bây giờ nhiều vùng đã vàng cháy, tiêu điều, ủ rũ! Những bình nguyên trù mật bây giờ nhiều nơi đã hoang hóa, xác xơ. Rõ ràng là do hạn hán đang đổ xuống xứ sở này nên đời sống muôn dân chắc đang chịu đựng sự khó khăn và vất vả. Tuy nhiên, đấy chỉ là nguyên nhân gần; còn nguyên nhân xa – là vì những người lãnh đạo đất nước đã không đủ trí và tâm trong những chương trình cải cách. Cái lực kéo, cái sức trì trệ của bộ máy công quyền - mà ngài đã biết - chỉ có sức của vài ba người thì không thể cứu vãn nổi. Chỉ có cách duy nhất là hãy an trú dòng tộc vào quy giới để họ có chỗ nương tựa cho những đời sau.

Khi đại chúng đến nghỉ ngơi ở đại viên Nigrodhārāma thì đức Phật cùng hai vị đại đệ tử, Ānanda, Nanda và Rāhula đi đến hoàng cung, vào thẳng tẩm cung(1)để thăm đức vua Suddhodana tại giường bệnh - bệnh già thôi - nên Người còn rất tỉnh táo.

Những khuôn mặt rạng rỡ và lời chào hỏi như xoắn xít vào nhau.

- Phụ vương vẫn còn khỏe - Lời đức Phật.

- Con nhớ phụ vương quá – Nandā nói, sụt sùi rơi lệ.

-Vua nội có nhớ cháu không, cháu nhớ thương vua nội lắm - Rồi Rāhula chạy tới, ôm chầm đức vua Suddhodana mà nước mắt chảy ròng rã.

- Ôi! Con cháu của trẫm ở đây đầy đủ cả rồi - Đức vua Suddhodana quàng tay ôm cháu, nói - Trẫm vui mừng và mãn nguyện rồi, bây giờ ra đi sẽ nhẹ nhàng, thanh thản xiết bao!

Đại đức Ānanda đứng cạnh một bên giường, nắm tay nhà vua, sửa lại tấm đắp, mỉm cười hỏi:

- Vua bác ơi! Có chắc là nhẹ nhàng, thanh thản không?

- Chắc! Vua cũng cười đáp.

Hai vị đại đệ tử như đồng lúc, nói:

- Chỉ còn chút xíu dính mắc nữa mà thôi!

Lát sau, lệnh bà Gotamī, công nương Yasodharā tìm đến rồi họ cùng tíu tít bên Rāhula, Nanda. Hai vị đại đệ tử đứng yên tịnh và họ thấy thiên chúng, thiện dạ-xoa rất đông. Đức Phật đến nắm hai tay đức Suddhodana rồi thuyết cho nhà vua nghe một thời pháp – đúng như hai vị đại đệ tử đã thấy - để cắt đứt những vi tế phiền não còn sót lại...

Sau thời pháp, đức Suddhodana đoạn lìa sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, phóng tâm và vô minh - chứng đắc A-la-hán đạo, A-la-hán quả! Thiên chúng và thiện dạ-xoa cũng có rất nhiều vị đi vào dòng thánh, an trú bất động tâm...

Thế là đã làm xong những việc cần phải làm đối với đấng sinh thành, đức Phật quan sát thọ hành, biết là còn đúng bảy ngày nữa nhà vua mới xả bỏ ngũ uẩn, ngài trở về đại viên Nigrodhārāma, chỉ để Rāhula ở lại.

Suốt hai ngày sau đó, buổi sáng nào đức Phật và chừng năm mươi vị trưởng lão cũng đi bát tại hoàng cung, ghé thăm vua cha, độ trai rồi thuyết pháp. Đặc biệt, ngài nhắm đến thành phần con cháu hoàng gia, quý tộc và con cháu đại thần, chiến sĩ, thị nữ, gia nhân... Trong thời gian này, hai vị đại đệ tử phải bận rộn nhiều việc – vì số thanh niên, trung niên thuộc dòng tộc Sākya cùng vài thành phần giai cấp khác xin xuất gia tỳ-khưu mỗi ngày mỗi đông...

Đặc biệt, hôm ấy, đức Phật tiếp chuyện bốn vị dòng dõi hoàng tộc thành Pāvā, nước Mallā đến Kapilavatthu có việc. Đấy là 4 vị Hoàng tử Godhika, Subāhu, Valliya, Uttiya. Trông vị nào sắc tướng cũng trung hậu và đoan chính. Họ kể rằng, mấy năm trước đã may mắn thấy được uy lực siêu phàm, vô song của đức Phật trong ngày ngài hóa độ thân quyến. Còn nữa, họ được nghe những thời pháp chơn chính mà tai họ chưa từng được nghe, chưa bao giờ lại được hoan hỷ như vậy. Còn nữa, họ còn được thấy thần thông diệu kỳ của hai vị đại đệ tử. Còn nữa, họ thấy được tăng tướng mô phạm và giới hạnh thanh tịnh của chư tỳ-khưu tăng trong giáo pháp này. Họ muốn được xuất gia từ dạo đó, nhưng mãi đến hôm nay, công việc gia đình thu xếp mới xong... Thế rồi, sau đó cả bốn vị đều được xuất gia, đức Phật bảo họ nên thu xếp để về Trúc Lâm tịnh xá mà hành đạo.




