Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 6: Niềm tin

18/07/201102:02(Xem: 4064)
Chương 6: Niềm tin

J. KRISHNAMURTI
TỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG
THE FIRST & LAST FREEDOM
Lời dịch: Ông Không –2010

CHƯƠNG VI
NIỀM TIN

Niềm tin và hiểu biết liên quan rất mật thiết với ham muốn; và có lẽ, nếu chúng ta có thể hiểu rõ hai vấn đề này, chúng ta có thể thấy ham muốn vận hành như thế nào và hiểu rõ những phức tạp của nó.

Dường như đối với tôi, một trong những sự việc mà hầu hết chúng ta hăm hở chấp nhận và quá quen thuộc là vấn đề của những niềm tin. Tôi không đang chỉ trích những niềm tin. Điều gì chúng ta đang cố gắng làm là, tìm ra tại sao chúng ta chấp nhận những niềm tin; và nếu chúng ta có thể hiểu rõ những động cơ, nguyên nhân của sự chấp nhận, vậy thì có lẽ chúng ta có thể không những hiểu rõ tại sao chúng ta bấu víu nó, nhưng còn cả được tự do khỏi nó. Người ta có thể thấy được những niềm tin thuộc chính trị và tôn giáo, thuộc quốc gia và vô số loại niềm tin khác nhau, phải gây tách rời con người, phải tạo ra xung đột, hỗn loạn, và hận thù – mà là sự kiện hiển nhiên; và tuy nhiên chúng ta lại không sẵn lòng từ bỏ chúng. Có niềm tin Ấn độ giáo, niềm tin Thiên chúa giáo, niềm tin Phật giáo – vô số giáo phái và những niềm tin quốc gia, vô số học thuyết chính trị; tất cả đều đang đấu tranh để thắng thế nhau, để cố gắng thay đổi nhau. Rõ ràng, người ta có thể thấy rằng, niềm tin đang tách rời con người, đang tạo ra tính không khoan dung; liệu có thể sống mà không có niềm tin? Người ta có thể tìm ra điều đó chỉ khi nào người ta có thể hiểu rõ về chính mình trong sự liên hệ với một niềm tin. Liệu có thể sống trong thế giới này mà không có một niềm tin – không phải thay đổi những niềm tin, không phải thay thế một niềm tin này bằng một niềm tin khác, nhưng hoàn toàn được tự do khỏi tất cả mọi niềm tin, để cho người ta gặp gỡ sống mới mẻ lại trong từng giây phút? Rốt cuộc, đây là sự thật: có khả năng gặp gỡ mọi thứ mới mẻ lại, từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, mà không có phản ứng bị quy định của quá khứ, để cho không có hậu quả tích lũy mà hành động như một rào chắn giữa chính người ta và sự việc hiện diện.

Nếu bạn suy xét cẩn thận, bạn sẽ thấy rằng một trong những lý do của ham muốn chấp nhận một niềm tin là sự sợ hãi. Nếu chúng ta không có niềm tin, điều gì sẽ xảy ra cho chúng ta? Chắc là chúng ta rất sợ hãi về điều gì có lẽ xảy ra? Nếu chúng ta không có khuôn mẫu của hành động, được đặt nền tảng trên niềm tin – hoặc Thượng đế, hoặc cộng sản, hoặc chủ nghĩa xã hội, hoặc chủ nghĩa đế quốc, hoặc một loại công thức tôn giáo nào đó, một giáo điều nào đó mà chúng ta bị quy định – chúng ta cảm thấy hoàn toàn bị lạc lõng, phải không? Và sự chấp nhận của một niềm tin này không là sự che đậy của sợ hãi đó – sợ hãi của thực sự không là gì cả, của trống không hay sao? Rốt cuộc, một cái tách có ích lợi chỉ khi nào nó trống không; và một cái trí bị nhét đầy bởi những niềm tin, những giáo điều, những khẳng định, những trích dẫn, thực sự là một cái trí không sáng tạo; nó chỉ là một cái trí lặp lại.

