Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 21: Quyền lực và Nhận biết

18/07/201102:02(Xem: 4435)
Chương 21: Quyền lực và Nhận biết

J. KRISHNAMURTI
TỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG
THE FIRST & LAST FREEDOM
Lời dịch: Ông Không –2010

CHƯƠNG XXI
QUYỀN LỰC VÀ NHẬN BIẾT

Chúng ta thấy rằng một thay đổi cơ bản là cần thiết trong xã hội, trong chính chúng ta, trong những liên hệ giữa nhóm người và cá thể của chúng ta; làm thế nào điều này được tạo ra? Nếu thay đổi qua sự tuân phục vào một khuôn mẫu được chiếu rọi bởi cái trí, qua một kế hoạch hợp lý được nghiên cứu kỹ càng, vậy thì nó vẫn còn trong lãnh vực của cái trí; vì vậy bất kỳ điều gì cái trí tính toán đều trở thành sự kết thúc, một tầm nhìn mà chúng ta sẵn sàng hy sinh chính chúng ta và những người khác. Nếu chúng ta duy trì điều đó, vậy thì điều tiếp theo là, chúng ta, như những con người chỉ là sự tạo tác của cái trí, mà hàm ý tuân phục, cưỡng bách, hung bạo, những độc tài, những trại tập trung – toàn công việc đó. Khi chúng ta tôn sùng cái trí, tất cả điều đó được hàm ý, đúng chứ? Nếu tôi nhận ra điều này, nếu tôi thấy sự vô lý của kỷ luật, của kiểm soát, nếu tôi thấy rằng những hình thức khác nhau của kiềm chế chỉ củng cố ‘cái tôi’ và ‘cái của tôi’, vậy thì tôi sẽ phải làm gì đây?

Muốn suy xét vấn đề này đầy đủ chúng ta phải tìm hiểu câu hỏi ý thức là gì. Tôi không biết liệu bạn đã suy nghĩ về ý thức là gì cho chính bạn hay chỉ trích dẫn những uy quyền đã giải thích về nó? Tôi không biết liệu bạn đã hiểu rõ từ trải nghiệm riêng của bạn, từ sự tìm hiểu riêng của chính bạn, ý thức này hàm ý điều gì – không chỉ ý thức của những theo đuổi và mọi hoạt động hàng ngày nhưng còn cả ý thức che giấu, sâu thẳm hơn, phong phú hơn và nhiều khó khăn để nắm bắt hơn. Nếu chúng ta muốn bàn luận về vấn đề của một thay đổi cơ bản trong chính chúng ta và vì vậy trong thế giới, và trong thay đổi này đánh thức được một tầm nhìn nào đó, một nhiệt thành, một hăm hở, một trung thành, một hy vọng, một chắc chắn mà sẽ cho chúng ta động cơ cần thiết cho hành động – nếu chúng ta muốn hiểu rõ điều đó, liệu không cần thiết phải tìm hiểu câu hỏi của ý thức này hay sao?

Chúng ta có thể thấy rằng, chúng ta có ý gì qua từ ngữ ý thức tại mức độ hời hợt của cái trí. Rõ ràng nó là qui trình của suy nghĩ, tư tưởng. Tư tưởng là kết quả của ký ức, được từ ngữ hóa; nó là sự đặt tên, ghi lại và lưu trữ những trải nghiệm nào đó, để có thể truyền đạt; tại mức độ này cũng có vô số những kiềm chế, những kiểm soát, những thưởng phạt, những kỷ luật. Chúng ta hoàn toàn quen thuộc tất cả điều này. Khi chúng ta tìm hiểu sâu xa hơn một chút, còn có tất cả những tích lũy của chủng tộc, những động cơ che giấu, những tham vọng, những thành kiến cá thể hay tập thể mà là kết quả của nhận biết, tiếp xúc và ham muốn. Toàn ý thức này, ý thức che giấu và ý thức hiển lộ, được tập trung quanh ý tưởng của ‘cái tôi’, cái ngã.

