Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đúng & sai giữa hai cuộc tranh luận

07/07/201309:04(Xem: 1128)
Đúng & sai giữa hai cuộc tranh luận

ĐÚNG VÀ SAI

GIỮA HAI CUỘC TRANH LUẬN

Vấn đề sinh con, theo Mai Khôi là vô minh; nhưng TT Thanh Huân cho biết - hiểu như thế là cực đoan:

... Chuyện hiện nay có những người trong giới trẻ cho rằng có con, sinh con là sự vô minh của loài người điều này theo tôi là không nên, đó là cách suy nghĩ cực đoan, không đúng đắn.

Quan niệm của phật giáo thì được sinh làm người là khó, phải có nhiều phúc lành mới được sinh làm người. Thực hiện nếp sống đạo đức, không sát sinh hại vật, không trộm cắp, ăn gian nói dối, sát sinh hại vật, không tà dâm… phải chăm làm việc phúc thiện, sống cuộc đời trong sáng hiền thiện mới được làm người.

Nếu đưa ra nhận định một con người được sinh ra là vô minh thì tôi hoàn toàn không đồng ý. Con người là chân quý, con người có thể thăng hoa và tỏa sáng hơn bất kỳ một sinh mệnh nào, từ địa vị làm người có thể trở thành vĩ nhân, những người đem lại hạnh phúc an bình cho muôn loài.

Còn quan điểm có con là vô minh, đó chỉ là những nhận định cực đoan, không phát huy được giá trị sống của con người, chúng ta phải trân trọng giá trị sống của mình, con người nếu tìm được giá trị sống thì dù có lầm lỗi phải ngồi tù, họ vẫn có thể chuyển hóa thành người tốt; những người khuyết tật, họ vẫn có thể cống hiến cho xã hội.

Chúng ta phải chân quý sự sống của mình, của đồng loại và của muôn loài khác nữa, như sự sống thiên nhiên môi trường, cho đến những con côn trùng nhỏ bé....

Đoạn trên của TT Thanh Huân đang giải thích vấn đề là giá trị cao quý của con người, nếu không lầm thì ngài đã đi lệch vị trí giữa vấn đề sinh con và giá trị của một sinh vật đã được làm thân người; vì thế, những đoạn tiếp theo, ngài thường đề cập đến một con người tốt hay xấu tùy thuộc môi trường xã hội, giáo dục...ra ngoài chủ đề "muốn có con là vô minh" của Mai Khôi.Ta không nói đến điều cao quý làm thân người, tốt hay xấu khi có thân người..., chỉ xoay quanh vấn đề muốn sinh con là một vô minh của Mai Khôi mà thôi.

Nếu đưa ra nhận định một con người được sinh ra là vô minh thì tôi hoàn toàn không đồng ý...

TT Thanh Huân lại lầm lẫn giữa vấn đề: "con người được sinh ra là vô minh" và "người muốn sanh con là vô minh" mà Mai Khôi muốn nói. Do vậy quan điểm giữa Mai Khôi và TT Thanh Huân như hai con đường song song không có một điểm chung.Những luận cứ của TT rất đúng với truyền thống nhân loại, thậm chí đạo đức xã hội của Khổng giáo quan niệm; ai không con là vô phúc, nhiều con là đại phúc - người có phúc tài lộc thì giàu, người có phúc về đường thê thằng tử phược thì đông con. Ngay cả người chỉ có một con cũng bị xem là - "cây độc một trái - gái độc một con".

Sanh con có nhiều nguyên nhân: một là do truyền thống nối dõi tông đường, hai là do tình dục mà không coi trọng hậu quả, ba là kết quả tất yếu giữa hai tâm hồn hòa hợp bởi tình yêu chân chính, bốn là do cưỡng bức...Tóm lại, sanh con của con người cũng như các loài động vật khác là kết quả tất yếu của tập khí mà tạm gọi là vô thưởng vô phạt nếu không có tác ý xen vào.

Riêng ca sĩ Mai Khôi:Sinh con là điều tự nhiên và cũng là một trong vô số hành động vô minh của con người. Bản chất của con người là vô minh và ích kỷ, ai cũng biết điều này nhưng họ không nhận.... tại sao? Tại vì họ vô minh.

Suy nghĩ của tôi chính xác theo từng câu chữ là "ý muốn sinh con là một ý muốn ích kỷ và vô minh". Điều đó không có gì là cực đoan cả, nếu hiểu rõ tiếng Việt, và cố gắng đừng lừa mị bản thân và nhân loại.