Muốn tẩu thoát khỏi sợ hãi đó – sợ hãi của trống không đó, sợ hãi của cô độc đó, sợ hãi của trì trệ, của không đến được, không thành công, không đạt được, không là cái gì đó, không trở thành cái gì đó – chắc chắn là một trong những lý do, phải không? Tại sao chúng ta chấp nhận những niềm tin quá hăm hở và thèm khát. Và qua sự chấp nhận niềm tin, liệu chúng ta hiểu rõ về chính chúng ta? Ngược lại, chắc chắn một niềm tin thuộc tôn giáo hay chính trị cản trở hiểu rõ về chính chúng ta. Nó hành động như một bức màn mà qua đó chúng ta đang quan sát về chính chúng ta. Và liệu chúng ta có thể nhìn vào chính chúng ta mà không có những niềm tin? Nếu chúng ta xóa sạch những niềm tin đó, nhiều niềm tin mà người ta có, liệu có bất kỳ cái gì còn lại để quan sát? Nếu chúng ta không có những niềm tin mà cái trí đã tự-nhận dạng, vậy thì cái trí, không còn sự nhận dạng, có thể nhìn vào nó như nó là – và vậy thì, chắc chắn, có khởi đầu của hiểu rõ về chính mình.

Nó thực sự là một vấn đề rất lý thú, vấn đề của niềm tin và hiểu biết này. Nó đã đảm trách một vai trò lạ lùng trong sống của chúng ta! Biết bao nhiêu niềm tin chúng ta đã có! Chắc chắn một con người càng có trí năng nhiều bao nhiêu, càng có văn hóa nhiều bao nhiêu, càng có ‘tâm linh’ nhiều bao nhiêu, nếu tôi có thể sử dụng từ ngữ đó, anh ấy càng có ít khả năng để hiểu rõ nhiều bấy nhiêu. Những người man rợ có vô số những niềm tin, thậm chí trong thế giới hiện đại. Người ta càng chín chắn bao nhiêu, càng thức tỉnh bao nhiêu, càng sáng suốt bao nhiêu, có lẽ người ta càng có ít niềm tin bấy nhiêu. Đó là, bởi vì những niềm tin trói buộc, những niềm tin gây tách rời; và chúng ta thấy điều đó xảy ra khắp thế giới, thế giới chính trị và thế giới kinh tế, và cũng cả trong thế giới tạm gọi là tinh thần. Bạn tin tưởng có Thượng đế, và có lẽ tôi tin tưởng không có Thượng đế; hay bạn tin tưởng sự kiểm soát hoàn toàn mọi thứ và mọi cá thể của Chính thể, và tôi tin tưởng tính riêng tư và mọi chuyện của nó; bạn tin tưởng rằng chỉ có một Đấng cứu rỗi và qua ngài bạn có thể đạt được mục đích của bạn, và tôi không tin tưởng như thế. Vì vậy bạn, cùng niềm tin của bạn, và tôi, cùng niềm tin của tôi, đang khẳng định chính chúng ta. Tuy nhiên cả hai chúng ta lại đang nói về tình yêu, về hòa bình, về sự hợp nhất của nhân loại, về một sự sống – mà có nghĩa hoàn toàn vô nghĩa; bởi vì thật ra chính niềm tin là qui trình của sự tách rời. Bạn là một người Bà la môn, tôi không là người Bà la môn; bạn là người Thiên chúa giáo, tôi là một người Hồi giáo, và vân vân. Bạn nói về tình huynh đệ và tôi cũng nói về tình huynh đệ như thế, tình yêu và hòa bình; nhưng trong thực tế chúng ta bị tách rời, chúng ta đang phân chia chính chúng ta. Một con người muốn hòa bình và muốn tạo ra một thế giới mới mẻ, một thế giới hạnh phúc, chắc chắn không thể tự-tách rời chính anh ấy qua bất kỳ hình thức nào của niềm tin. Điều đó rõ ràng chứ? Nó có lẽ chỉ là những từ ngữ; nhưng, nếu bạn thấy ý nghĩa và giá trị và sự thật của nó, nó sẽ bắt đầu hành động.

