Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Bố Thí Ba-la-mật

31/07/201201:54(Xem: 10510)
11. Bố Thí Ba-la-mật

TÌM HIỂU PHƯỚC BỐ THÍ

Soạn giả: Tỳ khưu Hộ Pháp

 

BỐ THÍ BA-LA-MẬT

Bố thí là một hành động đem của cải tiền bạc, sự hiểu biết của mình... ban bố cho người khác, chúng sinh khác, với tâm tế độ để tạo phước thiện cho mình, để hưởng được quả báu tốt lành theo ý nguyện của mình.

Những thí chủ bố thí cầu mong được giàu sang phú quý, trở thành phú hộ, vua chúa, hoàng hậu ... hoặc cầu mong được tái sanh lên cõi trời dục giới, trở thành vua trời, hoàng hậu của vua trời, v.v...

Như vậy, sự bố thí ấy chỉ là phước thiện bố thíbình thường (không đặc biệt)cho quả báu an lạc trong cõi người, cõi trời dục giới mà thôi, vẫn còn phải chịu cảnh khổ tử sanh luân hồi trong tam giới, vẫn chưa giải thoát khổ được.

Bố thí để trở thành bố thí ba la mật,người thí chủ cần phải có 2 điều kiện:

Sự bố thí ấy không làm nơi nương nhờ của tham ái(taṇhā),ngã mạn(māna)tà kiến(diṭṭhi).

Sự bố thí ấy với tâm từ, tâm bi tế độ và có nguyện vọng mong đạt đến mục đích cứu cánh Niết Bàn,diệt khổ tái sanh,để giải thoát mọi cảnh khổ tử sanh luân hồi trong tam giới.

Với mục đích cứu cánh Niết Bàn ấy, một số vị có nguyện vọng trở thành Đức Phật Toàn Giác, để tế độ chúng sinh cùng chứng ngộ Niết Bàn. Một số vị có nguyện vọng trở thành Đức Phật Độc Giác, hoặc bậc Thánh Thanh Văn Giác....

Để trở thành Đức Phật Toàn Giác, hoặc Đức Phật Độc Giác, hoặc Thánh Thanh Văn Giác bậc nào, trước tiên đều cần phải tạo 10 pháp hạnh ba la mật làm nền tảng để chứng đạt đến sở nguyện của mình.

10 pháp hạng ba la mật là:

1- Bố thí ba la mật (dāna pāramī).
2- Giữ giới ba la mật (sīla pāramī).
3- Xuất gia ba la mật (nekkhamma pāramī).
4- Trí tuệ ba la mật (paññā pāramī).
5- Tinh tấn ba la mật (vīriya pāramī).
6- Nhẫn nại ba la mật (khanti pāramī).
7- Chân thật ba la mật (sacca pāramī).
8- Chí nguyện ba la mật (adhiṭṭhāna pāramī).
9- Tâm từ ba la mật (mettā pāramī).
10- Tâm xả ba la mật (upekkhā pāramī).

Trong khi đang tạo, đang bồi bổ hạnh ba la mật để cho đầy đủ, đều gọi là Đức Bồ Tát (Bodhisatta).

Đối với Đức Bồ Tát Toàn Giác (Sammā Sambodhisatta),ví như những tiền kiếp của Đức Phật Gotama của chúng ta, còn là Đức Bồ Tát có trí tuệ ưu việthơn đức tintinh tấn.Ngài phát nguyện mong trở thành Đức Phật Toàn Giác trong tâm suốt 7 a tăng kỳ và phát nguyện ra bằng lời nói để cho mọi chúng sinh nghe biết suốt 9 a tăng kỳ. Trong hai thời kỳ này, Đức Bồ Tát vẫn còn là Đức Bồ Tát bất định (aniyatabodhisatta).

Đến thời kỳ được Đức Phật thọ ký, Ngài là Đức Bồ Tát Sumedha đến hầu Đức Phật Dīpankara tạo duyên lành, Đức Phật Dīpankara dùng Phật nhãn thấy rõ, biết rõ Ngài có nguyện vọng trở thành Đức Phật Toàn Giác, nên Ngài thọ ký rằng:

"Vị đạo sĩ Sumedha này trong thời vị lai, còn 4 a tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp nữa sẽ trở thành Đức Phật Toàn Giác có danh hiệu Đức Phật Gotama".

Sau khi được thọ ký, Ngài trở thành Đức Bồ Tát cố định (niyatabodhisatta)tiếp tục bồi bổ 10 hạnh ba la mật bậc thường, 10 hành ba la mật bậc trung và 10 hạnh ba la mật bậc thượng, cho đầy đủ 30 hạnh ba la mật để trở thành Đức Phật Toàn Giác.

Như vậy, để trở thành Đức Phật Toàn Giác, Đức Bồ Tát Toàn Giác cần phải tạo 30 hạnh ba la mật từ khi phát nguyện trong tâm suốt 7 a tăng kỳ, phát nguyện ra bằng lời nói suốt 9 a tăng kỳ và thời gian sau khi Đức Bồ Tát đã được Đức Phật thọ ký rồi, còn phải cố gắng tinh tấn bồi bổ thêm 30 pháp hạnh ba la mật suốt 4 a tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất nữa. Đó là thời gian đối với Đức Bồ Tát có trí tuệ ưu việthơn đức tin và tinh tấn.

Còn đối với Đức Bồ Tát có đức tin ưu việthơn trí tuệ và tinh tấn, thì thời gian gấp đôi Đức Bồ Tát có trí tuệ ưu việt. Nghĩa là Đức Bồ Tát có đức tin ưu việtcần phải tạo 30 hạnh ba la mật phát nguyện trong tâm suốt 14 a tăng kỳ; phát nguyện ra bằng lời nói suốt 18 a tăng kỳ và sau khi đã được Đức Phật thọ ký rồi cần phải bồi bổ thêm 30 hạnh ba la mật suốt 8 a tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất, để trở thành Đức Phật Toàn Giác.