Ích là ích lợi, kỷ là bản thân, ích kỷ là lợi ích bản thân, nó không có gì xấu cả. Ai cũng ích kỷ mà! Khi muốn sinh con, người ta muốn thoã mãn ý thích của cảm giác làm bố làm mẹ, để tình yêu của họ đơm hoa kết trái.

Họ cũng mong muốn con cái của họ lớn lên sẽ thành người có ích cho xã hội (nhưng chưa chắc) để họ được hãnh diện, họ muốn được chắm sóc đứa con thì cũng là vì ý muốn của họ, đó là niềm vui của họ.

Nhưng sự ích kỷ ở đây là họ chưa hỏi được đứa bé có muốn ra đời không mà họ đã sinh, như vậy là ích kỷ, họ có dám chắc con họ khi trưởng thành có trở thành gánh nặng của xã hội không mà họ sinh?

Như vậy là ích kỷ, chưa kể con người khi sinh con xong thì đa số nghĩ rằng đứa con đó của mình, nó sẽ chăm sóc mình lúc già lúc bệnh, nó sẽ phải làm theo ý mình cho tới lúc chết, nếu con cái không làm theo bố mẹ thì đa số các bố mẹ sẽ gào lên rằng " Trời ơi! Sao tao sinh mày ra mà mày không nghe lời tao??". Đó là ích kỷ.

Mai Khôi có lý của Mai Khôi, với nhà Phật, có vô minhnên có luân hồi sanh tử, làm thân người hay thân súc sinh, ngay cả chư Thiên cũng đều là hậu quả của nghiệp lực, mà nghiệp lực là vô mình của tác ý, cho dù nghiệp thiện hay nghiệp ác. Những điều TT Thanh Huân dẫn chứng do có phước giữ giới mới làm thân người, giữ ngũ giới hay thập thiện cũng là thiện nghiệp, mà thiện hay ác nghiệp cũng làm chướng ngại của giải thoát - đó đều là vô minh. Mai Khôi muốn nói đến tinh thần rốt ráo đó, nhưng chị dẫn chứng những nhu cầu ích kỷ của đời thường để kết luận muốn sanh con là vô minh.

Cổ nhân bảo: "con là nợ, chồng vợ là oan gia, cửa nhà là nghiệp báo". Con là nợ nghĩa là mình mắc nợ nó hoặc nó mắc nợ mình, vì vậy có những gia cảnh khốn đốn vì con, cũng có những mái ấm hạnh phúc khi có con hiếu thảo. Do oan gia trái chủ nhiều đời chiêu cảm nhau mà thành quyến thuộc của nhau; chính vì quan điểm nầy, các vị xuất gia không muốn tiếp tục ái nhiễm thê thằng tử phược nên phải "ly dục ly ác pháp". Cái nhân vô minh không có thì quả vô minh không sanh.

Tóm lại, Mai Khôi muốn nói đến sự ham muôn, dù là ham muốn sanh con cũng đều là vô minh.

TT Thanh Huân đứng trên quan điểm xã hội phê phán Mai Khôi không sai mà Mai Khôi nói đếm tâm lý giải thoát để phát biểu cũng không phải không đúng. Tùy góc độ mỗi người nhìn mà đúng hay sai mà thôi. Đó là hai con đường của A và B song song với nhau.