Chúng ta thấy rằng, nơi nào có một qui trình của ham muốn đang vận hành phải có qui trình của tách rời qua niềm tin, bởi vì chắc chắn bạn tin tưởng với mục đích được an toàn về kinh tế, về tinh thần, và cũng vậy phía bên trong. Tôi không đang nói về những người tin tưởng vì những lý do kinh tế, bởi vì họ được nuôi dưỡng để lệ thuộc vào những công việc của họ và vì vậy sẽ là những người Thiên chúa giáo, những người Ấn độ giáo – không đặt thành vấn đề tôn giáo nào – miễn là có một công việc cho họ. Chúng ta cũng không đang bàn luận về những người mà bám chặt vào niềm tin vì lợi ích của sự thuận tiện. Có lẽ với hầu hết chúng ta nó cũng giống như thế. Vì sự thuận tiện, chúng ta tin tưởng vào sự việc nào đó. Gạt đi những lý do kinh tế này, chúng ta phải tìm hiểu sâu thẳm hơn vào nó. Ví dụ, một người tin tưởng mãnh liệt vào bất kỳ thứ gì, thuộc kinh tế, thuộc xã hội hay thuộc tinh thần; qui trình đằng sau nó là sự ham muốn thuộc tâm lý để được an toàn, đúng chứ? Và rồi thì có sự ham muốn phải tiếp tục. Ở đây chúng ta không đang bàn luận liệu có hay không có sự tiếp tục; chúng ta chỉ đang bàn luận sự thôi thúc, sự thúc đẩy liên tục để tin tưởng. Một con người của hòa bình, một con người thực sự muốn hiểu rõ toàn qui trình của sự tồn tại của con người, không thể bị trói buộc bởi một niềm tin, đúng chứ? Anh ấy thấy được ham muốn của anh ấy đang vận hành như một phương tiện để được an toàn. Làm ơn đừng lạc qua bên kia và nói, tôi đang thuyết giảng không-tôn giáo. Đó không là quan điểm của tôi. Quan điểm của tôi là rằng, chừng nào chúng ta còn không hiểu rõ qui trình của ham muốn trong hình thức của niềm tin, phải có bất mãn, phải có xung đột, phải có đau khổ và con người sẽ chống lại con người – mà nhìn thấy được mỗi ngày. Vì vậy nếu tôi nhận biết, nếu tôi tỉnh thức được rằng, qui trình mang hình thức của niềm tin này, mà là một biểu lộ của sự khao khát được an toàn phía bên trong; vậy thì vấn đề của tôi không phải rằng tôi nên tin tưởng điều này hay điều kia, nhưng rằng tôi nên làm tự do chính tôi khỏi ham muốn được an toàn. Liệu cái trí có thể được tự do khỏi ham muốn được an toàn hay không? Đó là vấn đề – không phải tin tưởng cái gì và tin tưởng sâu đậm bao nhiêu. Đây chỉ là sự biểu lộ của những khao khát phía bên trong để được an toàn thuộc tâm lý, để được chắc chắn về cái gì đó, khi mọi thứ trong thế giới đều quá không chắc chắn.