Khi chúng ta bàn luận làm thế nào để tạo ra một thay đổi chúng ta thông thường có ý một thay đổi tại mức độ hời hợt, đúng chứ? Qua khẳng định, kết luận, những niềm tin, những kiểm soát, những kiềm chế, chúng ta đấu tranh để đạt được một kết thúc hời hợt mà chúng ta muốn, mà chúng ta khao khát, và chúng ta hy vọng đến được đó với sự trợ giúp của tầng ý thức bên trong, của những tầng sâu thẳm hơn của cái trí; vì vậy chúng ta nghĩ, cởi bỏ những chiều sâu của chính người ta là điều rất cần thiết. Nhưng có sự xung đột mãi mãi giữa những tầng ý thức bên ngoài và những tầng tạm gọi là sâu thẳm hơn – tất cả những người tâm lý học, tất cả những người đã theo đuổi sự hiểu rõ về chính mình hoàn toàn nhận biết được điều đó.

Liệu xung đột phía bên trong này sẽ tạo ra một thay đổi? Đó không là câu hỏi quan trọng và căn bản nhất trong sống của chúng ta: làm thế nào để tạo ra một thay đổi cơ bản trong chính chúng ta? Thuần túy thay đổi tại mức độ hời hợt sẽ tạo ra nó được không? Hiểu rõ những tầng khác nhau của ý thức, của ‘cái tôi’, cởi bỏ quá khứ, những trải nghiệm cá thể từ thời niên thiếu đến nay, tìm hiểu trong chính tôi những trải nghiệm tập thể của người cha của tôi, người mẹ của tôi, tổ tiên của tôi, chủng tộc của tôi, tình trạng bị quy định của xã hội đặc biệt trong đó tôi sống – liệu sự phân tích về tất cả việc đó sẽ tạo ra một thay đổi mà không chỉ là một điều chỉnh?

Tôi cảm thấy, và chắc chắn bạn cũng phải cảm thấy, rằng một thay đổi cơ bản trong chính sống của người ta là cốt lõi – một thay đổi mà không chỉ là một phản ứng, mà không là kết quả của sự căng thẳng và áp lực của những đòi hỏi thuộc môi trường sống. Làm thế nào người ta sẽ tạo ra một thay đổi như thế? Ý thức của tôi là ‘tổng thể những trải nghiệm của con người’, cộng thêm sự tiếp xúc đặc biệt của tôi với hiện tại; liệu ý thức đó có thể tạo ra một thay đổi? Liệu sự tìm hiểu về ý thức riêng của tôi, những hoạt động riêng của tôi, liệu nhận biết được những suy nghĩ và cảm thấy của tôi, đang làm yên lặng cái trí với mục đích quan sát mà không-phê bình, liệu qui trình đó sẽ tạo ra một thay đổi? Liệu có thể thay đổi qua niềm tin, qua đồng hóa với một hình ảnh chiếu rọi được gọi là lý tưởng? Tất cả việc này không hàm ý một xung đột nào đó giữa tôi là gì và tôi nên là gì? Liệu xung đột sẽ tạo ra một thay đổi cơ bản? Tôi liên tục đấu tranh bên trong chính tôi và xã hội, phải không? Có một xung đột không ngừng nghỉ giữa tôi là gì và tôi muốn là gì; liệu xung đột này, đấu tranh này sẽ tạo ra một thay đổi? Tôi thấy một thay đổi là cốt lõi; liệu tôi có thể tạo ra nó bằng cách tìm hiểu toàn qui trình thuộc ý thức của tôi, bằng cách đấu tranh, bằng cách kỷ luật, bằng cách luyện tập nhiều hình thức khác nhau của kiềm chế? Tôi cảm thấy một qui trình như thế không thể tạo ra một thay đổi cơ bản. Người ta phải tuyệt đối chắc chắn về điều đó. Và nếu qui trình đó không thể tạo ra một thay đổi cơ bản, một cách mạng sâu thẳm bên trong, vậy thì cái gì sẽ?

