Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 9: Ngay đó là bờ

11/12/201116:05(Xem: 6247)
Chương 9: Ngay đó là bờ

SỐNG TRONG THỰC TẠI
Tác giả: Viên Minh

CHƯƠNG IX

Ngay đó là bờ

Không bờ này bờ kia

Chỉ ngay nơi thực tại

Tâm, Pháp chẳng ngăn chia

Đến đi đều vô ngại.

(Viên Minh)

Khi chúng ta không thấy biết rõ một điều gì thì tưởng tượng liền xen vào tô vẽ thêm thắt để tạo dựng điều ấy thành một khái niệm chủ quan theo tầm nhìn, kiến thức và kinh nghiệm giới hạn của mình. Cũng vậy, khi không thấy biết chính mình, mỗi người tự dựng lên một cái taảo tưởngmà nội dung và tầm vóc của nó được đo lường bằng những gì người ấy mong ước, chọn lựa và chiếm hữu. Cái gì thích thì cái ta thu thập, tích lũy, chiếm dụng, duy trì. Cái gì không thích thì cái ta loại bỏ, khử trừ, xa lánh, hủy diệt. Từ đó, cái ta quy định chính mình trong khái niệm “của ta”đối lập với “không phải của ta”, để rồi phân ranh cái trong, cái ngoài, cái thuận, cái nghịch. Vô hình trung, ngay từ lúc khởi sinh, cái ta đã hàm ẩn tính nhị nguyên, mâu thuẫn, đối kháng và hữu hạn.

Thế rồi, cái ta lớn dần theo sự bành trướng khối lượng mà nó chiếm hữu, tích tập. Nhưng khi cái ta sở hữu một điều gì thì đồng thời cũng phải bị sự khắc chế của cái đối nghịch với điều đó. Ví dụ như khi bạn chọn lựa sở hữu sự yên tĩnh thì bạn liền bị ồn ào khắc chế. Cho nên muốn được như ý thì phải đối đầu với bất như ý. Nghĩa là tham lam càng lớn thì sân hận càng nhiều. Và mãi bị cuốn hút trong những đối tượng bên ngoài của tham và sân, cái ta quên mất thực tại đang là nơi bản thân sự sống. Không thấu rõ thực tại sự sống chính là khởi điểm của vô minh.

Cái ta vốn là một ảo tưởng, nó lại phóng ra những ảo tưởng khác để đuổi theo cho đến khi quên mất chính mình. Cái ta không tự biết mình lại một lần nữa rơi vào tình trạng vô minh. Và trong khi đuổi theo ảo tưởng của chính mình cái ta phải đối mặt với cái thích và cái không thích mà nó tự phân ranh, chọn lựa, nên không ngừng suy tư, tính toán, quyết định để tạo ra hành động và phản ứng. Lúc bấy giờ cái ta càng lún sâu hơn vào con đường tạo tác, đó là vô minh trong tạo nghiệp.

Vô minh trong tạo nghiệp là không thấy rõ lúc gieo nhân, không thấy rõ lúc gặt quả nên không thể nào biết được mối tương quan nhân quả, duyên báo trong đời sống của mình. Cái ta chỉ dựa vào nhữngkhái niệm mơ hồ theo tư ý chủ quan, hoặc theo ý kiến của người khác, để phán đoán, giải thích tạo thành những quan niệm, chủ trương, học thuyết, chẳng hạn như chủ nghĩa duy tâm, duy vật, duy thần, v.v… về vũ trụ, con người, cuộc sống và nhất là biến cái ta nhất thời thành tự ngã cố định. Thế là lại một lần nữa vô minh xuất hiện dưới hình thức tà kiến (quan niệm sai lầm).

Chúng ta vừa phác họa sự hình thành bản ngã và vòng quĩ đạo luẩn quẩn chính nó vạch ra. Vòng luẩn quẩn mà đức Phật gọi là luân hồi sinh tử được mô tả như vòng quay của một bánh xe vừa lăn tới vừa lặp lại mà mỗi vòng khởi điểm tvô minh để rồi gặp lại vô minh ở một điểm kế tiếp. Vòng luân hồi được biểu hiện:

- Như một tiến trình tâm-sinh-vật lý khi giác quan tương giao với đối tượng.

- Như một kiếp sống từ khi sinh ra đến lúc già chết.

- Như sự tái sinh từ kiếp sống này qua kiếp sống khác, lặp đi lặp lại vòng luân hồi sinh tử tử sinh.

Đức Phật mô tả vòng luân hồi như sự vận hành của mười hai điều kiện tùy thuộc vào nhau để phát sinh. Trong mười hai điều kiện tương sinh này, chúng ta chỉ cần lưu ý đến bốn yếu tố: Vô minh (avijjā), ái dục(taṅhā), trở thành(bhava) và sinh tử(Jāti-maranaṃ). Vậy luân hồi chính là vòng quay lặp lại bất tận của bánh xe sinh tử. Bao lâu vô minh còn hiện hữu thì chúng sinh vẫn còn tham muốn trở thành.

Luân hồi = Vô minh àÁi dục àTrở thành àSinh tử = Khổ đau

Bản ngã lấy vô minh làm nhiên liệu, lấy ái dục làm động cơ và lấy trở thành (hữu) để khởi động bánh xe luân hồi quay lăn trên đường sinh tử. Vậy chính bản ngã tự tạo ra luân hồi sinh tử với biết bao phiền não, khổ đau, thăng trầm biến đổi cho mình và người. Nhưng ở trong vô minh, bản ngã làm sao biết được chính mình là nguyên nhân gây ra tất cả khổ đau bất hạnh ấy. Trái lại bản ngã tưởng rằng nguyên nhân đau khổ đến từ bên ngoài, nên muốn giải thoát ra khỏi hoàn cảnh khổ đau để tầm cầu an lạc. Nhưng bất hạnh thay, bản ngã không bao giờ có thể thực hiện được ý muốn giải thoát của mình, đơn giản chỉ vì ý muốn giải thoát cũng vẫn là hình thức khác của tham vọng trở thành, trong quĩ đạo luân hồi của chính nó.

Tóm lại, cái ta tách rời sự hoàn hảo của pháp nên nó là hiện thân của sự bất toàn. Nó luôn cố gắng trở thành để thực hiện tham vọng cầu toàn, nhưng không biết rằng chính ý muốn đó đã làm cho nó bất toàn và hữu hạn. Sở dĩ có mong muốn trở thành vì cái ta không vừa lòng với chính nó. Không vừa lòng với thực tại là tâm sân, mong muốn trở thành là tâm tham. Vì vậy cái ta không thể nào biết đến tự tại là gì khi đã rơi vào cái bẫy thời gian của sự trở thành giữa bất mãn và tham muốn. Khi bạn thấy ra sự hình thành của cái ta ảo tưởng cùng với toàn bộ vòng quay luẩn quẩn của quĩ đạo luân hồi tự nó tạo ra và nhấn chìm chính nó, thì vấn đề của bạn không phải là cầu toàn cho bản ngã mà là thoát ly toàn triệt ảo tưởng hình thành bản ngã ấy. Điều này đã được đức Phật mô tả rõ ràng trong Bốn Sự Thật: Sự thật về khổ, về nguyên nhân khổ, về sự chấm dứt khổ và về yếu tố chấm dứt nguyên nhân sinh khổ.

Chúng ta không nên nói Đạo Đế là con đường chấm dứt khổ, vì có thể dẫn đến hiểu lầm xem giải thoát là ý muốn diệt khổ để được lạc (ly khổ đắc lạc).Đúng hơn, chúng ta nên hiểu Đạo Đế là yếu tố chấm dứt nguyên nhân sinh khổ. Nguyên nhân đó là không nhận ra chân lý nơi thực tạihiện tiền (vôminh)à ham muốn trở thành(ái dục) à tạo tác để trở thành (hữu). Và tạo tác trở thành chính là Tập Đế tạo ra luân hồi sinh tử mà hậu quả làphiền não khổ đau tức là Khổ Đế. Vô hình trung, trong dòng chảy nhân quả nghiệp báo này, một cái ta ảo tưởngđược hình thành, vừa gieo nhân vừa gặt quả. Vậy, chấm dứt nhân sinh khổ cũng chính là thoát khỏi cái ta ảo tưởng này. Đạo Đếbao hàm tất cả yếu tố giải thoát mà trong đó có mười yếu tố nổi bật được gọi là Ba-la-mật (Pāramī).

Pāramī có nghĩa là pāraṃ gata: đến bờ kia. Bờ kia ám chỉ sự giải thoát toàn triệt khỏi cái ta ảo tưởng. Cái ta luôn mong muốn trạng thái như ý. Dù ở mứcđộ nào ý muốn này cũng không thoát khỏi quỹ đạo của sự tạo tác trở thành. Nghĩa là nó vẫn loanh quanh trong vòng luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau. Vậy đến bờ kia chính là thoát ly hoàn toàn khỏi sự đắm chìm trong khổ hải do bản ngã tạo nên. Cuộc đời không phải là nguyên nhân của đau khổ, chính cái ta ảo tưởng biến cuộc đời thành bất hạnh. Cái ta ảo tưởng của mỗi người tuy khác nhau nhưng nội dung hoạt động vẫn là vô minh ái dục trở thành và khổ đau.

Khi bị cái ta ảo tưởng đánh lừa thì bạn mãi đắm chìm trong sầu-bi-khổ-ưu-não, nên gọi là bến mê. Khi không còn bị cái ta ảo tưởng mê hoặc thì phiền não khổ đau cũng chấm dứt, nên gọi là bờ giác. Ngay tại đây và bây giờ, mê là bờ này, giác là bờ kia. Vậy chỉ có mê hay giác, còn bến này bờ kia chỉ là ẩn dụ mà thôi. Do không thấy rõ ẩn dụ này nên nhiều người vẫn còn ảo tưởng đạt được Niết-bàn ở bờ bên kia, tận chân trời xa tít mù khơi nào đó! Nhưng sự thật chỉ đơn giản là hễ sống theo cái ta ảo tưởng thì ở bờ này, còn sống thuận theo pháp tánh thì ngay đó chính là bờ kia.

Bờ này là cái ta ảo tưởng, bờ kia là thực tánh chân đế. Vậy, đến bờ kia thực ra chỉ là tỉnh một giấc mơ thì ngay đó là trở về với thực tại. Đang trong giấc mộng là bờ này, tỉnh ra liền đến bờ kia. Thế nhưng giấc mơ của cái ta quá sâu dày đến độ cái ta đắm chìm trong ảo mộng. Dù trong giấc mộng kinh hoàng nhất, cái ta vẫn cố gắng đổi thay với hy vọng trở thành mộng đẹp chứ không cam lòng tỉnh dậy. Không tỉnh thức thì dù giấc mộng đẹp đến đâu cũng chẳng khác gì cơn ác mộng.