Liệu một cái trí có thể, liệu một cái trí ý thức có thể, một cá thể có thể được tự do khỏi ham muốn được an toàn này hay không? Chúng ta muốn được an toàn và thế là cần sự trợ giúp của những bất động sản của chúng ta, tài sản của chúng ta và gia đình của chúng ta. Chúng ta muốn được an toàn phía bên trong và cũng thuộc tinh thần bằng cách dựng lên những bức tường của niềm tin, mà là một biểu lộ của sự khao khát được chắc chắn này. Liệu bạn như một cá thể có thể được tự do khỏi sự thôi thúc này, sự khao khát được an toàn này, mà tự-biểu lộ chính nó trong sự ham muốn tin tưởng vào cái gì đó? Nếu chúng ta không được tự do khỏi tất cả việc đó, chúng ta là một cái nguồn của sự bất mãn; chúng ta không đang tạo hòa bình; chúng ta không có tình yêu trong tâm hồn của chúng ta. Niềm tin hủy diệt; và điều này được thấy trong sống hàng ngày của chúng ta. Liệu tôi có thể thấy về chính tôi khi tôi bị trói buộc trong qui trình của ham muốn này, mà tự-biểu lộ chính nó trong việc bám vào một niềm tin? Liệu cái trí có thể làm tự do chính nó khỏi niềm tin – không phải tìm ra một thay thế cho niềm tin nhưng hoàn toàn được tự do khỏi nó hay không? Bạn không thể trả lời bằng từ ngữ ‘có’ hay ‘không’ đối với điều này; nhưng bạn có thể dứt khoát đưa ra một câu trả lời nếu ý định của bạn là phải được tự do khỏi niềm tin. Vậy thì, chắc chắn bạn đến được mấu chốt là: bạn đang tìm kiếm phương tiện để làm tự do chính bạn khỏi sự thôi thúc được an toàn. Rõ ràng, không có sự an toàn phía bên trong sẽ tiếp tục, như bạn thích tin tưởng. Bạn thích tin tưởng có một Thượng đế mà luôn luôn đang chăm sóc cẩn thận những sự việc nhỏ nhoi tầm thường của bạn, chỉ bảo cho bạn nên gặp ai, nên làm gì và nên làm nó như thế nào. Đây là suy nghĩ trẻ con và thiếu chín chắn. Bạn nghĩ rằng Người Cha Vĩ đại đang nhìn ngắm mỗi người chúng ta. Đó là sự chiếu rọi thuần túy của ưa thích cá nhân riêng của bạn. Chắc chắn điều đó không đúng thực. Sự thật phải là cái gì đó hoàn toàn khác hẳn.

Vấn đề tiếp theo của chúng ta là vấn đề hiểu biết. Liệu hiểu biết cần thiết cho hiểu rõ về sự thật? Khi tôi nói, ‘Tôi biết’, hàm ý rằng có hiểu biết. Liệu một cái trí như thế có thể tìm hiểu và tìm ra sự thật là gì? Và vả lại, chúng ta biết cái gì, mà chúng ta quá tự hào về nó? Thật ra, chúng ta biết cái gì? Chúng ta biết thông tin; chúng ta đầy ắp thông tin và trải nghiệm được đặt nền tảng trên tình trạng bị quy định của chúng ta, ký ức của chúng ta và những khả năng của chúng ta. Khi bạn nói ‘Tôi biết’, bạn có ý gì? Sự khẳng định rằng bạn biết, hoặc nó là sự công nhận về một sự kiện, về thông tin nào đó, hoặc nó là một trải nghiệm mà bạn đã có. Sự tích lũy liên tục của thông tin, sự thâu lượm vô vàn hình thức của hiểu biết, tất cả tạo thành sự khẳng định ‘Tôi biết’; và bạn bắt đầu diễn giải điều gì bạn đã đọc, tùy theo nền tảng quá khứ của bạn, ham muốn của bạn, trải nghiệm của bạn. Hiểu biết của bạn là một sự việc trong đó một qui trình tương tự như qui trình của ham muốn đang vận hành. Thay vì niềm tin chúng ta thay thế bằng hiểu biết. ‘Tôi biết, tôi đã có trải nghiệm, nó không thể bị phủ nhận; trải nghiệm của tôi là điều đó, tôi hoàn toàn lệ thuộc vào nó’; đây là những biểu lộ của hiểu biết đó. Nhưng khi bạn tìm hiểu nó, phân tích nó, quan sát nó một cách thông minh và cẩn thận hơn, bạn sẽ phát hiện rằng chính sự khẳng định ‘tôi biết’ là một bức tường khác đang ngăn cách bạn và tôi. Đằng sau bức tường đó, bạn ẩn náu, tìm kiếm sự an toàn, sự thanh thản. Vì vậy một cái trí càng chất nặng hiểu biết nhiều bao nhiêu, nó càng có ít khả năng hiểu rõ bấy nhiêu.