Đối với Đức Bồ Tát có tinh tấn ưu việthơn trí tuệ và đức tin, thì thời gian gấp đôi Đức Bồ Tát có đức tin ưu việt. Nghĩa là Đức Bồ Tát có tinh tấn ưu việtcần phải tạo 30 hạnh ba la mật phát nguyện trong tâm 28 a tăng kỳ; phát nguyện ra bằng lời nói suốt 36 a tăng kỳ và sau khi đã được Đức Phật thọ ký rồi, cần phải bồi bổ thêm 30 hạnh ba la mật suốt 16 a tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất, để trở thành Đức Phật Toàn Giác.

Đối với Đức Bồ Tát Độc Giác(Pacceka Bodhi-satta)có trí tuệ ưu việt hơn đức tin và tinh tấn, cần phải tạo 20 hạnh ba la mật (10 pháp hạnh ba la mật bậc thường, 10 pháp hành ba la mật bậc trung) suốt 2 a tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất, để trở thành Đức Phật Độc Giác.

Đối với Đức Bồ Tát tối thượng Thanh Văn(Aggasāvakabodhisatta)có trí tuệ ưu việt, cần phải tạo 10 hạnh ba la mật suốt 1 a tăng kỳ và 100 ngàn đại kieáp trái đất, để trở thành bậc Thánh tối thượng Thanh Văn.

Đối với Đức Bồ Tát đại Thanh Văn(Mahā-sāvakabodhisatta)có trí tuệ ưu việt, cần phải tạo 10 hạnh ba la mật suốt 100 ngàn đại kiếp trái đất, để trở thành bậc Thánh đại Thanh Văn.

Đối với Đức Bồ Tát Thanh Văn hạng thường(Pakaṭisāvakabodhasatta)có trí tuệ ưu việt, cần phải tạo 10 hạnh ba la mật dưới 100 ngàn đại kiếp trái đất, để trở thành bậc Thánh nhân hạng thường, v.v....

Trong 10 pháp hành ba la mật, bố thí ba la mật làm nền tảng hỗ trợ cho các pháp hạnh ba la mật khác. Các pháp hạnh khác được phát triển tốt đều nương nhờ vào bố thí ba la mật.

1- Bố thí ba la mật hỗ trợ cho bố thí ba la mật như thế nào?

Có số người đã từng tạo pháp hạnh bố thí ba la mật trong những tiền kiếp, kiếp hiện tại được tái sanh trong gia đình giàu sang phú quý, có nhiều của cải, trong dòng dõi cao quý, được phần đông, nhiều người kính trọng.

Số người ấy vốn có bản tánh hoan hỉ trong hạnh bố thí ba la mật từ tiền kiếp, nay kiếp hiện tại này, bản tính hoan hỉ trong hạnh bố thí ba la mật ấy không mất đi, mà lại càng tăng trưởng.

Ví dụ:

Tích Đức Bồ Tát Vessantara tiền thân Đức Phật Gotama của chúng ta, khi Ngài đầu thai vào lòng chánh cung hoàng hậu Phussatī (hoàng hậu của đức vua Sivi trị vì xứ Sivi); đúng 10 tháng Ngài mới sanh ra đời, vừa mới mở mắt Ngài đưa bàn tay và nói câu đầu tiên với Hoàng hậu rằng:

"Amma! Dānaṃ dassāmi, atthi kiñci te dhanaṃ".

"Mẫu hậu ơi! Của cải mẹ có những gì, cho con, con sẽ bố thí".

Trong vòng tử sanh luân hồi của mỗi chúng sinh, phần thân(sắc uẩn) thì thay đổi mỗi kiếp, song phần tâm(4 danh uẩn: thọ, tưởng, hành, thức) thì vẫn còn nguyện vẹn bản tánh cũ; tiền kiếp đã hoan hỉ trong hạnh bố thí, thì kiếp hiện tại cũng hoan hỉ trong việc bố thí ba la mật hơn nữa.

Cho nên, bố thí ba la mật hỗ trợ cho hạnh bố thí ba la mật là như vậy.

2- Bố thí ba la mật hỗ trợ cho giữ giới ba la mật như thế nào?

Giữ giới là giữ cho thânkhẩukhông phạm giới. Phạm giới hoặc không phạm giới do tác ý(cetanā)là chính.

Tác ý bất thiện tâm tạo ác nghiệp do thân và khẩu gọi là phạm giới.

Tác ý thiện tâm tránh xa mọi hành ác do thân: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm; và tránh xa mọi lời nói ác do khẩu: không nói dối, không nói lời chia rẽ, không nói lời thô tục, không nói lời vô ích, gọi là giữ giới.

Tác ý thiện tâm tránh xa cách sống tà mạng do thân và khẩu hành ác; sống theo chánh mạng.

Như vậy, đối với người đã từng tạo hạnh bố thí ba la mật trong những kiếp quá khứ, kiếp hiện tại được giàu sang phú quý có nhiều của cải, đời sống đầy đủ sung túc, có điều kiện sống theo chánh mạng, hành theo chánh nghiệp và có chánh ngữ. Nhờ vậy, việc giữ giới ba la mật được thuận lợi hơn những người nghèo khổ, thiếu thốn, làm việc không đủ sống, bởi vì ít phước bố thí. Những người nghèo khổ cũng có thể giữ giới ba la mật được, nhưng không được thuận lợi như người giàu có.

Cho nên, bố thí ba la mật hỗ trợ cho hạnh giữ giới ba la mật được thành tựu dễ dàng.