(1) Tức phòng ngủ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/11/2019(Xem: 27097)
Nam mô ADIĐÀ PHẬT , xin Thầy giải thích thắc mắc của con từ lâu : “ Nam mô Tam Châu Cảm Ứng Di Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát “: 1- Tại sao Tam Châu mà không là Tứ Châu ? 2- Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát có phải là Vị Bồ Tát đứng chung với Ngài Tiêu Diện BT ở bàn thờ trước hall mà khi chúng con mới vào chùa QDT dẫn đến và nói : cô chú khi mới vào chùa đến xá chào 2 Vị BT này ( check in ) trước khi ra về cũng đến xá chào ( check out).Xin Thầy nói về tiểu sử của 2 Vị BT ( 2 security officers) mà Phật đã bổ nhiệm xuống cho mỗi chùa .Xin mang ơn Thầy 🙏
08/11/2019(Xem: 16092)
Thanh Từ Thiền Sư, tuyên ngôn như thế, lời vàng đanh thép, lý tưởng cao siêu, muôn đời bất diệt. Phật Giáo Dân Tộc, đồng hành muôn thuở, tuy hai mà một, bền lòng sắc son, nẻo đạo thanh cao, đường đời rộng mở. Ông Dương Ngọc Dũng, mang danh tiến sĩ, học vị giáo sư, nói năng như khỉ, hành vị đáng khinh, giảng đường đại học, kỳ thị tôn giáo, nói xàm nói láo, xúc phạm Phật giáo, bôi nhọ Tăng Ni.
03/09/2019(Xem: 10423)
Hiện tình quốc tế và đất nước đang diễn biến dồn dập hơn bao giờ hết. Khi chính quyền các quốc gia và định chế quốc tế tỏ ra không đủ khả năng để ứng phó trước nguy cơ chiến tranh có thể bộc phát, thì một chủ đề đạo đức tôn giáo cần được thảo luận: Phật giáo có biện minh nào cho chính nghĩa trong cuộc chiến tương lai không?
07/07/2019(Xem: 6752)
Phật giáo không phải là tôn giáo để các tín đồ đến tham gia hay phát động như một phong trào, mà tự thân con người sau quá trình học hỏi, tư duy, nhận thức cốt lõi lời dạy của đấng Từ phụ, từ đó phát tâm tìm đến, thân cận và quy y Tam Bảo: ‘Hôm nay mong giác ngộ hồi đầu - Tịnh tâm ý quy y Tam Bảo’. Với lòng tịnh tín bất động, con người đầu thành vâng giữ mạng mạch giáo pháp, dốc lòng phụng hành đạo lý mình chọn, con người nhờ vậy được chân lý, chánh pháp che chở, thành tựu ‘Phép Phật nhiệm màu – Để mau ra khỏi luân hồi’.
27/05/2019(Xem: 5937)
Tác giả William Edelglass là tân giám đốc về nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Học Barre và là giáo sư triết học và môi trường tại Trường Cao Đẳng Marlboro College tại tiểu bang Vermont. Công việc của ông đã đưa ông tới Dharamsala, Ấn Độ, nơi ông dạy cả triết học Tây Phương cho chư tăng Tây Tạng tại Học Viện Institute of Buddhist Dialectics và triết lý Phật Giáo cho các sinh viên đại học Mỹ về chương trình nghiên cứu Tây Tạng. Bài này trích dịch từ Quý San năm 2019 có chủ đề “Buddhadharma: The Practitioner’s Quarterly,” đăng ngày 14 tháng 5 năm 2019 trên trang mạng Lion’s Roar.
10/05/2019(Xem: 15380)
Các nước phương Tây đang sống trong một thời đại bất thường: Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp, kinh tế khủng hoảng, nợ công cao ngất, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng nổi giận giúp đưa cho ông Trump vào Tòa Bạch Ốc và đẩy Vương Quốc Anh thống nhất ra khỏi Liên Âu. Đâu là nguyên nhân cho nền kinh tế thị trường không còn vận hành hoàn hảo và giải pháp cho hệ thống dân chủ tự do đang lâm nguy? Phần một lý giải cho vấn đề này theo quan điểm của Francis Fukuyama trong tác phẩm Identity: khủng hoảng về bản sắc của các nhóm sắc tộc là nguyên nhân, đấu tranh để công nhận nhân phẩm là
16/02/2019(Xem: 7070)
Những câu văn không chuẩn văn phạm vì thiếu những chủ từ [subjects] trong những bài triết luận về Phật Giáo mà tôi đã, đang, và sẽ viết không phải là tôi cố ý lập dị như những triết gia danh tiếng trên thế giới khi họ hành văn chương và viết về triết học nhưng mà tôi không có thể làm cách nào khác hơn khi viết về ý vô ngã [không Tôi] để không bị mâu thuẫn với ý phá ngã.
01/02/2019(Xem: 8823)
Những câu văn không chuẩn văn phạm vì thiếu những chủ từ [subjects] trong những bài triết luận về Phật Giáo mà tôi đã, đang, và sẽ viết không phải là tôi cố ý lập dị như những triết gia danh tiếng trên thế giới khi họ hành văn (chương) và viết về triết học nhưng mà tôi không có thể làm cách nào khác hơn khi viết về ý vô ngã [không Tôi] để không bị mâu thuẫn với ý phá ngã.
04/01/2019(Xem: 111832)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
26/11/2018(Xem: 12900)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]