Tôi không biết liệu có khi bạn nào suy nghĩ về vấn đề thâu lượm hiểu biết này – rốt cuộc, liệu hiểu biết có giúp chúng ta thương yêu, được tự do khỏi những chất lượng kia mà tạo tác xung đột trong chính chúng ta và với những người hàng xóm của chúng ta; liệu hiểu biết có khi nào làm tự do cái trí khỏi tham vọng. Bởi vì, rốt cuộc, tham vọng là một trong những đặc tính hủy hoại sự liên hệ, đưa con người chống lại con người. Nếu chúng ta muốn sống thanh bình với nhau, chắc chắn tham vọng phải hoàn toàn kết thúc – không chỉ tham vọng thuộc chính trị, kinh tế, xã hội, mà còn cả những tham vọng nhỏ nhiệm nguy hại nhiều hơn, tham vọng thuộc tinh thần – để là một điều gì đó. Liệu cái trí có khi nào được tự do khỏi qui trình tích lũy của hiểu biết này, ham muốn để biết này?

Rất lý thú khi quan sát trong sống của chúng ta hai vấn đề này, hiểu biết và tin tưởng, đảm trách một vai trò quan trọng lạ thường. Hãy quan sát cách chúng ta tôn sùng những người có nhiều hiểu biết và học thức biết chừng nào! Bạn có thể hiểu rõ sự quan trọng của nó chứ? Nếu bạn muốn tìm ra cái gì đó mới mẻ, trải nghiệm một cái gì đó mà không là sự chiếu rọi tưởng tượng của bạn, cái trí của bạn phải được tự do, đúng chứ? Nó phải có thể thấy cái gì đó mới mẻ. Bất hạnh thay, mỗi lần bạn thấy cái gì đó mới mẻ bạn liền mang vào mọi thông tin có sẵn, mọi hiểu biết, mọi ký ức quá khứ của bạn; và rõ ràng bạn không thể nhìn ngắm, không thể thâu nhận bất kỳ cái gì mới mẻ, mà không thuộc về cũ kỹ. Làm ơn đừng ngay lập tức diễn giải điều này thành chi tiết. Nếu tôi không biết làm thế nào quay về ngôi nhà của tôi, tôi sẽ bị lạc; nếu tôi không biết làm thế nào để vận hành một cái máy, tôi sẽ chẳng sử dụng được bao nhiêu. Đó là một vấn đề hoàn toàn khác hẳn. Ở đây chúng ta không đang bàn luận điều đó. Chúng ta đang bàn luận về hiểu biết mà được sử dụng như một phương tiện dẫn đến sự an toàn, sự ham muốn bên trong thuộc tâm lý để trở thành cái gì đó. Bạn nhận được gì qua hiểu biết? Uy quyền của hiểu biết, ảnh hưởng của hiểu biết, ý thức của quan trọng, cao quý, ý thức của năng động và mọi chuyện cùng loại? Một con người mà nói ‘Tôi biết’, ‘Có’ hay ‘Không có’ chắc chắn đã ngừng tìm hiểu, đã không còn học hành toàn qui trình ham muốn này.