Cái ta là một ảo tưởng xuất phát từ những ý niệm mơ hồ nhất, do đó nó ảo hóa khôn cùng. Bạn chỉ có thể phát hiện sự có mặt của nó dưới nhiều hình thức khác nhau như tính ích kỷ, phóng túng, tham dục, vô minh, giải đãi, nôn nóng, chấp hữu, chấp không, đối kháng, thủ trước, v.v... Bao lâu cái ta còn hiện hữu thì mọi hành động của nó không thể nào hoàn hảo, vì bị giới hạn trong những thuộc tính bất toàn của chính nó. Chỉ khi cái ta chấm dứt cùng với toàn bộ những thuộc tính ấy thì hành động vô ngã liền xuất hiện một cách hoàn hảo, tự nhiên. Đó chính là đến bờ kia (ba-la-mật):sự giải thoát toàn triệt ra khỏi mọi ranh giới hữu hạn của bờ này.

1)Cho ra hoàn hảo nhất (Dāna pāramī) là buông hoàn toàn cái ta ích kỷ: Tính ích kỷ hình thành từ khi cái ta tham lam muốn thu thập, tích lũy, sở hữu, thủ đắc nhiều mối lợi về cho riêng mình, bất chấp quyền lợi và hạnh phúc của người khác. Khi tính thủ lợi cá nhân tăng cao người ta sẵn sàng hại người để đoạt lợi về mình. Ích kỷ không những biểu hiện qua sự bủn xỉn, keo kiệt, ganh tỵ, tật đố… mà hầu như tất cả tính xấu đều phát xuất từ đó. Hơn thế nữa, hầu hết tai ương, hoạn nạn, đau khổ,bất hạnhtrên đời đều do lòng ích kỷ gây ra một cách trực tiếp hay gián tiếp.

Bao lâu tính ích kỷ chưa được phát hiện và chấm dứt thì dù chúng ta làm gì cũng chỉ phát triển cái bản ngã mà thôi. Mặc dù loài người tìm cách kết thành gia đình, dòng tộc, đoàn thể, cộng đồng, tôn giáo, đảng phái, v.v... nhưng nhìn kỹ thì đó chỉ là những hình thức tạo mối quan hệ để bành trướng cái ta ích kỷ mà thôi. Kể cả khi bạn cố gắng tu luyện theo một phương pháp nào đó để được an lạc giải thoát thì ý nguyện đó cũng xuất phát từ lòng ích kỷ, chỉ vun bồi cho bản ngã, làm sao có thể thực sự giác ngộ giải thoát?

Chấm dứt cái ta chính là chấm dứt lòng ích kỷ. Ngược lại, cái ta càng cố giải thoát thì lòng ích kỷ càng gia tăng. Cái ta có thể thay đổi trạng thái không thích thành trạng thái ưathích, nhưng thực chất là chỉ thay đổi cái khổ này qua cái khổ khác mà thôi. Chỉ có giải thoát hoàn toàn khi chấm dứt bản ngã, chứ không bao giờ có bản ngã giải thoát hoàn toàn.Cái ta dù có cố gắng giải thoát khỏi ràng buộc này thì cũng rơi vào ràng buộc khác. Đặc tính của lòng ích kỷ là chỉ biết gom vào chứ không bao giờ chịu cho ra, nếu có cho ra thì chỉ để thu lại nhiều hơn. Vậy, phải chấm dứt toàn bộ tính ích kỷ thì mới có thể thoát khỏi ảo tưởng ta và của ta.

Từ Pāḷi dāna được dịch theo Hán Việt là bố thí, nhưng từ bố thí đã bị hiểu lầm trầm trọng, gây ra một ấn tượng không tốt theo nghĩa ban cho một cách kiêu hãnh, khinh mạn, nếu vậy thì vẫn là hành động của cái ta ích kỷ. Đó là lý do vì sao hầu hết các nước Phật giáo Nguyên Thủy sử dụng nguyên từ dāna không dịch ra ngôn ngữ bản xứ. Dāna có nghĩa là sự cho ra dưới nhiều hình thức như san sẻ (bhājaṇa), biếu tặng (upahāra), cúng dường (pūja), phục vụ (upaṭṭhāna), trợ giúp (upakāra), xả ly (cāga), v.v...Tất cả những nghĩa trên đều biểu hiện hành động vô ngã vị tha. Vì vậy dāna được xem là yếu tố thoát ly hoàn hảo ra khỏi cái ta ích kỷ.

Bạn cần lưu ý để xem hành động cho của bạn thuộc loại nào trong ba cách sau đây:

- Cho như hành động của cái ta ích kỷ:Bạn có thể cho để được danh vọng, địa vị, lợi lộc, để đắc nhân tâm hay để mua chuộc người khác. Cũng có thể bạn cho để được ân sủng hay phước báu. Cho như vậy chỉ làm cho cái ta và tính ích kỷ ngày càng kiên cố hơn mà thôi.

- Cho như hành động của cái ta muốn trở nên rộng lượng:Có thể dựa trên một hệ thống đạo đức nào đó, tính ích kỷ được xem là tính xấu nên cần phải thoát ly khỏi nó. Do đó bạn cố gắng để cho ra, san sẻ, biếu tặng, cúng dường v.v... hầu giảm thiểu tính bủn xỉn, keo kiệt; và phát triển tính rộng lượng, hào phóng. Nhưng thực ra bạn chỉ thay đổi cái ta ích kỷ thành cái ta hào phóng, nhưng trong thâm sâu vẫn chỉ là thái độ vị ngã.

- Cho như hành động tự nhiên vắng bóng cái ta ích kỷ:Khi tâm hồn cởi mở, nhân từ và trong sáng, bạn sẵn lòng san sẻ, phục vụ hay trợ giúp người khác một cách tự nhiên, hoàn toàn không vị kỷ. Bạn chỉ tùy nhu cầu mà tiếp ứng, tùy duyên mà hành động. Tuy sống vô ngã vị tha nhưng không thấy mình vị tha gì cả. Như vậy cho ra là yếu tố hoàn hảo thoát ly cái ta ích kỷ nên được gọi là đàn-na ba-la-mật (dāna pāramī).

2) Giới luật hoàn hảo nhất (Sīla pāramī) là buông hoàn toàn cái ta vọng động: Vọng động ởđây được dùng theo nghĩa hành động nói năng phóng túng,thiếu thận trọng, thiếu tự chế, thiếu kỷ cương, không tinh tế, lỗ mãng, thô tháo, cẩu thả, đưa đến hành vi sai trái, xử sự xấu ác. Hành động, nói năng xấu ác lâu ngày trở thành thói quen một cách vô thức, không còn tự biết mình, thậm chí chìu theo bản năng thú tính.

Mặt khác, hành động nói năng bồng bột, buông thả theo cảm tính ưa ghét, thiếu tự chủ, thiếu tự tri, cũng biểu hiện sự yếu kém trong hành vi đạo đức chân thực. Nhưng hành động gò ép theo một khuôn mẫu luật lệ nào đó đã có sẵn, hoặc theo một hệ thống đạo đức duy lý thì vẫn chưa phải là hành vi đạo đức thựcsự, nếu không muốn nói là đạo đức giả. Giới luật chỉ được xem là yếu tố hoàn hảo khi biểu hiện được những yếu tính như sau:

- Nhận thức rõ rệt ngay nơi hành động đang diễn ra:Khi bạn ý thức rõ ràng mỗi hành vi của mình bạn liền nhận ra tính chất đúng-sai, xấu-tốt, thiện-ác trực tiếp ngay nơihành vi đó mà không cần so sánh với một mẫu mực có sẵn nào khác.

- Thận trọng tinh tế trong từng hành vi nhỏ nhặt nhất:Nếu bạn có thể thận trọng trong mọi hành động, nói năng của mình thì bạn sẽ tự biết điều chỉnh một cách tinh tế mà không cần đối chiếu với những giới điều hữu hạn từ bên ngoài.

- Nghiêm túc, cẩn mật nhưng hoàn toàn tự do sáng tạo:Giới luật không có nghĩa là sự ràng buộc, chính sự chân thành nghiêm cẩn giúp chúng ta thoát khỏi sự ràng buộc của những động cơ bất thiện, trả lại cho hành động bản chất tự do sáng tạo và thánh thiện của nó.

- Vô hiệu hóa thói quen, tập quán hay quán tính máy móc:Thói quen thường khiến chúng ta hành động thiếu ý thức và bất cẩn. Hành động thận trọng luôn diễn ra trong sự chú tâm trọn vẹn và quan sát rõ ràng, vì vậy, ngăn không để hành động rơi vào quán tính máy móc và vô thức, dẫn đến không còn biết đâu là điều sai trái (vô tàm), không còn ngần ngại gieo nhân gặt quả xấu (vô quý).

- Không mô phỏng, bắt chước hay rập khuôn:Hành động hoàn hảo tự nó là hành động tức thời và chính xác. Khi bạn bắt chước hay rập khuôn để hành động bạn phải mất nhiều thời gian so sánh hành động của mình với khuôn mẫu, như vậy bạn không thật sự hành động mà chỉ là con rối.

- Không lệ thuộc một áp lực nào:Khi bạn hành động vì một áp lực nào đó, thì bạn không thể hành động trung thực và trọn vẹn. Nếu không thích, bạn sẽ hành động với thái độ đối kháng và căng thẳng, nếu thích thì hành động của bạn chỉ là sự bám víu chứ không phải là hành động độc lập và hoàn hảo. Cái ta hành động càng phóng túng, bừa bãi, thiếu kỷ cương, thiếu đạo đức, càng gây ra tai họa, phiền khổ cho mình và người. Kết quả là nó càng tự trói buộc chặt hơn trong vòng nhân quả nghiệp báo không dứt. Nếu không thoát ly hoàn toàn sự trói buộc của cái ta hành động này thì chúng ta vẫn mãi mãi đắm chìm trong biển khổ trầm luân. Chỉ có sự thận trọng chu đáo trong mọi hành vi cử chỉ mới có thể giúp bạn vượt qua cái ta hành động phóng túng, vượt qua vòng nghiệp báo triền miên. Như vậy, sự thận trọng chu đáo là yếu tố hoàn hảo thoát ly cái ta manh động nên được gọi là giới luật ba-la-mật (sīla pāramī). (Xem lại chương 7: Hành xử tinh tế.)