Làm thế nào bạn tạo ra được cách mạng thực sự? Quyền lực, năng lượng sáng tạo mà sẽ tạo ra cách mạng đó là gì, và làm thế nào nó được giải thoát? Bạn đã thử những kỷ luật, bạn đã thử theo đuổi những lý tưởng và vô số những lý thuyết phỏng đoán nào đó: rằng bạn là Thượng đế, và rằng nếu bạn có thể nhận ra chất lượng Thượng đế hay trải nghiệm Đại ngã, cái tối thượng, hay điều gì bạn muốn, vậy thì chính nhận ra đó tạo ra một thay đổi cơ bản. Liệu đúng chứ? Trước tiên bạn giả thuyết rằng có một sự thật mà bạn là một bộ phận và dựng lên quanh nó vô số những lý thuyết, những phỏng đoán, những niềm tin, những giáo điều, những giả thuyết, tùy theo đó bạn sống; bằng cách suy nghĩ và hành động tùy theo khuôn mẫu đó, bạn hy vọng tạo ra một thay đổi cơ bản. Đúng chứ?

Giả sử bạn phỏng đoán, giống như hầu hết những người tạm gọi là tôn giáo đều làm, rằng có trong bạn, sâu thẳm, bản thể của sự thật; và rằng nếu, qua sự vun đắp đạo đức, qua vô vàn hình thức của kỷ luật, kiểm soát, kiềm chế, chối từ, hi sinh, bạn có thể tiếp xúc với sự thật đó, vậy thì sự thay đổi cần thiết sẽ được tạo ra. Giả thuyết này vẫn là một phần của tư tưởng, đúng chứ? Nó là kết quả của một cái trí bị quy định, một cái trí được nuôi dưỡng để suy nghĩ trong một phương cách đặc biệt, tùy theo những khuôn mẫu nào đó? Bởi vì đã tạo ra hình ảnh, ý tưởng, lý thuyết, niềm tin, hy vọng, tiếp theo bạn nhờ cậy sự sáng tạo của bạn để tạo ra sự thay đổi cơ bản này.

Trước hết người ta phải thấy được hoạt động tinh vi lạ lùng của ‘cái tôi’, của cái trí, người ta phải trở nên nhận biết được những ý tưởng, những niềm tin, những phỏng đoán và gạt đi tất cả chúng, bởi vì chúng thực sự là những lừa dối, phải không? Những người khác có lẽ đã trải nghiệm sự thật; nhưng nếu bạn không trải nghiệm nó, tốt lành gì khi giả thuyết về nó hay tưởng tượng rằng bạn ở trong bản thể của cái gì đó thực sự, vĩnh cửu, thiêng liêng? Nó vẫn còn trong lãnh vực của tư tưởng và bất kỳ điều gì khởi nguồn từ tư tưởng đều bị quy định, thuộc thời gian, thuộc ký ức; vì vậy nó không-thực sự. Nếu người ta thực sự nhận ra điều đó – không phải giả thuyết, không phải tưởng tượng hay khờ khạo, nhưng thực sự thấy rằng bất kỳ hoạt động nào của cái trí trong sự tìm kiếm giả thuyết của nó, trong sự tìm kiếm triết lý của nó, bất kỳ giả thuyết nào, bất kỳ sự tưởng tượng hay hy vọng nào chỉ là tự-lừa dối – vậy thì quyền lực, năng lượng sáng tạo mà tạo ra sự thay đổi cơ bản là gì?