Ví dụ:

Tích Long vương Saṅkhapāla (tiền thân của Đức Phật Gotama) có nhiều oai lực, có thần thông, chán nản cảnh hưởng sự an lạc cõi Long cung, có nguyện vọng giữ bát giới trong những ngày giới hàng tháng, nên Long Vương xuất hiện lên cõi người để nguyện thọ trì bát giới cho được trong sạch và đầy đủ.

Long Vương phát nguyện 4 điều rằng:

Người nào cần đến da, thì lấy da.
Người nào cần đến thịt, thì lấy thịt.
Người nào cần đến gân, thì lấy gân.
Người nào cần đến xương, thì lấy xương.

Dầu phải hy sinh sanh mạng, ta quyết tâm giữ bát giới cho được trong sạch và đầy đủ.

3- Bố thí ba la mật hỗ trợ cho xuất gia ba la mật như thế nào?

Có số người đã từng tạo bố thí ba la mật trong nhiều kiếp trong quá khứ, kiếp hiện tại được tái sanh trong gia đình giàu sang phú quý, có nhiều của cải, cuộc sống đầy đủ sung túc, đến khi lớn lên trở thành người chủ tài sản của ông bà, cha mẹ để lại. Họ tự suy nghĩ rằng: "Những của cải, tài sản này từ tổ tiên, ông bà tích lũy truyền lại cho cha mẹ, nay cha mẹ truyền lại cho ta. Những người thân yêu chết chẳng ai đem theo được một món của cải nào; về phần ta, đến khi chết cũng như vậy thôi, chẳng có sự lợi ích, an lạc nào đáng kể. Điều tốt hơn, ta nên từ bỏ mọi thứ của cải này, đi xuất gia hành phạm hạnh cao thượng".

Hoặc đối với số người trong cuộc sống đầy đủ, sung túc đi tìm đến những bậc Thiện trí, Bậc xuất gia lắng nghe chánh pháp, nhận thức được rằng: "đời sống người tại gia có nhiều phiền muộn, phát sanh nhiều phiền não khổ tâm. Tốt hơn, ta nên từ bỏ nhà, bỏ tất cả mọi thứ của cải đi xuất gia hành phạm hạnh cao thượng của bậc Thiện trí, mong giải thoát khỏi tử sanh luân hồi...".

Như vậy là nhờ bố thí ba la mật hỗ trợ cho hạnh xuất gia ba la mật.

Ví dụ:

Tích đức vua Cūḷasutasoma (Đức Bồ Tát tiền thân của Đức Phật Gotama của chúng ta). Một hôm Đức Vua truyền bảo người thợ hớt tóc rằng:

- Khi nào nhà ngươi nhìn thấy trên đầu của Trẫm có sợi tóc bạc, thì nhà ngươi báo cho Trẫm biết ngay.

Một thời gian sau, người thợ hớt tóc nhìn thấy trên đầu Đức Vua có sợi tóc bạc, liền tâu:

- Tâu Hoàng Thượng, hạ thần nhìn thấy trên đầu Hoàng Thượng có sợi tóc bạc.

Đức vua truyền lệnh nhổ sợi tóc bạc trình lên, Đức Vua cầm sợi tóc bạc mà suy tư rằng: "sự già đã chế ngự thân ta rồi!".

Sáng hôm sau lâm triều, Đức Vua cầm sợi tóc bạc ấy phán các quan văn võ, vương gia, giai cấp Bà la môn rằng:

- Đây là sợi tóc bạc mọc trên đầu Trẫm, Trẫm đến tuổi già rồi, Trẫm truyền cho các ngươi rõ, bây giờ Trẫm đi xuất gia hành phạm hạnh.

Mặc dầu Thái Thượng Hoàng, Hoàng Thái Hậu, các quan trong triều, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa... khẩn cầu, năn nỉ Đức Vua đừng đi xuất gia trở thành đạo sĩ, nhưng Đức Vua quyết chí đi xuất gia hành phạm hạnh.

Đức vua truyền dạy, tuổi thọ con người ngắn ngủi, dù ở lại sống không bao lâu nữa cũng phải chết, từ biệt mọi người, Đức Vua khuyên dạy mọi người nên cố gắng tạo mọi thiện pháp, chớ nên dễ duôi, quên mình tạo ác pháp sau khi chết, sẽ bị sa vào trong cõi ác giới: địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sanh chịu khổ lâu dài do ác nghiệp của mình đã tạo.

Đức vua Bồ Tát từ bỏ ngai vàng, cung điện đi vào rừng Himavana xuất gia trở thành đạo sĩ.

4- Bố thí ba la mật hỗ trợ cho trí tuệ ba la mật như thế nào?

Có số người đã từng tạo bố thí ba la mật trong nhiều kiếp trong quá khứ, kiếp hiện tại được tái sanh trong gia đình giàu sang phú quý, có nhiều của cải, cuộc sống đầy đủ sung túc. Họ có điều kiện thuận lợi theo học pháp học, để phát sanh trí tuệ hiểu biết do học; và theo hành pháp hành, nhất là pháp hành thiền tuệ, để phát sanh trí tuệ thiền tuệ trong tam giới, thấy rõ, biết rõ sự sanh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp; thấy rõ, biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp; và trí tuệ thiền tuệ siêu tam giới đó là 4 Thánh Đạo Tuệ và 4 Thánh Quả Tuệ, chứng ngộ Niết Bàn. Trí tuệ này là pháp hạnh trí tuệ ba la mật.

Như vậy, pháp hạnh bố thí ba la mật hỗ trợ cho pháp hạnh trí tuệ ba la mật.