3) Ly dục hoàn hảo nhất (Nekkhamma pāramī) là hoàn toàn buông cái ta tham ái: Nekkhamma, biến thể của nikkhamma, có nghĩa là ra khỏi (động từ nikkhamati). Nekkhamma cũng đồng nghĩa với nikkāma tức ra khỏi dục lạc. Vì vậy trong Thập Độ(10 pháp Ba-la-mật)theo Phật Giáo Nguyên Thủy thì nekkhamma có nghĩa là xuất gia – ra khỏi nhà dục lạc trần tục. Trong khi đó Lục Độtheo Phật Giáo Phát Triển lại có nghĩa là thiền định. Cả hai truyền thống đều có lý, vì thiền định và xuất gia đều có mục đích giống nhau là ly dục. Vậy đúng hơn chúng ta nên gọi yếu tố thoát ly hoàn hảo này là ly dục (kāmānaṃ nissaraṇaṃ yadi idaṃ nekkhammaṃ), nói chính xác hơn là sự thoát ly khỏi mọi hình thức khát ái, tham dục và ái dục.

Kāma là sự ham thích trong các đối tượng giác quan. Say đắm trong sắc, thanh, hương, vị, xúc làm cho tâm bất an, dao động. Khi bạn không đạt được điều mình thích bạn sẽ ấm ức, bất mãn, nhưng nếu bạn đạt được thì lúc đầu bạn sợ mất đi, rồi dần dần bạn cũng sinh nhàm chán. Như vậy có thích thì có ghét, có tham thì có sân, cứ thế chúng ta ngày càng đắm chìm trong ngoại cảnh. Đắm chìm trong những đối tượng giác quan là dục ái(kāma taṇhā), trong trạng thái vắng lặng, an lạc của thiền định cũng vẫn còn bị trói buộc trong sắc ái(rūpa taṇhā) và vô sắc ái(arūpa taṇhā). Cũng vậy, nếu đời sống xuất gia không thoát khỏi những loại ái trên thì không thể xem là sự thoát ly toàn triệt được.

Ba loại ái trói buộc chúng sinh trong tam giới đều xuất phát từ cái ta ảo tưởng. Dướigóc độ nhìn của cái ta ảo tưởng, thực tánh pháp được khái niệm hoá thành tam giới tùy theo tâm trạng của chúng sanh. Vậy muốn vượt thoát cái ta ảo tưởng thì phải vượt thoát những khái niệm giả định này, mà cụ thể là thoát ly toàn bộ tham ái trong tam giới. Như vậy ly dục là yếu tố hoàn hảo thoát ly cái ta tham ái nên được gọi là ly dục ba-la-mật (nekkhamma pāramī). (Xem lại chương 8: Nội tâm tĩnh lặng.)


4) Trí tuệ hoàn hảo nhất (Paññā pāramī) là hoàn toàn buông cái ta vô minh:Khi đã vượt thoát tính ích kỷ, phóng túng và tham ái thì thấy biết cũng bắt đầu mở ra một tầm nhìn trong sáng, không còn bị ngăn che bởi những ảo tưởng, ảo giác, tà kiến của bản ngã. Bấy giờ tâm có thể phản ánh vạn sự vạn vật một cách chân thực, đó là trí tuệ. Trí tuệ biểu hiện qua sự thấy biết tự nhiên, trong sáng, và trung thực của tánh biết.

Trí tuệ không phải là kiến thức. Kiến thức khởi đầu bằng khái niệm đưa đến kết luận thông qua hệ thống tư tưởng, quan niệm, chủ thuyết, triết học v.v... trong khi trí tuệ trực tiếp phản ánh sự thật như một tấm gương trong sáng không bị ngăn che bởi bất kỳ khái niệm hay kết luận nào.

Trong quá trình nhận thức, qua thấy biết bản ngã không ngừng thu thập thông tin để làm đầy kho kiến thức của mình. Kiến thức bắt nguồn từ thấy biết, nhưng đã bị bản ngã thêm thắt suy đoán, tưởng tượng, đánh giá, kết luận. Nên trong khi trí tuệ thấy như tấm gương chỉ phản chiếu trung thực những gì đến đi, không lưu giữ, thì kiến thức như máy quay phim không ngừng thu nhận và lưu trữ tư liệu. Mặt khác, kiến thức còn vay mượn thông tin của người khác, không phải tự mình thấy biết. Do đó, kho kiến thức tuy ngày càng rộng lớn nhưng hầu hết là không thực. Kiến thức bắt nguồn từ những gì được thấy biết, nhưng bản ngã biến chúng thành quan niệm riêng dùng để phán đoán, phê bình, lý luận, v.v... nên thấy biết tự nhiên trong sáng dần dần bị lãng quên. Không mấy ai nhận ra rằng nếu không có thấy biết trong sáng thì mọi kiến thức lập tức trở thành vô nghĩa.

Trí tuệ không xuất phát từ kiến thức mà từ thấy biết trong sáng. Thấy biết là trải nghiệm còn kiến thức là kinh nghiệm. Thấy biết có thể giúp kiến thức phát triển rộng lớn hơn, ngược lại, kiến thức giới hạn thấy biết trong quy định của khái niệm, nên chúng ta không còn cơ hội để nhận ra thực tánh. Không thấy được bản chất rốt ráo của thực tại có nghĩa là vô minh, dù kiến thức có phong phú đến đâu đi nữa.

Tuy nhiên, nỗ lực rèn luyện trí tuệ để thấy thực tánh là một sai lầm nghiêm trọng. Bởi vì, ý muốn sở hữu trí tuệ chính là ý đồ của bản ngã khao khát thu thập kiến thức. Kiến thức có thể được phát triển bằng cách thu thập thêm nhiều thông tin, nhưng nó mãi mãi là tương đối, hữu hạn, và không chính xác. Vì vậy nó không thể nào thay thế cho trí tuệ vô hạn và chân thực được.

Kiến thức rất cần trong sinh hoạt đời sống xã hội, bởi chính xã hội qui định ra nó, nhưng đó không phải là trí tuệ. Kiến thức có thể là cái dụng của trí tuệ khi xuất phát từ thấy biết như thật và trong sáng. Kiến thức nào vay mượn từ bên ngoài chỉ có thể xác thực khi được kiểm chứng qua trải nghiệm thực kiện. Nếu chỉ là khái niệm thôi thì nó sẽ chướng ngại cho trí tuệ. Thấy biết trong sáng luôn có đó nhưng bị khái niệm, tư tưởng, quan niệm chủ quan v.v… che lấp quá nhiều đến nỗi không thấy được sthực. Vì vậy, không thể vun bồi trí tuệ dần dần mà chỉ cần không bị ngăn che nữa thì trí tuệ tự soi sáng ngay lập tức. Mọi cố gắng phát triển trí tuệ đều rơi vào cái bẫy thu thập kiến thức cho bản ngã mà thôi. Khi bị mây che mặt trời không mất đi, nên khi trời quang mây tạnh mặt trời vẫn chiếu sáng như thường. Cũng vậy, trí tuệ ba-la-mật vượt thoát vô minh giống như mặt trời ra khỏi mây che, bản chất vẫn là chiếu sáng, không thêm không bớt.

Ngay khi bạn thấy biết bình thường, tự nhiên, trong sáng, thì thực tánh lập tức hiển lộ và đồng thời cái ta ảo tưởng cũng biến mất cùng với những vọng niệm, tà kiến và vô minh của nó. Thực ra, chỉ vì chúng ta quá tin vào khái niệm và kiến thức mà bị vô minh che ám, chỉ cần tỉnh ra thì ảo ảnh biến mất, và trí tuệ vẫn luôn thấy biết tự nhiên, trong sáng; đồng thời không ngừng giúp chúng ta thấy ra sự thật. Như vậy trí tuệ là yếu tố hoàn hảo thoát ly cái ta vô minh nên được gọi là trí tuệ ba-la-mật (paññā pāramī). (Xem lại chương 3: Thấy biết trong sáng.)

5)Tinh tấn hoàn hảo nhất (Viriya pāramī) là hoàn toàn buôngcái ta giải đãi:Khi không được trí tuệ soi sáng, mọi nỗ lực đều chỉ phụng sự cho cái ta đầy tà kiến và tham ái. Đó là lý do vì sao trong Thập Độ theo Phật giáo Nguyên Thủy, tinh tấn ba-la-mậtđược xếp sau trí tuệ ba-la-mật. Tinh tấn là con dao hai lưỡi, dùng trong việc thiện là thiện, trong việc ác là ác. Nhưng cho dù nỗ lực trong điều thiện thì vẫn chưa phải là tinh tấn ba-la-mật nếu như đó chỉ là nỗ lực của cái ta ảo tưởng. Vì vậy, bạn nên thận trọng không sử dụng tinh tấn một cách chủ quan theo ý mình hay theo một quan niệm nào khác. Nếu không, càng tinh tấn càng tự trói buộc mình. Tinh tấn được trí tuệ soi sáng sẽ tự động điều chỉnh phù hợp với mọi tình huống, và thể hiện đúng chức năng thoát khỏi trạng thái buông xuôi, giải đãi, hôn trầm, thụ động.

Mặc dù trong tinh tấn ba-la-mật hàm ẩn một mức độ nỗ lực thích ứng với từng hoàn cảnh đặc thù, nhưng không phải là nỗ lực của ý chí thường được dùng như công cụ của cái ta tham vọng. Khi chưa thấy rõ thực tánh, chúng ta chỉ biếtxuôi theo ý đồ củabản ngã. Bản ngã luôn muốn được dễ dàng và thỏa mãn. Để được thỏa mãn, bản ngã vận dụng toàn bộ năng lực ý chí, tích cực, hăng say, nỗ lực hầu mong thực hiện được dục vọng của mình, vì vậy sinh ra trạo cử, bất an, căng thẳng. Ngược lại, để được dễ dàng, bản ngã lười biếng, tiêu cực, thụ động, thờ ơ, chỉ biết buông xuôi theo thói quen quán tính hoặc rập khuôn theo lối mòn có sẵn, cho nên đưa đến chán nản, hôn trầm, trì trệ. Bản ngã giống như con lắc khi thì quá tích cực khi thì quá tiêu cực. Hai đối cực nỗ lực hăng say và buông xuôi, giải đãi này làm mất dần khả năng linh hoạt, sáng tạo và uyển chuyển tự nhiên.