Vậy thì, như tôi thấy nó, vấn đề của chúng ta là chúng ta bị trói buộc, bị đè nặng bởi niềm tin, bởi hiểu biết; và liệu cái trí có thể được tự do khỏi ngày hôm qua và khỏi những niềm tin mà đã được thâu lượm qua qui trình của ngày hôm qua? Bạn hiểu rõ câu hỏi chứ? Liệu tôi, như một cá thể và bạn, như một cá thể có thể sống trong xã hội này và vẫn được tự do khỏi những niềm tin mà trong đó chúng ta đã được nuôi dưỡng hay không? Liệu cái trí có thể được tự do khỏi tất cả hiểu biết đó, tất cả uy quyền đó? Chúng ta đọc vô số kinh thánh, những quyển sách tôn giáo. Ở đó chúng đã diễn tả rất cẩn thận phải làm gì, không được làm gì, làm thế nào đạt được mục đích, mục đích là gì và Thượng đế là gì. Tất cả các bạn đều thuộc lòng điều đó và đã theo đuổi điều đó. Đó là hiểu biết của bạn, đó là điều gì bạn đã thâu lượm được, đó là điều gì bạn đã học hành; bạn theo đuổi con đường đó. Rõ ràng điều gì bạn theo đuổi và tìm kiếm, bạn sẽ tìm ra. Nhưng đó là sự thật hay sao? Đó không là sự chiếu rọi của sự hiểu biết riêng của bạn hay sao? Đó không là sự thật. Liệu có thể nhận ra điều đó bây giờ – không phải ngày mai, nhưng ngay lúc này – và nói ‘Tôi thấy sự thật của nó’, và buông bỏ nó đi, để cho cái trí không bị khập khễnh bởi qui trình của tưởng tượng, của chiếu rọi này?

Liệu cái trí có thể được tự do khỏi niềm tin? Bạn chỉ có thể được tự do khỏi nó khi bạn hiểu rõ bản chất phía bên trong của những nguyên nhân khiến cho bạn bám chặt nó, không chỉ tầng ý thức bên ngoài nhưng cả những động cơ ngấm ngầm của tầng ý thức bên trong nữa, mà khiến bạn tin tưởng. Rốt cuộc, chúng ta không chỉ là một thực thể hời hợt đang vận hành trên mức độ tầng ý thức bên ngoài. Chúng ta có thể tìm ra những hoạt động tầng ý thức bên trong sâu thẳm hơn nếu chúng ta cho tầng ý thức bên trong một cơ hội, bởi vì nó phản ứng mau lẹ hơn tầng ý thức bên ngoài. Trong khi cái trí tầng ý thức bên ngoài của bạn đang suy nghĩ, đang lắng nghe và đang nhìn ngắm một cách yên lặng, cái trí tầng ý thức bên trong năng động hơn nhiều, tỉnh táo hơn nhiều và thâu nhận hơn nhiều; vì vậy, nó có thể có một câu trả lời. Liệu cái trí mà đã bị khuất phục, đã bị ép buộc, đã bị kinh hãi, đã bị thúc đẩy phải tin tưởng, liệu cái trí như thế có thể được tự do để suy nghĩ? Liệu nó có thể nhìn ngắm mới mẻ lại và loại bỏ qui trình gây tách rời giữa bạn và một người khác hay không? Làm ơn đừng nói rằng niềm tin mang con người lại cùng nhau. Không phải như vậy. Điều đó rõ ràng rồi. Không tôn giáo có tổ chức nào đã từng thực hiện được việc đó. Hãy nhìn chính các bạn trong quốc gia riêng của các bạn. Tất cả các bạn là những người tin tưởng, nhưng các bạn có cùng nhau? Tất cả các bạn có hợp nhất? Chính các bạn biết các bạn không-hợp nhất. Các bạn đã bị phân chia thành quá nhiều đảng phái, giai cấp nhỏ nhoi tầm thường; bạn biết vô số phân chia. Qui trình giống hệt như vậy khắp thế giới – dù phương Đông hay phương Tây – những người Thiên chúa giáo đang hủy diệt những người Thiên chúa giáo, đang tàn sát lẫn nhau trong những vấn đề nhỏ nhen tầm thường, đang xô đẩy con người vào những trại tập trung và vân vân, nỗi sợ hãi kinh hoàng của chiến tranh. Vì vậy niềm tin không hợp nhất con người. Điều đó quá rõ ràng. Nếu điều đó là rõ ràng, và điều đó là sự thật, và nếu bạn thấy nó, vậy thì nó phải bị xóa sạch. Nhưng điều khó khăn là rằng, hầu hết chúng ta đều không thấy, bởi vì chúng ta không dám đối diện sự mất an toàn bên trong đó, ý thức cô đơn bên trong đó. Chúng ta muốn có cái gì đó để nương tựa, dù nó là một Chính thể, dù nó là một giai cấp, dù nó là chủ nghĩa quốc gia, dù nó là một vị Thầy hay một Đấng Cứu rỗi hay bất kỳ điều gì khác. Và khi bạn thấy được sự giả dối của tất cả điều này, vậy thì cái trí có thể – nó có thể kéo dài chỉ trong một giây – thấy được sự thật của nó; mặc dù khi nó thụ hưởng no đủ, nó rơi lại. Nhưng thấy một cách nhất thời cũng đủ rồi; nếu bạn có thể thấy nó trong một tích tắc, từng đó đủ rồi; bởi vì lúc đó bạn sẽ nhận biết một sự việc lạ thường đang xảy ra. Cái trí tầng ý thức bên trong đang làm việc, mặc dù tầng ý thức bên ngoài có lẽ phủ nhận. Nó không là một giây xảy ra liên tục; nhưng giây đó là sự việc duy nhất, và nó có những kết quả riêng của nó, thậm chí bất kể cái trí tầng ý thức bên ngoài đang đấu tranh chống lại nó.