Ví dụ:

Tích Đức Bồ Tát Vidhūra, Đức Bồ Tát Maho-satha, Đức Bồ Tát Senaka... (tiền thân Đức Phật Gotama của chúng ta), sanh trong gia đình giàu sang, quyền quý, được học hành có trí tuệ hơn người.

Còn số người nghèo khổ, cuộc sống thiếu thốn, cơ hội học theo pháp học và hành theo pháp hành để phát sanh trí tuệ không dễ dàng. Trong đời, có những đứa trẻ rất thông minh, song sanh trưởng trong gia đình nghèo khổ, nên không có cơ hội thuận lợi đi học như những đứa trẻ con nhà giàu có.

Vì vậy, pháp hành trí tuệ ba la mật được thuận lợi cần nương nhờ hạnh bố thí ba la mật.

5- Bố thí ba la mật hỗ trợ cho tinh tấn ba la mật như thế nào?

Tinh tấn là tâm sở, khi đồng sanh với ác tâm thì tạo ác nghiệp do thân, khẩu ý; khi đồng sanh với thiện tâm thì tạo thiện nghiệp do thân, khẩu, ý.

Tinh tấn ba la mật đó là chánh tinh tấn (sammā-vāyāma), gồm 4 điều:

Tinh tấn diệt ác pháp đã sanh.
Tinh tấn ngăn không cho ác pháp phát sanh.
Tinh tấn làm cho thiện pháp phát sanh.
Tinh tấn làm tăng trưởng thiện pháp đã phát sanh.

Tinh tấn tiến hành thiền định để chứng đắc các bậc thiền và tinh tấn tiến hành thiền tuệ để chứng đắc 4 Thánh Đạo Tuệ, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não tham ái, đó là tinh tấn ba la mật.

Có số người đã từng tạo bố thí ba la mật, kiếp hiện tại có nhiều của cải, cuộc sống đầy đủ sung túc, hỗ trợ cho hạnh tinh tấn ba la mật được thành tựu dễ dàng hơn người nghèo khổ, đời sống thiếu thốn, cần phải tinh tấn trong công việc làm ăn để nuôi mạng.

Tinh tấn ba la mật như Đức Bồ Tát thái tử Janaka, tinh tấn bơi lội trong biển đại dương suốt 7 ngày đêm không ngừng nghỉ, làm động tâm chư thiên đến cứu thoát chết....

Tinh tấn ba la mật được thành tựu cần nương nhờ bố thí ba la mật làm nền tảng.

6- Bố thí ba la mật hỗ trợ nhẫn nại ba la mật như thế nào?

Pháp nhẫn nại là pháp chịu đựng mọi cảnh trái ý nghịch lòng một cách tự nhiên, không hề phát sanh tâm không hài lòng. Pháp nhẫn nại đó chính là vô sântâm sở (adosacetasika)đồng sanh với đại thiện tâm.

Pháp nhẫn nạiở đây không phải là nhẫn nhục,vì nhẫn nhục thì bên trong tâm còn ấm ức, uất hận trong lòng; nhưng bên ngoài tỏ ra bình tĩnh, chưa biểu lộ ra bằng hành động, lời nói. Còn nhẫn nại, bên trong chỉ có thiện tâm phát sanh, bên ngoài thân và khẩu vẫn giữ được tánh tự nhiên; hành động và lời nói vẫn bình thường, không có gì thay đổi, đó là hạnh nhẫn nại ba la mật.

Có số người đã từng tạo bố thí ba la mật trong những kiếp quá khứ, kiếp hiện tại giàu sang quyền quý, cuộc sống đầy đủ sung túc, có điều kiện và cơ hội gần gũi thân cận với bậc Thiện trí, lắng nghe học hỏi chánh pháp của bậc Thiện trí, được hiểu rõ pháp nhẫn nạilà một đức tính cao thượng mà chư Phật tán dương ca tụng, cho nên họ cố gắng thực hành hạnh nhẫn nại ba la mật để trở thành đức tính cao quý của họ. Vì vậy, mỗi khi gặp cảnh trái ý nghịch lòng, họ vẫn giữ thiện tâm trong sạch tự nhiên, không hề phát sanh tâm không hài lòng (sân tâm) nơi đối tượng ấy, không tự làm khổ mình, không làm khổ người.

Vậy, bố thí ba la mật hỗ trợ cho hạnh nhẫn nại ba la mật.

Ví dụ:

Tích Đức Bồ Tát Khantivadī (tiền thân của Đức Phật Gotama) hành hạnh nhẫn nại ba la mật. Đức vua Kalāpu tức giận Đức Bồ Tát, truyền lệnh cho người hành quyết chặt hai chân, hai tay, hai lỗ tai, 2 lỗ mũi của Đức Bồ Tát, Ngài hành nhẫn nại ba la mật nên sân tâm không phát sanh, dẫu thân của Ngài đau đớn đến cùng cực, Ngài phải viên tịch ngay ngày hôm ấy.

Còn đức vua Kalāpu đã tạo tội ác nặng, bị đất rút chết, do ác nghiệp ấy cho quả tái sanh vào địa ngục Avīci chịu khổ do ác nghiệp của mình đã tạo.

7- Bố thí ba la mật hỗ trợ cho chân thật ba la mật như thế nào?

Trong đời này có hai pháp chân thật:

Chân thật bằng lời nói (sammutisacca).
Chân thật nghĩa pháp (paramatthasacca).

Thế nào là chân thật bằng lời nói?

Người đời chế định ra tiếng nói để thông tin, truyền đạt tư tưởng hiểu biết lẫn nhau; khi thấy, nghe biết thế nào, nói đúng sự thật như thế ấy, không cố ý nói sai, nói dối lừa gạt người khác, gọi là chân thật bằng lời nói.

Thế nào là chân thật nghĩa pháp?