Ví như khi bạn bị rơi xuống một dòng sông chảy xiết, bạn đừng phí sức soay xở cũng đừng nhắm mắt buông xuôi. Cả hai thái độ đều không thể giúp bạn thoát khỏi sự cuốn trôi hay chìm đắm. Đó là ý nghĩa câu trả lời của đức Phật: “Không bước tới, không dừng lại, Như Lai thoát khỏi bộc lưu”khi được hỏi làm thế nào Ngài thoát khỏi luân hồi sinh tử. Bộc lưu là dòng nước chảy xiết của luân hồi sinh tử, khởi đầu bằng vô minh (avijjāsava), đưa đến tà kiến (diṭṭhāsava), nuôi dưỡng ái dục (kāmāsava) rồi nỗ lực tạo tác để trthành (bhavāsava) và kết quả là chìm đắm trong phiền não khổ đau (soka parideva dukkha domanassa upāyāsa). Bước tới là nỗ lực tạo tác để trthành một sinh hữu trong tương lai, tức bị cuốn trôi trong luân hồi; dừnglại là buông xuôi, dính mắc trong hiện tại hoặc quá khứ, tức bị đắm chìm trong sinh tử. Như vậy tinh tấn là yếu tố hoàn hảo thoát ly hai thái độ cực đoan này đượcgọi là tinh tấn ba-la-mật (viriya pāramī). (Xem lại chương 5: Nhiệt tâm cần mẫn.)

6) Nhẫn nại hoàn hảo nhất (Khantī pāramī) là hoàn toàn buông cái ta đối kháng:Khi trí tuệ thấy rõ trật tự vận hành tnhiên của pháp trong quan hệ nhân quả nghiệp báo, bạn bắt đầu tinh tấn sống thuận pháp, không quá nỗ lực, cũng không buông lung. Tuy nhiên, khi gặp phải khó khăn gian khổ bạn thường phản ứng theo thói quen đối kháng hoặc trốn chạy, từ chối đón nhận sự thật. Nhưng chính phản ứng đối kháng hoặc chạy trốn này càng làm gia tăng áp lực của sự gian khó, và tất nhiên đưa đến căng thẳng, phiền não và khổ đau. Vì vậy, người có trí tuệ biết nhẫn nại để thoát ly cái ta bất bình, đối kháng. Nghịch cảnh không đem đến khổ đau mà chính cái ta nóng nảy không nhẫn nại mới tạo ra đối kháng rồi lãnh lấy hậu quả là lo âu, sợ hãi, khổ đau và phiền muộn. Cho nên, mỗi khi gặp phải tình huống khó khăn nguy hiểm, bạn càng căng thẳng nôn nóng muốn thoát khỏi nó bao nhiêu càng làm cho vấn đề khó khăn phức tạp và khó chịu đựng hơn bấy nhiêu. Thái độ tốt nhất là bình tĩnh nhẫn nại thì áp lực sẽ không phát sinh, còn nếu đã phát sinh thì nó sẽ tự hóa giải.

Mục đích của nhẫn nại không phải để vượt qua gian khó, mà là thoát khỏi sự bồn chồn, nóng nảy của cái ta đối kháng. Bạn không thể vượt qua mọi khó khăn trong đời sống. Có những khó khăn mà bạn phải đón nhận và chung sống hòa bình suốt đời. Ngay khi bạn khởi lên ý muốn vượt qua gian khó là bạn đã dựng lên chướng ngại cho mình. Chướng ngại lớn nhất chính là cái ta của bạn. Nó chỉ biết làm sao có lợi cho mình mà không thấy nguyên lý vận hành của sự sống. Cho nên nó luôn tìm cách phản kháng cái không thích, và đòi được cái vừa lòng. Chính vì thái độ lăng xăng đó cái ta tự tạo ra bất an trong khi luôn muốn được bình an!

Cái ta nôn nóng tìm mọi cách tu luyện để giải thoát ra khỏi tình trạng không vừa lòng, nhưng vô tình lại tạo thêm sự bất bình, căng thẳng và trói buộc. Bạn cần thấy rõ rằng không phải là sự nhẫn nại của cái ta mong cầu giải thoát khỏi cái nó không vừa lòng, mà nhẫn nại chính là sự giải thoát khỏi áp lực của cái ta đối kháng và mong cầu. Như vậy nhẫn nại là yếu tố hoàn hảo thoát ly cái ta đối kháng nên được gọi là nhẫn nại ba-la-mật (khantī pāramī).(Xem lại chương 6: Bình thản đón nhận.)

7) Chân thực hoàn hảo nhất (Sacca pāramī)là buông hoàn toàn cái ta ảo vọng:Nhờ sáu yếu tố thoát ly hoàn hảo vừa nói trên, nhất là trí tuệ, tinh tấn và nhẫn nại, bạn phát hiện được hai mặt của thực tại: Tục đế và chân đế. Trong chân đế bạn thấy rõ thực tánh của vạn pháp, trong tục đế bạn phát hiện ra tính giả định và tính hư vọngcủa khái niệm, nhất là khái niệm “ta” và “của ta”, dẫn đầu quá trình tạo nghiệp luân hồi sinh tử. Cái thấy đầu tiên của trí tuệ giống như một tia chớp lóe lên đủ xóa tan bóng tối cùng với mọi ảo tưởng để cảnh vật hiện ra rõ ràng minh bạch.

Bấy giờ bạn nhận ra rằng cảnh vật không phải như mình tưởng tượng trong bóng tối, nó hoàn toàn độc lập với mọi nhận thức của mình. Điều này thiền Vipassanā gọi là thấy pháphay tuệ kiến (vipassanā ñāṇa), và Thiền Tông gọi là kiến tánhhay ngộ. Nhưng tập khí do khái niệm tích lũy lâu ngày không dễ hóa giải trong một sớm một chiều. Vì vậy bạn phải tinh tấn để không rơi vào buông lung phóng dật theo thói quen vô thức. Và đồng thời cũng phải nhẫn nại đón nhận mọi sự kiện đến và đi theo tiến trình vận hành của pháp, mà không rơi vào thái độ chấp nhận hay chối bỏ của cái ta ảo tưởng.

Một tia chớp có thể lóe lên rồi tắt, bóng tối lại ập vào. Cũng vậy, bạn có thể phát hiện ra thực tánh và cái ta ảo tưởng, nhưng vô minh ngủ ngầm sẵn sàng đợi thời cơ, chỉ cần bạn thiếu cảnh giác liền nương theo thói quen nhảy vào tái tạo cái ta ảo tưởng khác, ngụy trang dưới những hình thức tinh vi hơn: đó là sở đắc của bạn. Vì vậy, giờ đây một mặt bạn phải hết sức chú tâm vào thực tại chân đế, mặt khác bạn phải thận trọng quan sát thực tại tục đế thật rõ ràng để phát hiện lập tức bất cứ hình thức bản ngãnào xuất hiện, để nó không thể che lấp được thực tại chân đế. Động tác này được đức Phật gọi là hộ trì chân đế.

Khi đã tuệ tri thực tánh pháp, thì hộ trì chân đế có nghĩa là sống trọn vẹn trong pháp tánh, đó là chân thc ba-la-mật. Trong chân thực ba-la-mật không còn ảo tưởng của bản ngã vô minh, vì luôn sống trọn vẹn trong thực tại chân đế. Thực ra, không ai có thể rời được thực tại chân đế, chỉ vì cái ta ảo vọng che mờ nên không thấy mà thôi. Vì vậy, việc hộ trì chân đế không phải là cố gắng gìn giữ bất kỳ một trạng thái sở đắc nào. Ngay khi xem chân đế như một sở đắc thì khái niệm đã khởi lên, không còn là chân đế nữa. Vậy việc hộ trì chân đế không có nghĩa là giữ lạimột trạng thái nào mà chỉ cần buông cái ta bám víu khái niệm đi thì ngay đó pháp chân đế tự hiển lộ trong trạng thái tự nhiên của nó. Như vậy sống chân thực với pháp là yếu tố thoát ly hoàn hảo được gọi là chân thực ba-la-mật (sacca pāramī).

8)Nguyện lực hoàn hảo nhất (Adhiṭṭhānapāramī) là buông hoàn toàn cái ta vi tế:Khi thực tại chân đế đã được trí tuệ thấy ra, bạn bắt đầu sống thuận pháp (chân thực ba-la-mật) nhờ sự hỗ trợ của tinh tấn và nhẫn nại. Bản ngã thô thiển dễ dàng bị phát hiện và hóa giải, nhưng cái ta vi tế dưới hình thức tập khí ngủ ngầm còn ẩn náu bên trong vô thức, vẫn sẵn sàng quấy rầy bạn bất cứ lúc nào. Cái ta vi tế này xuất hiện dưới hai hình thức:

1) Nhận chân đế làm “ta” và “của ta” một cách vô thức:Trong khi hộ trì chân đế thì cái ta vi tế len lỏi vào bám víu chân đế để an trú, không quan tâm gì đến tục đế, như vậy vẫn là phiến diện, một chiều, chưa phải là giác ngộ toàn diện. Trong trường hợp này nguyện lực ba-la-mậtcó nghĩa là phát nguyện sống hạnh vô ngã vị tha, để không chấpvào tánh không của chân đế. Hạnh nguyện lợi lạc quần sanh này giúp bạn buông bỏ cái ta vi tế ẩn náu trong mọi trạng thái sở đắc.

2) Tập khí tích lũy lâu đời trở thành phản ứng quán tính:Trong khi hộ trì chân đế những thói quen vô thức vẫn thường dây dưa gây trở ngại khiến bạn không thể sống thuận pháp một cách trọn vẹn được. Ví dụ như một người trước đây ghiền rượu, nay không còn uống nữa, nhưng khi nghe mùi rượu vẫn dao động bất an. Nếu người này không kiên quyết vẫn có thể bị thói quen chi phối. Trong trường hợp đó quyết định ba-la-mậtcó thể giúp bạn mạnh dạn cắt đứt thói quen của tập khí này không còn dư sót.

Nguyện lực và quyết định có liên quan mật thiết với nhau. Một khi đã phát nguyện thì phải quyết tâm không thối chuyển, nếu không, khi gặp khó khăn trở ngại bạn có thể thối chí ngã lòng và có khuynh hướng trở về an trú trong tánh không của chân đế. Như thế nghĩa là bạn có thể bất biến nhưng không có khả năng tùy duyên, tùy nguyện. Khi nào bạn có thể vừa sống hợp chân đế vừa hợp tục đế, tức là, vừa tùy thuận thực tánh vừa tùy thuận duyên sanh thì bạn mới có thể tùy duyên vô ngại.

Trong Thiền Tông, nhiều thiền giả tưởng kiến tánh là xong, nên họ chỉ trú trong chân không mà xem thường lãnh vực diệu hữu. Cũng vậy, trong Thiền Vipassanā, thấy được thực tánh, nhiều thiền giả tự khép kín trong chân đế, không màng gì đến cuộc đời. Thái độ sai lầm này là một trong những phiền não chướng của thiền tuệ. Vì vậy, ở mức độ này, quyết định hay nguyện lực ba-la-mật là vô cùng cần thiết để không rơi vào trầm không trệ tịch.