MINH MẪN

06/7/2013

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/01/2013(Xem: 1113)
Giáo dục Phật giáo không dính dáng gì đến đức tin, cầu nguyện hay nghi lễ mang ý nghĩa tôn giáo. Nó cũng không phải là một hệ thống triết thuyết mang tính giáo điều, răn đe, mà là một con đường dẫn đến nếp sống an lạc, hạnh phúc, hoàn toàn giải thoát nhờ vào sự hoàn thiện đạo đức, tri thức và tâm linh.
16/11/2012(Xem: 5236)
Sau khi Thế Tôn nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống cung kính tùy thuận bậc Ðạo Sư; sống cung kính tùy thuận pháp; sống cung kính tùy thuận chúng Tăng; sống cung kính tùy thuận học pháp; sống cung kính tùy thuận không phóng dật; sống cung kính tùy thuận tiếp đón. Ðây là nhân, đây là duyên, sau khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp được tồn tại lâu dài
01/11/2012(Xem: 7531)
Nhằm để thực hành Đạo Phật, chúng ta trước nhất phải biết về tâm. Ngay cả nếu ta là một người không tín ngưỡng, ta có thể thử để cải thiện hay rèn luyện tâm, được cung cấp ta có kiến thức về nó. Bất cứ một con người bình thường nào, cho vấn đề ấy, có thể thực tập rèn luyện tâm và điều này cuối cùng sẽ chứng tỏ là rất hữu dụng.
03/10/2012(Xem: 5924)
Kết quả của bất cứ hành động nào đều tùy thuộc vào động cơ của đương sự. Cùng một hành động có thể đưa đến kết quả khác nhau, tùy theo đương sự có phiền não hay cảm xúc tích cực trong tâm. Thậm chí khi có cùng một cảm xúc chung chung, thí dụ như lòng bi mẫn thúc đẩy một hành động, các yếu tố tình cảm và tinh thần hỗ trợ cảm xúc ấy cũng tác động lên kết quả.
20/09/2012(Xem: 6312)
Chúng ta đang sống ở một thời đại đặc biệt. Phật pháp bây giờ đã được khắp thế giới biết đến. Phật pháp được thực hành ở những vùng đất mới, trong dân chúng với những truyền thống và mối quan tâm khác nhau. Phật pháp đang đóng góp vào một nền văn hóa mới toàn cầu. Điều này thật thú vị và phấn khích. Và là những Phật tử chúng ta có thể hân hoan khi thấy rằng năng lực chữa trị của lời dạy Đức Phật đang được người ta lắng nghe khắp nơi. Nhưng có một mặt khác của việc phát triển này. Việc truyền bá Phật pháp đến một nền văn hóa mới, đặc biệt khi nền văn hóa đó đang gia tăng ưu thế toàn cầu, tạo ra cho Phật giáo những nguy cơ. Tôi xin nói rõ nguy cơ này. Thế giới hiện đại đã phát triển mà không có sự hiểu biết về Pháp (Dharma). Những thực hành, giá trị và quan điểm hiện đại được đặt cơ sở nơi những khái niệm, sự nhận thức và niềm tin mà chúng thường trái ngược với lời dạy của Đức Phật. Đây là nơi nguy cơ tiềm tàng. Nếu những người phương Tây thích ứng với Phật giáo quá nhanh chóng, nhìn
25/08/2012(Xem: 3721)
Nhiều khổ đau của con người xuất phát từ những cảm xúc phiền não, như thù hận sinh khởi bạo động và hay tham dục tạo ra mê đắm. Một trong những trách nhiệm căn bản nhất của chúng ta khi quan tâm đến con người là để làm vơi bớt những cái giá phải trả của loài người về những cảm xúc vượt ngoài vòng kiểm soát. Tôi cảm thấy rằng cả Phật học và khoa học đều có nhiều đóng góp.
25/08/2012(Xem: 9283)
Đây là bài nói chuyện của Tỳ Kheo Bodhi trong chương trình Google Techtalks vào ngày 3 /11/2010. Trong phần mở đầu, Tỳ Kheo Bodhi nói rằng Ngài biết anh bạn Quản lý chương trình Techtalks là người thích hài hước, nên Ngài phải chọn một nhan đề mang tính hài hước cho bài nói chuyện này là:“ Cần Có Hai Người Để Nhảy Điệu Tango ”,( vì Ngài e ngại bài nói chuyện của Ngài sẽ tẻ nhạt đối với thính giả). Nhưng nếu nói một cách nghiêm túc, thì đề tài của buổi nói chuyện này sẽ là: “Tương Lai Nhân Loại và Tương Lai Phật Giáo ”.
02/08/2012(Xem: 16949)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
24/07/2012(Xem: 11966)
Trong khi Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi điểm qua nhiều chủ đề trong tiến trình thảo luận của chúng tôi, vẫn còn một vấn đề đơn độc được đan kết lại suốt tất cả những thảo luận của chúng tôi, câu hỏi của việc làm thế nào tìm thấy hạnh phúc trong thế giới phiền não của chúng ta. Vì vậy, trong việc nhìn vào những nhân tố đa dạng ngầm phá hạnh phúc nhân loại suốt chiều dài của lịch sử, những nhân tố đã tạo nên khổ đau và khốn cùng trong một mức độ rộng lớn, không nghi ngờ gì nữa, chính là bạo động ở trong những nhân tố chủ yếu.
15/06/2012(Xem: 6400)
Trong kinh điển Phật giáo , có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một sồ câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc hoặc thiếu thực tế . Đức Phật thấy rõ , những người đặt các câu hỏi như thế thì hoặc chính bản thân họ không hiểu , hoặc họ chỉ nhằm khoe khoang kiến thức qua những tưởng tượng hay ức đoán ; và nếu có trả lời thì tính hạn chế của ngôn ngữ cũng khiến mọi giải thích không thể diễn tả rốt ráo mọi điều thấy biết của Đức Phật . Vì thế mà Đức Phật chỉ im lặng .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]