Chân thật nghĩa pháp là pháp có thật tánh chân thật, thể bất biến, đó là 4 pháp: tâm, tâm sở, sắc pháp Niết Bàn.Phân ra làm hai loại:

* Chân thật theo thực tánh pháp (sabhāvasacca)có 3 pháp:

Thiện pháp cho quả an lạc.
Bất thiện pháp cho quả khổ.
Phi thiện, phi bất thiện pháp: là pháp không phải thiện cũng không phải bất thiện, đó là các pháp còn lại như: quả tâm, duy tác tâm, sắc pháp...

* Chân thật theo Tứ thánh đế:

Khổ thánh đế.
Tập thánh đế.
Diệt thánh đế.
Đạo thánh đế.

Đức Bồ Tát hành hạnh chân thật ba la mật là nói như thế nào, thì làm như thế ấy;làm như thế nào, thì nói như thế ấy; lời nói và việc làm lúc nào cũng chân thật, không nói dối, không làm dối.

Chân thật ba la mật là đã nói lời chân thật, rồi làm đúng theo lời chân thật ấy, không phải nói mà không làm đúng theo lời nói.

Pháp hạnh chân thật ba la mật được thành tựu dễ dàng, do nương nhờ bố thí ba la mật làm nền tảng.

Ví dụ:

Tích Đức Bồ Tát Mahāsutasoma (tiền thân của Đức Phật Gotama) thực hành hạnh chân thật ba la mật. Đức Bồ Tát làm vua trị vì kinh thành Indapatta.

Một hôm đức vua Bồ Tát Mahāsutasoma đang làm lễ tắm tại hồ nước, thì kẻ sát nhân ăn thịt người tên Porisāda bắt Ngài để giết, lấy máu tế thần rồi ăn thịt Ngài.

Trước khi làm lễ tắm, Ngài có hứa với vị pháp sư Bà la môn rằng: khi hồi cung sẽ nghe pháp.Nay Ngài bị bắt, không giữ đúng lời hứa với vị pháp sư Bà la môn; muốn giữ đúng lời hứa, nên Ngài xin kẻ sát nhân Porisāda, cho phép Ngài trở về cung nghe pháp đúng theo lời đã hứa, rồi Ngài sẽ trở lại gặp kẻ sát nhân Porisāda. Tên sát nhân Porisāda ban đầu không tin nơi Ngài, nhưng nhìn thấy Ngài vẫn tự nhiên không tỏ ra một chút sợ hãi đến sự chết, với oai lực từ lời chân thật của Ngài, khiến tên sát nhân Porisāda tin theo, cho phép Ngài hồi cung.

Khi Đức vua Bồ Tát hồi cung, thỉnh vị pháp sư lên ngồi trên ngai vàng thuyết pháp, còn Đức Vua ngự ở dưới thấp, cung kính nghe pháp. Sau khi nghe pháp xong, giữ đúng lời hứa với kẻ sát nhân Porisāda, Đức vua Bồ Tát trở lại tìm tên sát nhân. Kẻ sát nhân vô cùng kinh ngạc, không ngờ Đức vua Bồ Tát giữ đúng lời hứa đến gặp y, để y giết lấy máu tế thần rồi ăn thịt.

Do oai lực hạnh chân thật ba la mật của Đức Bồ Tát, kẻ sát nhân không dám giết Ngài, y kính xin Ngài thuyết lại bài pháp mà Ngài đã nghe từ vị pháp sư Bà la môn.

Ban đầu Đức Bồ Tát không chịu thuyết, bởi vì kẻ sát nhân đang hành ác pháp của người ác; còn thiện pháp của bậc Thiện trí người ác không thể hiểu được.

Về sau kẻ sát nhân hồi tâm hướng thiện, thiết tha khẩn khoản, yêu cầu Đức Bồ Tát thuyết pháp. Ngài nhận thấy kẻ sát nhân biết phục thiện, nên Ngài thuyết pháp tế độ kẻ sát nhân cải tà quy chánh, thọ trì ngũ giới. Từ đó về sau không giết người ăn thịt nữa, trở thành người thiện.

Đức Bồ Tát thực hành hạnh chân thật ba la mật được thành tựu, nhờ hạnh bố thí ba la mật làm nền tảng.

8- Bố thí ba la mật hỗ trợ chí nguyện ba la mật như thế nào?

Chí nguyện ba la mật thường đi theo ba la mật khác.

Ví dụ:

Tích Đức Bồ Tát Temiya, Thái tử của đức vua Kāsika, Đức vua vô cùng yêu quý thái tử Temiya, chắc chắn sẽ truyền ngôi báu cho Thái tử. Một hôm Đức Vua lâm triều, Thái tử nằm trên vế của Đức vua, quân lính triều đình bắt được một nhóm trộm cướp đến trình Đức vua, Đức vua truyền lệnh hành phạt bọn cướp. Thái tử nằm trên vế nghe rõ lời truyền lệnh của phụ vương mình, tự nhiên cảm thấy sợ hãi, nghĩ rằng: "Phụ vương của ta đã tạo ác nghiệp, khó tránh khỏi khổ trong cảnh địa ngục".

Đức Bồ Tát nằm ngủ thiếp đi một lát, khi tỉnh dậy thấy mình đang nằm trên ngai vàng. Ngài nhớ lại tiền kiếp đã từng làm vua 20 năm, tạo ác nghiệp, nên sau khi chết, do ác nghiệp cho quả tái sanh vào địa ngục chịu khổ suốt 80.000 năm. Ngài suy tư rằng: "Nếu sau này ta lớn lên nối ngôi vua, thì chắc chắn ta cũng sẽ sa vào địa ngục trở lại". Đức Bồ Tát buồn lo, sợ hãi chưa biết làm thế nào để tránh khỏi làm vua.