Lấy tâm nguyện sống vô ngã vị tha làm bài học tự giác và chia sẻ sự giác ngộ với mọi người, không chỉ lo an lạc giải thoát cho riêng mình, chính là buông cái ta vi tế chấp khôngđể sống “vì hạnh phúc chúng sinh, vì an lạc cho đời”như đức Phật khuyến dạy Đại Chúng. Như vậy quyết định là yếu tố hoàn hảo thoát ly cái ta vi tế nên được gọi là nguyện lực hay quyết định ba-la-mật (Adhiṭṭhāna pāramī).


9) Tâm từ hoàn hảo nhất (Mettā pāramī) là buông hoàn toàn cái ta bất mãn:Một tâm nguyện vị tha, nếu không hoàn toàn vô ngã thì rất dễ hình thành cái ngã vị tha. Dù bản ngã vị tha đến đâu thì vẫn còn có đối ngại nên không thể nào vừa ý được. Bất mãn, không vừa ý tức là tâm sân vi tế. Vì vậy phải có tâm từ vô lượng (appamāṇa mettā) không bị giới hạn trong bản ngã thì mới có thể sống vô ngã vị tha thật sự. Do đó cần thấy rõ đâu là tâm từ hữu ngã đâu là tâm từ vô ngã:

- Tâm từ phát xuất từ bản ngã:Nhiều người tu thiền tâm từ để bảo vệ hoặc khẳng định uy lực của mình. Đó là cách mà bản ngã cố gắng phát triển chính nó bằng những trang bị cao đẹp nhất. Họ cố gắng thương yêu mọi người, nhưng đó chỉ là tình thương yêu trong tầm vóc hữu tướng, hữu vi và hữu ngã mà cao nhất họ chỉ có thể đạt được tâm từ của các vị Đại Phạm Thiên sắc giới, không phải là tâm từ ba-la-mật.

-Tâm từ vô lượng và vô ngã của Chư Phật:là tâm từ hoàn toàn viên mãn, thuần khiết và tự nhiên. Loại tâm từ này luôn đi đôi với tuệ giác. Nghĩa là khi có tuệ giác thì liền có tâm từ. Nói cách khác là người đã giác ngộ luôn luôn có tâm từ ái đối với tất cả chúng sanh. Đối tượng của tâm từ này có thể là một người, nhiều người hay vô lượng chúng sanh, nhưng cho dù không có đối tượng nào thì tâm từ vẫn vô lượng. Đây là tâm từ đã hoàn toàn viên mãn của đức Phật và các bậc Thánh, không phải là tâm từ của những người đang tu tập ba-la-mật để thoát ly tự ngã.

- Tâm từ vô lượng như yếu tố thoát ly sự bất bình của cái ta vi tế:Khi còn cái ngã vi tế, dù là cái ngã vị tha, không còn lòng ích kỷ, nhưng vẫn còn một chút lý trí phân biệt giữa đúng và sai, thiện và ác v.v... Sự phân biệt này tuy không trầm trọng như lý trí vọng thức nhưng trong sâu thẳm nội tâm vẫn còn vướng chút bất bình. Vì vậy người đang thể hiện hạnh Bồ-tát phải thực hành tâm từ ba-la-mật, không để khởi lên tâm niệm bất bình, dù biết rõ đâu là đúng đâu là sai.

Không có tâm từ ba-la-mật thì khó thực hiện được nguyện lực ba-la-mật một cách toàn toàn vô ngã vị tha. Với tâm từ này vị Bồ-tát mới có thể mở toang tâm địa vượt khỏi mọi giới hạn phân ranh bốn tướng: ngã (atta), nhân (puggala), chúng sanh (satta), thọ giả (jīva). Như vậy, tình thương yêu vô lượng là yếu tố hoàn hảo thoát ly đối ngại tưởng của cái ta hữu tướng, hữu hạn nên được gọi là tâm từ ba-la-mật (mettā pāramī).

10) Tâm xả hoàn hảo nhất (Upekkhā pāramī) là buông hoàn toàn cái ta thủ trước:Mục đích tối hậu của Ba-la-mật là Vô Thủ Trước Niết-bàn một thái độ tâm buông xả toàn triệt, không còn ảo tưởng “ta”, “của ta” và “tự ngã của ta” nên không có gì để nắm giữ cho dù đó là Niết-bàn.

Xả có nhiều nghĩa nhưng ở đây xả ba-la-mật không phải là trạng thái mà là thái độ tâm đối với cảnh:

- Thái độ tâm không gây nhân (vô vi) không tạo tác (vô tác) trong hoạt động không có chủ ý thiện hay ác.

- Thái độ thăng bằng, không dao động của những người không tham ưu thương ghét.

- Thái độ rỗng rang vô sự của những người không bận tâm việc gì. Không có ý đồ của bản ngã, nhưng không phải thái độ thờ ơ, không quan tâm, không chú ý.

- Thái độ không nắm giữ, không buông bỏ trạng thái hay tình huống nào, nhưng không phải là an trú trong trạng thái xả của thiền định.

- Thái độ bình thản, không xúc động trước mọi hoàn cảnh. Đây không phải là cảm giác hay cảm xúc trung bình giữa khổ và lạc, hỷ và ưu.

Nhưng trong khi thực hành hạnh vô ngã vị tha với tâm từ vô lượng, vị Bồ-tát có thể khởi lên tâm ngã mạn cho rằng mình độ chúng sanh và có chúng sanh được độ. Nếu có sự cứu độ thì một vị Bồ-tát chỉ có thể độ được “tự tánh chúng sanh”, nghĩa là những vọng nghiệp sinh khởi trong tâm do cái ta ảo tưởng tạo ra mà thôi. Nhưng sự cứu độ này đòi hỏi một sự buông xả toàn triệt. Vị Bồ-tát tất nhiên phải nhận chân ra rằng bài học giác ngộ chỉ có thể được học từ cuộc sống mà tất cả chúng sanh dù đang ở đâu với nghiệp mệnh như thế nào, thiện hay ác, khổ hay lạc… đều đang học bài học vận hành của pháp ngay nơi bản thân họ trong tương giao với môi trường mà họ đang sống. Như vậy, cuộc sống mới chính là vị thầy trực tiếp giáo hóa chúng sanh. Phật và Bồ-tát chỉ giới thiệu chân lý trong cuộc sống để cho chúng sanh tự giác mà thôi.

Theo thiền Vipassanā thì tuệ thứ 11 là tuệ xả (upekkha-ñāṇa). Đó là tâm hoàn toàn quân bình, rỗng rang thanh tịnh, sẵn sàng để tiến vào Đạo Lộ giác ngộ giải thoát. Bởi vì, khi nào cái ta còn có chỗ bám níu thì tuệ giác vẫn còn bị che lấp không thể thấy được pháp thực tánh tối hậu. Như vậy, buông xả là yếu tố hoàn hảo thoát ly cái ta bám níu trong sinh tử luân hồi nên được gọi là tâm xả ba-la-mật (Upekkhā pāramī).

Hỏi:

- Con nghe nói muốn giác ngộ giải thoát phải tích lũy công đức, có phải là bằng cách thực hiện 10 pháp Ba-la-mật thầy vừa giảng không?

Trả lời:

- Mười pháp Ba-la-mật đúng là pháp giác ngộ giải thoát, nhưng không phải là tích lũy công đức. Tích lũy công đức là hướng củng cố ngã và ngã sở, làm sao giác ngộ giải thoát được. Trái lại, Ba-la-mật là buông xả mọi ràng buộc của ngã và ngã sở nên gọi là giải thoát đến bờ kia. Như vậy, tích lũy công đức hoàn toàn trái ngược với Ba-la-mật. Giác ngộ giải thoát không có công lao gì cả. Giống như một người cai nghiện ma túy, chỉ cố gắng bỏ thoát khỏi cái khổ bị ràng buộc trong đó chứ có tích lũy công đức gì đâu. Muốn giác ngộ giải thoát thì phải xả ly chứ không tích lũy. Xả ly là cốt lõi của Ba-la-mật. Vì vậy, đức Phật xác nhận giáo pháp của Ngài chỉ có một hướng duy nhất là: “Xả ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn”.

Hỏi:

- Con đọc những câu chuyện tiền thân của Phật thấy Bồ-tát thực hành những hạnh Ba-la-mật rất khó làm. Con nghĩ đó là những công đức rất lớn sao gọi là không có công đức?

Trả lời:

- Bản ngã luôn muốn lập công để khẳng định mình và cho rằng mỗi hành động thiện của mình là một công đức. Vì thế mà không thể nào giác ngộ giải thoát được. Đức Phật dạy Ba-la-mật chính là để buông bỏ cái bản ngã ảo tưởng đó. Bồ-tát có nghĩa là người thể hiện trí tuệ trong đời sống vô ngã vị tha, để loại trừ bản ngã, chứ không phải để lập công bồi đức. Tích lũy công đức là quan niệm hữu vi tạo tác của tiểu ngã muốn trở thành đại ngã của Bà-la-môn giáo chứ không phải Phật giáo.

Hỏi:

- Con thấy có nhiều người bố thí, trì giới v.v… theo hướng phát triển bản ngã, không phải xả ly bản ngã như thầy giảng, vì họ quan niệm rằng phải phát triển bản ngã hoàn thiện rồi mới vô ngã được. Có thể đó là một hướng tu khác đưa đến giác ngộ giải thoát không?

Trả lời:

- Chắc chắn đó không phải là hướng tu đưa đến giác ngộ giải thoát. Hoàn thiện bản ngã là chủ thuyết tiểu ngã hoàn thiện để thể nhập đại ngã của đạo Bà-la-môn. Bạn có biết hầu hết tà kiến mà đức Phật nêu ra trong Kinh Phạm Võng đều xuất phát từ quan niệm hoàn thiện bản ngã không? Đức Phật đã dạy: “Tất cả pháp đều vô ngã” thì làm gì có cái ngã để mà hoàn thiện!

Chính vì tiên liệu được quan niệm sai lầm này mà đức Phật đã dạy, giống như cái kim của hạt lúa mạch, nếu cầm không đúng hướng không thể đâm thủng ngón tay, cũng vậy, Giáo Pháp Như Lai không sử dụng đúng hướng sẽ không đâm thủng vô minh ái dục. Và để chúng ta hiểu rõ hơn nữa Ngài nhấn mạnh rằng Giáo pháp của Như Lai là: “Nhất hướng xả ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, chánh trí, giác ngộ, Niết-bàn”. Khi nói đến Niết-bàn Ngài tiên đoán thế nào về sau nhiều người sẽ dựng lên một Niết-bàn lý tưởng cho bản ngã tham sân si hướng đến, nên Ngài đã định nghĩa Niết-bàn là “Đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tân si” để ngăn chặn người sau biến vô ngã của Phật giáo thành đại ngã của đạo Bà-la-môn. Tuy vậy, đức Phật biết rất rõ là khó mà ngăn chặn được tham vọng cầu toàn của bản ngã, nên một lần nữa Ngài lấy hướng tu của mình để minh họa cho hướng giác ngộ giải thoát đích thực, Ngài nói: “Không bước tới không dừng lại, Như Lai thoát khỏi bộc lưu”. Đó chính là hướng tu vô ngã, vì chỉ có bản ngã mới mong cầu sự hoàn thiện ở tương lai (bước tới) hoặc đắm chìm trong quá khứ và hiện tại (dừng lại). Đơn giản là bản ngã không biết rằng nó chỉ là ảo tưởng lăng xăng tìm cách bành trướng chính mình. Bao lâu chưa thấy ra sự hoàn thiện của pháp, bản ngã còn muốn trở thành tình trạng tốt đẹp hơn cho riêng mình, nhưng chính ý muốn đó cũng là một ảo tưởng, là tham ái đưa đến luân hồi sinh tử phiền não khổ đau mà thôi.