Vì vậy câu hỏi của chúng ta là: Liệu cái trí có thể được tự do khỏi hiểu biết và niềm tin? Liệu cái trí không bị cấu thành bởi hiểu biết và niềm tin? Liệu cấu trúc của cái trí không là niềm tin và hiểu biết? Niềm tin và hiểu biết là những qui trình của công nhận, trung tâm của cái trí. Qui trình đang khép kín, qui trình là tầng ý thức bên ngoài cũng như tầng ý thức bên trong. Liệu cái trí có thể được tự do khỏi cấu trúc riêng của nó? Liệu cái trí có thể không còn hiện diện? Đó là nghi vấn. Như chúng ta biết, cái trí có niềm tin đằng sau nó, có sự ham muốn, sự thôi thúc được an toàn, hiểu biết và sự tích lũy của sức mạnh. Nếu, bằng tất cả quyền năng và quyền hành tối thượng của nó, người ta có thể tự-suy nghĩ cho chính người ta: không thể có hòa bình trong thế giới. Bạn có lẽ diễn thuyết về hòa bình, bạn có lẽ tổ chức những đảng phái chính trị, bạn có thể công bố trước mọi người; nhưng bạn không thể có hòa bình; bởi vì trong cái trí là chính bản thể của sự tạo tác mâu thuẫn, sự cô lập và sự phân chia. Một con người hòa bình, một con người nghiêm túc, không thể tự-cô lập chính anh ấy và tuy nhiên lại nói về tình huynh đệ và hòa bình. Nó chỉ là một trò chơi thuộc chính trị hay tôn giáo, một ý thức của thành tựu và tham vọng. Một con người mà thực sự nghiêm túc về điều này, mà muốn khám phá, phải đối diện vấn đề của hiểu biết và niềm tin; anh ấy phải vào thăm thẳm của nó, để khám phá toàn qui trình của ham muốn đang vận hành, ham muốn được an toàn, ham muốn được chắc chắn.