Có lẽ, trong đến được mấu chốt đó, chúng ta đã sử dụng cái trí có ý thức; chúng ta đã theo sát sự bàn luận, chúng ta đã phản đối hay chấp nhận nó, chúng ta đã thấy nó rõ ràng hay mờ mờ. Muốn thâm nhập và trải nghiệm sâu xa hơn nữa cần đến một cái trí yên lặng và tỉnh táo để tìm ra, phải không? Nó không còn đang theo đuổi những ý tưởng bởi vì, nếu bạn theo đuổi một ý tưởng, có người suy nghĩ đang theo sát điều gì đang được nói, và thế là ngay lập tức bạn tạo tác sự phân hai. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu xa hơn nữa vấn đề của thay đổi cơ bản này, liệu không cần thiết cho một cái trí năng động phải yên lặng hay sao? Chắc chắn chỉ khi nào cái trí yên lặng nó mới có thể hiểu rõ sự khó khăn cực kỳ, những hàm ý phức tạp của người suy nghĩ và suy nghĩ như hai qui trình tách rời, người trải nghiệm và vật được trải nghiệm, người quan sát và vật được quan sát. Cách mạng, cách mạng sáng tạo thuộc tâm lý này, trong đó ‘cái tôi’ không hiện diện, chỉ xảy ra khi người suy nghĩ và suy nghĩ là một, khi không có sự phân hai như người suy nghĩ đang kiểm soát suy nghĩ; và tôi gợi ý rằng chính trải nghiệm này, một mình nó, mới giải thoát năng lượng sáng tạo mà phản hồi bằng sáng tạo một cách mạng cơ bản, phá vỡ ‘cái tôi’ thuộc tâm lý.

Chúng ta biết phương cách của quyền lực – quyền lực qua thống trị, quyền lực qua kỷ luật, quyền lực qua cưỡng bách. Qua quyền lực chính trị chúng ta hy vọng thay đổi một cách cơ bản; nhưng quyền lực như thế chỉ nuôi dưỡng thêm tối tăm, phân rã, tội lỗi, củng cố ‘cái tôi’. Chúng ta quen thuộc với vô số hình thức của kiếm được, cả cá thể lẫn những nhóm người, nhưng chúng ta đã không bao giờ cố gắng theo phương cách của tình yêu, và thậm chí chúng ta không biết nó có nghĩa gì. Tình yêu không thể xảy ra được chừng nào còn có người suy nghĩ, trung tâm của ‘cái tôi’. Khi nhận ra tất cả việc này, người ta phải làm gì đây?

Chắc chắn việc duy nhất có thể tạo ra sự thay đổi cơ bản, một giải thoát thuộc tâm lý, sáng tạo, là sự cảnh giác mỗi ngày, tỉnh thức từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc những động cơ của chúng ta, cả tầng ý thức bên ngoài lẫn tầng ý thức bên trong. Khi chúng ta nhận ra rằng những kỷ luật, những niềm tin, những ý tưởng chỉ củng cố thêm ‘cái tôi’ và vì vậy hoàn toàn vô ích – khi chúng ta tỉnh thức được điều đó từ ngày sang ngày, thấy sự thật của nó, chúng ta không đến được mấu chốt khi người suy nghĩ đang liên tục tách rời chính anh ấy khỏi suy nghĩ của anh ấy, khỏi những quan sát của anh ấy, khỏi những trải nghiệm của anh ấy, hay sao? Chừng nào người suy nghĩ còn hiện diện tách rời khỏi suy nghĩ của anh ấy, mà anh ấy đang cố gắng thống trị, không thể có thay đổi cơ bản. Chừng nào ‘cái tôi’ còn là người quan sát, người thâu lượm trải nghiệm, còn tự-củng cố chính anh ấy qua trải nghiệm, không có thay đổi cơ bản, không có giải thoát sáng tạo. Giải thoát sáng tạo đó hiện diện chỉ khi nào người suy nghĩ là suy nghĩ – nhưng khoảng cách đó không thể được kết nối bởi bất kỳ nỗ lực nào. Khi cái trí nhận ra rằng, bất kỳ phỏng đoán nào, bất kỳ từ ngữ hóa nào, bất kỳ hình thức nào của suy nghĩ chỉ tạo nên sức mạnh cho ‘cái tôi’, khi nó thấy rằng chừng nào người suy nghĩ còn tồn tại tách rời khỏi suy nghĩ, phải có sự giới hạn, xung đột của sự phân hai – khi cái trí nhận ra điều đó, vậy thì nó tỉnh táo, luôn luôn nhận biết được rằng nó đang tách rời chính nó khỏi trải nghiệm, đang khẳng định chính nó, đang tìm kiếm quyền hành như thế nào. Trong nhận biết đó, nếu cái trí luôn luôn theo đuổi nó sâu thẳm hơn và tổng thể hơn mà không tìm kiếm một kết thúc, một mục đích, kia kìa có một trạng thái mà trong đó người suy nghĩ và suy nghĩ là một. Trong trạng thái đó không có nỗ lực, không có đang trở thành, không có ham muốn để thay đổi; trong trạng thái đó ‘cái tôi’ không còn, bởi vì có một thay đổi mà không thuộc cái trí.