Ngay sau khi giác ngộ đức Phật đã thốt lên lời cảm hứng:

Anekajāti samsāraṃ

Sandhāvissaṃ anibbisaṃ

Gahakārakaṃ gavesanto

Dukkā jāti punappunaṃ. (Dhammapada 153)

Trải bao kiếp luân hồi

Mãi tìm không gặp được

Người thợ làm ngôi nhà

Khổ sinh, sinh lại khổ!

Người thức ngộ không còn đi tìm Niết-bàn nữa mà chỉ cần buông cái ta ảo tưởng xuống, chấm dứt mọi tạo tác, thì ngay đó là Niết-bàn, pháp vốn đã hoàn hảo không một tỳ vết.

Gahakāraka diṭṭho’si

Puna gahaṃ na kāhasi

Sabbā te phāsukā bhaggā

Gahakūtaṃ visaṅkhitam

Visaṅkhāragataṃ cittaṃ

Taṅhānaṃ khayaṃ ajjhagā. (Dhammapada 154)

Thấy rồi! thợ làm nhà!

Thôi đừng làm nhà nữa

Mọi cột kèo tan

Rui, mè đều gãy đổ

Tâm tạo tác không còn

Đạt đến tham ái tận (= Niết-bàn).

CHƯƠNG IV:

Suy nghĩ chân thực

Thấy biết là thể tánh

Suy nghĩ là tướng dụng.

Cả hai không thể thiếu

Trong tuệ giác viên dung.

(Viên Minh)

Có thể nói, suy nghĩ hay tư duy là điểm ưu việt, độc đáo nhất của loài người. Suy nghĩ nâng cao trình độ nhận thức và đem lại cho con người vô số thành tựu tốt đẹp trên nhiều lãnh vực. Suy nghĩ hình thành tư tưởng, lý luận, biện giải, hiểu biết, quan niệm, chủ thuyết, triết học và rất nhiều hoạt động tri thức khác, kể cả khoa học thực dụng nhất cũng phải xem tư duy là yếu tố then chốt. Người không biết suy nghĩ thì chẳng khác gì gỗ đá.

Tuy nhiên, vì hoạt động của tư duy quá phức tạp, thiếu chính xác, thường bị bóp méo bởi tính chủ quan của bản năng, tình cảm và lý trí trong giới hạn của những kiến thức phiến diện, mơ hồ, manh mún, nên tư tưởng không khỏi bị lệch lạc, võ đoán, hồ đồ... Điều này đã đưa đến biết bao tai họa cho con người.

Tư tưởng dẫn đầu mọi sinh hoạt hành động và nói năng. Vì vậy, tư tưởng lầm lạc dĩ nhiên đưa đến hành động, nói năng sai trái và kết quả chắc chắn là khổ đau và phiền muộn - không phải chỉ cho từng cá nhân mà còn cho cả tập thể cộng đồng. Rất nhiều tư tưởng đã đem lại tai họa cho toàn thể nhân loại dù theo nó hay chống đối lại nó.

Chính vì lẽ đó, Lão Tử nói: “Kiến tố, bảo phác, thiểu tư, quả dục” (Thấy tinh nguyên, giữ mộc mạc, bớt nghĩ suy, giảm ham muốn). Đức Chúa Jesus nói: “Trở nên như con trẻ”.Krishnamurti nói: “Bặt dứt tư tưởng”. Thiền Tông nói: “Nghĩ tư tức sai”(Suy nghĩ là sai), hoặc “Ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt” (Dứt đường ngôn ngữ, tuyệt chỗ tâm hành)v.v... Nhiều người đã hiểu lầm những lời dạy minh triết này, rằng cần phải chấm dứt mọi hoạt động của tư tưởng mới có thể giác ngộ sự thật. Nhưng khi bạn cố gắng bặt dứt tư tưởng thì chính là lúc bạn đang bị thúc đẩy bởi “tư tưởng muốn bặt dứt” đầy ngã tính chủ quan ấy. Nếu bạn chấm dứt tư tưởng quá sớm thì trí tuệ sẽ chết non, còn nếu bạn chấm dứt nó quá trễ thì sự thật đã trôi qua mất rồi. Vậy làm thế nào bạn biết chấm dứt tư tưởng đúng lúc?

Thực ra, bạn không cần chấm dứt tư duy. Khi bạn thật sự chánh niệm, tỉnh giác thì tư tưởng sẽ tự dừng lại đúng lúc một cách tự nhiên, và nó sẽ sẵn sàng ứng hiện trở lại lập tức, khi cần thiết. Vậy, trong khi đangchánh niệm, tỉnh giác, nếu tư tưởng tự ngưng bặt thì đó là chánh kiến, nếu tư tưởng ứng khởi đúng lúc và chính xác (phát xuất từ chánh kiến)thì đó là chánh tư duy.

Chánh kiếngiúp bạn nhận biết trực tiếp sự vật một cách trung thực. Chánh tư duygiúp bạn thấu hiểu sự vật một cách thực dụng. Chánh kiến và chánh tư duy là hai mặt của trí tuệ. Trên cùng một thực kiện, chánh kiến nhận chânbản chấtcủa thực tại, trong khi chánh tư duy nhận ra tướng dụngcủa hiện tượng. Tuy cả hai không xuất hiện đồng thời, nhưng luôn luân phiên hỗ trợ nhau trong quá trình nhận diện sự thật. Giống như hai chân thực hiện động tác đi, chân này trụ vững cho chân kia bước tới, và ngược lại; tuy hai chân không cùng lúc thực hiện chung một động tác, nhưng luôn thay phiên bổ túc cho nhau để bước những bước đi vững vàng, chính xác. Nếu loại bỏ một chân thì lập tức chúng ta trở thành què quặt. Cũng vậy, người quá thiên về định hoặc trực giácthiếu tư duythì còn tệ hơn người biết tư duy chín chắn.

Vậy bạn đừng sợ tư duy. Hãy cứ tư duy trong trầm tĩnh, sáng suốt trên những thực kiện mà chánh kiến đã phát hiện; đừng quá lệ thuộc vào những kiến thức vay mượn từ bên ngoài chưa được kiểm chứng hay chưa được thể nghiệm trực tiếp. Chánh kiến chỉ đến khi bạn chánh niệm tỉnh giácđúng mức, nghĩa là lúc tư tưởng tự ngưng bặt, chứ không phải bạn chủ quan bắt nó dừng lại.

Có bốn loại ý nghĩ:

1)Ý nghĩ đáp ứng tự nhiên: Ý nghĩ này âm thầm ứngkhởi theo điều kiện hoặc nhu cầu tự nhiên. Ví dụ như khi đói, tự nhiên có ý nghĩ muốn ăn; ngồi lâu có ý nghĩ muốn đứng, đi, hoặc nằm... Loại ý nghĩ này hoạt động thầm lặng, khó phát hiện, tưởng chừng như không hiện hữu, vì nó ẩn kín đàng sau hành động của bạn, phần lớn trong tình trạng vô thức. Bạn không thể loại bỏ ý nghĩ có tính bản năng tự nhiên này, vì nó là một trong những yếu tố tất hữu của đời sống. Điều bạn cần không phải là hủy diệt ý nghĩ này, mà chỉ cần sáng suốt lắng nghe lại mình thì có thể phát hiện ra nó và không bị nó điều khiển một cách vô thức như chỉ là con rối.

2) Ý nghĩ phản ánh thực tại:Khi chánh niệm tỉnh giác đạt đến mức thích hợp thì tư tưởng tự động ngưng bặt và chánh kiếntự nhiên xuất hiện, thấy rõ bản chất sự thật (thực tánh pháp).Nhưng ngay lập tức sau đó tư duy tự động khởi lên để duyệt lạilý giảipháp vừa được chánh kiến minh sát. Đó là chánh tư duy. Loại ý nghĩ này rất cần thiết trong lãnh vực tướng dụng của đời sống hàng ngày. Nhờ tư duy này các bậc Thánh biết được những gì đã chứng ngộ và Đức Phật biết làm thế nào tế độ chúng sanh. Vì vậy, không thể loại bỏ chức năng tự nhiên này của tư duy một cách chủ quan được.

3) Ý nghĩ lan man bất định:Đây là loại ý nghĩ thường tự phát một cách bất định khi tâm trí bạn không trầm tĩnh, sáng suốt hoặc thiếu chú tâm và an lạc; nghĩa là một nội tâm rối loạn, căng thẳng, bất an. Khi tâm trí tích lũy quá nhiều thông tin trong tình trạng thiếu tỉnh thức, những dữ liệu tàng trữ trong vô thức này sẽ trở thành những xung động tạo ra vô vàn đợt sóng “tư tưởng hoang dã”gọi là phóng tâm hay trạo cử. Loại tư duy này khuấy động làm cho tâm trí khó an ổn, và trầm trọng hơn có thể trở thành hoang tưởng trong bệnh tâm thần hưng cảm. Đừng trấn áp nó, nếu bạn chủ quan cố kìm hãm nó thì nó có thể sẽ tạm ngưng trong chốc lát, rồi lại bùng lên trong những cơ hội khác hay dưới nhiều hình thức khác tồi tệ hơn. Bạn chỉ cần trầm tĩnh quan sát, lắng nghe, cảm nhận hay nhận biết nó một cách trung thực khách quan,không khởi lên một thái độ phản ứng hay đối kháng nào thì nó sẽ tự lặng lẽ rút lui, trả lại cho bạn một tâm trí rỗng lặng trong sáng như bầu trời không một áng mây.