Khi ấy có một thiên nữ kiếp trước đã từng làm mẹ Đức Bồ Tát, khuyên dạy Đức Bồ Tát rằng:

- Này Temiya con yêu quý! Con chớ nên buồn lo sợ hãi, nếu con không muốn làm vua, con nên thực hành theo điều mẹ khuyên dạy:

- Con không bại liệt, làm như người bại liệt.
- Con không câm, làm như người câm.
- Con không điếc, làm như người điếc.
- Con không nên biểu lộ cho người khác biết mình là người có trí tuệ hơn người.

Làm được như vậy, con chắn chắn tránh được làm vua.

Lắng nghe lời khuyên dạy của vị thiên nữ, Đức Bồ Tát vô cùng hoan hỉ rồi phát nguyện theo những điều mà vị thiên nữ chỉ dạy, nghiêm chỉnh thực hành suốt 16 năm trường, không một ai có thể phát giác ra được. Cuối cùng các quan tâu lên Đức Vua rằng:

Tâu Đại Vương, nếu để Thái tử tiếp tục sống trong cung điện, thì sẽ có ba điều tại hại:

- Tai hại cho Đại Vương.
- Tai hại cho Hoàng hậu.
- Tai hại cho ngai vàng, giang sơn đất nước.

Vậy kính xin Hoàng thượng lấy xe chở Thái tử đem chôn trong rừng sâu.

Đức vua sợ những điều tại hại sẽ xảy ra, nên đành chuẩn tấu, truyền chỉ phán bảo quân lính trong triều đình chở Đức Bồ Tát vào rừng để chôn.

Hôm ấy, Đức Bồ Tát hành chí nguyện ba la mậtđã thành tựu, suốt 16 năm không cử động, nay đến lúc Đức Bồ Tát dùng tâm lực vận chuyển thân thể, bước xuống xe đi đi lại lại, đi đến chỗ những người lính đang đào huyệt. Ngài hỏi rằng:

- Các ngươi đào huyệt này để làm gì?

- Chúng tôi đào huyệt này để chôn Thái tử Temiya, là người bại liệt, câm, điếc, bất hạnh cho triều đình. – Bọn lính thưa.

- Này các ngươi, các người hãy xem, ta chính là Thái tử Temiya, ta không phải là người bại liệt, không phải người câm, điếc... sở dĩ ta có chí nguyện làm như người bại liệt, câm, điếc, là vì ta không muốn làm vua. Hôm nay ta sẽ xuất gia trở thành đạo sĩ.

9- Bố thí ba la mật hỗ trợ cho tâm từ ba la mật như thế nào?

Tâm từ ba la mật, là đại thiện tâm mong cầu tất cả chúng sinh an lạc không oan trái lẫn nhau, không khổ thân, không khổ tâm, mong cầu tất cả mọi chúng sinh tự mình giữ gìn thân tâm thường được an lạc.

Tâm từ đó là vô sân tâm sở(adosacetasika)đồng sanh trong đại thiện tâm.

Tâm từ khi biểu hiện ra nơi thân,thì thân hành động hợp với tâm từ như giúp đỡ, bố thí những vật cần thiết cho người ấy, chúng sinh ấy được an lạc.

Tâm từ khi biểu hiện nơi khẩu,thì miệng nói lời hợp với tâm từ, đem lại cho người nghe sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài.

Khi tâm từ phát sanh trong tâm,thì làm cho tâm mình cảm thấy mát mẻ dễ chịu, rải tâm từ đến mọi người, mọi chúng sinh, cầu mong cho tất cả chúng sinh được thân tâm thường an lạc, làm cho người khác, chúng sinh khác cảm nhận được sự mát mẻ, an lạc, thích gần gũi thân cận, thương yêu kính mến nhau.

Như vậy, hạnh tâm từ ba la mật này cũng cần nương nhờ hạnh bố thí ba la mật làm nền tảng.

Ví dụ:

Tích Đức Bồ Tát Suvaṇṇasāma (tiền thân của Đức Phật Gotama) hành hạnh tâm từ ba la mật,khi Ngài ở trong rừng không những chư thiên khắp mọi nơi kính mến Ngài, mà còn các loài thú dữ cũng cảm mến Ngài. Khi Ngài đi vào rừng lấy nước, cả đàn thú rừng đủ loại đi theo Ngài, quyến luyến Ngài không muốn rời.

Trong gia đình, thân bằng quyến thuộc có tâm từ với nhau có phải không?

Trong gia đình, như vợ chồng thương yêu nhau, cha mẹ thương yêu con, anh em, chị em thương yêu nhau, ông bà yêu cháu...; trong dòng họ, những người bà con thân bằng quyến thuộc thương yêu nhau... tất cả mọi tình thương yêu ấy không phải tâm từ thật mà gọi là tâm từ giả.Bởi vì, đó là biểu hiện tình thương với tham tâm,không phải là thiện tâm.Để xác minh, thực nghiệm điều này, khi tình thương (tham) không được như ý, sẽ phát sanh không hài lòng, đó là sân tâmđối nghịch với tâm từ là vô sân tâm.

Tâm từ giả,đó là tình thương với tham tâm, khi tham muốn không được như ý, liền làm nhân để cho phát sanh sân tâm(quả).

Còn tâm từ thậtđó là vô sântâm sở đồng sanh với đại thiện tâm, mong cầu mọi điều an lành đến tất cả chúng sinh không phân biệt thân hay thù, cho nên dù đối tượng thế nào đi nữa, tâm tham (hài lòng), hoặc tâm sân (không hài lòng) không phát sanh, đó là tâm từ thật.

10- Bố thí ba la mật hỗ trợ cho tâm xả ba la mật như thế nào?