Chỉ khi nào cái trí trống không mới có thể có sáng tạo; nhưng tôi không có ý nói sự trống không hời hợt này mà hầu hết chúng ta đều có. Hầu hết chúng ta đều trống không hời hợt, và nó bộc lộ chính nó qua sự ham muốn để xao nhãng. Chúng ta muốn được vui chơi, vì vậy chúng ta dựa vào những quyển sách, vào máy thâu thanh, chúng ta tìm đến những người giảng thuyết, những uy quyền; cái trí luôn luôn đang tự-lấp đầy chính nó. Tôi không đang nói về trống không đó mà là trạng thái không suy nghĩ. Trái lại, tôi đang nói về trống không mà đến qua trạng thái suy nghĩ lạ thường, khi cái trí thấy khả năng tạo tác ảo tưởng riêng của nó và vượt khỏi.

Trống không sáng tạo không thể hiện diện chừng nào còn có người suy nghĩ mà đang chờ đợi, đang nhìn ngắm, đang quan sát với mục đích để kiếm được trải nghiệm, với mục đích để củng cố chính anh ấy. Liệu cái trí có khi nào được trống không khỏi tất cả những biểu tượng, tất cả những từ ngữ cùng những cảm giác của nó, để cho không còn người trải nghiệm đang tích lũy? Liệu cái trí có thể gạt đi tuyệt đối tất cả những lý luận, những trải nghiệm, những áp đặt, những uy quyền, để cho nó trong một trạng thái trống không? Bạn sẽ không thể trả lời được câu hỏi này, một cách tự nhiên; nó là một nghi vấn không có đáp án cho bạn, bởi vì bạn không biết, bạn đã không bao giờ cố gắng. Nhưng, nếu tôi được phép đề nghị, hãy lắng nghe nó, hãy để cho câu hỏi được thả vào trong bạn, hãy để cho hạt giống được gieo; và nó sẽ ra quả nếu bạn thực sự lắng nghe nó, nếu bạn không kháng cự nó.