4) Ý nghĩ chủ tâm tạo tác:Hoạt động tư duy này tạo tác hành vi có mục đích và chủ ý. Loại ý nghĩ này khá phức tạp, có đúng có sai, có thiện có ác. Tuy vậy, bạn không cần phải cố gắng chận đứng mọi tư tưởng loại này mà chỉ cần quan sát thật khách quan và tinh tế diễn biến của từng tư tưởng để thấy rõ bản chất thật của nó: Đúng hay sai, thiện hay ác, chân hay giả, diệt hay sinh... Khi đã thấy biết tỏ tường như vậy thì bạn sẽ tự biết một cách chính xác tư tưởng nào nên ngăn ngừa, loại bỏ; tư tưởng nào nên duy trì, phát triển, một cách tự nhiên, không chọn lựa chủ quan theo tư ý, tư dục.

Dĩ nhiên, khi thấy những tư tưởng sai lầm, ô nhiễm, bất thiện, xuất phát từthamái, mê muộiđem đến ưu phiền, khổ não cho mình và người thì nên ngăn ngừa, loại bỏ. Điển hình như những tư tưởng tham ái, sân hận hoặc hãm hại.

Những tư tưởng đúng đắn, trong lành, hiền thiện, xuất phát từtrí tuệ, từ bi,đem lại thanh tịnh, an lạc cho mình và người thì nên duy trì, phát triển. Điển hình như những tư tưởng vô tham, vô sân, vô hại. Nói một cách tích cực là những tư tưởng vị tha, từ ái, thương yêu, chia sẻ.Loại tư tưởng tích cực này càng phát triển nhiều càng tốt chứ không nên vội vàng chấm dứt nó chỉ vì muốn cầu an trong thảnh thơi, yên ổn.

Đây là chặng đường tất yếu không thể bỏ qua trong quá trình hoàn thiện nội tâm và trí tuệ để giác ngộ giải thoát. Khi các Ba-la-mật, như trí tuệcông hạnh, chưa được viên mãn mà bạn đã cốbặt dứt tư duy hoặc ngưng trụ tâm, thì sự ngưng trụ này vẫn chỉ là sản phẩm của “cái ta tư tưởng”mà thôi!

Do đó bạn cần thấy sự khác biệt giữa hai tình trạng ngưng bặt tư tưởng:

- Tư tưởng tự ngưng bặt:Khi bạn hoàn toàn buông xả, thì chánh niệm tỉnh giác sẽ ứng hiện một cách tự nhiên, vô tư và khách quan. Ngay khi đó tư tưởng của bạn tự động dừng lại để cho tuệ giác phản ánh thực tại đang vận hành thuận theo tự tánh và nguyên lý vô ngã.

- Tư tưởng bị ngưng bặt:Khi bị áp lực của ý chí, bị khống chế bởi những tư tưởng chủ quan có mục đích khác hoặc một loạitập chú có chủ ý mà bạn rèn luyện được theo một phương pháp nào đó để chận đứng tư tưởng, thì thật ra, sự bặt dứt tư tưởng kiểu này cũng chỉ là một hình thức khác của cái ta tưtưởng mà thôi.

Nói tóm lại, tư tưởng khởi lên hay tư tưởng ngưng bặt không quan trọng, mà quan trọng là ngay đó bản chất của nó là gì và thái độ tâm đối với nó như thế nào:

- Sáng suốt hay mê muội.

- Thuận pháp hay thuận ngã.

- Thực tánh hay khái niệm.

- Vô chấp hay chấp thủ.

- Vô ái hay tham ái.

Dù tư tưởng ngưng bặt nhưng có cái ta tham ái, chấp thủ trạng thái ngưng bặt ấy thì sự ngưng bặt này cũng chỉ là trạng thái ảo hóa, không phải là tâm rỗng lặng trong sáng tự nhiên, không phải là thực tánh chân đế, tịch tịnh Niết-bàn. Theo thiền Vipassanā, khi tư tưởng sanh khởi trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, khi tư tưởng ngưng bặt trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, như vậy chính là tuệ giác thấy rõ bản chất sinh diệt vô thường của tư tưởng nên không nương tựa không dính mắc vào trạng thái sinh hay trạng thái diệt của tư tưởng, không cho trạng thái đó là ta, của ta hay tự ngã của ta. Có trí tuệ tỉnh giác (tuệ giác, chánh kiến) như vậy thì tư tưởng sanh khởi hay ngưng bặt đều tùy duyên vô ngại.

*

Trên phương diện thực tánh (paramattha), tư duy là tướng dụng của trí tuệ sẵn có tự nhiên. Trên phương diện chế định (paññatti), tư duy là một trong ba phương tiện văn, tư, tucủa trí tuệ thủ đắc qua trải nghiệm. Vì vậy, suy nghĩ trong chánh niệm tỉnh giác chính là chánh tư duy, do đó, không phải tất cả tư duy đều là vọng tưởng mà suy nghĩ chân chính giúp bạn rất nhiều phương diện về cả chân đế lẫn tục đế:

- Soi sáng những tư tưởng vô thức: Khi thiếu chánh niệm tỉnh giác bạn thường suy nghĩ một cách vô thức như loại tư tưởng hoang dãnói trên. Sở dĩ có tư tưởng vô thức hoang dã là vì chưa thấy biết đúng và suy nghĩ đúng, do đó chánh tư duy chính là quá trình hữu thức hóa những tư tưởng vô thức loại này.

- Phát huy những tư tưởng tích cực hữu ích, loại bỏ những tư tưởng tiêu cực có hại: Chánh tư duy phát triển những tư tưởng trong lành tích cực vì vậy những tư tưởng tiêu cực bất thiện như dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng sẽ tự vô hiệu hóa mà không cần dụng công loại trừ chúng.

- Điều chỉnh tư duy trở về chức năng đích thực của nó: Tư duy vừa lập công vừa gây họa vì nó dẫn đạo cho nói năng và hành động. Tư duy sai xấu sẽ đưa đến kết luận, chủ trương, quan niệm sai và dĩ nhiên hậu quả là hại mình hại người. Tư duy đúng tốt chính là chức năng tích cực của tâm.

- Hỗ trợ cho chánh kiến trong quá trình nhận chân toàn diện sự thật: Như chúng ta đã nói thấy biết đúng và suy nghĩ đúng là hai mặt của trí tuệ. Chánh kiến thiếu chánh tư duy thì chỉ thấy chân đế mà không thấy tục đế. Nhưng trên thực tế điều này không thể xảy ra, vì một khi đã có chánh kiến chắc chắn phải có chánh tư duy thì trí tuệ mới hoàn hảo.

- Xác định lại những gì chánh kiến đã thực chứng: Sau khi đại giác dưới cội Bồ-đề, đức Phật phải mất bốn mươi chín ngày suy ngẫm lại những gì Ngài đã chứng ngộ một cách vô ngôn. Nhờ vậy Ngài mới có thể thuyết thị chân lý cho mọi người.

- Làm gạch nối giữa chánh kiến với chánh ngữ: Sự suy ngẫm của đức Phậtsau khi chứng ngộlà quá trình truyền đạt sự tự chứng vô ngôn củaNgài cho mọi người bằng ngôn ngữ chế định.

Hỏi:

- Thầy nói thiện ác, đúng sai v.v... là khái niệm, và thầy cũng vừa nói tư duy có đúng có sai, có thiện có ác. Tức hễ có tư duy là đã rơi vào khái niệm, làm sao có thể suy nghĩ trung thực được?

Đáp:

- Thiện ác, đúng sai không phải luôn luôn là khái niệm, trừ phi chúng bị khái niệm hóa. Để dễ hiểu chúng ta tạm phân ra bốn loại:

1) Bản chất thực của thiện ác được trực nhận như chúng là, vượt ngoài khái niệm, nghĩa là độc lập với mọi qui định của chúng ta. Ví dụ như khi bạn lặng lẽ cảm nhận trung thực cơn giận hay lòng từ với chánh niệm, tỉnh giác, bạn vẫn thấy rõ tính chất riêng của mỗi trạng thái tâm lý đó mà không cần khái niệm hóa bằng ngôn từ hay tư tưởng nào cả.

2) Khái niệm thiện ác được qui định dựa trên phương diện ý nghĩa, hiện tượng, hình thức, tổng hợp, không gian, thời gian v.v... Ví dụ như khái niệm bố thí hoặc trộm cắp tuy có biểu thị một hành động nhưng đó chỉ là hiện tượng phức hợp không có bản chất riêng mà tùy theo qui định của từng cộng đồng.

3) Khái niệm qui định để gọi tên bản chất thực của những sự kiện. Ví dụ như tên gọi bản chất trạng thái của những thực kiện: Buồn, vui, khổ, lạc, tham, sân v.v... Tuy là tên gọi nhưng đàng sau vẫn hàm chứa tính chất của thực kiện.

4) Khái niệm giả định để đặt tên cho những ý tưởng hay quan niệm mà con người thỏa thuận với nhau vì tiện ích trong quan hệ tương giao, chứ không có bản chất, không có thực kiện. Ví dụ như ý tưởng hiếu thảo, bất hiếu, trung thành, phản bội, vinh dự, ô nhục v.v...

Tóm lại, bản chất của thực kiện thì không sai khác, nhưng có nhiều khái niệm dị biệt tùy mỗi người, mỗi nhóm hay mỗi cộng đồng về sự kiện đó. Như vậy, tư duy dựa trên bản chất thực kiện (loại 1) và trên khái niệm định danh cho bản chất thực kiện(loại 3) thì vẫn có thể là tư duy trung thực và chính xác. Nhưng tư duy theo khái niệm hình thức (loại 2) hay khái niệm thuần danh (loại 4) thì vẫn có đúng có sai tùy theo quan niệm của mỗi người, mỗi nhóm hay mỗi cộng đồng.

Hỏi:

- Chúng ta có thể dùng tư tưởng tốt để đánh bại tư tưởng xấu, như đức Phật dạy “Lấy từ bi thắng hận thù” hay không?

Đáp:

- Không, không thể được. Bạn đã hiểu lầm đức Phật. Ý Ngài không phải như vậy. Trong Pháp Cú, Ngài dạy: “Trên thế gian này hận thù không bao giờ chấm dứt bởi hận thù, mà chỉ chấm dứt bởi lòng từ ái, đó là định luật muôn đời”. Điều này không có nghĩa là lấy nhân từ (thiện) để diệt hận thù (ác), mà khi có tư tưởng thiện thì không có tư tưởng ác, vì hai tư tưởng này không thể xuất hiện đồng thời trong cùng một tâm. Bạn không thể lấy tư tưởng nhân ái để hủy diệt tư tưởng hận thù, vì như vậy hận thù sẽ trở nên kín đáo và ma mãnh hơn. Thực ra, hầu hết những tư tưởng mà bạn dùng để đấu tranh, hủy diệt đều có bản chất sân hận làm sao có thể là nhân từ được! Khi có lòng từ, thì nội tâm sẽ không có sân. Nhân từ không cần phấn đấu chống lại thù hận.