Tâm xả ba la mật là thiện tâm nghĩ về tất cả chúng sinh một cách trung dungdo suy nghĩ rằng:

- Mỗi chúng sinh có nghiệp là của riêng mình, cho nên, ta không thể làm cho chúng sinh được an lạc và cũng không thể làm cho chúng sinh khổ. Sở dĩ chúng sinh được an lạc là do quả của thiện nghiệp của họ đã tạo; và chúng sinh chịu cảnh khổ cũng là do quả của ác nghiệp họ đã tạo. Mỗi chúng sinh nương nhờ hoàn toàn nơi nghiệp của chính mình. Chúng sinh nào tạo thiện nghiệp, khi thiện nghiệp cho quả, thì hưởng được sự an lạc; chúng sinh nào tạo bất thiện nghiệp hoặc ác nghiệp, khi ác nghiệp cho quả, thì phải chịu khổ não.

Như vậy, sự an lạc, hoặc khổ não là quả của nghiệp mà do chính họ đã tạo.

Do nhờ suy nghĩ như vậy, nên có tâm xả đối với tất cả chúng sinh. Gọi là hành hạnh tâm xả ba la mật.

Hạnh tâm xả ba la mật này là hạnh cuối cùng nương nhờ các hạnh ba la mật khác, mà các hạnh ba la mật khác nương nhờ hạnh bố thí ba la mật. Như vậy, hạnh tâm xả ba la mật gián tiếp nương nhờ hạnh bố thí ba la mật.

Ví dụ:

Tích Đức Bồ Tát Mahālomahaṃsa sanh trong gia đình phú hộ. Khi trưởng thành Ngài chán ngán đời sống tại gia, từ bỏ nhà đi xuất gia trở thành đạo sĩ hành hạnh tâm xả ba la mật, là tâm trung dung đối với tất cả đối tượng tốt hoặc xấu.

Đức Bồ Tát đến sống nơi nghĩa địa gom nhặt các bộ xương, lấy sọ người làm gối, lũ trẻ tinh nghịch ở trong xóm nhìn thấy Ngài, thường đến quấy rầy Ngài như nhổ nước miếng vào người Ngài, bỏ rác, thậm chí còn tiểu tiện, đại tiện gần nơi Ngài ở. Khi Ngài nằm, chúng lấy cây cỏ xoáy vào hai lỗ tai của Ngài, chúng chơi đùa thích thú la hét om sòm; còn đối với Đức Bồ Tát vẫn an nhiên tự tại nhẫn nại, không hề sanh sân tâm, không hài lòng gì cả.

Những bậc Thiện trí nhìn thấy Đức Bồ Tát hành hạnh cao thượng ít ai có thể sánh được, nên ngăn cấm lũ trẻ tinh nghịch kia, không được đến quấy rầy Ngài. Họ đem những vật thực, vật thơm đến cúng dường Ngài, nhưng Ngài vẫn an nhiên tự tại, không hề phát sanh tham tâm, hài lòng những vật cúng dường ấy, bởi vì Ngài hành hạnh tâm xả ba la mật.

Tóm lại, người nào có nguyện vọng muốn giải thoát khỏi cảnh khổ tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài, để chứng đạt đến mục đích cứu cánh Niết Bàn, đều cần phải tạo ít nhất là đầy đủ 10 pháp hạnh ba la mật làm nhân duyên để chứng đắc Thánh Đạo – Thánh Quả và Niết Bàn.

Nếu người nào mong cầu chứng đạt Niết Bàn mà không tạo đầy đủ 10 hạnh ba la mật, người ấy cũng chỉ có mong, mà không bao giờ chứng đạt Niết Bàn. Cũng như người nào muốn đến một nơi nào đó, mà không chịu đi, thì cũng chẳng bao giờ đến nơi ấy.