Chính cái mới mẻ mới có thể thay đổi, không phải cái cũ kỹ. Nếu bạn theo đuổi khuôn mẫu của cái cũ kỹ, bất kỳ sự thay đổi nào là một tiếp tục được bổ sung của cái cũ kỹ; trong đó không có gì mới mẻ, không có gì sáng tạo. Sáng tạo chỉ có thể hiện diện khi chính cái trí là mới mẻ; và cái trí có thể tự-làm mới mẻ lại cho chính nó chỉ khi nào nó có thể thấy được tất cả những hoạt động riêng của nó, không chỉ ở tầng hời hợt, nhưng sâu thẳm. Khi cái trí thấy được những hoạt động riêng của nó, tỉnh thức được những ham muốn, những đòi hỏi, những thôi thúc, những theo đuổi riêng của nó, sự tạo tác của những uy quyền, những sợ hãi riêng của nó; khi nó thấy trong chính nó sự kháng cự được tạo ra bởi kỷ luật, bởi kiểm soát, và sự hy vọng mà chiếu rọi những niềm tin, những lý tưởng – khi cái trí thấy thấu suốt, nhận biết được toàn qui trình này, liệu nó có thể gạt đi tất cả những sự việc này và hoàn toàn mới mẻ, trống không một cách sáng tạo? Bạn sẽ tìm ra liệu nó có thể hay không thể chỉ khi nào bạn thử nghiệm mà không có bất kỳ ý kiến nào về nó, không có bất kỳ mong muốn để trải nghiệm trạng thái sáng tạo đó. Nếu bạn mong muốn trải nghiệm nó, bạn sẽ nhận được; nhưng điều gì bạn trải nghiệm không là trống không sáng tạo, nó chỉ là một chiếu rọi của ham muốn. Nếu bạn ham muốn để trải nghiệm cái mới mẻ, bạn chỉ đang buông thả trong ảo tưởng; nhưng nếu bạn bắt đầu quan sát, nhận biết được những hoạt động riêng của bạn từ ngày sang ngày, từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, nhìn ngắm toàn qui trình của chính bạn như trong một cái gương, vậy thì, bởi vì bạn thâm nhập sâu thẳm hơn và sâu thẳm hơn, bạn sẽ đến được nghi vấn tối hậu của trống không này mà, một mình nó, có thể có cái mới mẻ.