Chúng ta cần thấy rằng, trong dụng công đối kháng thường có thái độ bất mãn từ phản ứng của bản ngã - bản ngã muốn tiêu diệt cái không vừa ý để đạt được cái mong cầu. Điều này hàm chứa lực giằng co giữa sân và tham, đưa đến căng thẳng và tiêu hao năng lực. Ngược lại, khi thực sự trở về thấy biết trọn vẹn trạng thái sân, không phản ứng, không can thiệp hay không kiểm duyệt, phê phán thì bạn liền cảm nhận một suối từ mát dịu tràn ngập tâm hồn bạn; sự nóng nảy, căng thẳng, bức xúc của cơn giận tự biến mất, chẳng hề tiêu hao năng lực hay dụng công nào nhằm tiêu diệt tâm sân ấy cả. Làm như vậy bạn không bị rơi vào “cái tôi chiến thắng” hay “cái tôi thủ đắc” nào. Lão Tử gọi đó là “Bất tranh nhi thiện thắng”.

Hỏi:

- Thầy có nói đến “cái tôi tư tưởng”, “cái tôi hành động”, “cái tôi chiến thắng”, “cái tôi thủ đắc v.v... Vậy khi tôi muốn rèn luyện cho tốt hơn, cụ thể như tập thể dục để mạnh khỏe, giữ tâm lành để không nghĩ ác v.v... làm sao không có “cái tôi” hành động hay thủ đắc được?

Đáp:

- Cái đó còn tùy vào thái độ của bạn.

Hỏi:

- Xin lỗi, cho tôi ngắt lời một tí. Thầy vừa nói “Thái độ của bạn” tức là thầy công nhận có “cái tôi” trong thái độ đó rồi, phải không?

Đáp:

- Không, bạn lầm rồi! Bạn cần nhận rõ ba từ ngữ liên hệ tới cái gọi là “tôi”:

1) Cái “tôi” như một đại từ:Bạn dùng đại từ “tôi” để phân biệt với anh, nó, họ v.v... trong xưng hô giao tiếp. Nó không hề ngụ ý cái ta hay bản ngã gì cả. Chúng ta đều biết đức Phật luôn dạy tất cả các pháp đều vô ngã (Sabbe dhammā anattā’ti), nhưng trong Kinh Tứ Niệm Xứ Ngài vẫn dùng những câu như “Tôi thở vô”, “tôi thở ra”, “tôi đi”, “tôi đứng”, v.v...Nhiều người cố tránh chữ “tôi” này trong khi nói hay viết, sợ rơi vào chấp ngã. Lầm lẫn này do không phân biệt được giữa hai chữ tôi: “tôi” đại từ danh xưng với cái “tôi” trong tà kiến ngã chấp.

2) Cái“tôi” địa vị qui ước: Một mình bạn thôi đã có rất nhiều cái tôi tùy vào vị trí của bạn trong gia đình và xã hội: Cái tôi cha, cái tôi con, cái tôi thầy giáo, cái tôi giám đốc, cái tôi luật sư, cái tôi bác sĩ v.v... Những cái “tôi” này thay đổi tùy chỗ tùy lúc, theo từng trường hợp tương quan với thứ bậc của đối tượng giao tiếp. Tuy nhiên, cái “tôi” này bất định, tùy thuộc điều kiện mà sinh diệt nên không có gì đáng sợ, bất quá nó chỉ có thể tạo ra tính tự ái, ngã mạn (so sánh ta với người) chứ chưa phải là cái “tôi” ảo tưởng trong thành kiến ngã chấp (bám víu vào quan niệm có một cái tự ngã thường hằng).

3) Cái “tôi” ảo tưởng ngã chấp: Đây mới chính hiệu là cái tôi nguy hiểm mà các giáo chủ, các triết gia, các nhà thần học đua nhau tưởng tượng, sáng chế. Đức Phật gọi những quan niệm này là ngã kiến, ngã ái, ngã thủ. Bạn có thể tạo dựng ra một cái “tôi” cho riêng bạn rồi mặc sức gán cho nó một số mỹ từ theo thị hiếu của mình, hoặc tin rằng bạn có một cái “tôi” lý tưởng theo quan niệm của tôn giáo bạn. Dù sao, cái “tôi” này vẫn chỉ là ảo tưởng, hoàn toàn không có thật. Tuy vậy, dù chỉ là một nỗi ám ảnh, một sự chấp thủ, ảo tưởng này vẫn đã ăn sâu vào tiềm thức và ngự trị tâm hồn bạn đến nỗi dù bạn chủ trương “vô ngã” thì nó vẫn cứ âm thầm sai khiến bạn, mọi lúc, mọi nơi! Thực ra, bạn không thể dùng lý trí hay ý chí để loại trừ nó. Đơn giản chỉ cần bạn buông xả, rỗng lặng trong sáng hoặc tự soi sáng mình trong chánh niệm, tỉnh giác thì sẽ thấy rằng cái “tôi” không thực sự tồn tại, bởi vì nó chỉ là ảo tưởng.

Vậy, trở lại câu hỏi của bạn: “Làm sao rèn luyện, mà không có cái tôi rèn luyện?”. Cái đó còn tuỳ vào thái độ của bạn. Khi bạn rèn luyện hay làm mọi việc trong chánh niệm tỉnh giác, thấy rõ việc đang làm như thực, không ảo tưởng, không khái niệm, không tư kiến, thì chỉ còn lại diễn biến của hành động chứ không có cái “tôi” hành động nào trong đó. Hãy thể nghiệm rồi bạn ắt tự thấy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/11/2019(Xem: 27118)
Nam mô ADIĐÀ PHẬT , xin Thầy giải thích thắc mắc của con từ lâu : “ Nam mô Tam Châu Cảm Ứng Di Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát “: 1- Tại sao Tam Châu mà không là Tứ Châu ? 2- Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát có phải là Vị Bồ Tát đứng chung với Ngài Tiêu Diện BT ở bàn thờ trước hall mà khi chúng con mới vào chùa QDT dẫn đến và nói : cô chú khi mới vào chùa đến xá chào 2 Vị BT này ( check in ) trước khi ra về cũng đến xá chào ( check out).Xin Thầy nói về tiểu sử của 2 Vị BT ( 2 security officers) mà Phật đã bổ nhiệm xuống cho mỗi chùa .Xin mang ơn Thầy 🙏
08/11/2019(Xem: 16101)
Thanh Từ Thiền Sư, tuyên ngôn như thế, lời vàng đanh thép, lý tưởng cao siêu, muôn đời bất diệt. Phật Giáo Dân Tộc, đồng hành muôn thuở, tuy hai mà một, bền lòng sắc son, nẻo đạo thanh cao, đường đời rộng mở. Ông Dương Ngọc Dũng, mang danh tiến sĩ, học vị giáo sư, nói năng như khỉ, hành vị đáng khinh, giảng đường đại học, kỳ thị tôn giáo, nói xàm nói láo, xúc phạm Phật giáo, bôi nhọ Tăng Ni.
03/09/2019(Xem: 10433)
Hiện tình quốc tế và đất nước đang diễn biến dồn dập hơn bao giờ hết. Khi chính quyền các quốc gia và định chế quốc tế tỏ ra không đủ khả năng để ứng phó trước nguy cơ chiến tranh có thể bộc phát, thì một chủ đề đạo đức tôn giáo cần được thảo luận: Phật giáo có biện minh nào cho chính nghĩa trong cuộc chiến tương lai không?
07/07/2019(Xem: 6770)
Phật giáo không phải là tôn giáo để các tín đồ đến tham gia hay phát động như một phong trào, mà tự thân con người sau quá trình học hỏi, tư duy, nhận thức cốt lõi lời dạy của đấng Từ phụ, từ đó phát tâm tìm đến, thân cận và quy y Tam Bảo: ‘Hôm nay mong giác ngộ hồi đầu - Tịnh tâm ý quy y Tam Bảo’. Với lòng tịnh tín bất động, con người đầu thành vâng giữ mạng mạch giáo pháp, dốc lòng phụng hành đạo lý mình chọn, con người nhờ vậy được chân lý, chánh pháp che chở, thành tựu ‘Phép Phật nhiệm màu – Để mau ra khỏi luân hồi’.
27/05/2019(Xem: 5950)
Tác giả William Edelglass là tân giám đốc về nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Học Barre và là giáo sư triết học và môi trường tại Trường Cao Đẳng Marlboro College tại tiểu bang Vermont. Công việc của ông đã đưa ông tới Dharamsala, Ấn Độ, nơi ông dạy cả triết học Tây Phương cho chư tăng Tây Tạng tại Học Viện Institute of Buddhist Dialectics và triết lý Phật Giáo cho các sinh viên đại học Mỹ về chương trình nghiên cứu Tây Tạng. Bài này trích dịch từ Quý San năm 2019 có chủ đề “Buddhadharma: The Practitioner’s Quarterly,” đăng ngày 14 tháng 5 năm 2019 trên trang mạng Lion’s Roar.
10/05/2019(Xem: 15395)
Các nước phương Tây đang sống trong một thời đại bất thường: Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp, kinh tế khủng hoảng, nợ công cao ngất, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng nổi giận giúp đưa cho ông Trump vào Tòa Bạch Ốc và đẩy Vương Quốc Anh thống nhất ra khỏi Liên Âu. Đâu là nguyên nhân cho nền kinh tế thị trường không còn vận hành hoàn hảo và giải pháp cho hệ thống dân chủ tự do đang lâm nguy? Phần một lý giải cho vấn đề này theo quan điểm của Francis Fukuyama trong tác phẩm Identity: khủng hoảng về bản sắc của các nhóm sắc tộc là nguyên nhân, đấu tranh để công nhận nhân phẩm là
16/02/2019(Xem: 7078)
Những câu văn không chuẩn văn phạm vì thiếu những chủ từ [subjects] trong những bài triết luận về Phật Giáo mà tôi đã, đang, và sẽ viết không phải là tôi cố ý lập dị như những triết gia danh tiếng trên thế giới khi họ hành văn chương và viết về triết học nhưng mà tôi không có thể làm cách nào khác hơn khi viết về ý vô ngã [không Tôi] để không bị mâu thuẫn với ý phá ngã.
01/02/2019(Xem: 8837)
Những câu văn không chuẩn văn phạm vì thiếu những chủ từ [subjects] trong những bài triết luận về Phật Giáo mà tôi đã, đang, và sẽ viết không phải là tôi cố ý lập dị như những triết gia danh tiếng trên thế giới khi họ hành văn (chương) và viết về triết học nhưng mà tôi không có thể làm cách nào khác hơn khi viết về ý vô ngã [không Tôi] để không bị mâu thuẫn với ý phá ngã.
04/01/2019(Xem: 111907)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
26/11/2018(Xem: 12935)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]