Trong 10 pháp hạnh ba la mật, hạnh bố thí ba la mật là hạnh ba la mật đầu tiên, làm nền tảng hỗ trợ cho các hạnh ba la mật khác được dễ dàng thành tựu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/11/2020(Xem: 14531)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma
04/11/2020(Xem: 9073)
Những chúng sanh thuộc hàng Thanh Văn: Các chúng sanh thuộc hàng Thanh Văn được chứng ngộ khi nghe được những học thuyết về các Uẩn, Giới, Xứ, nhưng lại không đặc biệt lưu tâm đến lý nhân quả. Họ giải thoát được sự trói buộc của các phiền não nhưng vẫn chưa đoạn diệt được tập khí của mình. Họ đạt được sự thể chứng Niết-Bàn, và an trú trong trạng thái ấy, họ tuyên bố rằng họ đã chấm dứt sự hiện hữu, đạt được đời sống Phạm hạnh, tất cả những gì cần phải làm đã được làm, họ sẽ không còn tái sinh nữa. Những vị nầy đã đạt được Tuệ kiến về sự Phi hiện hữu của “Ngã thể” trong một con người, nhưng vẫn chưa thấy được sự Phi hiện hữu trong các sự vật. Những nhà lãnh đạo triết học nào tin vào một "Đấng Sáng Tạo" hay tin vào “Linh hồn” cũng có thể được xếp vào đẳng cấp nầy.
03/10/2020(Xem: 24249)
Đây là một bài nghị luận về Lý Duyên Khởi được Ajahn Brahm viết lần đầu tiên hơn hai thập niên trước. Vào lúc đó, ngài quan tâm nhiều hơn đến những chi tiết phức tạp trong việc giảng dạy kinh điển. Vì lý do đó bài nghị luận này có tính cách hoàn toàn chuyên môn, so với những gì ngài giảng dạy hiện nay. Một trong những học giả Phật học nổi tiếng nhất hiện nay về kinh điển Phật giáo đương đại là Ngài Bhikkhu Bodhi, đã nói với tôi rằng “Đây là bài tham luận hay nhất mà tôi được đọc về đề tài này”.
05/04/2020(Xem: 13354)
Luận Đại Thừa Trăm Pháp do Bồ tát Thế Thân (TK IV TL) tạo nêu rõ tám thức tâm vương hàm Tâm Ý Thức thuộc ngành tâm lý – Duy Thức Học và là một tông phái: Duy Thức Tông - thuộc Đại Thừa Phật Giáo. Tâm Ý Thức như trở thành một đề tài lớn, quan trọng, bàn cải bất tận lâu nay trong giới Phật học thuộc tâm lý học. Bồ Tát Thế Thântạo luận, lập Du Già Hành Tông ở Ấn Độ, và sau 3 thế kỷ pháp sư Huyền Trang du học sang Ấn Độ học tông này với Ngài Giới Hiền tại đại học Na Lan Đà (Ấn Độ) năm 626 Tây Lịch. Sau khi trở về nước (TH) Huyền Trang lập Duy Thức Tông và truyền thừa cho Khuy Cơ (632-682) xiển dương giáo nghĩa lưu truyền hậu thế.
30/03/2020(Xem: 10782)
Những người Cơ đốc giáo thường đặt vấn đề: Thượng đế có phải là một con người hay không? Nếu Thượng đế không phải là một con người thì làm sao chúng ta có thể cầu nguyện? Đây là một vấn đề rất lớn trong Cơ đốc giáo. (God is a person or is not a person?)
23/03/2020(Xem: 12082)
Có một con sư tử mẹ đang đi kiếm ăn. Nó sắp làm mẹ. Buổi sáng đó nó chạy đuổi theo một chú nai. Chú nai con chạy thật nhanh dù sức yếu. Sư tử mẹ dầu mạnh, nhưng đang mang thai, nên khá chậm chạp. Sư tử mẹ chạy sau chú nai con rất lâu, khoảng 15 phút, mà vẫn chưa bắt kịp. Sau đó chúng tới một rãnh sâu. Chú nai lẹ làng nhảy qua rãnh, sang bờ bên kia. Sư tử mẹ rất bực tức vì không bắt kịp con mồi, và vì nó đang cần thức ăn cho cả nó và đứa con trong bụng. Vì thế, nó cố hết sức để nhảy qua cái rãnh sâu. Nhưng tai họa đã xảy ra, sư tử mẹ đã sẩy đứa con khi cố nhảy qua rãnh. Dầu qua được bờ bên kia, nhưng sư tử mẹ biết rằng mình đã đánh mất đứa con mà nó đã chờ đợi từ bao lâu, đã yêu thương hết lòng, chỉ vì một phút vô tâm của mình. Nó đã quên rằng nó đang mang một bào thai trong bụng, và nó cần phải hết sức cẩn trọng. Chỉ một phút lơ đễnh, nó đã không giữ được đứa con của mình.
06/01/2020(Xem: 12921)
Đức Tổng Giám mục Colombo, Đức Hồng Y Malcolm Ranjith người Sri Lanka,Chủ tịch Hội đồng Giám mục Sri Lanka, phục vụ Giáo hội Công giáo La Mã của Thánh Matthew ở Ekala, Sri Lanka, gần đây đã nói điều gì đó dọc theo dòng “Nhân quyền đã trở thành tôn giáo mới nhất ở phương Tây. . . Người dân Sri Lanka đã nghiêng về con người thông qua Phật giáo, truyền thống tôn giáo chính thống của họ đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử. . . Những người không thực hành tôn giáo là những người bị treo lên Nhân quyền”.
04/01/2020(Xem: 9386)
Trong Ngũ Đăng Hội Nguyên có thiền truyện thuật lại cuộc hỏi đáp giữa Triệu Châu và Nam Tuyền: " Triệu Châu hỏi Nam Tuyền: 'Thế nào là đạo?' Nam Tuyền đáp : ‘Tâm bình thường là đạo’ (Bình Thường Tâm thị Đạo). _’Lại có thể nhằm tiến đến chăng?’ _ ‘Nghĩ nhằm tiến đến là trái’. _ ‘Khi chẳng nghĩ làm sao biết là đạo?’ _ ‘Đạo chẳng thuộc biết và chẳng biết. Biết là vọng giác, không biết là vô ký. Nếu thật đạt đạo thì chẳng nghi, ví như hư không rỗng rang đâu thể gắng nói phải quấy’. Ngay nơi lời này Triệu Châu ngộ lý, bèn đi thọ giới...." Vậy, thế nào là “Tâm Bình Thường”?
08/12/2019(Xem: 27527)
Kính lễ Phật Pháp Tăng là thể hiện niềm tin sâu xa của Tứ chúng đệ tử đức Phật mỗi ngày đối với Tam bảo. Đệ tử Phật dù tu tập chứng A-la-hán vẫn suốt đời nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng không hề xao lãng. Các vị Bồ tát từ khi phát Bồ đề tâm, tu tập trải qua các địa vị từ Tín, Trú, Hạnh, Hướng, Địa cho đến Đẳng giác không phải chỉ nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng một đời mà đời đời, kiếp kiếp đều nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng. Nhờ sự nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng như vậy, mà Bồ tát không rơi mất hay quên lãng tâm bồ đề, khiến nhập được vào cảnh giới Tịnh độ không thể nghĩ bàn của chư Phật, nhập vào thể tính bất sinh diệt cùng khắp của Pháp và nhập vào bản thể hòa hợp-thanh tịnh, sự lý dung thông vô ngại của Tăng.
08/12/2019(Xem: 29370)
Phật Giáo và Những Dòng Suy Tư (sách pdf)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com