Một cái trí muốn ở trong một trạng thái mà cái mới mẻ có thể hiện diện – dù nó là sự thật, dù nó là Thượng đế, hay bất kỳ điều gì bạn muốn – chắc chắn phải không còn thâu lượm, không còn kiếm được; nó phải xóa sạch tất cả hiểu biết. Chắc chắn một cái trí bị nhét đầy hiểu biết không thể hiểu rõ cái đó mà là sự thật, mà là vô hạn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 841)
Giáo lý này đã được Shamar Rinpoche giảng ở tỉnh Dordogne Pháp, vào mùa hè năm 1982 trong chuyến viếng thăm Tây phương lần đầu tiên của ngài.
08/04/2013(Xem: 790)
Mọi người hẳn sẽ nhất trí với lời phát biểu rằng đạo đức là giá trị cao quý nhất đối với cuộc sống con người trong mọi thời đại, đặc biệt là thế giới ngày nay. Từ điển Graw Hill Book định nghĩa: “Đạo đức là môn học đánh giá các hành vi thiện ác của con người biểu hiện qua thân, lời, ý và được thực hiện bởi ý chí, . . .
08/04/2013(Xem: 10165)
Wundt là nhà sáng lập phòng thực nghiệm về tâm lý đầu tiên gọi là Psychological laboratory (1879), định nghĩa: “Tôi thiết nghĩ, tâm lý học phải là nghành nghiên cứu về kinh nghiệm của ý thức. Công việc của chúng ta là phân tích các cảm giác, các cảm thọ và các ý niệm, đi vào những phần căn bản (nền tảng) nhất của chúng, . . .
08/04/2013(Xem: 4662)
Có thể nói rằng Duy thức học là một trong những môn học khó hiểu nhất trong các bộ môn Phật học. Vì đó chính là môn học đi sâu phần tâm thức hay còn gọi là tâm lý học. Trong ba Tạng thánh điển của Phật giáo, hầu hết đều đề cập đến các vấn đề tâm thức của con người.
08/04/2013(Xem: 793)
Bạn có lo âu không? Bạn có cảm thấy khốn khổ không? Nếu có, hãy chăm chú đọc quyển sách nhỏ nầy. Những dòng chữ sau đây đã được viết ra cho bạn và cho những ai còn mãi lo âu về những điều không đáng lo - lo suốt đời, lo đến chết!
08/04/2013(Xem: 905)
Phật Giáo và Tâm Lý Học Hiện Đại do ban biên tập của Bồ Đề Học Xã biên soạn, là một tài liệu giá trị cho những ai muốn tìm hiểu sự khác và giống giữa Phật Pháp và Tâm lý Học Trị Liệu Tây phương.
08/04/2013(Xem: 843)
Nhu yếu làm đẹp lòng nhau đã khiến cho người ta ngày một cách xa hơn với sự thật. Những màn trình diễn luôn được xảy ra trong những mối quan hệ sơ giao, những lần gặp gỡ vội, khiên cho đối tượng tiếp xúc luôn có một ấn tượng tốt về mình. Tất nhiên khi ta mặc một bộ đồ tươm tất để đi gặp một nhân vật quan trọng thì đó là thái độ biết tôn trọng kẻ khác.
08/04/2013(Xem: 1065)
Giải quyết vấn đề thoát khổ, Đạo Phật lấy tâm thức của con người làm trọng tâm, bất cứ hệ tư tưởng Phật giáo nào nếu tách rời tâm thức của con người thì Phật giáo không còn đất đứng. Đạo Phật chú trọng vào yếu tố tâm thức của con người bởi lẻ: một là con người là chủ nhân của chính nó, chứ nó không phải là sản phẩm sáng tạo của thượng đế.
08/04/2013(Xem: 11662)
Sau khi Đại lão Hòa thượng thượng Thiện hạ Siêu - Bổn sư của chúng tôi viên tịch, hàng môn đồ pháp quyến đã cố gắng sưu tập các bài giảng, bài viết của Hòa thượng được tìm thấy rải rác trong các báo, trong các di cảo lẻ tẻ còn sót lại và trong cuộn băng từ mà Hòa thượng đã giảng cho Tăng Ni Phật tử khắp ba miền đất nước từ trước tới nay. “Tâm lý Phật giáo trong Tây Du ký” là tác phẩm tiếp theo trong loạt các tác phẩm mà chúng tôi đã sưu tập và xuất bản trong gần 5 năm qua như: Cương yếu Giới luật (2002), Chữ nghiệp trong đạo Phật (2002), Thức biến (2002), Lược giảng kinh Pháp hoa (2003), Phật ở trong lòng (2003), Hư tâm học đạo (2003), Giới thiệu Kinh Thủ Lăng Nghiêm (2004).
08/04/2013(Xem: 1022)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”. Thực ra tâm lý kh6ng chỉ là ý muốn nhu cầu,. . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]