Sự thật, Thượng đế hay bất kỳ điều gì bạn muốn, không là cái gì đó để được trải nghiệm, vì người trải nghiệm là kết quả của thời gian, kết quả của ký ức, của quá khứ, và chừng nào còn có người trải nghiệm, không thể có sự thật. Có sự thật chỉ khi nào cái trí hoàn toàn được tự do khỏi người phân tích, khỏi người trải nghiệm và vật được trải nghiệm. Lúc đó bạn sẽ tìm được đáp án, lúc đó bạn sẽ thấy rằng sự thay đổi hiện diện không cần sự mời mọc của bạn, rằng trống không sáng tạo đó không là một sự việc để được vun đắp – nó hiện diện ở đó, nó đến một cách lặng lẽ, không cần bất kỳ sự mời mọc nào; chỉ trong trạng thái đó mới có thể có mới mẻ lại, trạng thái mới mẻ, cách mạng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2017(Xem: 87958)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 138306)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 18842)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
30/11/2017(Xem: 7410)
Định nghĩa. Vô Trước. Vô, nghĩa là không. Trước, nghĩa là dính mắc, bị dính vào, mắc vào, kẹt vào. Cụm từ Vô Trước, nói cho đủ: Không bị dính mắc, kẹt vào. Danh từ kép này, được chỉ cho những hành giả trong đạo phật trên đường tu tập, để tìm cầu cho mình cơn đường giải thoát là không để cái Tâm bị dính vào, mắc vào, kẹt vào sắc trần, nói như pháp môn thiền định “đối cảnh vô tâm. Như vậy, tâm con người thường bị dính trần hay sao, mà pháp thiền phải cảnh giác ? Đúng như vậy, tâm của kẻ phàm phu ưa dính, mắc vào, kẹt vào sắc trần vật chất, ưa trách móc, ưa chấp nê, ưa nghe lời khen ngợi
21/11/2017(Xem: 11475)
Từ Kinh Phật Sơ Thời Đến Thiền Đốn Ngộ Giới Thiệu Tác Phẩm “Thiền Tông Qua Bờ Kia” Của Cư Sĩ Nguyên Giác--Trong tác phẩm mới xuất bản “Thiền Tông Qua Bờ Kia” tác giả Cư Sĩ Nguyên Giác kể chuyện buổi đầu ông học Thiền với Hòa Thượng Bổn Sư Thích Tịch Chiếu ở Chùa Tây Tạng tại Tỉnh Bình Dương, Việt Nam như sau: “Tôi nhớ lại buổi đầu gặp Hòa Thượng Tịch Chiếu, hỏi Thầy rằng con nên tập Thiền thế nào, Thầy nói rằng, “Phải Thấy Tánh đã.” Lúc đó, Thầy bảo đứa em kế tôi phải niệm Phật sáng trưa chiều tối, và quay sang đứa em gái kế sau nữa của tôi, bảo nhỏ này là con hãy về đọc bài Bát Nhã Tâm Kinh tối ngày sáng đêm. Tôi hỏi, rồi con cần niệm hay đọc gì hay không, Thầy đáp, con không có một pháp nào hết.”[1]
19/11/2017(Xem: 5876)
Chris Impey là Phó Khoa Trưởng của Đại Học Khoa Học, và là một Giáo Sư Xuất Chúng của Khoa Thiên Văn Học thuộc Đại học Arizona (Hoa Kỳ). Công trình nghiên cứu của ông đặt trọng tâm vào việc phát triển và cung cấp năng lượng của những lỗ đen khổng lồ trong các thiên hà.Ông đã viết hai cuốn sách giáo khoa, một tiểu thuyết, tám cuốn sách khoa học phổ thông, và hơn 250 bài nghiên cứu và bài báo.Khiêm Tốn TrướcHư Không(Humble Before the Void ), một cuốn sách dựa trên những khóa hội thảo được mô tả trong bài báo này, do Templeton Press xuất bản năm 2014
01/11/2017(Xem: 10583)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn[2] nên trong các hình tượng bồ tát chỉ có tượng của ngài duy nhất được tạc vẽ với nhục kế (uṣṇīṣa), vốn tượng trưng cho trí tuệ viên mãn như hình tượng Đức Phật chúng ta thường thấy. Truyền thống Phật giáo xuy tôn ngài là người thành lập Phật giáo Đại thừa không phải vì theo truyền thuyết nói rằng ngài đã mang kinh điển Đại thừa từ Long Cung về phổ biến mà vì ảnh hưởng thật sự tư tưởng của ngài trong các tông môn. Cho đến ngày nay, tám tông môn Phật giáo lớn từ Thiền đến Mật của Trung Hoa Triều Tiên Nhật Bản Tây Tạng Mông Cổ nhận ngài là tổ đều truyền bá đến Việt Nam từ lâu. Ở nhiều nước như Tây Tạng, Nepan, Mông Cổ chùa viện tư gia còn đắp tượng vẽ hình thờ phượng ngài như Đức Phật. Ngay tại Ấn Độ, đất nước đã tiêu diệt Phật giáo, người ta vẫn còn tiếp tục hãnh diện phổ biến các nghiên cứu về ngài và tôn kính ng
25/08/2017(Xem: 23333)
Bản Giác (sách pdf) tác giả: Tiến sĩ Lâm Như Tạng
21/06/2017(Xem: 8532)
* Trong vũ trụ có trùng trùng thế giới. Toàn Giác là bậc câu thông cùng vũ trụ, họ cùng một thể tánh với vũ trụ, thấu suốt quy luật vận hành của vũ trụ rồi “truyền thần” lại sự thấy biết đó. Để thấy rằng Đức Bổn sư không sáng tạo ra vũ trụ, không chế định ra luật nhân quả luân hồi, mà vũ trụ vốn sống động từ vô thỉ dù Phật có ra đời hay không.
16/03/2017(Xem: 9155)
Trong nghi thức Cầu Siêu của Phật Giáo Việt Nam, ở phần Quy Y Linh, có ba lời pháp ngữ: “Hương linh quy y PHẬT, đấng PHƯỚC TRÍ VẸN TOÀN – Hương linh quy y PHÁP, đạo THOÁT LY THAM DỤC – Hương linh quy y TĂNG, bậc TU HÀNH CAO TỘT” (chơn tâm – vô ngã). Ba lời pháp ngữ trên chính là ba điều kiện, ba phương tiện siêu xuất, có năng lực đưa hương linh (thân trung ấm) được siêu lên các cõi thiện tùy theo mức độ thiện nghiệp nhiều,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]